Các chính sách nhằm ổn định vĩ mô nền kinh tế - Xã hội

NSNN là quỹ tiền tệ quốc gia, dùng để chi tiêu hàng năm cho toàn bộ hoạt động chung của quốc gia.

Theo luật NSNN năm 2002 thì:“NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của NN đã được cơ quan NN có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1 năm, để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của đất nước”.

 

doc33 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Các chính sách nhằm ổn định vĩ mô nền kinh tế - Xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VII CÁC CHÍNH SÁCH NHẰM ỔN ĐỊNH VĨ MÔ NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI I. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH (CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, Fiscal Policy) * Khái niệm: Chính sách tài chính là hệ thống các tư tưởng, quan điểm, nguyên tắc xử lý của Nhà nước đối với các quan hệ tài chính quốc gia thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính cụ thể là thuế và chi tiêu ngân sách. 1. Chính sách xây dựng và sử dụng ngân sách nhà nước 1.1. Những kiến thức chung về ngân sách nhà nước a. Khái niệm NSNN là quỹ tiền tệ quốc gia, dùng để chi tiêu hàng năm cho toàn bộ hoạt động chung của quốc gia. Theo luật NSNN năm 2002 thì:“NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của NN đã được cơ quan NN có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1 năm, để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của đất nước”. b. Cơ cấu NSNN * Cơ cấu dọc của ngân sách nhà nước Đó là sự phân bố NSNN thành nhiều cấp theo lãnh thổ. Do cơ cấu dọc của NSNN trùng hợp với hệ thống chính quyền nhà nước theo lãnh thổ thì mỗi cấp chính quyền theo lãnh thổ đồng thời là một cấp ngân sách (như ngân sách cấp TƯ, tỉnh (TP trực thuộc TƯ), thành phố (thị xã), huyện, xã) (NS Trung ương và NS địa phương). * Cơ cấu ngang của NSNN Đó là phần thu - chi, gồm: -Các khoản thu: Từ thuế, phí, lệ phí, các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, các khoản do Nhà nước vay để bù đắp bội chi, được đưa vào cân đối NSNN. - Các khoản chi: Chi phát triển KT - XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động bộ máy Nhà nước, chi trả nợ của nước ngoài, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 1.2. Những chính sách xử lý ngân sách nhà nước a. Nguyên tắc xây dựng NSNN Gọi B là hiệu số giữa thu và chi ngân sách, ta có: B = T - G (*) B > 0 ta có thặng dư ngân sách. B < 0 ta có thâm hụt ngân sách. B = 0 thì ngân sách cân bằng. Nguyên tắc bao trùm là “Cân bằng NS” Þ T = G. b. Chính sách xử lý thâm hụt NSNN * Các trạng thái thâm hụt NSNN Phân biệt 3 khái niệm thâm hụt ngân sách: (1) Thâm hụt ngân sách thực tế: Đó là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu thực tế trong một thời kỳ nhất định. (2) Thâm hụt ngân sách cơ cấu: Đó là thâm hụt tính toán trong trường hợp nếu nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng. (3) Thâm hụt ngân sách chu kỳ: Đó là thâm hụt ngân sách bị động do tình trạng của chu kỳ kinh doanh. Để dung hoà, một số nhà kinh tế đề nghị áp dụng 1 kiểu ngân sách gọi là “NS cân đối theo chu kỳ”. Theo đó, NS nên thâm hụt trong thời kỳ suy thoái, nhưng tình trạng thâm hụt phải được khắc phục trong thời kỳ hưng thịnh. Như vậy về lâu dài thì tổng các khoản thâm hụt và tổng các khoản thặng dư phải bù trừ cho nhau, tạo ra khuynh hướng cân bằng ngân sách xét trong dài hạn. Thâm hụt NS theo chu kỳ = thâm hụt thực tế - thâm hụt cơ cấu. * Các xu hướng cơ bản cho xử lý thâm hụt NSNN, hậu quả của chúng Coi T = t.Y B = – G + tY Khi tY< GÞ B <0 Þ Thâm hụt ngân sách. Þ Các loại phản ứng: - Phản ứng thuận chiều: Khi tY < G Þ Nhà nước tăng thuế, giảm G để đảm bảo G = tY Þ B=0 Þ cán cân ngân sách sẽ cân bằngÞ nhưng đây là cách làm thụ động, tiêu cực Þ có thể gây ra hậu quả xấu đó là có thể làm cho suy thoái càng trầm trọng hơn do việc giảm chi tiêu của Chính phủ sẽ làm giảm AD. - Phản ứng ngược chiều: Nếu mục tiêu của Chính phủ là giữ cho nền kinh tế luôn ở mức sản lượng tiềm năng với mức việc làm đầy đủ, thì Chính phủ phải thực hiện chính sách tài khóa ngược chiều (với chu kỳ kinh doanh). Vì vậy, khi tY<G Þ thay vì tăng thuế suất để bảo đảm thu, Nhà nước lại giảm thuế suất để kích thích đầu tư (Ý I), thay vì giảm G thì NN lại Ý G để ÝAD. Gọi là ngược chiều vì đáng lẽ phải Ý T thì lại ßT , và đáng lẽ phải ßG thì lại ÝG. Để có thể phản ứng ngược thì phải có dự trữ quốc gia (vì giảm thuế phải có lượng bù vào khoản giảm T đó). * Ảnh hưởng kinh tế của thâm hụt ngân sách (hay Ảnh hưởng kinh tế của thâm hụt NSNN) Các biện pháp của chính sách tài khoá chủ động gây nên thâm hụt cơ cấu và kéo theo hiện tượng tháo lui đầu tư. Cơ chế tháo lui đầu tư như sau: khi G tăng (hoặc T giảm) GNP sẽ tăng lên theo hệ số nhân, nhu cầu về tiền tăng theo. Với mức cung tiền cho trước, lãi suất sẽ tăng lên làm giảm đầu tư. Kết quả là một phần GNP tăng lên có thể bị mất đi do thâm hụt cao kéo theo tháo lui đầu tư. Vì vậy, tác động của chính sách tài khoá sẽ giảm đi. Tác động tương tự cũng có thể xảy ra đối với tiêu dùng. * Các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách Có bốn biện pháp tài trợ sau: - Vay nợ trong nước. Bằng cách phát hành trái phiếu, công trái của Chính phủ để vay nguồn tiền dự trữ trong dân chúng. - Vay nợ nước ngoài - Sử dụng dự trữ ngoại tệ Có hiệu lực mạnh, bù đắp kịp thời thâm hụt ngân sách và ngăn được ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, dự trữ ngoại tệ đối với đa số các nước là ít. - Vay ngân hàng (in tiền) Đây là một cách dùng để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, điển hình là Việt Nam những năm 80. * Các nguyên tắc xử lý thiếu hụt NSNN có hiệu quả - Chọn đúng giải pháp cho những thâm hụt ngân sách có nguyên nhân khác nhau. Có 2 loại nguyên nhân gây nên thâm hụt ngân sách NN là bên trong và bên ngoài. + Nếu là do nguyên nhân ở trong nội tại nền kinh tế thì các giải pháp được lựa chọn phải vừa làm giảm thâm hụt ngân sách phải đồng thời là các giải pháp làm tăng trưởng kinh tế. + Nếu do các nguyên nhân bên ngoài như thiên tai, địch họa, biến động thị trường quốc tế,… làm tăng đột ngột chi, giảm thu thì cần áp dụng ngay các biện pháp nêu bên trên. - Chọn đúng giải pháp cho các loại thâm hụt có tính thời hạn khác nhau: + Với thâm hụt có tính tạm thời, giải pháp tài trợ sẽ có hiệu quả hơn. + Với thâm hụt có quy mô lớn và lâu dài, thì sử dụng giải pháp giảm thiếu hụt, giải pháp tăng trưởng kinh tế. c. Chính sách chi tiêu của Chính phủ * Chính sách tài khoá trong lý thuyết Chính sách tài khoá là việc Chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Bây giờ, hãy xét xem về mặt lý thuyết, Chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài khoá này như thế nào? - Khi nền kinh tế suy thoái (Y<Yp): áp dụng chính sách tài khóa mở rộng, Giảm T và tăng G. + Tăng G, tức là tăng tiền mua hàng, trực tiếp làm tăng tổng cầu. + Giảm T Þ YD Ý (YD = Y – T) Þ CÝ Þ ADÝ -Khi nền kinh tế bị lạm phát (Y>Yp): áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp: tăng T và giảm G. AD nằm tại AD2 Þ Y2 > Yp Þ nền kinh tế bị áp lực LP cao Þ muốn chống LP phải giảm AD Þ giảm G hoặc tăng T. + G giảm Þ AD giảm + Tăng T Þ Yd giảm Þ C ß. E1 Y1 Y2 AD AD2 E2 AD Y Yp E0 AD1 Tuy nhiên, trong thực tế, chính sách tài khoá không có đủ sức mạnh đến như vậy, đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại. Trước khi nghiên cứu những vấn đề áp dụng chính sách tài khoá trong thực tiễn, hãy xem xét một cơ chế đặc biệt của chính sách này. Đó là cơ chế ổn định tự động. Cơ chế này bao gồm những nhân tố ổn định tự động mạnh mẽ, đó là những nhân tố có tác dụng hạn chế phần nào sự dao động của sản lượng như thuế thu nhập luỹ tiến, trợ cấp thất nghiệp,... Chẳng hạn khi suy thoái, thuế luỹ tiến làm giảm nguồn thu của Chính phủ nhanh hơn đồng thời trợ cấp thất nghiệp tăng, có tác dụng kìm hãm sự sụt giảm của tổng cầu, giảm bớt mức độ suy thoái. Khi lạm phát cao thì tình hình diễn ra ngược lại. Tuy nhiên, những nhân tố ổn định tự động chỉ có tác dụng làm giảm một phần các dao động của nền kinh tế, mà không xoá bỏ hoàn toàn dao động đó. Phần còn lại là trách nhhiệm của Chính phủ. * Chính sách tài khoá trong thực tế Trong thực tế, tác động của chính sách tài khoá bị nhiều hạn chế. Do: - Khó tính toán một cách chính xác liều lượng cần thiết của chính sách. Để tính toán liều lượng, giảm chi tiêu và thuế một cách chính xác, trước hết cần xác định được số nhân chi tiêu và thuế trong thực tế. Số nhân chi tiêu: DC DY MPC = Do có sự khác nhau về quan điểm, cách đánh giá và nhìn nhận khác nhau trước các sự kiện kinh tế. Đồng thời có sự không chắc chắn cố hữu trong các quan hệ kinh tế. - Chính sách tài khoá có độ trễ khá lớn: Độ trễ bao gồm độ trễ bên trong và độ trễ bên ngoài. + Độ trễ bên trong: Đó là thời gian thu thập thông tin, xử lý thông tin và ra quyết định. + Độ trễ bên ngoài: Bao gồm quá trình phổ biến, thực hiện và phát huy tác dụng. - Chính sách tài khoá thường được thực hiện thông qua các dự án công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển việc làm và trợ cấp xã hội. Thực tế cho thấy, ngoài một số dự án công cộng thực hiện thành công, đa số các dự án tỏ ra kém hiệu quả kinh tế. 2. Chính sách thuế - Vấn đề lĩnh vực thu, thu từ hoạt động kinh tế nào. Sự phân biệt đối xử một cách có ý thức đó đối với các ngành nghề kinh tế thể hiện qua chính sách đối với các ngành nghề kinh tế thể hiện qua chính sách về ngành nghề chịu thuế. - Vấn đề đối tượng thu, thu từ đối tượng nào hoặc từ chủ thể kinh tế nào. Sự phân biệt đối xử một cách cố ý đối với người chịu thuế thể hiện qua chính sách về đối tượng chịu thuế. - Vấn đề mức độ thu, thu nhiều hay ít so với tổng thu nhập quốc dân. Điều đó dựa trên tỉ lệ tích lũy và tiêu dùng thông qua mức thu thuế là chính sách về tích lũy và tiêu dùng. II. CHÍNH SÁCH THU NHẬP (Income Policy) 1. Khái niệm Chính sách thu nhập (CSTN) là tổng thể các quan điểm, nguyên tắc chi phối hoạt động quản lí của Nhà nước có liên quan đến thu nhập quốc dân. Có Y = GNP - De - Te = NNP - Te Để biến thu nhập quốc dân thành hiện thực tiêu dùng còn phải giải quyết hàng loạt vấn đề sau đây: - Vấn đề tích lũy để mở rộng sản xuất theo yêu cầu giản đơn và phức tạp. Yêu cầu phức tạp là sự đòi hỏi nâng cao trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền sản xuất hiện có, nhờ đó mà nâng cao năng suất lao động hơn nữa hoặc cải thiện môi trường lao động cho con người. Vì vậy không thể đem tiêu dùng hết được. - Vấn đề phân chia thu nhập quốc dân cho những người tham gia tạo ra nó. 2. Mục tiêu có tính nguyên tắc của chính sách thu nhập - Bảo đảm sự công bằng cho xã hội. - Bảo đảm sự phát triển sản xuất bền vững 3. Các công cụ cơ bản của chính sách thu nhập a. Chế độ tiền lương Can thiệp trực tiếp vào việc phân chia TN YD thành 2 phần tích lũy và tiêu dùng, thành thu nhập của người lao động và của giới chủ. b. Thuế thu nhập Tác động vào quan hệ thu nhập giữa người giàu và người nghèo. c. Giá cả Thông qua quản lí về giá cả dùng để điều tiết tiêu dùng của nhân dân. III. CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG 1. Khái niệm Là chính sách của chính phủ có ảnh hưởng đến lượng xuất, nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia. 2. Các công cụ chủ yếu của chính sách ngoại thương - Thuế quan. - Hạn nghạch (Quota). - Trợ cấp xuất khẩu. - Tỉ giá hối đoái. IV. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (Monetary Policy) 1. Tiền tệ Tiền là bất cứ một phương tiện nào được thừa nhận chung để thanh toán cho việc giao nhận hàng hoặc để thanh toán nợ nần. * Các hình thái của tiền: tiền hàng hóa, tiền quy ước, tiền sec. * Chức năng của tiền: - Phương tiện trao đổi - Cất trữ giá trị - Chức năng đo lường giá trị - Phương tiện thanh toán. - Thanh toán quốc tế. * Khối tiền tệ (M1) - Theo quan điểm hẹp trước năm 1980: M1 = tiền mặt (ngoài Ngân hàng) + tiền gửi không kỳ hạn sử dụng Séc. Tiền mặt (Currency) bao gồm lượng tiền giấy và tiền kim loại nằm ngoài NH. Lượng tiền này được nắm giữ bởi hộ gia đình, doanh nghiệp, Chính phủ và nước ngoài. Nó không kể đến lượng tiền giấy và tiền kim loại nằm trong NH mà sau này gọi là dự trữ (reserves). Tiền NH (Bank money) là các khoản ký gửi sử dụng séc (checkable Deposits) hay tài khoản séc (checking account). Khối tiền M1 còn được gọi là tiền giao dịch (Transaction Money) hay tiền theo nghĩa hẹp. - Theo quan điểm mở rộng từ năm 1980 đến nay: M2 = M1 + tiết kiệm có kỳ hạn Giới hạn: Khối tiền tệ trong chương trình kinh tế vĩ mô căn bản được hiểu là M1 2. Mức cung và cầu tiền a. Mức cung tiền * Tiền cơ sở NHTƯ là cơ quan độc quyền phát hành tiền. Lượng tiền phát hành chủ yếu là tiền mặt, được gọi là tiền cơ sở ( hay cơ số tiền). Tiền cơ sở hay tiền mạnh (Monetary base or High Powered money) Là số lượng tiền giấy và tiền kim loại lưu hành ở khu vực ngoài NH (gọi là tiền mặt) cộng với số tiền giấy và tiền kim loại do HTNH nắm giữ dưới dạng dự trữ. Thực chất đó là toàn bộ lượng tiền giấy và tiền kim loại đã được phát hành vào nền kinh tế. Trong quá trình lưu thông, một phần của lượng tiền này được các tác nhân kinh tế giữ lại để chi tiêu và một phần nằm tại các ngân hàng dưới dạng tiền dự trữ. Vậy khối lượng tiền cơ sở bằng tiền mặt lưu hành và tiền dự trữ trong các ngân hàng. H = U + R Trong đó: H là tiền cơ sở. U - tiền mặt lưu hành. R- tiền dự trữ trong ngân hàng. * Sự “ tạo tiền ngân hàng” của tiền gửi Giả định: - Tỷ lệ dự trữ chung ( bao gồm bắt buộc và tùy ý) là ra=10% - Mọi người có tiền mặt đều gửi hết vào Ngân hàng. - Các Ngân hàng trung gian đều cho vay hết số tiền ký thác còn lại sau khi trừ đi phần dự trữ chung. Tỷ lệ dự trữ: D ra = R ra = rbb + rty R - số tiền dự trữ D - tiền gửi Giả sử NH ban đầu nhận tiền gửi = D. NH1 = (1-ra).D NH2 = (1-ra)2D ..... NHn = (1-ra)nD Khi đó tổng số tiền tạo ra: = [(1-ra)+ (1-ra)2 +...(1-ra)n)]D = (1/ra)D (Theo cấp số nhân công bội q = 1 - ra (Sn = 1/1-qn) Một khoản tiền gửi đưa vào hệ thống ngân hàng sẽ tạo thêm một khoản dự trữ mới (DR) và cho phép tạo ra một lượng tối đa khoản cho vay mới. Những khoản cho vay mới được đưa trở lại hệ thống ngân hàng, lại trở thành những khoản tiền gửi mới (DD) bằng 1/R. Kết quả lượng tiền gửi tăng thêm là: ra DD = 1 xDR Đó là cách thức mà Ngân hàng thương mại tạo ra tiền. Tỷ số 1/ra gọi là số nhân tiền tệ. Tuy nhiên, số nhân này có được từ giả định mọi người không dùng tiền mặt trong thanh toán. Điều này không có trong thực tế, vì vậy có một tỷ lệ tiền mặt nằm ở ngoài ngân hàng, do đó phải xác định số nhân tiền tệ theo cách khác. - Xác định mức cung tiền (MS) - Cung về tiền (MS- Money Supply) là toàn bộ khối lượng tiền được tạo ra trong nền kinh tế. Tiền mặt lưu hành Dự trữ tiền mặt của các NH Các khoản tiền gửi không kỳ hạn Tiền cơ sở H Mức cung tiền (MS) MS = M1 (M1 - tiền giao dịch) Biểu đồ cho thấy mức cung tiền lớn hơn nhiều so với lượng tiền cơ sở, bởi hoạt động “tạo ra tiền” của các NHTM. Biểu đồ cũng cho biết tiền cơ sở (H) là tiền do NHTƯ phát hành biểu hiện dưới dạng tiền mặt lưu hành và tiền dự trữ tại ngân hàng. Các khoản tiền gửi là bội số của tiền dự trữ của ngân hàng. H mM = MS Xét trên giác độ tổng thể nền kinh tế quốc dân, số nhân tiền tệ chính là tỷ số giữa mức cung tiền và lượng tiền cơ sở. mM là số nhân tiền tệ Þ MS = mM.H Số nhân tiền tệ 1/ra ở phần trên được giả định là ra = rb. Nhưng trong thực tế, một phần tiền được công chúng giữ lại dưới dạng tiền mặt và tỷ lệ dự trữ thực tế của các Ngân hàng thương mại có thể lớn hơn tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Có: MS = U + D U - tiền mặt lưu hành D - tiền gửi D s = U Þ ra + s Þ mM = 1 + s D ra = Ra s là tỷ lệ giữa tiền mặt lưu thông và tiền gửi: Và: Þ mM tỷ lệ nghịch với ra; ra phụ thuộc vào các yếu tố sau: - rbb do NHTƯ quy định. - Tính không ổn định của nguồn tiền mặt vào, ra của Ngân hàng đã buộc các NHTM dự trữ tiền mặt nhiều hơn. - Sự thiệt hại do trả lãi suất nếu phải vay tiền khi thiếu hụt dự trữ. Công thức tính MS chỉ ra rằng, muốn kiểm soát mức cung tiền phải có khả năng tác động vào lượng tiền mạnh và số nhân tiền tệ. Tỷ lệ dự trữ tiền mặt so với tiền gửi (s) càng nhỏ thì số nhân tiền tệ sẽ càng lớn. Tỷ lệ này phụ thuộc vào thói quen thanh toán của xã hội, vào tốc độ tăng của tiêu dùng và còn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng tiền mặt của NHTM. Trong trường hợp s rất nhỏ hoặc bằng không, và ra = rb thì mM = 1/rb . b. Mức cầu tiền - Cầu về tiền:(LP) là lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ. Lượng tiền nắm giữ có thể là tiền mặt ngoài Ngân hàng hoặc tiền gửi sử dụng Séc. Theo John Maynard Keynes, có ba động cơ làm cho mỗi người chúng ta muốn nắm giữ tiền: động cơ giao dịch (transactions demand for money), động cơ dự phòng (precautionary demand for money) và động cơ đầu cơ (speculative demand for money). Lượng tiền nắm giữ nhiều hay ít phụ thuộc vào hai yếu tố: lãi suất và thu nhập. - Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ: + Lãi suất Lãi suất là cái giá phải trả khi vay tiền, hay nói chính xác hơn là cái giá phải trả khi nắm giữ tiền trong tay. Đối với cầu giao dịch dự phòng, khi lãi suất tăng thì cầu tiền để giao dịch và dự phòng sẽ giảm. Lý do là khi giữ tiền trong tay người ta phải chịu một khoản chi phí cơ hội, cho dù đó là tiền mặt hay tiền trong tài khoản séc. Chi phí cơ hội của việc giữ tiền là lãi suất mà lẽ ra bạn có thể được hưởng bằng cách này hay cách khác, nếu như không giữ tiền. Như vậy, khi lãi suất càng cao thì chi phí cơ hội càng lớn. Lúc đó người ta càng ít muốn giữ tiền trong tay, tức là cầu về tiền để giao dịch và dự phòng giảm. Đối với cầu đầu cơ, theo Keynes thì lãi suất tăng cũng làm giảm cầu về tiền để đầu cơ. Tóm lại, cầu về tiền nghịch biến với lãi suất. + Thu nhập thực tế (sản lượng) Đối với cầu giao dịch dự phòng, sản lượng tăng làm cho cầu về tiền để giao dịch và dự phòng tăng. Vì YÝ Þ YD ÝÞ CÝÞ Lượng tiền nắm giữ hàng ngày cũng phải tăng theo. Mặt khác, YÝ làm cho hộ gia đình có khuynh hướng để tiền dự phòng nhiều hơn, làm tăng cầu về tiền để dự phòng. Đối với cầu đầu cơ, sản lượng tăng cũng làm tăng cầu đầu cơ. Bởi vì, thu nhập tăng sẽ làm tăng nguồn tiền cất giữ như một loại tài sản. Do đó, cầu đầu cơ tăng khi sản lượng tăng. - Quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lãi suất và mức cầu tiền được gọi là hàm cầu về tiền. Phương trình đường cầu tiền có dạng: LP = k.Y - h.i k,h là các hệ số phản ánh độ nhạy cảm của mức cầu tiền đối với thu nhập và lãi suất. Mo i Lượng tiền thực tế LP1 M1 1 io LPo M1 Mo Đồ thị: Đồ thị cho biết: Khi thu nhập tăng tới Y1 thì LP dịch chuyển đến LP1. Tức là cùng với mức lãi suất io nhưng cầu về tiền lớn hơn (LP1>LPo) khi thu nhập tăng lên (Y1>Yo). c. Cân bằng thị trường tiền tệ - Thị trường tiền tệ cân bằng khi: MS = LP MS i M Eo LP Mo io Đồ thị cho thấy: - Eo là điểm cân bằng của thị trường tiền tệ. - tại mức lãi suất cân bằng io mức cầu tiền vừa đúng bằng mức cung tiền. Ở mức lãi suất thấp hơn i0 sẽ có mức dư cung trái phiếu tương ứng làm cho giá trái phiếu giảm xuống, lợi tức trái phiếu tăng lên và đẩy lãi suất thị trường lên tới i0. Sự dịch chuyển đường cung hoặc đường cầu sẽ làm thay đổi vị trí cân bằng của thị trường tiền tệ. Hình vẽ dưới cho biết: Khi NHTW tác động đến mức cung tiền, giả sử là bán trái phiếu hoặc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc dẫn đến lượng cung tiền giảm xuống, đường cung tiền sẽ dịch chuyển từ M0 sang M1 và lãi suất cân bằng sẽ từ io lên i1. Giảm cung tiền từ Mo Þ M1 dẫn đến lãi suất tăng lên để giảm mức dư cầu tiền do mức cung tiền giảm đi. Khi thu nhập thực tế GNPr tăng lên Þ nhu cầu tiền cho giao dịch tăng lên. Với mỗi mức lãi suất, lợi ích cận biên của việc gửi tiền tăng lên và làm tăng mức cầu tiền thực tế, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển từ LPo Þ LP1. Với mức cung tiền M1, lãi suất cân bằng sẽ dịch chuyển từ i1 đến i2 điểm cân bằng mới của thị trường tiền tệ là E”. MS1 i M E’ LPo M1 i1 LP1 MSo E” Mo E io i2 Việc kiểm soát tiền tệ thực tế phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô là rất khó. Có hai cách kiểm soát, hoặc là kiểm soát mức cung tiền thì lãi suất thị trường sẽ lên xuống bởi tác động của cầu, hoặc kiểm soát lãi suất (ổn định lãi suất) thì buộc phải để lực lượng thị trường quyết định mức cung tiền. Cả hai cách đều gặp những khó khăn nhất định như khi kiểm soát lượng tiền cơ sở H thì vấp phải vấn đề hạn chế tiền mặt và tín dụng gây khó khăn cho hoạt động NHTM và các hoạt động giao dịch, khi kiểm soát LS lại gặp khó khăn trong nhận biết chính xác đường cầu tiền và sự dịch chuyển của nó,… 3. Chính sách tiền tệ 3.1. Định nghĩa Chính sách tiền tệ là hệ thống quan điểm, nguyên tắc do nhà nước đề ra để chỉ đạo việc xây dựng các giải pháp tiền tệ nhằm ổn định nền kinh tế quốc dân. 3.2. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ Giữ vững giá trị đối nội và đối ngoại của đồng bản tệ, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. 3.3. Các nguyên tắc vận dụng tiền tệ a. Việc sử dụng tiền tệ làm công cụ điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế phải bám sát mục tiêu - Mục tiêu về sản lượng: lấy mục tiêu tăng trưởng GNP làm hàng đầu. - Mục tiêu về mức giá - Mục tiêu về việc làm b. Việc cung ứng tiền tệ phải từ từ và vững chắc Gia tăng cung ứng tiền tệ từ từ và vững chắc thể hiện ở mức chênh lệch cung cầu về tiền trong lưu thông không được quá lớn, khi bơm tiền vào lưu thông phải thăm dò toàn diện và chính xác hiệu ứng kinh tế – xã hội. 3.4. Nội dung của chính sách tiền tệ a. Cung ứng và điều hòa khối lượng tiền tệ Mức cung tiền có tác động mạnh mẽ đến trạng thái hoạt động của nền kinh tế. Vì tiền tệ có chức năng là phương tiện trao đổi, nên khi hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn, thì cũng cần thiết phải thay đổi cung tiền. Mối quan hệ này được xác định trong phương trình trao đổi về lượng tiền tệ: M.V = P.Q M - Mức cung tiền (theo nghĩa rộng, có thể là M2) V - Tốc độ lưu thông tiền tệ P - Mức giá trung bình Q - Sản lượng thực tế, do đó: P.Q = GNPn = Gh Giả sử tốc độ lưu thông V là ổn định thì mức cung tiền (M) sẽ được điều chỉnh theo sự thay đổi quy mô của GNPn. Sự thay đổi cung tiền có tác động trực tiếp đến lãi suất của TT tiền tệ và qua lãi suất tác động đến tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu,… Do vậy, việc kiểm soát mức cung tiền M được coi là một chính sách đặc biệt quan trọng trong quản lý vĩ mô. b. Chính sách cấp tín dụng cho nền ki

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong7_5544.doc