Câu hỏi và đáp án quản trị rủi ro

Rủi ro được hiểu là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả, là khả năng xảy ra những điều không mong muốn và khi nó xảy ra thì mang lại những tổn thất. Khác với sự không chắc chắn, rủi ro có thể đo lường được. Theo quan điểm truyền thống, rủi ro mang lại các tổn thất xấu. Trong tài chính, rủi ro được định nghĩa là khả năng (hay xác suất) xảy ra những kết quả đầu tư ngoài dự kiến, hay cụ thể hơn là khả năng làm cho mức sinh lời thực tế nhận được trong tương lai khác với mức sinh lời dự kiến ban đầu.

Rủi ro hệ thống (systematic risk) là các yếu tố tác động lên tất cả các công ty trên thị trường, và tất cả các công ty đều bị chi phối bởi rủi ro hệ thống, nhà đầu tư không thể đa dạng hoá để giảm thiểu rủi ro hệ thống. Do đó, rủi ro này còn được gọi là rủi ro không thể đa dạng hoá (non-diversifiable risks).Rủi ro hệ thống bao gồm: rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro sức mua và rủi ro chính trị.

 

doc145 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Câu hỏi và đáp án quản trị rủi ro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Phân tích các loại rủi ro hệ thống trong đầu tư chứng khoán. Bình luận của Anh (Chị) về rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán Việt Nam Rủi ro được hiểu là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả, là khả năng xảy ra những điều không mong muốn và khi nó xảy ra thì mang lại những tổn thất. Khác với sự không chắc chắn, rủi ro có thể đo lường được. Theo quan điểm truyền thống, rủi ro mang lại các tổn thất xấu. Trong tài chính, rủi ro được định nghĩa là khả năng (hay xác suất) xảy ra những kết quả đầu tư ngoài dự kiến, hay cụ thể hơn là khả năng làm cho mức sinh lời thực tế nhận được trong tương lai khác với mức sinh lời dự kiến ban đầu. Rủi ro hệ thống (systematic risk) là các yếu tố tác động lên tất cả các công ty trên thị trường, và tất cả các công ty đều bị chi phối bởi rủi ro hệ thống, nhà đầu tư không thể đa dạng hoá để giảm thiểu rủi ro hệ thống. Do đó, rủi ro này còn được gọi là rủi ro không thể đa dạng hoá (non-diversifiable risks).Rủi ro hệ thống bao gồm: rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro sức mua và rủi ro chính trị. 1) Rủi ro thị trường: là sự biến động giá chứng khoán do tâm ký của các nhà đầu tư. Gía chứng khoán có thể giao động mạnh trong một khoảng thời gian ngắn mặc dù thu nhập của DN vẫn không thay đổi. Nguyên nhân của hiện tượng này khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận của các nhà đầu tư về thị trường nói chung và một nhóm cổ phiếu nói riêng. Sự nhìn nhận khác nhau này sẽ tác động vào giá chứng khoán và làm mức sinh lời của chứng khoán thay đổi. Rủi ro thị trường xuất hiện khi có những phản ứng của các nhà đầu tư trước các sự kiện có thể là hữu hình hoặc vô hình như các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Các sự kiện vô hình nảy sinh do tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường Yếu tố tâm lý làm thị trường phản ứng với mức độ vượt quá tác động của các sự kiện hữu hình. Phản ứng dây chuyền hay tâm lý bầy đàn lam cho thị trường luôn biến động, thiếu ổn định. Nhiều nhà đầu tư đã lợi dụng yếu tố tâm ký này để thực hiện hành vi thao túng giá chứng khoán. Sở dĩ có hiện tượng bầy đàn là do trên thị trường có sự tham gia của 3 nhóm đầu tư: nhóm thứ nhất là các nhà đầu tư thận trọng, thứ hai là các nhà đầu tư “free rider” (rủi ro thị trường lớn khi tỷ trọng của nhóm này cao) và thứ ba là các nhà đầu tư “vĩ nhân”. Mức độ rủi ro thị trường ở các nước khác nhau là khác nhau. Ở các thị trường phát triển, thị trường là nơi dành cho các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư có tổ chức nên rủi ro thị trường sẽ không lớn. Ngược lại ở những thị trường mới nổi và đang phát triển, thị trường chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân với quy mô nhỏ, thiếu kiến thức và bản lính đầu tư, tâm lý ăn theo lớn làm cho rủi ro thị trường rất cao. Để giảm rủi ro thị trường, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường hoạt động đào tạo ,bồi dưỡng kiến thức cho nhà đầu tư, đồng thời cần minh bạch hóa về thông tin, kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế các hành vi phi đạo đức như thao túng giá, kinh doanh nội gián, đầu cơ. Cần phát triển hoạt động tư vấn của các công ty chứng khoán cũng như tăng số lượng và chất lượng của các nhà đầu tư có tổ chức nhằm tăng chất lượng đầu tư. 2) Rủi ro lãi suất là sự biến động giá chứng khoán do sự thay đổi của lãi suất gây ra. Khi đầu tư vào các chứng khoán có thu nhập cố định, nếu lãi suất thị trường tăng lên, cơ hội đầu tư vào các tài sản có mức lợi tức cao hơn sẽ mất đi. Trong đó sự tăng lên của lãi suất, giá thị trường của tài sản đã đầu tư sẽ bị giảm và nhà đầu tư sẽ bị thiệt về giá khi bán các tái sản đó. Thời hạn của các tài sản đầu tư càng lớn, ảnh hưởng của lãi suất tới giá thị trường của nó sẽ càng lớn, mức độ tổn thất giá trị của chủ đầu tư sẽ càng cao. Điều này ít xảy ra với các chứng khoán có thu nhập biến đổi, chẳng hạn trái phiếu có lãi suất thả nổi. Lãi suất thay đổi làm cho chi phí và doanh thu của doanh nghiệp thay đổi. Sự thay đổi này phụ thuộc vào cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của DN. Nếu DN sử dụng nhiều nợ, lãi suất tăng lên làm tăng chi phí lãi vay phải trả và làm cho lợi nhuận của DN sụt giảm, giá cổ phiếu giảm và ngược lại. Để hạn chế rủi ro lãi suất, nhà đầu tư cần nghiên cứu đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất bao gồm: chu kỳ kinh tế, lạm phát, sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của CPhủ, quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tài chính…. Để dự báo được sự thay đổi của lãi suất trong tương lai; sử dụng các công cụ dẫn suất như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn… 3) Rủi ro sức mua là sự thay đổi giá trị thực của chứng khoán do sự thay đổi sức mua của đồng tiền. Nếu lạm phát vượt qua tỷ lệ lạm phát dự tính, giá trị thực của đồng tiền sẽ bị giảm và làm cho giá trị thực của khoản đầu tư bị giảm giá trị. Nếu coi khoản đầu tư là một khoản tiêu dùng ngay, một người mua cổ phiếu đã bỏ lỡ cơ hội mua hàng hóa hoặc dịch vụ trong suốt thời gian đầu tư. Trong khoảng thời gian đó, nếu giá cả dịch vụ tăng , nhà đầu tư sẽ mất đi một phần sức mua. Thông thường các nhà đầu tư dự kiến trước mức độ mất giá của đồng tiền qua tỷ lệ lạm phát dự kiến và họ sẽ chỉ chấp nhận đầu tư khi lợi tức thu được bù đắp cho họ tổn thất này. Khi lạm phát thực tế khác với tỷ lệ lạm phát dự kiến, rủi ro sức mua sẽ phát sinh. Nói một cách khác. Cả giảm phát và lạm phát đều tác động tới giá chứng khoán do đó nhà đầu tư sẽ yêu cầu tỷ lệ lợi tức khác đi. 4) Rủi ro chính trị là sự bất ổn giá chứng khoán do sự thay đổi về môi trường chính trị xã hội, chẳng hạn: chiến tranh, bãi công, biểu tình, sự thay đổi về thể chế, chính sách… Sự thay đổi này sẽ tác động tới thu nhập và rủi ro của luồng thu nhập của các DN, từ đó thay đổi giá trị của chứng khoán. Sự thay đổi của chính trị cũng tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến hành vi mua bán chứng khoán của họ. Rủi ro hệ thống trên thị trường VN Đối với thị trường chứng khoán, có khả năng nhà đầu tư nước ngoài phải thu hồi nguồn vốn và bán chứng khoán. Điều này tác động đến dự trữ ngoại hối và giá cả trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư nước ngoài bán ra nhiều hơn mua vào sẽ làm giảm giá chứng khoán của Việt Nam. Những tác động chính từ cuộc khủng hoảng hiện tại đối với hệ thống tài chính Việt Nam chủ yếu là yếu tố tâm lý. Thấy Dow Jones sụp thì VN-Index cũng xuống theo, trong khi hai thứ dường như không liên quan nhiều với nhau.Năm 2008 là năm mà VN chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.Trong khi chỉ số công nghiệp Dow Jones dẫn đầu vụ tụt giá, với mức sút giảm hơn 5% và xuống dưới mức 10,000 điểm lần đầu tiên trong vòng 4 năm thì chỉ số VN-Index giảm mạnh.Nếu tính từ số điểm đóng cửa của phiên giao dịch đầu tiên của năm (2/1/2008), chỉ số VN-Index là 921,07 điểm, thì đóng cửa phiên giao dịch cuối năm (31/12/2008) , chỉ số này chỉ còn 315,62 điểm, tức đã mất đi 605,45 điểm (giảm 65,33%). Trong số 245 phiên giao dịch của sàn HOSE, chỉ có 109 phiên chỉ số VN-Index tăng điểm, còn lại 136 phiên chỉ số này đều lao dốc. Hiện nay, thị trương CK đã dần phục hồi, chỉ số VN Index đầu năm 2009 là 300,04 điểm, mức thấp nhất là 235,50 điểm(tháng 2 năm 2009), mức chỉ số ngày 30/10/2009 là 587,12 điểm gấp 2,49 lần so với thời điểm thấp nhất và tăng trưởng gần 100% so với đầu năm 2009.Bên cạnh những tác động từ việc phục hồi của hầu hết các TTCK và kinh tế thế giới, những biến đổi theo chiều hướng đi lên của TTCK VN trong thời gian gần đây phản ánh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường, kết quả lạc quan của nền kinh tế với chính sách kích cầu của CPhủ. Chính sách lãi suât của NHNN đc điều chỉnh một cách linh hoạt với mục tiêu vừa kiềm chế lạm phát vừa tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2008, lãi suất cơ bản được điều chỉnh 8 lần từ 8,75% (2/08), tăng lên 12% (5/08); 14%(6/08); xuống 13% (10/08); xuống 12% (5/11/08); 11% (21/11/08); 10%(5/12/08); 8,5% (22/12/08). Đến 2009 lãi suất được điều chỉnh giảm xuống còn 7,0% từ 1/12/09 lên thành 8,0% .Việc thay đổi lãi suất nhanh như vậy ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận cũng như quyết đinh đầu tư của các nhà đầu tư. Để TTCK VN giữ đc mức tăng trưởng ổn định, yếu tố phát triển bền vững cần được xem xét và thể chế hóa bằng các quy phạm pháp luật và chính sách phát triển của thị trường trong dài hạn. Phân tích các loại rủi ro phi hệ thống trong đầu tư chứng khoán. Bình luận của Anh (Chị) về rủi ro phi hệ thống trên thị trường chứng khoán Việt Nam Rủi ro phi hệ thống (unsystematic risk) là những yếu tố tác động gắn liền với từng công ty riêng biệt, như rủi ro kinh doan, rủi ro tài chính của công ty đó, mà không ảnh hưởng đến các công ty khác (trừ các công ty lớn). Để giảm thiểu rủi ro loại này, nhà đầu tư thường đa dạng hoá danh mục của mình. Do vậy, rủi ro phi hệ thống còn được gọi là rủi ro có thể đa dạng hoá (diversifiable risks). Rủi ro phi hệ thống= Rủi ro DN – Rủi ro hệ thống 1) Rủi ro kinh doanh là sự không chắc chắn về thu nhập của DN do bản chất của hoạt động kinh doanh. Sự không ổn định hay không chắc chắn này bắt nguồn từ những khó khăn trong các khâu khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh như chi mua nguyên vật liệu đầu vào, tiêu thụ sản phấm. Rủi ro kinh doanh được đo bằng các sai lệch của các dòng thu nhập thời gian qua. RRKD= Độ lệch chuẩn của các luồng thu nhập hoạt động/ Thu nhập hoạt động trung bình BR= Trong đó: OEi là thu nhập từ hoạt động kinh doanh của công ty năm thứ i và n là số năm Bên cạnh việc tính RRKD tổng thể,ta cần phải tính đến 2 nhân tố tác động đến sự biến đổi thu nhập hoạt động là mức biến đổi sản lượng và đòn bẩy hoạt động RRKD có thể xuất hiện do yếu tố nội sinh hoặc ngoại sinh. Yếu tố nội dinh phát sinh trong quá trình vận hành hoạt động cuat DN như:yếu tố quản lý, cơ cấu và chất lượng tài sản. Yếu tố ngoại sinh nằm ngoài sự kiểm soát của DN phụ thuộc vào môi trường hoạt động của DN như sự thay đổi của chính sách tín dụng, chính sách lãi suất, sự phân bổ dân số, vấn đề tăng trưởng và ổn định kinh tế… Những DN có yếu tố nội sinh tốt sẽ dễ chống đỡ trước những thay đổi của môi trường bên ngoài và ngược lại. 2) Rủi ro tài chính là loại rủi ro mà công ty phải đối mặt khi huy động vốn từ các khoản nợ để tài trợ cho các hoạt động của công ty.RRTC liên quan đến việc sử dụng nợ- đòn bẩy tài chính của DN. RR này tiềm ẩn trong cấu trúc vốn của DN. Mức độ rủi ro tài chính có thể chấp nhận được của công ty phụ thuộc rất nhiều vào rủi ro kinh doanh. Với một công ty nào đó có mức độ RRKD thấp(thu nhập từ hoạt động ổn định) các nhà đầu tư sẽ chấp nhận một RRTC cao hơn. Trong phân tích RRTC, ta sử dụng 3 chỉ tiêu Tỷ lệ nợ với VCSH=Tổng nợ dài hạn/ Tổng VCSH Các tỷ lệ so sánh giữa thu nhập với chi phí cố định và chi phí trả lãi. Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT/Nợ phải trả Cho biết công ty sử dụng bao nhiêu % trong tổng số thu nhập của mình để trang trải các gánh nặng nợ nần. Khả năng thanh toán nợ=(EBIT+Chi phí trả lãi thuê dự tính)/(Tổng chi phí trả lãi + chi phí trả lãi thuê dự tính) Các tỷ lệ so sánh dòng tiền với chi phí tài chính hoặc so sánh các dòng tiền với giá trị sổ sách của các khoản nợ chưa trả. (1) Tỷ lệ trang trải chi phí tài chính cố định bằng tiền mặt= (lượng tiền mặt ròng thu về từ các hoạt động+ chi phí trả lãi+ chi phí trả lãi thuê dự tính)/(chi phí trả lãi+ chi phí trả lãi thuê dự tính) (2) Tỷ lệ dòng tiền mặt trên các khoản nợ phải trả lãi = Lượng tiền mặt ròng thu về từ các hoạt động/(Tổng nợ dìa hạn+ Nợ phải trả lãi hiện hành) Việc sử dụng nợ sẽ làm tăng nghĩa vụ tài chính đối với DN do phải trả vốn và lãi, đồng thời do bị ràng buộc về nghĩa vụ thanh toán, DN sẽ phải đối mặt với dòng tiền ra lớn khi phải thanh toán nợ gốc và lãi. Khi DN k thanh toán nợ gốc và lãi đúng hạn, DN sẽ gặp khó khăn về tài chính do uy tín sụt giảm, thậm chí đối mặt với nguy cơ phá sản.DN k sử dụng nợ sẽ k có RRTC. 3) Rủi ro tỷ giá là khả năng biến động giá chứng khoán khi tỷ giá thay đổi. Khi tỷ giá thay đổi sẽ làm cho giá trị của chứng khoán mua bằng ngoại tệ thay đổi, và thu nhập của DN xuất- nhập khẩu thay đổi. Cụ thể: khi tỷ giá thay đổi sẽ làm cho giá vốn của DN nhập khẩu thay đổi và chi phí lãi vay, khả năng trả nợ của DN vay nợ bằng ngoại tệ thay đổi. Để hạn chế và khắc phục rủi ro tỷ giá các nhà đầu tư có thể sử dụng các công cụ phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn… 4) Rủi ro thanh khoản là sự bất ổn của giá chứng khoán khi điều kiện giao dịch thay đổi. Các loại chứng khoán khác nhau sẽ có độ thanh khoản khác nhau. Nếu số lượng chứng khoán lớn, lượng chứng khoán khả mại sẽ nhiều. Số lượng cố đông lớn, đặc biệt là cổ đông bên ngoài DN sẽ làm tính thanh khoản cao hơn. Sự thay đổi của tính thanh khoản chứng khoán có thể do tác động của những thay đổi trong cấu trúc cổ đông; do sự thay đổi về tâm lý nhà đầu tư; do sự thay đổi về phương thức giao dịch; sự thay đổi chính sách; hoặc do sự thay đổi của thị trường. Như việc giảm thời gian thanh toán từ T+3 xuống T+1 sẽ làm tăng tính thanh khoản của chứng khoán. Bình luận về RR phi hệ thống trên TTCK VN Biến động của cổ phiếu trên thị trường VN nhìn chung là tương đối lớn Trong năm 2008, TTCK VN được ghi nhận là một trong những thị trường có mức sụt giảm mạnh nhất thế giới khi chỉ số VN Index giảm khoảng 65% và chỉ số HASTC Index giảm tới 67,5% so với thời điểm cuối năm 2007. Cổ phiếu của nhiều DN kinh doanh hiệu quả đã về gần mệnh giá, giá trị thị trường chỉ bằng khoảng 50-70% giá trị sổ sách Tại HOSE:Nếu tính từ số điểm đóng cửa của phiên giao dịch đầu tiên của năm (2/1/2008), chỉ số VN-Index là 921,07 điểm, thì đóng cửa phiên giao dịch cuối năm (31/12/2008), chỉ số này chỉ còn 315,62 điểm, tức đã mất đi 605,45 điểm (giảm 65,33%).Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 1 cổ phiếu tăng giá, 4 cổ phiếu giảm giá. Có tới 5 mã đứng giá tham chiếu là STB, VIC, VNM, VPL, HAG với mức giá đóng cửa tương ứng là 18.400 đồng/cổ phiếu, 79.500 đồng/cổ phiếu, 83.000 đồng/cổ phiếu, 66.000 đồng/cổ phiếu và 63.000 đồng/cổ phiếu. xét về mức tuyệt đối thì DHG là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 5.000 đồng lên mức 119.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 31 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, SFC là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 2.400 đồng xuống còn 47.600 đồng/cổ phiếu, với 990 cổ phiếu được giao dịch. Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 2 mã tăng giá, 1 mã giảm sàn và 1 mã đứng giá. Cụ thể, PRUBF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 3.900 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 tăng 100 đồng (tương đương 1,32%), đạt 7.700 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 100 đồng (tương đương 2,50%), đạt 4.100 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giảm 100 đồng (tương đương 2,70%), chỉ còn 3.600 đồng/chứng chỉ quỹ. Đến năm 2009 Tính từ lúc VN-Index tạo lập đỉnh mới trong năm 2009 này là 624 điểm (trong phiên đó có lúc tăng lên 633 điểm) vào ngày 22-10 cho đến ngày 10-11, VN-Index đã giảm xuống còn 524 điểm, mất 100 điểm chỉ trong vòng 13 phiên giao dịch. Đây là đợt giảm sâu và có độ dốc lớn nhất của biểu đồ VN-Index tính từ đầu năm đến nay Tính thanh khoản của thị trường bị sụt giảm mạnh trong những thánh đầu năm 2009, giá trị giao dịch bình quân/ ngày chỉ con 301 tỷ đồng/ngày, trong khi đó con số này của năm 2008 là 754 tỷ đồng. Đến cuối năm 2009, tỷ lệ thanh khoản tăng, đạt mức kỷ lục vào ngày 23/10/09 với 137 triệu cổ phiếu đc chuyển nhượng, đạt giá trị gdich 6453 tỷ đồng trên sàn HOSE và 67 triệu cổ phiếu với giá trị gdich 3049 trên sàn HASTC. Nguyên nhân: vì nền kinh tế nước ta chính thức mở cửa khoảng 23 năm,nền kinh tế còn non trẻ.Các chính sách điều hành của NNước chưa thực sự linh hoạt với sự biến động bất thường của nền kinh tế; hành lang pháp lý còn chưa hoàn thiện; năng lực hoạt động của các DN trong nước chưa cao……………… Trình bày các phương pháp đo lường rủi ro trong đầu tư chứng khoán Hai phương pháp đo lường rủi ro trong đầu tư chứng khoán cơ bản là: độ dao động và sử dụng beta. PP1 độ dao động: sử dụng chỉ tiêu phương sai và độ lệch chuẩn Độ lệch chuẩn: σ= với i=1 đến n Trong đó Pi: Xác suất của từng trạng thái Ri: Doanh lợi kỳ vọng ứng với từng trạng thái Phương sai của danh mục đầu tư s=1 tới n Trong đó : E(Rs): Doanh lợi kỳ vọng của danh mục ứng với các trạng thái E(Rp): Doanh lợi kỳ vọng của danh mục Ps: Xác suất xảy ra của các tình huống Theo mô hình Markowit +)danh mục có N tài sản với tỷ trọng w=() Vecto lợi suất kỳ vọng của các tài sản R= () Lợi suất danh mục Rp = Phương sai của danh mục: +) Danh mục gồm 2 chứng khoán: Cov()= Hệ số tương quan Hệ số tương quan càng nhỏ thì khả năng giảm thiểu rủi ro càng lớn. Nếu r = +1 thì không giảm được rủi ro. PP2 Hệ số beta đo lường sự biến động tỷ suất lợi nhuận của từng cổ phiếu so với sự biến động tỷ suất lợi nhuận của toàn bộ thị trường 3.Xác định chuỗi return của giá chứng khoán để có được giá chứng khoán trong quá khứ. Rt= Pt= Pđóng cửa * hệ số tách tích lũy + DPS* hệ số tách tích lũy 4.Xác định beta của chứng khoán đã niêm yết B1: Xác định chuỗi lợi suất Ri và Rm B2: Xác định hiệp phương sai Cov(Ri,Rm)= Var (Rm) = B3: Xác định β = 5.ƯL beta của chứng khoán chưa niêm yết B1: Xác định tỷ trọng đầu tư theo ngành tại DN B2: Tính beta của các ngàh hoặc DN điển hình B3: Tính theo công thức : Điều chỉnh hệ số beta khi tính đến tác động của đòn bẩy và thuếTNDN Ta nhận thấy beta so sánh sự đồng biến động của chứng khoán và thị trường với sự biến động riêng biệt của thị trường. Hệ số này càng lớn chứng tỏ sự biến động của chứng khoán càng lớn so với sự biến động của thị trường. Beta được xác định với đầu vào là các tỷ suất lợi nhuận, mà tỷ suất này được tính toán dựa trên các mức giá của cổ phiếu theo thời gian. Xét về mặt toán học, beta chỉ là một công cụ đo lường khả năng biến động giá của các cổ phiếu so với sự biến động của chỉ số thị trường, nhưng nó là một đại diện cho rủi ro của doanh nghiệp. Ta có thể giải thích vấn đề này bằng EMH (Efficient Market Hyppothesis - giả thuyết thị trường hiệu quả). Theo thuyết này, giá cả chứng khoán sẽ phản ánh tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp. Và như vậy, beta đo lường rủi ro trong sự thay đổi mức giá của cổ phiếu, cũng chính là đo lường rủi ro của doanh nghiệp. Trình bày các phương thức đầu tư chứng khoán. Nhận xét của anh chị về hoạt động đầu tư chứng khoán ở Việt Nam hiện nay Đầu tư chứng khoán là một loại hình đầu tư tài chính. Trong hoạt động này nhà đầu tư bỏ tiền ra để mua các chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh. Gía tri của các chứng khoản phụ thuộc vào năng lực tài chính của nhà phát hành và quan hệ cung cầu của chứng khoán trên thị trường. Hoạt động đầu tư chứng khoán là hoạt động phức tạp, đòi hỏi các nhà đầu tư phải có trinh độ chuyên môn cao, am hiểu về thị trường, đồng thời phải có thị trường chứng khoán phát triển, tạo ra sự sẵn có của các công cụ đầu tư có tính thanh khoản cao. Các phương thức đầu tư chứng khoán: 1) Theo hình thức đầu tư: Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Như vậy, đầu tư trực tiếp bỏ vốn vào các tài sản thực, do vậy làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế còn đầu tư gián tiếp thi không. 2) Theo thời hạn đầu tư: Đầu tư ngắn hạn: thương có kỳ hạn từ 1 năm trở xuống, chủ yếu là hoạt động đâut tư ngân quỹ, hoạt động đầu tư hưởng lợi và hoạt động đầu tư phòng vệ. Đầu tư dài hạn: có kỳ hạn trên 1 năm thường tập trung ở hoạt động đầu tư nắm quyền kiểm soát, đầu tư góp vốn kinh doanh và hoạt động góp vốn của các nhà đầu tư chiến lược. 3) Theo mục đích đầu tư: Đầu tư ngân quỹ: thường được thực hiện bới các tổ chức kinh tế và các nhà đầu tư lớn. Xuất phát từ nhu cầu thanh toán chi trả, nhu cầu dự phòng và dự trữ, thay vì phải nắm giữ một lượng tiền khá lớn, các tổ chức kinh tế và các nhà đầu tư lớn thường đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao như: tín phiếu kho bạc, CDs, kỳ phiếu ngân hàng, thương phiếu… Đầu tư hưởng lợi: lợi nhuận từ hoạt động đầu tư có thể có từ lợi tức từ tài sản đầu tư như cổ tức được phân phối hàng năm, hay lợi tức từ trái phiếu;chênh lệch giá chứng khoán và các quyền lợi khác nếu có. Hoạt động đầu tư hưởng lợi có thể bao gồm: Kinh doanh chênh lệch giá: là hoạt động mua bán chứng khoán nhằm tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn từ chênh lệch giá chứng khoán. Hoạt động đầu cơ: là hoạt động đầu tư chứng khoán nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ lợi tức và chênh lệch giá trong dài hạn. Hoạt động đầu cơ làm cho chứng khoán trở nên khan hiếm, giá chứng khoán tăng và nhà đầu tư có thể tìm kiếm đc lợi lớn từ tăng giá chứng khoán. Kinh doanh giảm giá: là hoạt động đầu tư hưởng lợi khi có hiện tượng giảm giá chứng khoán. Khi dự báo giá chứng khoán giảm, nhà đầu tư sẽ bán chứng khoán để chờ hạ giá và mua lại. Phần chênh lệch giá sau khi trừ đi chi phí giao dịch sẽ là thu nhập của nhà bán kinh doanh giảm giá. Tạo lập thị trường: Là trường hợp nhà đầu tư, thường là các công ty chứng khoán, các NHTM đảm nhận thị trường cho các loại chứng khoán trên thị trường OTC. Họ có thể thu đc lợi tức đầu tư từ cổ tức, trái tức, chênh lệch tăng giá chứng khoán, tiền hoa hồng khi thực hiện môi giới cho các nhà đầu tư, được miễn giảm thuế,miễn giảm chi phí giao dịch, được miễn phí thông tin.Hoạt động tạo lập thị trường có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán. Đầu tư phòng vệ: các công cụ phòng vệ nhằm giúp các nhà đầu tư phòng tránh rủi ro như hợp đồng giao sau, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền mua… Đấu tư nắm quyền kiểm soát: Cổ phiếu cho phép CSH có quyền kiểm soát công ty phát hành thông qua quyền được nhận thông tin, quyền tham dự và biểu quyết tại đại hội cổ đông. Số lượng cổ phiếu nắm giữ sẽ quyết định khả năng biểu quyết, kiểm soát của các nhà đàu tư. Thông qua hoạt động đầu tư vốn, nhà đầu tư có thể tham gia hội đồng quản trị nhằm thực hiện hoạt động quản lý. Hoạt động đầu tư chứng khoán ở VN hiện nay: các nhà đầu tư lớn , có tổ chức còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong khi đó tỷ trọng của các nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2007 phần lớn nhà đầu tư cá nhân mua chứng khoán để đầu cơ ăn chênh lệch nên có tâm lý nóng vội, ít quan tâm xem công ty mình sở hữu CP hoạt động thế nào mà chỉ căn cứ vào tính thanh khoản cao hay thấp, có khả năng “sốt” hay không. Nhiều nhà đầu tư cũng thú thực họ không đủ thì giờ đi học và kiến thức để nắm bắt những công ty nào lãi thực, lãi giả và qui luật giao dịch của thị trường mà chủ yếu ra các sàn “nghe hơi nồi chõ”, đầu tư theo những người khác. Bởi thế vẫn có những đợt tụt dốc của những CP Vinamilk, Sacombank, TDH… dù các công ty này vẫn đang kinh doanh tốt. Tâm lý bầy đàn:Chứng minh bằng số liệu và mô hình thống kê toán cho thấy Hiệu ứng bầy đàn rất mạnh ở Việt Nam, và theo số liệu của chúng tôi là mạnh nhất thế giới. Hiệu ứng này đặc biệt mạnh khi giá thị trường tăng trong một khoảng thời gian liên tiếp khá dài. Hệ quả trực tiếp là người đầu tư từ bỏ cả kỳ vọng cá nhân, để theo đuổi mức kỳ vọng của đám đông trên thị trường, khiến cho khoảng cách chiến lược đầu tư tiến dần tới epsilon bé tí. Trong khi đó, tính thanh khoản tạo ra do các Delta >> epsilon, và con người có các xu hướng giao dịch trái chiều. Hệ quả thứ hai, cũng trực tiếp, là tính thanh khoản giảm dần. Mà tính thanh khoản chính là giá trị lớn nhất, duy nhất của TTCK (chứ không phải theo quan niệm sai lầm chung là tính năng huy động vốn) Khi tính thanh khoản trở nên mờ nhạt không còn mang tính quyết định thì thị trường biến thành Casino. Thực sự là Casino vì mọi người cho rằng nó là cỗ máy kiếm tiền, xay ra tiền, nhào ra tiền, và đâu cũng là tiền... Chúng ta bằng sự nhìn nhận bình thường sẽ hiểu rằng điều này quá sai lầm và hoàn toàn tự huyễn hoặc. Phần lớn nhà đầu tư chỉ quan tâm tới lợi nhuận, và chỉ nhăm nhăm tới những thông tin không xác thực ngoài luồng. Điều này thật sai lầm. Kiến thức khác thông tin. Kiến thức là một bộ lọc thông tin có phương hướng, có chủ đích và có phương pháp. Việc chỉ chăm chắm đào bới các thông tin ngoài luồng không làm các nhà đầu tư khôn ngoan hơn, có khi còn làm “loạn hết óc” trong thời buổi thông tin bùng nổ. Chính vì không bổ sung kiến thức, nên thị trường hỗn loạn trong các dòng chảy thông tin. Mệt mỏi với thông tin càng khiến cho người ta dễ từ bỏ các kỳ vọng cá nhân, để hào hứng đi theo sự vẫy gọi của "hiệu ứng bầy đàn". Năm 2009 Một yếu tố đáng chú ý trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm tới thời điểm này là sự khác biệt tương đối lớn giữa sự lên xuống của giá các cổ phiếu. Dường như, các nhà đầu tư Việt Nam cuối cùng đã lựa chọn kỹ hơn khi mua cổ phiếu, thay vì mua theo cảm tính như trước đây.Ngoài ra, nhờ giá cổ phiếu tăng, nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường đủ lớn để các nhà đầu tư ngoại rót vốn cũng tăng lên. Hiện đang có 8 cổ phiếu có giá trị vốn hóa từ 500 triệu USD trở lên, so với 4 cổ phiếu ở thời điểm cuối tháng 2. Tuy nhiên, báo cáo của HSBC cũng cho thấy, các nhà đầu tư ngoại không phải là đối tượng chèo lái đợt phục hồi này của thị trường chứng khoán Việt Nam. Lượng m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112225.doc
Tài liệu liên quan