Câu hỏi và đáp án triết học Mac- Lenin

Câu 8: Phân tích nội dung quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ của LLSX. Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới ĐCSVN đã vận dụng quy luật này như thế nào?

TL:

Để trả lời câu hỏi này ta sẽ điểm qua một số khái niệm sau:

+ Phương thức sản xuất: là cách thức con nguời thực hiện trong quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.

+ Lực lượng sản xuất: là biểu thị mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong quá trình sản xuất.

+ Quan hệ sản xuất : là biểu thị mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất.

+ Tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Trình độ phát triển của LLSX là khả năng chinh phục tự nhiên của con người trong các giai đoạn lịch sử. Nó đánh dấu bằng trình độ của các công cụ lao động.

Sau đây là nội dung của quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ của LLSX:

- Sự vận động và phát triển của LLSX quyết định và làm thay đổi QHSX phù hợp với nó:

+ Mỗi PTSX ra đời chính là sự phù hợp giữa QHSX với trình độ phát triển của LLSX. Sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX là một trạng thái mà trong đó QHSX là “ hình thức phát triển ” của LLSX. Trong trạng thái đó tất cả các mặt của QHSX đều “ toạ địa bàn đay đủ ” cho LLSX phát triển. lúc đó nó là cơ sở cho LLSX phát triển hết khả năng của nó.s

+ Khi LLSX phát triển đến một trình độ nhất định nó làm QHSX từ phù hợp trở thành không phù hợp, đó là trạng thái mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX nếu quan hệ này càng gay gắt thì QHSX trở thành xiềng xích cho sự phát triển của LLSX.

 

docx18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Câu hỏi và đáp án triết học Mac- Lenin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phù hợp theo định hướng XHCN. Xuất phát từ nên kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lao động thủ công mà đi lên CNXH chưa có nền đại công nghiệp, do đó phài tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất. Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ TBCN, tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực thì thật là khó khăn cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài và nhiều chặng đường. Vận dụng quy luât sự phù hợp này đảng ta chủ trường thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hang hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Câu 9: Phân tích quan điểm của triết học Mac-Lênin về sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội. Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới ĐCSVN đã vận dụng quan điểm này NTN? TL: Để hiểu rõ quan điểm của triết học Mac-Lênin về vấn đề này ta phải làm rõ khái niệm thế nào là hình thái kinh tế xã hội: Hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dung để chỉ xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy. Sau đây ta sẽ đi phân tích nội dung của quan điểm: Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên, điều này được thể hiện ở những điểm sau: + Xã hội phát triển qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau từ thấp đến cao, tương ứng với mỗi giai đoạn lịch sử nhất định là một hình thái kinh tế xã hội đặc trưng. + Sự vận động thay thế các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử do các quy luật khách quan chi phối, đó là các quy luật : quy luật quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, quan hệ cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng,…Chính nhờ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các quy luật khách quan này mà các hình thái kinh tế xã hội phát triển từ thấp đến cao. + Nguồn gốc sâu xa của sự vận động và phát triển của xã hội chính là sự phát triển của lựclượng sản xuất.Chính sự phát triển của LLSX đã quyết định làm thay đổi QHSX, rồi QHSX lại làm thay đổi kiến trúc thượng tầng thay đổi theo nó và do đó hình thái kinh tế xã hội cũ được thay thế bằng một hình thái kinh tế xã hội mới cao hơn và tiến bộ hơn. + Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các quy luật khách quan làm cho các hình thái kinh tế xã hội phát triển từ thấp đến cao, đó là quy luật phát triển chung của nhân loại. Tuy nhiên con đường phát triển của mỗi dân tộc ko những bị chi phối bởi những quy luật chung mà nó còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá,…Do đó có những dân tộc có thể bỏ qua một vài hình thái kinh tế xã hội nào đó thấp hơn để tiến lên một hình thái ktxh cao hơn. Ví dụ như ngay đất nước chúng ta đã bỏ qua hình thái kinh tế TBCN để tiến lên hình thái kinh tế CSCN. Cuối cùng ta sẽ nói về sự vận dụng quan điểm này của ĐCSVN vào trong công cuộc đổi mới đất nước: + Việc lựa chọn con đường tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là một quá trình tự nhiên: Trong chính cương vắn tắt và sách lựoc vắn tắt, luận cương đầu tiên của đảng ta đã khẳng định “ con đường cách mạng VN nhất định phải đi tới CNXH bỏ qua thời kỳ TBCN ”. Qua các thời kỳ cách mạng từ khi thành lập, Đảng ta luôn kằng định chân lý “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu khách quan phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân ta ”. + Kết hơp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống XH. Trong mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị thì đổi mới kinh tế được giữ vai trò trung tâm, đồng thời thúc đẩy đổi mới trong các mặt khác của đời sống xã hội, quan điểm đó luôn được khằng định trong các cuộc đại hội Đảng VI,VII,VIII, IX . Đại hội đảng IX đã đưa ra cơ cấu nền kinh tế 6 thành phần: nhà nước, tập thể, tư bản tư nhân , tư bản nhà nước, cá thể tiểu chủ ở nông thôn và thành thị, có vốn đầu tư nước ngoài. Đi đôi với phát triển kinh tế là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước, phải không ngừng đổi mới hệ thống chính trị nâng cao vai trò lãnh đạo sức chiến đấu của Đảng. + Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: Kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh nhân loại, đồng thời là động lực mạnh mẽ thúc đẩy LLSX phát triển Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCn vừa phù hợp với xu hương phát triển chung của nhân loại vừa phù hợp với yêu cầu phát triển LLSX của nước ta, với yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ kết hợp với hội nhập kinh tế. + Công nghiệp hoá và hiện đại hoá với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta: Vận dụng quy luật QHSX phù hợp với LLSX thì đại hội đảng IX đã chỉ rõ: ưư tiên phát triển LLSX đồng thời xây dựng QHSX phù hợp với định hướng XHCN. Đảng chỉ rõ quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội với phát triển khoa học công nghệ vì sự phát triển khoa học công nghệ sẽ phát triển nhanh LLSX nhằm nâng cao năng suất lao động. Đảng nhận định đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Câu 10: Quan điểm của triết học Mac-Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề này? TL: Để hiểu được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử thì ta đi làm rõ các khái niệm sau: + Khái niệm quần chúng nhân dân: là bộ phận có cùng chung lợi ích căn bản, bao gồm những thành phần, tầng lớp và những giai cấp, lien kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một các nhân, tổ chức hay đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định. + Khái niệm vĩ nhân: là cá nhân kiệt xuất, trưởng thành từ phong trào quần chúng, nắm bắt được nững vấn đề căn bản nhất trog một lĩnh vực nhất định của thực tiễn và lý luận ( kinh tế, chính trị, khoa hoc,….) Sâu đây là nội dung của quan điểm triết học M-L về vai trò của QCND: Quần chúng nhân dân chính là chủ thế sáng tạo chân chính ra lịch sử,bởi mọi lý tưởng giải phóng xã hội, giải phóng con người chỉ được chứng minh thông qua sự tiếp thu và hoạt động của QCND, điều đó được thể hiện qua ba nội dung như sau: + QCND là LLSX cơ bản của xã hội, sản xuất ra của cải vật chất, là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội. Con người muốn tồn tại phải có các đk vật chất cần thiết,mà những nhu cầu đó chỉ có thể đáp ứng thông qua sản xuất. LLSX cơ bản là QCND lao động bao gồm cả lao động chân tay và lao động chí óc. + QCND là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội: Lịch sử đã chứng minh rằng không có cuộc chuyển biến cách mạng nào mà không là hoạt động đông đảo của QCND. Họ là lực lượng cơ bản của cách mạng quyết định sự thắng lợi của cách mạng. Cách mạng chính là sự nghiệp của quần chúng, nguồn gốc của các cuộc cách mạng là do sự phát triển của LLSX , từ đó dẫn đến mâu thuẫn giữa các QHSX, nghĩa là nguyên nhân bắt đầu từ hoạt động sản xuất cảu nhân dân. Do đó QCND là động lực của các cuộc cm. + QCND là người sang tạo ra các giá trị văn hoá tinh thần: QCND đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển của khoa học , nghệ thuật, văn học,.. Tóm lại xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt động tinh thần QCND luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử. Tuy nhiên vai trò chủ thể của QCND còn tuỷ thuộc vàođk lịch sử cụ thể và trình độ nhận thức của QCND. Cuối cùng là ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm trên: + Phê phán các quan điểm duy tâm và siêu hình về vấn đề này: Theo quan điển duy tâm thì ý thức, quyết tâm của con người quyết định sự phát triển của xã hội, điều này là không đúng. Còn theo quan điểm siêu hình thì nó đề cao vai trò của vĩ nhân, nó quan niệm chỉ cần có 1 vĩ nhân giỏi là đủ để cho xã hội phát triển, điều này cũng ko đúng vì nếu chỉ có 1 mình vĩ nhân sẽ ko làm được gì mà phải cần có sự tham gia của QCND + Phải quán triệt bài học lấy dân làm gốc vì nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử + Chống tệ sùng bái các nhân Câu 11: Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hộivà ý thức xã hội. ĐCSVN đã vận dụng quan điểm này ntn trong công cuộc đổi mới? TL: Để hiểu rõ mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội ta làm rõ các khái niệm sau: + Khái niệm tồn tại xã hội: là sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. + Khái niệm ý thức xã hội: là mặt tinh thần của đời sống xã hội bao gồm những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống… của một cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định. Sau đây là nội dung của mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại XH và ý thức Xh: YTXH phản ánh TTXH, do TTXH quyết định: + TTXH quyết định sự ra đời của YTXH, TTXH như thế nào thì YTXH như thế ấy, YTXH là sự phản ánh của TTXH và phụ thuộc vào TTXH. + TTXH quyết định sự thay đổi của YTXH, khi TTXH thay đổi thì YTXH cũng thay đổi theo. + TTXH phức tạp thì YTXH cũng phức tạp vì YTXH là sự phản ánh của TTXH YTXH có tính độc lập tương đối so với TTXH: + YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH: nó thể Ý thức xã hội có sau nên không phản ánh kịp sự thay đổi của TTXH Do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũngnhư do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái YTXH. Do vấn đề lợi ích: Do giai cấp thống trị cố níu kéo YTXH cũ để bảo vệ lợi ích của chính mình. + YTXH có thể vượt trước TTXH: Trong những đk nhất định tư tưởng của con người, đặc biệtlà những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của TTXH, dự báo tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn. + YTXH có tính kế thừa trong sự phát triển của mình: Kế thừa trong sự phát triển của YTXH thể hiện những quan điểm , lý luận của mỗi thời đại đều dựa trên cơ sở lý luận của thế hệ trước. Đó chính là hình thức kế thừa từ XH trước để lại Ngoài ra còn kế thừa những tư tưởng, lý luận từ bên ngoài. Sự tác động qua lại giữa các hình thái YTXH trong sự phát triển của chúng: Có các loại hình ý thức xã hội: ý thức chính trị , ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý thức nghệ thuật, ý thức tôn giáo. Mỗi hình thái YTXH phản ánh một mặt, một đối tượng nhất định, một phạm vi nhất định của TTXH Tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử mà có hình thái YTXH nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh mẽ lên các hình thái khác tạo nên sự phát triển không đồng nhất với TTXH YTXH tác động trở lại TTXH Sự tác động đó thể hiện theo hai khuynh hướng đối lập nhau: tư tưởng khoa học và tiến bộ góp phần thúc đẩy TTXH phát triển.Nếu YTXH lạc hậu thì sẽ kìm hãm sự phát triển của TTXH. Cuối cùng là sự vận dụng của Đảng: Vận dụng quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội thì mọi chính sách đường lối của đảng luôn lắm vững tư tưởng đó, cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới phải tiến hành trên cả hai mặt TTXH và YTXH. Đảng chỉ rõ: một mặt coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hoá, phát huy vai trò tích cực của đời sống tinh thần với quá trình phát triển kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; mặt khác phải tránh tái phạm sai lầm chủ quan duy ý chí trong việc xây dựng văn hoá, xây dựng con người mới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtriet_hoc_mac_lenin_2632.docx
Tài liệu liên quan