Các chủng tộc trên thế giới

Tìm hiểu nguồn gốc loài người là nhu cầu từ lâu của con người, trên thực tế, đã có nhiều cách giải thích khác nhau về vấn đề này.

Dân tộc học rất quan tâm nghiên cứu đến nguồn gốc của con người và quá trình phát triển của xã hội loài người. Theo quan điểm của Dân tộc học, loài người ra đời và phát triển là một quá trình biện chứng lâu dài của lịch sử. Sự đa dạng và phong phú của các dân tộc, tộc người hiện nay đều có chung nguồn gốc, đó là loài vượn người phát triển thành người hiện đại – người Hô mô sa piêng.

Những kết luận khoa học về nguồn gốc loài người, sự hình hành các chủng tộc trên thế giới có ý nghĩa to lớn đối với việc nhận thức về sự phát triển của loài người, khẳng định quyền bình đẳng tự nhiên giữa các dân tộc. Đây là cơ sở khoa học giúp chúng ta quán triệt và thực hiện tốt các quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

 

doc15 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các chủng tộc trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Da đen sẫm. + Cánh mũi rộng bề ngang. + Môi rộng to và dày. + Mặt ngắn. + Đầu dài. + Thân dài (trừ người Bích mê). + Răng có núm phụ. + Vân tay ít. Tuy nhiên, sự phân chia nhân loại thành các đại chủng tộc cũng chỉ là tương đối. 3. Sự phân bố chủng tộc ở Đông Nam á và Việt Nam a. Sự phân bố chủng tộc ở Đông Nam á - Khu vực Đông Nam á (bao gồm cả Bắc Đông Dương), được coi là một trong những cái nôi của loài người cách đây 1 - 5 vạn năm, là địa bàn cư trú của đại chủng ốtstralôit.. Thời kỳ này, ở Bắc Đông Dương và Nam Trung Quốc đã phát hiện dấu tích của tiểu chủng Nam Môngôlôit. - Sang sơ kỳ đồ đá mới, cách đây 6000 - 8000 năm, ở Đông Nam á đã cư trú nhiều loại hình nhân chủng khác nhau: ốtstralôit, Mêlanêdiêng, vêđôit (đại chủng úc), Anh đônêdiêng (đại chủng á), loại hình Anh Đônêdiêng là kết quả hỗn chủng lâu dài giữa hai đại chủng ốtstralôit và Môngôlôit. Địa bàn tiếp xúc đầu tiên của quá trình này là ở Bắc Việt Nam và Thượng Lào. Qua nghiên cứu các di cốt hoá thạch cho thấy, yếu tố Ôtstralôit còn rất đậm nét nhưng theo xu hướng giảm dần, yếu tố Môngôlôit ngày càng gia tăng và trở thành chủ đạo. - Cuối thời kỳ đồ đá mới chuyển sang thời đại đồng thau, xuất hiện loại hình nhân chủng nam á. -> Loại hình nhân chủng Nam á, là kết quả của sự tiếp xúc hỗn chủng của loại hình nhân chủng Anh Đônêdiêng với người Môngôlôit. -> Loại hình nhân chủng Nam á xuất hiện đầu tiên ở Bắc Đông Dương và Nam Trung Quốc, với yếu tố Môngôlôit là chính. Sau phát triển mạnh xuống phía Nam. Từ đây, loại hình Nam á phát triển mạnh và ngày càng sâu đậm xuống phía Nam. Họ vừa đẩy lùi vừa đồng hoá các loại hình ốtstralôit và Anh Đônêđiêng. - Quá trình hình thành loại hình Anh Đônêđiêng và Nam á, thực chất là quá trình Môngôlôit hoá ngày càng sâu đậm cư dân bản địa Đông Nam á. Thậm chí ngày nay, quá trình này còn đang tiếp tục diễn ra. Sự tiến hoá của 2 loại hình nhân chủng này có thể biểu diễn theo sơ đồ: Giai đoạn 1: Môngôlôit + Ôstralôit - Hậu kỳ đồ đá cũ thời đại đồ đá giữa Giai đoạn 2: Anh Đônêđiêng điển hình + Môngôlôit - Thời kỳ đồ đá mới Trung gian Anh Đônêđiêng hiện nay Nam á điển hình Thời đại đồng thau - Hai loại hình Anh Đônêdiêng và Nam á có nhiều đặc điểm giống nhau, nhưng giữa hai loại hình này cũng có sự khác biệt nhau nhất định về hình thể. - Loại hình Nam á chiếm số lượng chủ yếu, tập trung ở Bắc Myanma, Calimantan, Gia Va, Thái Lan, Đông Dương, Singapo, Phi lippin... Loại hình Anh Đônêdiêng có số lượng khiêm tốn, chủ yếu là các tộc thiểu số: Sê măng, Sê noi, Véc Da ở eo biển Malắcca, Êđê, Gia Rai, Bruvân Kiều ở Việt Nam... b. Sự phân bố chủng tộc ở Việt Nam và nguồn gốc người Việt - Các tộc người Việt Nam, đều thuộc 2 loại hình chủng tộc Anh Đônêdiêng và Nam á của tiểu chủng Nam Môngôlôit, loại hình Nam á chiếm số lượng lớn hơn. Các tộc người lớn như: Việt, Mường, Tày, Thái, H, Mông, Dao, Khơme, Chăm... đều thuộc loại hình Nam á, loại hình chủng tộc Nam á tập trung chủ yếu ở phía Bắc. - Sự phân bố các chủng tộc ở Việt Nam liên quan đến nguồn gốc người Việt. + Người Việt là kết quả hỗn chủng giữa đại chủng Môngôlôit và cả dân bản địa Anh Đônêđiêng. + Loại hình nhân chủng Anh Đônêdiêng đã cư trú ở Việt Nam từ lâu. Là kết quả hỗn chủng lâu dài giữa người Nam Môngôlôit và cư dân bản địa, thuộc đại chủng ốtstralôit từ thời đồ đá cũ, sang sơ kỳ đồ đá mới. + Thời kỳ kim khí cách ngày nay khoảng 4000 năm, loại hình Nam á cổ đã xuất hiện ở Bắc Việt Nam và là tổ tiên trực tiếp sinh ra người Việt. => Như vậy, người Việt cổ là kết quả hỗn chủng hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm của nhiều loại hình nhân chủng, với yếu tố Môngôlôit ngày càng trội hơn. Vào cuối thời đại kim khí, ở thời kỳ đồng thau và sơ kỳ đồ sắt, người Việt cổ đã cư trú ổn định ở Bắc Việt Nam. 4. Chống phân biệt chủng tộc, thực hiện quyền bình đẳng các dân tộc * Chống phân biệt chủng tộc: - Phân biệt chủng tộc có từ rất sớm trong xã hội loài người từ khi xã hội phân chia giai cấp. Càng về sau, càng phát triển mạnh thành chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa tư bản lợi dụng thực hiện mưu đồ của chúng, phục vụ mục đích xâm lược và nô dịch các dân tộc khác. - Nội dung phân biệt chủng tộc: + Phân chia loài người thành các chủng tộc thượng đẳng và chủng tộc hạ đẳng + Về ngôn ngữ: có chủng tộc có ngôn ngữ hoàn hảo, có chủng tộc có ngôn ngữ lạc hậu. + Tâm lý dân tộc học: có dân tộc văn hoá cao, có dân tộc văn hoá thấp. + Không thừa nhận đấu tranh giai cấp, đồng nhất đấu tranh giai cấp với đấu tranh chủng tộc. - Biểu hiện: + ủng hộ thuyết nhiều trung tâm về nguồn gốc sự hình thành các chủng tộc. + Coi người da trắng là thượng đẳng, người da màu (da đen) hạ đẳng. đ Chủ nghĩa phát xít nảy sinh. - Hậu quả do chủ nghĩa phân biệt chủng tộc gây ra là hết sức nghiêm trọng. Gây ra hậu quả hết sức nặng nề và khủng khiếp về người và của cải. Làm cho một số tộc người bị tiệt chủng. Ví dụ: Chủ nghĩa phát xít Đức (thế kỷ XX). * Thực hiện quyền bình đẳng các dân tộc. - Cơ sở lý luận về sự bình đẳng chủng tộc: + Các chủng tộc trên thế giới đều có chung một nguồn gốc, đó là loài người hiện đại Hômôsapiêng. Do vậy, các chủng tộc có khả năng phát triển như nhau. + Các chủng tộc đều có trình độ phát triển về sinh học như nhau: hình thể, cấu trúc. + Thực tiễn lịch sử loài người đã chứng minh : các chủng tộc đều có khả năng phát triển kinh tế - xã hội như nhau. - Quan điểm về sự bình đẳng các chủng tộc của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, được thể hiện tập trung sâu sắc trong cương lĩnh dân tộc của Lê Nin. -> Các dân tộc, chủng tộc bình đẳng, không phân biệt màu da. -> Bình đẳng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, không phân biệt dân tộc lớn hay nhỏ, trình độ phát triển cao hay thấp, không có chủng tộc thượng đẳng hay hạ đẳng. - Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam: -> Thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. -> Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và cùng có lợi. -> Mở rộng quan hệ quốc tế, giữ gìn bản sắc dân tộc, đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc, kỳ thị phân biệt chủng tộc, sắc tộc. -> Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ: “Đảng ta luôn coi vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”. (Văn kiện ĐH Đại Biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H, 2006. Tr 42) -> Cơ sở thực hiện bình đẳng là xây dựng xã hội: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Các dân tộc đều được bảo đảm quyền tự do, được tạo điều kiện để phát triển, đều bình đẳng trước pháp luật. Có chính sách phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Mở rộng quan hệ quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chống kỳ thị, phân biệt dân tộc, sắc tộc. Kết luận Nhận thức đúng đắn về chủng tộc, giúp cho chúng ta có cơ sở cách mạng và khoa học về nguồn gốc loài người, quá trình phát triển, tiến hoá của xã hội loài người. Trên cơ sở đó, làm rõ tính khoa học của sự bình đẳng các chủng tộc, dân tộc. Quán triệt sâu sắc quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về sự bình đẳng các dân tộc, thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc, làm tốt công tác dân vận, vận động quần chúng trong Quân đội, tích cực và tham gia có hiệu quả chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời, chống lại các quan điểm kỳ thị dân tộc, chủng tộc; các hành động gây chia rẽ các dân tộc; sự thống trị, áp bức, bóc lột và xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đối với các dân tộc. Hướng dẫn nghiên cứu 1. Đồng chí hãy làm rõ nguồn gốc loài người? 2. Phân tích nguyên nhân hình thành các chủng tộc? 3. Nêu các chủng tộc và sự phân bố của chúng trên thế giới? 4. Sự phân bố của các chủng tộc ở Đông Nam á và chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc? Ngày tháng năm 2008 Giáo viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_2_cac_chung_toc_tren_the_gioi_3192.doc