Các tình huống quản lý hành chính

* Tình huống 1: Thủ tục mai táng người không rõ tung tích

Xã B được giao quản lý 4 km đường sông. Trong những ngày nước lũ, bà con

nhân dân đã phát hiện 1 xác người chết đuối không rõ tung tích trôi dạt vào bờ

thuộc địa phận xã B quản lý. Nhân dân đã vớt xác người chết đuối lên bờ. Với

trách nhiệm là chủ tịch UBND xã giải quyết trường hợp trên như thế nào?

pdf13 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các tình huống quản lý hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các tình huống quản lý hành chính * Tình huống 1: Thủ tục mai táng người không rõ tung tích Xã B được giao quản lý 4 km đường sông. Trong những ngày nước lũ, bà con nhân dân đã phát hiện 1 xác người chết đuối không rõ tung tích trôi dạt vào bờ thuộc địa phận xã B quản lý. Nhân dân đã vớt xác người chết đuối lên bờ. Với trách nhiệm là chủ tịch UBND xã giải quyết trường hợp trên như thế nào? Giải pháp xử lý:  Điều 31 Nghị định 83 về đăng ký hộ tích quy định: sau khi nhận được tin báo Uỷ ban nhân dân xã hoặc cơ quan công an lập biên bản xác nhận tình trạng người chết không rõ tung tích (Biên bản phải có chữ ký của người phát hiện, đại diện công an, ủy ban nhân dân xã và 2 người làm chứng; sau đó thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để tìm người thân thích của người chết).  Trong thời hạn 72 ngày nếu không tìm được người thân của nạn nhân và được phép của cơ quan công an có thẩm quyền thì tiến hành đăng ký khai tử, mai táng, nhưng phải lưu giữ hình ảnh, dấu tích, đồ vật của người chết. * Tình huống 2 : Thủ tục khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi. Buổi sáng khi ra mở cửa, ông B phát hiện một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi đang nằm khóc bên cạnh gốc cây ven đường. Sau khi chăm sóc cho đứa trẻ ông B đã báo cáo cho UBND xã biết. Với trách nhiệm là chủ tịch xã ông (bà) giải quyết trường hợp này như thế nào? Giải pháp xử lý: Điều 21 Nghị định 83 về đăng ký hộ tịch quy định:  Trước hết phải lập biên bản, xác nhận tình trạng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, rồi tìm người hoặc tổ chức nhận nuôi dưỡng đứa trẻ đó.  Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để tìm cha mẹ đẻ của đứa trẻ đó.  Trong thời hạn 30 ngày nếu không tìm được cha mẹ đẻ của đứa trẻ đó thì phải làm thủ tục khai sinh cho đứa trẻ đó tại ủy ban nhân dân xã nơi đã lập biên bản phát hiện đứa trẻ bỏ rơi. * Tình huống 3 : khiếu kiện đông người. Có một số quần chúng nghe theo phần tử xấu kích động, đã tập trung trước trụ sở ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) đưa yêu sách. Chủ tịch ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) hãy cho biết cách xử lý? Giải pháp xử lý:  Không để xảy ra đụng độ, xô xát.  Bảo vệ an toàn tính mạng cán bộ, tài sản, tài liệu của Đảng và chính quyền xã.  Báo cáo ngay thường trực huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện và xin chỉ thị. Liên lạc với các cơ quan bảo vệ pháp luật, các đơn vị quân đội, dân quân chuẩn bị các phương án cần thiết.  Cử cán bộ có trách nhiệm tiếp xúc với đám đông để tìm hiểu, giải thích về những yêu sách của dân.  Đáp ứng ngay một số yêu sách, để làm dịu tình hình nếu xét thấy những yêu sách không vi phạm pháp luật, không xâm hại đến quyền lợi chính đáng của Nhà nước, tập thể, công dân.  Tìm cách cô lập, tách các phần tử chủ mưu để có đối sách riêng, có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với một vài phần tử có hành động quá khích.  Không tạo nên những nguyên cớ để kẻ xấu lợi dụng kích động làm căng thẳng thêm tình hình. * Tình huống 4: Hoạt động thông tin, tuyên truyền trái pháp luật. Cần xử lý như thế nào nếu nhận được tin có truyền đơn, khẩu hiệu phản động ở địa phương? Giải pháp xử lý: cần thực hiện các yêu cầu và giải pháp như sau:  Kiểm tra ngay nguồn tin để xác định sự việc, nếu nguồn tin là thực thì kiểm tra nguồn tin để biết được dụng ý của kẻ xấu.  Hội ý nhanh trong các cán bộ lãnh đạo chủ chốt xã để có phương án tối ưu. Nhanh chóng thu hồi truyền đơn, khẩu hiệu (đối với các loại khẩu hiệu lớn viết ở tường nhà, cổng làng thì dùng các tấm phản giấy che lại để bảo vệ hiện trường phục vụ cho công tác điều tra).  Lập biên bản vụ việc để phục vụ công tác điều tra sau này.  Nắm bắt dư luận của quần chúng. Điều tra đối tượng rải truyền đơn, viết khẩu hiệu phản động. Khi phát hiện thấy đối tượng cụ thể thì tiếp tục làm rõ mục tiêu và nội dung chúng in ấn.  Sau khi giải quyết xong, tiếp tục làm tốt công tác giáo dục tư tưởng cho quần chúng ổn định tình hình. Chú ý phát hiện những phản ứng tiêu cực khác và khả năng xảy ra những vụ việc tiêu cực phức tạp hơn.  Báo cáo ngay với ủy ban nhân dân huyện. * Tình huống 5: Xây dựng hương ước, quy ước thôn, bản. Quy ước khu dân cư số 5 xã B đã được hội nghị khu dân cư nhất trí thông qua. Khi trình ủy ban nhân dân huyện phê duyệt, phòng tư pháp huyện thẩm định trước khi trình chủ tịch ủy ban nhân dân huyện phê duyệt, đã phát hiện có một điều trái với pháp luật. Là chủ tịch ủy ban nhân dân xã, ông (bà) giải quyết như thế nào? Giải pháp xử lý: Điều 16, quy chế thực hiện dân chủ ở xã ban hành kèm theo nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 05 năm 1998 của Chính phủ ghi: “Thôn, làng, ấp, bản xây dựng hương ước quy ước về việc thuộc nội bộ cộng đồng dân cư, kế thừa và phát huy thuần phong mỹ tục của cộng đồng, phù hợp với quy định của pháp luật…”. Như vậy: - Quy ước khu dân cư số 5 có nội dung sai phải được xây dựng lại. - Trước khi xây dựng lại quy ước ủy ban nhân dân xã tiến hành họp kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể ủy ban nhân dân vì đã không thực hiện hết trách nhiệm của mình. - Việc sửa đổi, bổ sung quy ước:  Họp nhóm soạn thảo nêu rõ nội dung sai và lý do, yêu cầu chỉnh sửa cho phù hợp.  Thông báo việc này với dân.  Hoàn chỉnh lại quy ước và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. M là cán bộ phòng tài nguyên môi trường quận Y, tỉnh H. Tháng 12/2007 do vi phạm kỹ luật nên M bị buộc thôi việc. Tháng 5/2008, M hùn hạp với một số người quen thành lập công ty kinh doanh bất động sản có trụ sở tại quận H. M tham gia với số vốn chiếm 1/3 tổng số vốn và được dự kiến là chủ tịch hội đồng quản trị. Khi hồ sơ đăng ký kinh doanh gửi đến cơ quan có thẩm quyền thì bị từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vì M ko đủ tư cách tham gia thành lập doanh nghiệp này. a/ Căn cứ để cơ quan có thẩm quyền từ chối thành lập doanh nghiệp trên? b/ tình tiết bổ sung: Ngày 1/7/2008 sau khi nhận văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền, M khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan đó. trong phần yêu cầu của đơn khiếu nại M nên viết như thế nào? (mọi người cho biết luôn là ở trong văn bản luật nào nhé!) c/ tình tiết bổ sung: Ngày 1/9/2008, khi ko nhận được trả lời khiếu nại của cơ quan giải quyết khởi kiện, M đến văn phòng luật sư nhờ tư vấn cho việc khởi kiện cơ quan đã từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nói trên. M có thể khởi kiện đến tòa án nào? cơ sở pháp lý? d/ Hãy xác định đối tượng khởi kiện, người khởi kiện và người bị kiện trong vụ việc. cơ sở pháp lý? 1. A là công chức công tác tại cơ quan nhà nước X. A thực hiện tội phạm và bị Tòa án tuyên phạt tù nhưng được hưởng án treo. Trên cơ sở bản án, Thủ trưởng cơ quan X ra quyết định kỷ luật A với hình thức hạ ngạch. Sau đó, Trưởng phòng tổ chức cán bộ thuộc cơ quan X yêu cầu A liên hệ cơ quan khác để chuyển công tác. A không đồng ý với yêu cầu trên và Thủ trưởng cơ quan X đã giải quyết cho A thôi việc. Cách giải quyết của người có thẩm quyền trong trường hợp này là đúng hay sai? Nêu căn cứ pháp lý? Quyết định kỷ luật A có phải là nguồn của Luật hành chính không? Tại sao? Khoản 2 điều 5 ND35 về việc xử lý kỷ luật cán bộ công chức quy định phải thành lập HĐKL, trừ trường hợp cán bộ công chức phạm tội bị tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo. Do đó thủ trưởng cơ quan X ra quyết định kỷ luật A trên cơ sở bán án anh A bị tuyên phạt tù nhưng được hưởng án treo là trái pháp luật. Cách giải quyết của người có thẩm quyền trong trường hợp này là Sai, do việc xem xét kỷ luật anh A phải thông qua qui trình xem xét kỷ luật qui định trong nghị định 35. Quyết định kỷ luật A trong trường hợp áp dụng đúng trình tự thủ tục về hình thức nội dung,.. là văn bản áp dụng pháp luật không được xem là nguồn của luật hành chính vì không chứa đựng qui phạm pháp luật hành chính. 2. Ông B là chủ cơ sở sản xuất TM đóng tại quận X, thành phố Z có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Ngày 10/02/2007, Chủ tịch UBND quận X ra quyết định xử phạt ông B số tiền 10.000.000 đồng và buộc khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Nhưng đến ngày 15/05/2008 vẫn không thể trao quyết định xử phạt cho ông vì lý do ông đã thay đổi nơi cư trú và UBND quận X không xác định được địa chỉ. Căn cứ vào quy định pháp luật hành chính hiện hành, người có thẩm quyền xử lý như thế nào thì đúng pháp luật? Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính đã thể hiện như thế nào trong trường hợp này? Khoản 3 điều 24 Nghị định 128 của chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của PLXLVPHC có hướng dẫn trong trường hợp đã qua một năm, mà người có thẩm quyền không thể giao quyết định xử phạt đến người bị xử phạt do người đó không đến nhận và không xác định được địa chỉ của họ,.. thì người đã ra quyết định xử phạt ra quyết định đình chỉ thi hành các hình thức xử phạt ghi trong QĐ đối với người đó, trừ hình thức tịch thu tang vật,... Trong trường hợp cần áp dụng biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, thì dùng ngân sách nhà nước chi trả cho việc thực hiện các biện pháp này hoặc được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện bị tịch thu (nếu có) Phương pháp điều chỉnh chính là phương pháp quyền uy phục tùng, bắt buộc ông B phải khắc phục hậu quả gây ô nhiễm môi trường, đồng thời áp đăt ý chí đơn phương của nhà nước. 3. Lê Thị N là công chức làm việc tại Sở tư pháp, do có vi phạm kỷ luật nên Hội đồng kỷ luật Sở tư pháp họp và biểu quyết hinh thức kỷ luật hạ bậc lương. Hồ sơ vụ việc chuyển cho giám đốc sở, giám đốc Sở tư pháp đã ra quyết định kỷ luật Lê Thị N với hình thúc hạ ngạch từ chuyên viên xuống cán sự. Việc xủ lý kỉ luật của Giám đốc sở Tư pháp là đúng hay sai? Nêu căn cứ pháp lý. Khoản 3 điều 12 NĐ 35 quy định kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật theo nguyên tắc đa số và được hội đồng thông qua với kết quả là hạ bậc lương, cho nên việc tự ý xử lý kỷ luật chị N của giám đốc sở là trái pháp luật. 4. Ngày 10/6/2007, Thanh Tra Sở Xây dựng phát hiện bà M đang xây nhà lấn mặt tiền đường 0,7m. Đoàn Thanh tra đã đình chỉ hành vi trên và lập biên bản đối với bà M. Chánh Thanh tra đang xem xét để ra quyết định xử phạt thì anh B (thanh tra viên của Sở) phát hiện bà M vẫn đang xây nhà nên đã lập biên bản vi phạm và chuyển về cho Chánh Thanh tra Sở. Chánh Thanh tra Sở cho rằng “đã lập biên bản rồi nên cứ để họ xây rồi áp dụng viện pháp tháo dỡ sau” nên đã huỷ biên bản vi phạm anh B vừa lập. Ngày 15/6/2007 Chánh Thanh tra Sở ra quyết định xử phạt bà M 13 triệu đồng và buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Ngày 16/6/2007 khi đến trao quyết định xử phạt thì thấy bà M vẫn đang cho xây dựng công trình. Hỏi: Xử lý vụ việc trên như thế nào thì đúng pháp luật hiện hành. 5. Anh A là công chức của UBND huyện H, phụ trách lái xe cho Chủ tịch UBND. Ngày thứ bảy, chủ nhật, gia đình bên vợ của Chủ tịch có đám giỗ nên yêu cầu anh A chở cả gia đình Chủ tịch về quê trong thời gian 2 ngày. Anh A từ chối vì con đang bệnh, hơn nữa đây là ngày nghỉ và đi vì việc riêng của Chủ tịch, không phải vì mục đích công vụ. Từ chối mãi không được nên anh A báo lên Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình nêu trên nhưng không liên lạc được. Anh A kiên quyết từ chối không đi, sau đó Chủ tịch UBND huyện đã ra quyết định kỉ luật anh A hình thức cảnh cáo và chuyển công tác sang bộ phận khác vì “Không chấp hành mệnh lệnh của cấp trên”. Khoản 5 điều 9 LCBCC 2008 quy định (tuy nhiên theo luật này thì anh A không là công chức) trong trường hợp tự nhận xét thấy quyết định của cấp trên mình là trái pháp luật, thì trách nhiệm của cán bộ công chức phải thông báo bằng văn bản đối với cấp trên cụ thể là chủ tịch UBND tỉnh về quyết định đó là trái pháp luật, nếu cấp trên vẫn nhất quyết yêu cầu thì anh A phải tuân theo quyết định của cấp trên nhưng đồng thời báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Việc anh A kiên quyết từ chối không đi nhưng không thông báo bằng văn bản là cũng không đúng pháp luật. Vị chủ tịch UBND huyện ra quyết định kỉ luật anh A mà không qua hội đồng kỉ luật cũng là trái pháp luật. 6. Ngày 18.02.2005, Phạm A & Trần B ( cùng sinh năm 1986_ cư trú tại xã X, huyện Y, tỉnh Z) rủ nhau đi chơi ở công viên HOÀNG VĂN THỤ ( thuộc thành phố T, tỉnh Z). Buổi chiều cùng ngày, khi chạy xe ra vùng ngoại thành, A& B đã đuổi nhau trên đường dù đang buổi chiều, rất đông người qua lại. Khi đến đoạn đường vắng, A và B còn buông cả 2 tay khi điều khiển xe. Cảnh sát giao thông đã lập biên bản về vi phạm hành chính của các đối tương nêu trên. Biên bản đã được chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Căn cứ vào Nghị định 15/2003/NĐ_CP ngày 19.02.2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, Trưởng phòng cảnh sát giao thông thuộc Công an tỉnh Z đã ra quyết định phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn và tạm giữ xe 60 ngày đối với các đối tượng thực hiện vi phạm hành chính nêu trên. Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, anh ( chị) hãy xác định: a. Có thể tổng hợp cả hình thức, mức phạt & biện pháp ngăn chặn đồi với người vi phạm hành chính không, tại sao? b. Trong trường hợp nào thì cả A và B không bị xử phạt vi phạm hành chính? c. Vi phạm hành chính do A, B thực hiện có phải là vi phạm có tổ chức không? Tại sao Ngày 25/11/2007 HDKL do chủ tịch tỉnh Y thành lập đã tiến hành họp để xem xét, kiến nghị hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Nhật Minh - là giám đốc Sở VHTT tỉnh Y. Hồ sơ vụ vi phạm cho thấy: từ tháng 01/2007 ông Minh đã ra quyết định giao cho ông Nguyễn Nhật Hào (là em ruột của ông Minh) giao dịch, ký kết các hợp đồng mua bán trang thiết bị công nghệ thông tin cho Sở VHTT. Vụ việc được phát hiện vào ngày 15/10/2007. Căn cứ vào qui định của pháp luật, chủ tịch UBND tỉnh Y đã ra quyết định hạ bậc lương của ông Minh. Anh (chị) hãy xác định: a. Ông Minh bị truy cứu trách nhiệm pháp lý nào? Cơ sở phát sinh loại trách nhiệm đó? - Trách nhiệm kỷ luật(Điều 20 - PL cán bộ công chức) : ông Minh vi phạm những việc cán bộ công chức không được làm như bố trí em ruột làm thay cho mình. b. Thời hiệu xử lý kỷ luật ông Minh? Thời hiệu xử lý kỷ luật: 3 tháng: 15/10/2007-15/01/2008. c. Thành phần hội đồng kỷ luật gồm những ai? Gồm chủ tịch (hoặc phó chủ tịch) tỉnh Y, đại diện khối dân chính đảng cấp trên, đại diện ban chấp hành Sở Văn Hóa Thông Tin. d. Nếu ông Minh không đồng ý với quyết định kỷ luật thì ông Minh có quyền khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền lợi của mình không? tại sao? Không, Điều 6, ND.35 ông Minh có quyền khiếu nại, không được khởi kiện vụ án hành chính. e. Cuộc họp hội đồng kỷ luật có thể được tiến hành mà không có mặt ông Minh không? và trong trường hợp nào? Có thể (khoản 4 điều 15 ND25) trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc triệu tập lần thứ 2 nhưng vẫn không đến. f. Hội đồng kỷ luật có thể biểu quyết bằng giơ tay không? vì sao? Không, phải bỏ phiếu kín (khoản 3, điều 12, ND.35)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf89_0644.pdf