Cây Điềm Trúc

Điềm trúc là loài tre lấy măng được nhập từ Trung Quốc, thân cây

tương đối to, lá bản rộng và màu xanh đẹp có thể khai thác lá để xuất khẩu.

Năng suất măng cao nếu thâm canh có thể đạt 50-70 tấn măng tươi/ha, củ

măng to đường kính gốc có thể đạt đến 20 -30 cm và nặng 3 -5 kg mỗi củ,

chất lượng măng cao, ăn giòn ngọt. Cây sinh trưởng nhanh, ra măng khoẻ

chóng thành bụi. Có thể nhân giống bằng hom.

pdf6 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Cây Điềm Trúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cây Điềm Trúc Điềm trúc là loài tre lấy măng được nhập từ Trung Quốc, thân cây tương đối to, lá bản rộng và màu xanh đẹp có thể khai thác lá để xuất khẩu. Năng suất măng cao nếu thâm canh có thể đạt 50-70 tấn măng tươi/ha, củ măng to đường kính gốc có thể đạt đến 20 - 30 cm và nặng 3 - 5 kg mỗi củ, chất lượng măng cao, ăn giòn ngọt. Cây sinh trưởng nhanh, ra măng khoẻ chóng thành bụi. Có thể nhân giống bằng hom. Măng tre dùng làm thực phẩm, là loại rau sạch được sử dụng nhiều trong nước và xuất khẩu. Thân tre làm nguyên liệu giấy, sản xuất chiếu trúc và làm hàng thủ công mỹ nghệ. Lá tre thu hái để xuất khẩu. Măng tre điềm Trúc có thể dùng ăn tươi và chế biến ra nhiều loại sản phẩm khác như măng hộp, măng chua, măng khô, măng lát, măng sợi... Điều kiện nơi trồng 1. Chọn vùng trồng. Nhìn chung, tre măng điềm Trúc thích hợp với vùng khí hậu nóng và ẩm, có lượng mưa lớn và có lượng ánh sáng dồi dào, nơi có độ cao dưới 500 m so với mặt biển. Những vùng chịu ảnh hưởng của gió Lào cần hết sức chú ý trong việc chọn thời vụ trồng, tránh những ngày có gió khô nóng và cần có biện pháp tưới nước giữ ẩm cho cây trồng. Đối với vùng núi cao cần phải tham khảo kỹ để lựa chọn loài tre măng có khả năng phân bố ở độ cao lớn như loài Mao Trúc. Tre măng điềm Trúc là loài cây ưa sáng hoàn toàn vì vậy không được trồng dưới tán các cây khác, khi trồng rừng tập trung nếu cần trồng hỗn giao với cây gỗ thì nên trồng theo phương pháp hỗn giao với băng rộng để đảm bảo độ chiếu sáng cho tre. 2. Chọn đất trồng. Các loài tre lấy măng đều thích hợp với các loại đất tầng dày, tơi xốp nhiều mùn, đất ẩm nhưng thoát nước. Tốt nhất là các loại đất phù sa ven sông suối, đất trên nương rẫy còn tính chất đất rừng. Không được trồng tre điềm Trúc ở đất bị ngập úng dài ngày, đất quá bí chặt, đất bị đá ong hoá tầng mỏng và đất cát khô rời rạc. Trường hợp nơi đồi trọc đất nghèo xấu, nhiều sỏi đá cần áp dụng các biện pháp cải tạo đất như đào hố to rộng, bón nhiều phân hữu cơ, che tủ đất bằng rơm rạ, tưới nước, trồng xen cây cố định đạm... Dẻ ăn quả "Đại nông số 1" Dẻ ván "Nông đại số 1" là giống dẻ mới được gây đột biến bằng phóng xạ Neutron nhanh và tuyển chọn suốt 16 năm, có các đặc điểm cây lùn, chín sớm, sản lượng cao và ổn định. Quả chín vào cuối tháng 8 đầu tháng 9, sớm hơn các giống dẻ khác khoảng 20 ngày, Chín sớm tạo sức cạnh tranh mạnh, hiệu quả kinh tế cao. Tán cây chỉ lùn bằng 1/2 các giống khác, rừng 10 tuổi cây chỉ cao 3,1 m, tán rộng 2,8 m, vòm tán hình tròn rất phù hợp với xu hướng gây tạo vườn qủa lùn thời đại ngày nay, phù hợp với yêu cầu trồng dày, có thể đạt mật độ gấp đôi các giống dẻ khác. Mật độ trồng 630 cây/ha, sau khi trồng 3-4 năm bắt đầu ra hoa kết quả, 8-12 tuổi bước vào đầu thời kỳ sai quả, mỗi ha có thể thu hoạch trên 2.250kg quả, cá biệt cây cao sản có thể thu hoạch tới 10,73kg (tương đương 6.646kg/ha), sản lượng năm được mùa và năm mất mùa chênh lệch không rõ. Quả thường chứa 3 hạt, một số ít có tới 4 -7 hạt, vỏ quả mỏng, tỷ lệ hạt cao hơn các giống khác 14,8%. Hạt có màu đỏ nâu và láng bóng, độ lớn trung bình, mỗi hạt bình quân nặng 10,1 gam, vỏ hạt mỏng tỷ lệ nhân đạt 84,9%, nhân mịn, giòn và thơm, vị rất ngon

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf18_5716.pdf
Tài liệu liên quan