Cách mạng tháng 10 Nga - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại

Cuộc cách mạng 10 ngày đã làm rung chuyển cả thế giới, phá vỡ mắt xích yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc, đánh dấu bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng. Đây cũng là lần đầu tiên liên minh công nhân - nông dân - binh lính, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, đã đồng loạt đứng lên lật đổ chế độ Nga hoàng, lập ra Nhà nước Nga Xôviết - Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới.

Lần đầu tiên trên thế giới, chính quyền đã từ trong tay thiểu số người bóc lột chuyển sang tay đa số người lao động bị bóc lột vươn lên làm chủ. Khác với tất cả các cuộc cách mạng xã hội từng diễn ra trong lịch sử loài người chỉ nhằm thay thế một phương thức bóc lột này bằng một phương thức bóc lột khác. Cách mạng Tháng Mười chứa đựng nội dung vô cùng sâu sắc nhằm thủ tiêu mọi hình thức bóc lột giai cấp và áp bức dân tộc, mở đường thắng lợi cho độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ là động lực mạnh mẽ cổ vũ các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột của giai cấp phong kiến, tư sản, tự cứu lấy mình và giải phóng mình mà còn là xung lực mạnh mẽ, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, cũng như phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển, lan tỏa nhanh và mạnh sang châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, làm cho giai cấp thống trị run sợ, buộc phải lùi bước, xuống thang và thay đổi chính sách.

Noi gương Cách mạng Tháng Mười, các dân tộc bị áp bức trên thế giới đã vùng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc và lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa để xây dựng đất nước. Chủ nghĩa xã hội hiện thực từ thắng lợi ở một nước đã phát triển trở thành hệ thống thế giới.

 

docx13 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cách mạng tháng 10 Nga - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu cao nhất của CNXH, CNCS chính là giải phóng con người thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột; phát triển tự do và toàn diện con người, không ngừng hoàn thiện con người. Cho đến nay, khi nhân loại đã bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, Chủ nghĩa Mác - Lê-nin vẫn là học thuyết khoa học nhất, cách mạng nhất, vạch ra xu thế tất yếu của thời đại mà không học thuyết nào có thể thay thế được. Cách mạng Tháng Mười không chỉ mở ra con đường giải phóng nước Nga, mà còn cho cả các dân tộc và loài người; mở đầu cho một thời đại mới trong lịch sử hiện đại, đó là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH. Cách mạng Tháng Mười còn để lại những bài học vô giá cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, về vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản chân chính; về tập hợp đông đảo công nhân, nông dân và nhân dân lao động trong cách mạng; về sự hy sinh cao cả trong giành chính quyền và bảo vệ chính quyền cách mạng; về kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước với tinh thần quốc tế trong sáng... Cách mạng Tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam Vận dụng sáng tạo, phát triển phù hợp những giá trị phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lê nin, những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga vào điều kiện cụ thể của đất nước, cùng với sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của Liên Xô, của các nước XHCN và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để giành được những thắng lợi vẻ vang trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; là Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; là thắng lợi trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả, giữ vững chủ quyền lãnh thổ và vững bước trên con đường XHCN. Giá trị lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) về một thực thể xã hội cao đẹp đã sinh ra sau cuộc Cách mạng ấy, đó là CNXH hiện thực với những thăng trầm suốt một thế kỷ qua (1917-2017. Cuộc Cách mạng có những giá trị to lớn, mang tầm thời đại của Cách mạng Tháng Mười. Sau hơn 80 năm ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam lấy Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng để định ra cương lĩnh đấu tranh cách mạng và xây dựng chủ trương, biện pháp lãnh đạo đất nước, đã vượt qua bao thử thách, giành được những thành tựu to lớn. Dưới tác động và ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào đấu tranh của công nhân các nước tư bản phương Tây phát trển mạnh mẽ và gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Lực lượng các mạng của giai cấp vô sản các nước đều tìm con đường tập hợp nhau lại để thành lập tổ chức riêng của mình. Do đó tháng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ III) được hình thành ở Ma-xkơ-va, đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào cách mạng thế giới. Các Đảng Cộng sản  nối tiếp nhau ra đời (ĐCS Pháp 1920, ĐCS Trung Quốc 1921... ), càng tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. Cách mạng tháng Mười Nga và sự phát triển của phong trào Cách mạng vô sản thế giới đã tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, sau khi đọc bản “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đã tin theo Quốc tế Cộng sản, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp và tích cực để truyền bá tư tưởng Mác – Lênin vào Việt Nam mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Ở Việt Nam, trong lúc các lực lượng cách mạng trong nước bế tắc về đường lối như đang đi trong bóng đêm và sương mù, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đem ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga về cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Nhờ vậy, ngày 3-2-1930,  Ðảng Cộng sản Việt Nam đội tiên phong của giai cấp công nhân,  đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam ra đời, đưa ra cương lĩnh, đường lối, chiến lược lãnh đạo phong trào cách mạng. 15 năm sau, trên cơ sở vận dụng sáng tạo và thành công bài học của Cách mạng Tháng Mười Nga, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ðảng đã nhất tề đứng lên làm Cách mạng Tháng Tám thành công. Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Sự nghiệp cách mạng Việt Nam từ mốc son lịch sử 1945 tiếp tục vận động theo con đường và lý tưởng mục tiêu của Cách mạng Tháng Mười Nga. Ðó là con đường cách mạng nhằm bảo vệ độc lập, tự do và mang lại hạnh phúc cho quần chúng cần lao; là con đường đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc; là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Những  mốc son trên con đường cách mạng của Việt Nam là sự nối tiếp  hào hùng  của Cách mạng Tháng Mười Nga, góp phần tạo nên  tiến trình các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Từ năm 1986 đến nay, Ðảng và nhân dân Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới với những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Trước thử thách nghiệt ngã của thời cuộc, Việt Nam vẫn kiên trì mục tiêu, lý tưởng và con đường Cách mạng Tháng Mười Nga; tích cực tìm tòi, khám phá hướng đi đúng đắn, phù hợp. Mô hình chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội  của Việt Nam ngày càng được sáng tỏ hơn. Ðất nước giữ vững ổn định chính trị - xã hội; dân chủ được phát huy; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường, tạo ra động lực mạnh mẽ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao; đời sống của nhân dân đã cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo đói giảm nhanh; chỉ số phát triển con người cải thiện trên 30 bậc, đem lại sinh lực, sức sống mới cho sự nghiệp đổi mới. Từ chỗ bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao với 178 nước, trong đó có tất cả các nước lớn và các tổ chức quốc tế hàng đầu; đồng thời phát triển quan hệ đa phương, đa dạng với các đối tác nước ngoài theo tinh thần là bạn, là đối tác tin cậy, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. CNXH hiện thực, với sức mạnh của chế độ mới ưu việt, từ một nước Nga, đến Liên Xô, rồi đến hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã góp phần to lớn vào phát triển mọi lĩnh vực (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội) của nhân loại; là lực lượng trụ cột giữ cân bằng về mặt quân sự, đảm bảo ổn định và hòa bình thế giới; đồng thời là nguồn cổ vũ, giúp đỡ cả vật chất, tinh thần cho phong trào giải phóng dân tộc thế giới... Nguyên nhân làm CNXH ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, làm chủ nghĩa xã hội hiện thực khủng hoảng, trì trệ sau hơn 70 năm vận động và phát triển. Song các tham luận, các bài viết gửi tới đều cho rằng, sự sụp đổ ấy không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác - Lênin với bản chất khoa học và cách mạng, mà do việc "vật chất hóa", "hiện thực hóa" chủ nghĩa Mác - Lênin vào cuộc sống không thành công ở những mô hình cụ thể. Chứng minh hùng hồn cho điều này là các nước XHCN còn lại hiện nay, trong cải cách, đổi mới, đã phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của đất nước, tạo ra những mô hình CNXH hiện thực phù hợp, nên vẫn đứng vững và đi lên. Đối với Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười có ý nghĩa hết sức to lớn. Kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga và CNXH hiện thực, nước ta tiếp tục vận dụng một cách sáng tạo những bài học của Cách mạng Tháng Mười, tiếp tục rút kinh nghiệm sâu sắc từ những thành tựu và thất bại của CNXH hiện thực vào môi trường và cương vị công tác cụ thể, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, như tinh thần chung mà Đại hội XII nêu ra là: "Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Những nhân tố đã giúp chúng ta đổi mới thành công ắt hẳn là rất đa dạng, trong đó trước hết phải là sự kiên định mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và tư tưởng khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ðối với Ðảng và nhân dân Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười Nga mãi mãi là một trong những cội nguồn của động lực, sức mạnh và nguồn cảm hứng; mãi mãi là ánh mặt trời chói lọi soi sáng con đường đi lên phía trước, tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Với lòng biết ơn sâu sắc khi nói về ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Uống nước nhớ nguồn. Càng nhớ lại những ngày tủi nhục mất nước, nhớ lại mỗi bước đường đấu tranh cách mạng đầy hy sinh, gian khổ mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang thì giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam càng thấm thía công ơn to lớn của Lê-nin và Cách mạng Tháng Mười”. “Mối tình gắn bó và lòng biết ơn của nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Mười, đối với Lê-nin vĩ đại là vô cùng sâu sắc”. Những thành tựu to lớn và có ý nghĩa của nước ta hôm nay là minh chứng con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và toàn thể dân tộc ta đồng tâm lựa chọn. Đây cũng là cơ sở để mỗi người Việt Nam nhận thức sâu sắc hơn tầm vóc lịch sử, ý nghĩa và giá trị hiện thực của Cách mạng Tháng Mười, của Lê-nin vĩ đại đối với cách mạng Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. “Sau 100 năm, lý tưởng cao đẹp và những giá trị to lớn của Cách mạng Tháng Mười Nga là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội vẫn luôn tỏa sáng, là nguồn động lực thôi thúc và khơi dậy tinh thần cách mạng của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có nhân dân Việt Nam”. Gần một thế kỷ đã qua kể từ khi cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, nhân loại đã chứng kiến biết bao biến cố thăng trầm, phức tạp. Nhưng Cách mạng Tháng Mười vẫn là một trong những sự kiện trọng đại nhất của lịch sử thế giới hiện đại. Lý tưởng và con đường Cách mạng Tháng Mười vẫn tiếp tục toả sáng, soi rọi cuộc đấu tranh tự giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tiếp thêm nguồn sinh lực cho phong trào xã hội chủ nghĩa. Thời gian còn tiếp tục trôi đi, nhưng theo quy luật, thì những chân giá trị sẽ còn mãi. Cách mạng Tháng Mười sẽ còn mãi trong trái tim nhân loại. Chủ nghĩa xã hội vẫn là mục tiêu, là khát vọng cháy bỏng của hiện tại và tương lai nhân loại. Chúng ta kiên định Chủ nghĩa Mác - Lê-nin theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm chắc tinh thần khoa học, thực tiễn của lý luận chứ không phục tùng từng câu, từng ý trong trước tác của các ông. Chính điều đó đã góp phần làm cho “con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn”, đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới ở thế kỷ XXI với vị thế mới, mà nhân dân và bạn bè đều thừa nhận: “chưa bao giờ, thế và lực của Việt Nam mạnh mẽ như hiện nay”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxmac_4704.docx
Tài liệu liên quan