Các phương pháp trịliệu tâm lý

Tom Gredler, đã nghĩhưu được 6 năm. Ông đã hoạch định trước việc nghỉhưu của mình: nhưng rồi ông nhận

thấy rằng thời gian rảnh rỗi đưa ông tới những đợt trầm cảm (depression). Nhà máy sản xuất những vật phẩm

bằng giấy, nơi ông làm việc đã từng là cảcuộc đời của ông. Ông đã làm việc cật lực trong nhiều năm đến nỗ

không có một thú vui hoặc một hoạt động nào khác. Giờ đây, 6 năm sau khi nghỉhưu, ông cảm thấy buồn chán,

bất an trước những thửthách và có những cơn lo âu.

Tom Gredler chưa từng được biết vềnhững cơn lo âu nhưthế. Những nỗi sợhãi mà ông cảm thấy làm nhịp

tim đập nhanh, huyết áp tăng và cảm giác nghèn nghẹn ởcổ, là những triệu chứng chính của cơn lo âu cấp diễn

Lần bịcơn đầu tiên, ông đã đi tắm và nằm nghỉ. Lần thứhai ông uống một ly bourbon. Lần thứba cơn xảy ra kh

ông đang lái xe khiến ông suýt đâm sầm vào xe tải. Tom tìm đến bác sĩgia đình đểxin giúp đỡ. Ông thắc mắc

không biết mình có bịbệnh tim không. Vịbác sĩnhanh chóng nhận diện triệu chứng và chuyển ông đến một nhà

tâm lý lâm sàng (clinical psychologist). Trước khi gọi điện cho nhà tâm lý, ông còn bịhai cơn nhưvậy nữa, có một

cơn vào lúc nửa đêm.

pdf19 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 764 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các phương pháp trịliệu tâm lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo Meichenbaum đã phát triển những kỹ thuật tự lực (self-help technique) và huấn luyện những phương thức để dạy cho đương sự suy nghĩ theo những cách thức cho phép giảm nhẹ những hành vi có vấn đề của mình. Những kỹ thuật tự lực này mang lại lợi ích cho những người có các vấn đề khác nhau như mắc cỡ, nói lắp, bốc đồng, thậm chí cả tâm thần phân liệt. Ngoài việc phải sửa đổi những ý tưởng phi lý, thân chủ còn phải học một số việc khả th mà họ có thể áp dụng để giúp cho hành vi của họ trở nên thích nghi hơn. Ví dụ, những đối tượng của Meichenbaum có thể tiến hành những vở kịch độc thoại riêng qua đó họ sẽ phải suy nghĩ và đối phó với tình huống theo những cách thức thích nghi hơn. Việc sử dụng những cách phát biểu như thế, kết hợp với luyện tập thư giãn và củng cố những hành vi thích nghi, khiến cho cách thức tự hướng dẫn này trở nên rất hiệu quả. Việc nghiên cứu cách tự trị liệu như thế cho thấy rằng nó cũng rất có hiệu quả như một liệu pháp nhận thức-hành vi. Thôi miên và thiền định Nhiều nhà trị liệu, cả trị liệu nội thị lẫn trị liệu sửa đổi hành vi, đã sử dụng kỹ thuật thôi miên (hypnosis) và thiền định (meditation) như các biện pháp bổ sung cho việc trị liệu của họ. Hầu hết mọi người đều quen thuộc vớ chữ thôi miên. Những đối tượng được thôi miên vẫn nhận biết về những gì xung quanh họ và rõ ràng vẫn còn ý thức, nhưng mức độ nhận biết và sự sẵn lòng tuân theo các chỉ dẫn của họ đã bị thay đổ. Các nhà tâm lý đã quan tâm đến việc sử dụng thôi miên như một công cụ để trị liệu. Mặc dù được dùng như một kỹ thuật trị liệu trong vòng 150 năm nay, một số nhà nghiên cứu vẫn nghi ngờ về hiệu lực và độ tin cậy của thôi miên. Nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần cho các đối tượng biết rằng họ sẽ được tham gia vào thử nghiệm thôi miên thì cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi của họ. Tuy vậy, những người hoà nghi vẫn chiếm thiểu số, và thôi miên vẫn còn là một thủ thuật được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong trị liệu Các nghiên cứu vẫn tiếp tục để xác định giá trị điều trị của nó. Có bằng chứng cho thấy tính mẫn cảm với thôi miên (hypnotic susceptibility) của một đối tượng có thể ảnh hưởng đến kết quả của một số kỹ thuật trị liệu. Đôi khi nhà trị liệu dùng thôi miên để giúp người bệnh thư giãn, nhớ lại, giảm bớt lo âu, hoặc thậm chí để làm giảm cân. Trong những nghiên cứu như thế, những nhóm bệnh nhân béo phì đã được thôi miên trong một vài buổi trị liệu. Những đề nghị đặt ra cho người bệnh sau khi thô miên có thể thành công trong việc làm giảm sự thèm ăn của họ. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy thôi miên có thể làm giảm chứng lo âu thực nghiệm, nhưng nó không làm tăng khả năng học các kiến thức văn hóa hoặc hiểu ngôn ngữ. Các báo cáo lâm sàng cho thấy thôi miên giúp ích trong việc giảm hút thuốc lá, mặc dù ít có bằng chứng cho thấy nó thực sự giúp bỏ hẳn thuốc lá. Để có những thay đổi qua trị liệu, nhà trị liệu đã cho các thân chủ của mình áp dụng một kỹ thuật có liên quan khác: thiền định. Thiền định là một kỹ thuật nhằm đạt đến một sự hòa hợp với thế giới thông quan sự tập trung cao độ, giới hạn các kích thích từ bên trong và một sự thư giãn sâu. Thiền định được xem tương tự như một phản hồi sinh học (biofeedback), vì các đối tượng được hướng dẫn cách thư giãn sâu và tập trung để đặt thân thể họ dưới sự kiểm soát của ý thức trong những khoản thời gian kéo dài. Thiền định cũng tương tự như thôi miên do tình trạng nửa mê nửa tỉnh mà nó gây ra. Nhiều biến đổi sinh lý xảy ra trong thiền định cũng có thể được gây ra bằng các kỹ thuật khác như thôi miên, giải cảm ứng hệ thống, hoặc thậm chí trong trị liệu tâm lý. Deikman (1970) xem thiền định là một trong số vài kỹ thuật mà người ta có thể sử dụng để đạt đến trạng thái trầm tĩnh khiến cho các thông tin có thể được thâu nạp với một cơ cấu chức năng theo kiểu tiếp nhận. Deikman tin rằng có sự tồn tại của hai cơ cấu ý thức - một là chủ động (active), một là tiếp nhận (receptive). Theo Deikman, thiền định cho phép cơ cấu tiếp nhận hoạt động. Bằng cách thực hành, những người thiền định có thể học cách điều chỉnh cơ cấu tiếp nhận của họ, cho phép “khởi động các khả năng bị kém chức năng trong cơ cấu hoạt động của đương sự”. TRỊ LIỆU NHÓM (GROUP THERAPY) Những trải qua sự cô độc thường cho mình là người duy nhất trên đời cảm thấy thế. Trong khi cố gắng đạt được một sự thăng bằng trong đời sống, Tom, người mở đầu chương sách này, và những người giống như ông có lẽ cũng đã cảm thấy bị cách ly, không giao tiếp với ai được, và rất xa cách với người khác. Một mục đích của trị liệu nhóm là làm cho những người như Tom thấy rằng họ không phải chỉ có một mình mà có nhiều người khác cùng chia sẻ những vấn đề và thất bại giống như họ. Quan trọng nhất là thông qua những cuộc thảo luận nhóm, người ta có thể đương đầu tốt hơn với cuộc sống của mình. Khi một nhóm người gặp nhau với mục đích tìm sự trợ giúp về tâm lý, sự trị liệu đó được gọi là trị liệu nhóm. Ra đời vào khoảng đầu thế kỷ XX, trị liệu nhóm đã trở thành một kỹ thuật trị liệu được áp dụng chính thức trong thập niên 1930, và ngày càng được áp dụng phổ biến sau Chiến thanh Thế giới thứ II. Trị liệu nhóm được các nhà tâm lý ưa chuộng vì có nhiều người cùng được trị liệu. Nó cũng được các thân chủ ửa thích vì đỡ tốn kém hơn trị liệu cá nhân. Một nhà trị liệu nếu áp dụng trị liệu cá nhận chỉ có thể thăm khám tối đa 40 thân chủ mỗi tuần, hoặc một người mỗi giờ. Nhưng làm việc với một nhóm, trong một giờ trị liệu có thể giúp đỡ được 8 đến 10 thân chủ; trong 5 giờ trị liệu nhóm, một nhà tâm lý có thể giúp đỡ cho 40 thân chủ. Vì phí tổn trị liệu có thể được chia ra cho thành viên của nhóm, nên trị liệu nhóm sẽ ít tốn kém hơn trị liệu cá nhân. Trị liệu nhóm là một kỹ thuật quan trọng không chỉ vì có thể điều trị cho nhiều bệnh nhân hơn và ít tốn kém hơn, mà còn vì nó hiệu quả hơn trị liệu cá nhân đối với nhiều vấn đề. Một số nhóm trị liệu được tổ chức theo nghi thức; một số nhóm khác tự coi như những tổ chức tương trợ. Các nhóm như "Những người theo dõi cân nặng" (Weight Watchers) và "Những người nghiện rượu ẩn danh" (Alcoholics Anonymous) đã rất thành công không những trong việc điều trị các chứng háu ăn (overeating) và nghiện rượu (alcohol addiction), mà còn giúp được cho những người có các vấn đề như hút thuốc lá hoặc bài bạc. Các áp lực xã hội vận hành trong một nhóm có thể có hiệu quả rất mạnh trong việc định hình những hành vi. Những thành viên khác trong một nhóm có thể cung cấp những kiểu mẫy hành vi có ích cho đương sự. Trị liệu nhóm có thể bao gồm một số kỹ thuật. Mỗi nhóm có loại thân chủ, nhà trị liệu và phương pháp riêng của nhóm. Nhóm trị liệu Gestalt hoặc nhóm trị liệu hành vi, mỗi nhóm đương đầu với các thành viên có cùng vấn đề nhưng theo những cách thức khác nhau; không có hai nhóm nào tương tự như nhau, và không có nhóm nào giải quyết từng thành viên theo cùng một cách thức như nhau. Cách thức mà nhóm kiểm soát một vấn đề được xác định bởi kiểu loại nhóm và định hướng của nhà trị liệu. Trong trị liệu nhóm kinh điển, một số lượng thân chủ, thường là ít hơn 10, gặp nhau định kỳ cùng với nhà trị liệu tại một phòng khám, bệnh viện, hoặc văn phòng của nhà trị liệu. Thông thường nhà trị liệu sẽ kiểm soát thành phần của nhóm, chọn lựa các thành viên của nhóm dựa trên cở sở những người này có thể nhận được gì và cho được gì đối với nhóm. Mục đích là cấu trúc nên một nhóm sao cho những thành viên của nó tương hợp với nhau về tuổi tác, nhu cầu và vấn đề. Thể thức của trị liệu tâm lý nhóm truyền thống cũng khác nhau, nhưng nói chúng mỗi thành viên tự mô tả vấn đề của mình với các thành viên khác, rồi đến lượt những người này lại liên hệ những kinh nghiệm của họ với các vấn đề tương tự và cho biết làm thế nào mà họ đương đầu với chúng. kiểu này có ích bằng nhiều cách: Thứ nhất, đương sự có cơ hội bày tỏ những nỗi sợ hãi và lo âu của mình cho người khác - những người có tính niềm nở và dễ chấp nhận; sau cùng mỗi thành viên sẽ nhận thấy rằng mọi người đều có vấn đề về cảm xúc. Thứ hai, các thành viên của nhóm sẽ giúp đỡ lẫn nhau bằng cách cho nhau những lời khuyên về một vấn đề chuyên biệt. Thứ ba, bằng cách quan sát những người khác đối phó với các vấn đề khó khăn, mỗi thành viên của nhóm cũng học cách đối phó với những vấn đề của bản thân. Thứ tư, một thành viên của nhóm có thể “sắm vai” hoặc “thử làm” những hành vi mới trong một môi trường an toàn, không có sự trừng phạt, nhưng vẫn có sự lượng giá. Thứ năm, cả nhóm có thể biểu thị áp lực đối với một thành viên để người này cư xử theo những cách phù hợp hơn. Các nhóm không nhất thiết phải trầm tĩnh và yên lặng. Một nhóm có thể gây áp lực buộc một thành viên đố chất với vợ hoặc mẹ của anh ta và yêu cầu anh ta báo cáo lại sự đối chất của mình vào lần sau. Sự biểu lộ cảm xúc mạnh mẻ có thể xảy ra khi các thành viên làm với nhau. Khi sự gắn bó của nhóm được phát triển và các thành viên học được cách tự hiểu mình và hiểu lẫn nhau, các thành viên sẽ có thể giúp đỡ qua lại khi có các vấn đề khó khăn nẩy sinh trong trị liệu. Nhà trị liệu đôi khi phải hướng dẫn cho nhóm giúp đối phó với một vấn đề đặc hiệu. Lúc khác, nhà trị liệu lại để cho nhóm giải quyết vấn đề của nhóm một cách độc lập. Hầu hết các nhà trị liệu nhóm đều thấy rằng các thành viên có lợi khi tham gia vào quá trình trị liệu nhóm dù rằng lỹ thuật này có những bó buộc của nó. Trong trị liệu nhóm kinh điển, nhà trị liệu (đôi khi trong nhóm có 2 nhà trị liệu) cho phép nhóm tự xác định cấu trúc và cách thức họat động của mình. Khi các thành viên cảm thấy mình có khả năng tốt hơn trong việc đố phó với đời sống và các vấn đề của chính họ, thì họ có thể rời khỏi nhóm. Họ sẽ được thay thế bởi các thành viên mới, những người này phải thiết lập quan hệ với các thành viên khác và phải tìm cách hòa nhập vào cái cơ cấu xã hội đang diễn ra liên tục trong nhóm đó. Trị liệu nhóm “gặp gỡ” (encounter group therapy) được phát triển trong những thập niên gần đây như là kết quả của một phong trào rèn luyện tính nhạy cảm (sensitivity training movement). Hầu hết các nhóm “gặp gỡ” và nhóm nhạy cảm được thiết kế nhằm giúp con người tự hiện thực hóa (self-actualize) và phát triển những quan hệ giao tiếp tốt hơn. Tự hiện thức hóa là một quá trình trong đó con người hướng về sự thoả mãn những tiếm năng của mình. Những nhóm “gặp gỡ” bao gồm những người muốn gia tăng sự nhận biết và tính hiệu quả cá nhân họ. Mỗi nhóm “gặp gỡ” là độc nhất. Một số nhóm rất giống như các nhóm trị liệu thường lệ về thể thức và mục đích. những nhóm khác có tính chuyên biệt cho các nữ vận động viên, người nghiện ma túy, nghiện rượu, ngườ động tính luyến ái, người độc thân hoặc người chán ăn. Một nhóm “gặp gỡ” có thể ít có sự tham gia của người ch đạo, hoặc có thể tuân theo những thủ tục có tính nghi thức. Một hình thức chuyên biệt của trị liệu nhóm được gọi là trị liệu gia đình (family therapy) được xuất hiện vào cuối thập niên 1930. Trị liệu cả gia đình một lúc là chìa khóa của trị liệu gia đình. Ít được áp dụng trước những năm 1950, gần đây trị liệu gia đình được chú ý đến nhiều. Mục đích của trị liệu gia đình là làm thay đổi những cách thức quan hệ trong gia đình. Một thành viên trong một gia đình, có thể là một đứa bé lầm lỗi, đôi khi được xem là một “vấn đề”. Nhà trị liệu gia đình (family therapy) tin rằng bất kỳ ai được định danh theo cách như vậy đều là “kẻ chịu tội” (scapegoat) thay cho cả gia đình. Các nhân bị “dán nhãn” là “có vấn đề” đã làm chệch hướng chú ý của gia đình đối với những cá nhân khác, mà đây là những vấn đề quan trọng hơn và có lẽ khó tiếp cận hơn. Từ quan điểm của nhà trị liệu gia đình, “người bệnh” thât sự trong trị liệu gia đình chính là cái cơ cấu và tổ chức của gia đình đó. Những nhà trị liệu gia đình cố gắng thay đổi các hệ thống gia đình (family system). Một hệ thống gia đình là các cách thức mà cách thành viên trong gia đình quan hệ với nhau. Một kỹ thuật can thiệp thông dụng trong tr liệu gia đình là kỹ thuật tái định dạng (reframe). Trong kỹ thuật này, nhà trị liệu sẽ diễn giải lại (reinterpret) hoặc “định dạng” lại (reframe) một hành vi (hoặc một hệ hành vi) để cho các thành viên khác trong gia đình có thể xem xét hành vi ấy một cách ít nghiêm khắc hơn. Ví dụ, nhà trị liệu có thể mô tả lại hành vi của một người cha (hoặc mẹ) được gia đình coi là “người đứng ngoài lề” (uninvolved); người cha này có thể được mô tả lại là do ông “cảm thấy sợ sự gần gũi vì ông sợ chính sự thiếu thốn của mình và vì quá yêu gia đình”. Bằng cách mô tả lại hành vi một cách tích cực hơn, nhà trị liệu cố gắng làm giảm bớt sự quy tội mà từ đó làm lu mờ các vấn đề khác Những kỹ thuật khác được áp dụng trong trị liệu gia đình còn bao gồm tái cấu trúc các quan hệ trong gia đình (restructuring the family interactions). Ví dụ, nếu một đứa con trai phản ứng quá nhu thuận với một người mẹ độc đoán, nhà trị liệu có thể sẽ đề nghị cậu con trai chỉ nên nhận nhiệm vụ làm các công việc nhà từ ông bố mà thôi. Các nhà nghiên cứu thấy rằng việc dạy cho các bậc cha mẹ những kỹ năng hành vi chuyên biệt sẽ giúp họ kiểm soát được con cái. Họ cũng biết rằng việc huấn luyện cho các thành viên trong gia đình những kỹ năng giao tiếp sẽ cải thiện được môi trường tâm lý trong gia đình. Tuy nhiên, những tác dụng của việc trị liệu gia đình như những đơn vị cơ cấu, và những kỹ thuật đặc hiệu được mô tả ở đây, vẫn chưa có nhiều bằng chứng. Mặc dù tr liệu gia đình hiện nay rất phổ biến ở Hoa Kỳ và Canada, những phương thức của nó rất khó áp dụng đối với những gia đình bị rối loạn (dysorganized) hoặc thiếu sự gắn bó (lack of home involvement). Trong lúc cho rằng không phải mọi gia đình đều có lợi nhờ những sự can thiệp đối với hành vi, nhiều nhà tâm lý, nhân viên xã hội và bác sĩ tâm thần đã áp dụng trị liệu gia đình để giúp cho những cá nhân và gia đình có thể thay đổi. Ít có nghiên cứu tỉ mỉ nào được tiến hành về trị liệu gia đình, nhưng những gì đã xảy ra cho thấy rằng phương pháp này là có lợi và tốt hơn nhiều phương pháp trị liệu khác. TÂM LÝ HỌC CỘNG ĐỒNG Khi khái niệm về sức khỏe tâm thần cộng đồng (communuty mental health) được phát triển, đã xuất hiện một ngành tâm lý mới: Tâm lý học cộng đồng (community psychology). Một số nhà tâm lý cộng đồng chú trọng đến các vấn đề sức khỏe tâm thần trong cộng đồng. Họ nhận thấy rằng thật lý tưởng nếu tất cả những ai cần đến dịch vụ sức khỏe tâm thần đền có thể tìm thấy một nhà thực hành về lĩnh vực đó. Nhưng các nhà tâm lý cộng đồng đang cố gắng, thông qua các trung tâm sức khỏe tâm thần, để đến với những ai không thể tìm được những dịch vụ cần thiết ấy. Các trung tâm sức khỏe tâm thần cộng đồng cung cấp dịch vụ một cách thường xuyên. Họ còn lập ra những "chương trình nhập viện bán phần" (partial hospitalization program) cho những người cần phải nhập viện vào ban ngày nhưng có thể trở về với gia đình vào ban đêm, những người chỉ nhập viện trong thời gian ngắn, hoặc người đang điều trị ngoại trú. Các trung tâm sức khỏe tâm thần cộng đồng cũng cung cấp những chương trình tham vấn và giáo dục. Họ tổ chức những buổi giảng, những diễn đàn và cung cấp tài liệu cho cộng đồng về một chủ đề bao gồm trị liệu, kế họach hóa gia đình và sử dụng thuốc. Tâm lý học cộng đồng có mục đích rộng hơn nhiều so với ngành sức khỏe tâm thần cộng đồng. Nó tập trung vào việc phòng ngừa, can thiệp và họach định. Các nhà tâm lý cộng đồng là thành phần trong các trường học, các ủy ban kế họach, và cả các nhà tù. Nhờ có các nhà tâm lý cộng đồng tham gia điều phối, họach định, và giúp thiết lập các chương trình, mà những kỹ năng, kỹ thuật và kiến thức về tâm lý học được đưa vào áp dụng trong cộng đồng. Một mục đích đặc biệt của tâm lý học cộng đồng là dự phòng ban đầu (primary prevention). Việc dự phòng ban đần có mục đích nhằm là giảm tỷ lệ các trường hợp rối loạn mới, hoặc giảm những tình huống đối kháng có hại cố thể dẫn tới kém thích nghi hoặc rối loạn. Việc dự phòng an đầu không có tác dụng đối với một cá nhân riêng biệt, nhưng tác dụng đối với toàn bộ dân chúng. Có lúc, những chương trình dự phòng ban đầu nhắm vào toàn bộ cộng đồng; có lúc, nhắm vào những đối tượng ít nguy cơ, như trẻ em có điều kiện kinh tế-xã hội thấp; có lúc lại nhắm vào các nhóm nguy cơ cao như trẻ em của những ông cha bà mẹ bị bệnh tâm thần phân liệt. Các chương trình đặc biệt: Bệnh việc “gần nhà’ và can thiệp khủng hoảng Nhằm đáp ứng với sự nhận biết ngày càng nhiều của công chúng về các vấn đề sức khỏe tâm thần, một loại dịch vụ đặc biệt - bệnh viện “gần nhà” (neighborhood clinic) – đã được phát triển. Các bệnh viện “gần nhà” cố gắng giúp cộng đồng đương đầu với những vấn đề về sức khỏe tâm thần, nạn thất nghiệp và thiếu giáo dục. Nhiều cộng đồng dân cư lớn có những cơ sở trị liệu đặc biệt bảo đảm việc giấu tên các thân chủ, kể cả thiếu niên lẫn người lớn, trong khi đó vẫn cung cấp việc trị liệu miễn phí cho một số vấn đề như nghiện ma tuý, nghiện rượu, rối loạn tâm lý, cảm xúc. Thông tin về thân chủ không được đưa đến cơ quan, cha mẹ và bạn bè. Nhiều bệnh viện “gần nhà” được thiết lập bởi các thành viên trong cộng đồng, và có thể được tài trợ bởi các mạnh thường quân, các nhà từ thiện địa phương, hoặc bởi nhà nước. Một mục đích của tâm lý học cộng đồng là khuyến khích mọi người dân trong cộng đồng tham gia vào các chương trình trị liệu và can thiệp tại địa phương như những nhân viên bán chuyên nghiệp (paraprofessional). Nhân viên bán chuyên nghiệm là những người biết các kỹ năng chuyên biệt về sức khỏe tâm thần, điều đó cho phép họ làm nhiều công việc quan trọng và cần thiết mà các nhà tâm lý chuyên nghiệp (professional psychologist) không có thời gian để thực hiện. Nhiều nhân viên bán chuyên nghiệp là những người nội trợ, các giáo viên trung học hoặc sinh viên đại học. Họ không điều tra các kinh nghiệm quá khứ, diễn giải giấc mộng, hoặc tiến hành các trị liệu kéo dài. Mặc dù các nhân viên bán chuyên nghiệp không bao giờ có thể thay thế được những nhà tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần được đào tạo chuyên sâu, nhưng họ có thể giúp cải thiện những điều kiện về sức khỏe tâm thần tại cộng đồng. Họ có thể là những “người lắng nghe” rất cảm thông và quan tâm, có thể giúp đỡ cho các cá nhân có vấn đề và đề nghị những nguồn hỗ trợ sẵn có trong cộng đồng. Một lĩnh vực đặc biệt thành công của các nhà tâm lý và những nhân viên bán chuyên nghiệp là can thiệp khủng hoảng (crisis intervention). Các trung tâm can thiệp khủng hoảng cố gắng giúp đỡ những người đang đương đầu với những tình huống gây stress ngắn hạn, cần sự quan tâm trị liệu tức thời. Nhân viên bán chuyên nghiệp, nhà tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần sẽ mang lại việc trị liệu trực tiếp, tức thời và nâng đỡ nhằm giúp các đối tượng bị những vấn đề như hiếp dâm, phạm pháp, sử dụng ma tuý, bệnh hoạn, và các vấn đề trong hôn nhân, nghèo khổ và tuổi già. Cơn khủng hoảng thường liên quan đến một sự kiện đặc hiệu; ví dụ, một người đàn ông có thể bị mất việc làm, một đứa trẻ bị bệnh nghiêm trọng, hoặc một phụ nữ bị cưỡng hiếp. Can thiệp khủng hoảng không bao gồm những kỹ thuật hoặc thủ tục đặc hiệu nào cả. Những nhân viên can thiệp khủng hoảng (crisis worker) có thể áp dụng bất kỳ kỹ thuật hoặc hoạt động trị liệu nào “xem ra có ích”, từ việc tiếp xúc qua điện thoại cho đến hình thức làm việc với cả gia đình. Mục đích ở đây là nhắm vào những hoàn cảnh tức thời (immediate circumstance) chứ không phải là những kinh nghiệm thời thơ ấu (childhood experience). Việc can thiệp khủng hoảng bao gồm một loạt các giai đoạn có thể nhận thấy được. Đầu tiên, một sự kiiện xảy ra làm chao đảo đương sự. Nếu những nguồn hỗ trợ thông thường sẵn có vẫn không giúp được đương sự, tình trạng lo âu và trầm cảm có thể xảy ra. Vào thời điểm đó, đương sự trở nên “rộng mở” đoán lấy những đề nghị về các giải pháp nhằm giải quyết tình huống. Can thiệp khủng hoảng sẽ mang đến cho đương sự cơ hội họp tập những cách thức ứng phó mới cũng như những cách thức ứng xử mới. Nếu không có can thiệp khủng hoảng, thì tình trạng suy thoái về tâm lý (psychological deterioration) sẽ tiếp tục diễn ra. Do nhận thấy rằng mọi người đếu sẽ có một lúc nào đó gặp khủng hoảng, và việc giải quyết thành công các tình huống này (áp dụng can thiệp khủng hoảng khi cần thiết) là rất quan trọng đối với sức khỏe và sự tăng trưởng tâm lý, các trung tâm can thiệp khủng hoảng đã đưa vào sử dụng những đường dây nóng (hotline). Đường dây nóng là những điện thọai là việc 24 giờ mỗi ngày để trả lời các cựôc gọi của những người cần sự giúp đỡ tức thì. Qua đường dây nóng, những nhân viên can thiệp khủng hoảng cố gắng cung cấp ngay việc trị liệu tức thời và trực tiếp. Một người đang có dự định tự sát có thể gọi cho một nhà trị liệu qua đường dây nóng để nhận được sự hỗ trợ và khích lệ tức thời kèm theo một hướng dẫn để giúp đỡ thêm. Trị liệu qua đường dây nóng không chiếm một vị trí trong trị liệu có hệ thống, nhưng nó có thể là hình thức can thiệp quan trọng đối với một người đột ngột gặp phải những rối loạn gây hoảng sợ. Làm thế nào để một nhà thực hành có thể làm được công việc giúp đỡ? Người này phải nói gì? Cadden (1964) đề nghị một số kỹ thuật sau đây: 1. Giúp đương sự đối mặt với khủng hoảng. 2. Giúp đương sự đối mặt với khó khăn khi sốc ở mức độ có thể kiểm soát được 3. Giúp đương sự có được những thông tin cần thiết từ những nguồn hỗ trợ đáng tin cậy 4. Giúp đỡ qua những công việc hằng ngày khi cần thiết, ví dụ giúp đỡ khi di chuyển 5. Giúp đương sự tránh bị đổ lỗi 6. Hãy nói thực. Tránh giả tạo đoan chắc một điều gì đó không thể đạt được 7. Giúp đương sự chấp nhận sự giúp đỡ. Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc can thiệp khủng hoảng có hiệu quả hơn các trị liệu theo truyền thống; các nghiện cứu khác cho thấy ít có hoặc không có khác biệt. Một vấn đề trong việc lượng giá trị liệu khủng hoảng là có nhiều kỹ thuật được nhà trị liệu áp dụng. Sự linh hoạt của phương thức tiếp cận cho phéo mang lại những liệu pháp đặc hiệu cho từng tình huống, nhưng cũng làm cho các so sánh có kiểm soát trở nên khó khăn. Tâm lý học như một họat động cộng đồng: Hành động và Thay đổi Một mục đích của tâm lý học cộng đồng là cung cấp những dịch vụ cho cộng đồng, bao gồm những người không có khả năng chi trả cho các dịch vụ tham vấn hay trị liệu tâm lý. Mặc dù luôn luôn có những nhu cầu thăm khám tâm lý trên cơ sở từng cá nhân, nhưng vẫn có một nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ tâm lý cộng đồng. Vì mục đích của tâm lý học cộng đồng là nhằm phát hiện và giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần tiềm tàng trong cộng đồng trước khi chúng xuất hiện, các nhà tâm lý cộng đồng là những người có định hướng hành động (action-oriented). Họ mang đến một số dịch vụ, bao gồm cung cấp nhân sự cho các trung tâm sức khỏe tâm thần, những đường dây nóng “24 trên 24” và những trung tâm phòng tránh tự sát (suicide prevention center). Họ cũng cung cấp các dịch vụ tâm lý cho những nhóm người nghiện rượu, nghiện ma túy, và thiết lập những chương trình dự phòng nhằm phát hiện những đối tượng nguy cơ cao để cung cấp những dịch vụ thích hợp trước khi nhu cầu can thiệp khủng hoảng hoặc nhập viện được đặt ra. Thay vì chờ đợi để cho cộng đồng đi tìm sự giúp đỡ về tâm lý, những nhà tâm lý cộng đồng sẽ cung cấp các chương trình vươn tới cộng đồng. Để mang đến những dịch vụ sức khỏe tâm thần, họ thường dựa vào những mạng lưới hỗ trợ xã hội (social support network) được lập nên từ gia đình, bạn bè, các tổ chức tôn giáo và xã hội, cùng các nhóm “tự lực” (“self-help” group) có cùng những mối quan tâm và nhu cầu chung. Một yếu tố then chốt của tất cả những nhóm hỗ trợ này là sự tham gia của cộng đồng (community involvement). Mục đích chung của ngành tâm lý học cộng đồng là củng cố những mạng lưới hỗ trợ xã hội hiện có và kích thích việc thành lập những mạng lưới mới để đáp ứng những thử thách mới. Mặc dù thiếu sự huấn luyện chuyên môn, các thành viên trong cộng đồng có thể giúp mở rộng việc chăm sóc đến các nhóm người đặc biệt và cũng có thể giúp đỡ lẫn nhau. Các nhà tâm lý cộng đồng cũng là những người có định hướng thay đổi (change-oriented). Bởi vì nhà tâm lý cộng đồng tin rằng một số điều kiện xã hội có thể làm cho tình trạng kém thích nghi hiện có trở nên xấu đi (và đôi khi tạo thêm những tình trạng kém thích nghi mới), nên họ thường chủ trương có những thay đổi trong cơ cấu cộng đồng. Mục đích của họ là nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng thông qua những phương thức dự phòng cũng như những phương thức trị liệu. (Dịch từ quyển MASTERING PSYCHOLOGY của Lester A. Lefton và Laura Valvatne; in lần thứ III. Chương 15: Psychotherapy)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcacphuongphaptltl_0009.pdf