Chất hữu cơtrong môi trường nước biển phía Tây vịnh Bắc Bộ

Tóm tắt. Tổng hợp sốliệu khảo sát vịnh Bắc Bộtrong những năm gần đây cho thấy:

1. Ôxy hoà tan trong nước biển phía tây vịnh Bắc Bộkhá dồi dào, dao động chủyếu trong khoảng

4-6 mg/l và chưa gặp thấy trường hợp thiếu hụt ôxy hoà tan. Đây là điều kiện đảm bảo môi trường

nước biển phía tây vịnh Bắc Bộkhông bịrơi vào tình trạng yếm khí.

2. Thông qua các chỉtiêu BOD5 và COD thấy rằng hàm lượng chất hữu cơtrong nước vùng biển

phía tây vịnh Bắc bộkhá thấp (giá trịtrung bình BOD5 trong các đợt khảo sát biến đổi từ0,60 đến

1,31 mgO/l, COD từ1,25 đến 1,88 mgO/l). HệsốRQ trung bình biến đổi từ0,052 đến 0,097, nhỏ

hơn đơn vị9-24 lần. Các giá trịnày khẳng định nước biển phía tây vịnh Bắc Bộchưa bịô nhiễm

bởi chất hữu cơ.

pdf8 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 927 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chất hữu cơtrong môi trường nước biển phía Tây vịnh Bắc Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ  25, Số 1S (2009) 13‐20 13 _______ Chất hữu cơ trong môi trường nước biển phía Tây vịnh Bắc Bộ Đoàn Bộ* Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN Ngày nhận 02 tháng 01 năm 2009 Tóm tắt. Tổng hợp số liệu khảo sát vịnh Bắc Bộ trong những năm gần đây cho thấy: 1. Ôxy hoà tan trong nước biển phía tây vịnh Bắc Bộ khá dồi dào, dao động chủ yếu trong khoảng 4-6 mg/l và chưa gặp thấy trường hợp thiếu hụt ôxy hoà tan. Đây là điều kiện đảm bảo môi trường nước biển phía tây vịnh Bắc Bộ không bị rơi vào tình trạng yếm khí. 2. Thông qua các chỉ tiêu BOD5 và COD thấy rằng hàm lượng chất hữu cơ trong nước vùng biển phía tây vịnh Bắc bộ khá thấp (giá trị trung bình BOD5 trong các đợt khảo sát biến đổi từ 0,60 đến 1,31 mgO/l, COD từ 1,25 đến 1,88 mgO/l). Hệ số RQ trung bình biến đổi từ 0,052 đến 0,097, nhỏ hơn đơn vị 9-24 lần. Các giá trị này khẳng định nước biển phía tây vịnh Bắc Bộ chưa bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ. 1. Đặt vấn đề∗ Tuỳ theo mức độ bị phân hủy, các chất hữu cơ trong môi trường nước biển được chia thành hai loại: khó bị phân hủy và dễ bị phân huỷ. Các chất hữu cơ khó bị phân huỷ (chất hữu cơ bền) chủ yếu có nguồn gốc từ lục địa còn các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ chủ yếu được thành tạo ngay trong biển trong các giai đoạn khác nhau của quá trình phân giải xác động thực vật cùng các sản phẩm dư thừa của các hoạt động sống của chúng. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ chất hữu cơ là các chất vô cơ được hoàn lại cho môi trường. Quá trình phân huỷ chất hữu cơ trong nước biển có thể diễn ra trong điều kiện kỵ khí (thường xuất hiện ở các lớp nước sâu và đáy, nơi có sự thiếu hụt ôxy hòa tan) hoặc hiếu khí (thường xảy ra ở các lớp nước bên trên). Trong điều kiện kỵ khí, sự phân hủy sẽ tạo ra các khí độc như hydrosunfua (H ∗ ĐT: 84-4-35586898. E-mail: bodv@vnu.edu.vn 2S), mêtan (CH4), trong điều kiện hiếu khí sẽ tiêu thụ ôxy hoà tan trong nước và giải phóng CO2. Sự ô nhiễm nước biển bởi các chất hữu cơ (hàm lượng vượt giới hạn cho phép) sẽ làm suy giảm chất lượng nước, tác động xấu đến sự sống trong thuỷ vực do khí ôxy bị tiêu hao, tạo ra các khí độc. Để đánh giá mức độ ô nhiễm nước biển bởi các chất hữu cơ tiêu hao ôxy, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu: nồng độ ôxy hoà tan (DO - Dissolved Oxygen), nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD - Biochemical Oxygen Demand) và nhu cầu ôxy hoá học (COD - Chemical Oxygen Demand). Bài báo này giới thiệu một số kết quả nghiên cứu hiện trạng phân bố và những đánh giá mức độ ô nhiễm nước biển phía tây vịnh Bắc Bộ bởi chất hữu cơ trong những năm gần đây thông qua 3 chỉ tiêu nêu trên. Nghiên cứu này được hoàn thành với sự hỗ trợ kinh phí của Đ. Bộ / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 1S (2009) 13‐20 14 Hội đồng Khoa học Tự nhiên giai đoạn 2006- 2008 (đề tài Nghiên cứu cơ bản mã số 705206) và nguồn tài liệu của đề tài cấp Nhà nước KC- 09-17 (Chương trình Biển KC-09). 2. Tài liệu và phương pháp Trong các năm 2003-2004, đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) cấp nhà nước KC-09-17 do Trung tâm Khí tượng Thủy văn Biển chủ trì đã thực hiện 3 đợt khảo sát quy mô lớn ở nửa phía tây vịnh Bắc Bộ (tháng 10, 11 năm 2003, tháng 3, 4 năm 2004 và tháng 8 năm 2004) với tổng số 106 lượt trạm hóa học môi trường biển [1]. Tại các trạm này, mẫu nước được thu theo các tầng chuẩn bằng thiết bị Rosetle và các batomet chuyên dụng; nhiệt độ, độ muối và DO được đo trực tiếp bằng CTD và máy Horiba- U10; BOD5 được xác định trực tiếp bằng việc phân tích nồng ôxy hoà tan trong mẫu nước trước và sau khi ủ 5 ngày ở nhiệt độ 200C ± 10C (dùng phương pháp Vincler); COD được xác định bằng phương pháp ôxy hoá chất hữu cơ trong mẫu (dùng KMnO4) ở điều kiện môi trường kiềm. Tất cả công việc được thực hiện theo đúng quy trình, quy phạm [2,3]. Mặc dù các trạm khảo sát không đồng bộ về thời gian, song do tính ổn định tương đối của các điều kiện môi trường nước biển khơi nên các kết quả thu được vẫn phản ánh đúng những đặc điểm cơ bản trong bức tranh phân bố chất hữu cơ vùng nghiên cứu. Ngoài các số liệu thu được trong các đợt khảo sát nói trên, các số liệu lịch sử đối với DO, BOD5 và COD tại một số khu vực trong vịnh Bắc Bộ [2,4,5,6] cũng được sử dụng để so sánh, đối chiếu với các kết quả khảo sát. Mức độ ô nhiễm môi trường nước biển bởi chất hữu cơ được đánh giá thông qua hệ số ô nhiễm RQ (Risk Quotient), là tỷ số của hàm lượng chất hữu cơ với giới hạn cho phép của chúng theo Tiêu chuẩn môi trường nước biển ven bờ Việt Nam (TCVN-5943-1995 [7]). 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Phân bố nồng độ ôxy hòa tan Trong đợt khảo sát tháng 10, 11 năm 2003, nồng độ DO trong các tầng nước dao động chủ yếu trong khoảng trên dưới 5,50 đến trên dưới 6,50 mg/l, đạt 93% đến 113% độ bão hoà tương ứng với các điều kiện nhiệt-muối trong thời kỳ này (nhiệt độ tầng mặt 26oC đến trên 27oC, độ muối 30-32 ppt). Theo mặt rộng, nồng độ DO ở các tầng thể hiện rõ xu thế tăng dần từ bắc vào nam, phân hoá thành hai khu vực là phía bắc (từ Nghệ An trở ra) thấp hơn phía nam. Khu vực biển ven bờ Hà Tĩnh - Quảng Bình là nơi có nồng độ DO cao hơn, thường đạt trên 100% độ bão hoà và có xu thế tăng từ bờ ra khơi (hình 1). Trong đợt khảo sát này, nồng độ DO giữa các tầng không có sự khác biệt nhiều bởi xáo trộn thẳng đứng đầu mùa đông xảy ra tương đối mạnh. Đ. Bộ / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 1S (2009) 13‐20 15 105 106 107 108 109 110 105 106 107 108 109 110 17 18 19 20 21 22 17 18 19 20 21 22 Trung Quèc Lµo Hµ Néi Qu¶ng Ninh Tp.H¶i Phßng Th¸i B×nh Nam §Þnh Thanh Hãa NghÖ An Hµ TÜnh Qu¶ng Binh Qu¶ng TrÞ Thõa Thiªn HuÕ §¶o H¶i Nam §.B¹ch Long VÜ 105 106 107 108 109 110 105 106 107 108 109 110 17 18 19 20 21 22 17 18 19 20 21 22 Trung Quèc Lµo Hµ Néi Qu¶ng Ninh Tp.H¶i Phßng Th¸i B×nh Nam §Þnh Thanh Hãa NghÖ An Hµ TÜnh Qu¶ng Binh Qu¶ng TrÞ Thõa Thiªn HuÕ §¶o H¶i Nam §.B¹ch Long VÜ Hình 1. Phân bố DO (mg/l) tầng 10m (trái) và tầng đáy tháng 10, 11/2003. Trong đợt khảo sát tháng 3, 4 năm 2004 nước biển phía tây vịnh Bắc Bộ có nồng độ DO đạt 4-5 mg/l và khá đồng nhất giữa các tầng (do xáo trộn thẳng đứng mạnh mùa Đông-Xuân) và có phân bố với xu thế giảm dần từ bắc vào nam (hình 2 bên trái). Đợt khảo sát tháng 8-2004 có nồng độ DO biến đổi từ 5-6 mg/l ở tầng mặt, giảm dần còn cỡ 4-5 mg/l ở tầng đáy. Xu thế giảm nồng độ DO từ bờ ra khơi thể hiện tương đối rõ (hình 2 bên phải). Nhìn chung, hàm lượng ôxy hoà tan trong nước vùng biển phía tây vịnh Bắc Bộ khá cao, biến đổi từ 5-6 mg/l ở tầng mặt đến 4-5 mg/l ở tầng đáy và không gặp thấy trường hợp thiếu hụt ôxy. Các kết quả nghiên cứu lịch sử trước đây cũng khẳng định điều này [2,4,5]. Đây là điều kiện thuận lợi đảm bảo môi trường nước biển vùng nghiên cứu không bị rơi vào tình trạng yếm khí. 3.2. Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD5) Đặc điểm chung nhất của BOD5 trong nước vùng biển phía tây vịnh Bắc Bộ qua các đợt khảo sát là có giá trị khá thấp và tương đối ổn định, giá trị trung bình theo các tầng biến đổi trong khoảng 0,43-1,48 mgO/l (bảng 1, hình 3) tương đương hàm lượng chất hữu cơ 165-569 mgC/m3, xu thế giảm từ mặt xuống đáy thể hiện khá rõ. Bảng 1. BOD5 (mgO/l) trong nước biển vịnh Bắc Bộ qua các đợt khảo sát Tháng 10-11/2003 Tháng 3-4/2004 Tháng 8/2004 TT Tầng Khoảng Trung bình Khoảng Trung bình Khoảng Trung bình 1 Mặt 0,71-2,00 1,48 0,30-1,44 0,79 0,56-1,14 0,80 2 10 m 0,87-2,11 1,36 0,06-1,28 0,66 0,36-0,71 0,52 3 Đáy 0,27-1,60 1,08 0,03-0,86 0,43 0,21-0,77 0,49 Trung bình cả lớp nước 1,31 0,63 0,60 Đ. Bộ / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 1S (2009) 13‐20 16 105 106 107 108 109 110 105 106 107 108 109 110 17 18 19 20 21 22 17 18 19 20 21 22 Trung Quèc Lµo Hµ Néi Qu¶ng Ninh Tp.H¶i Phßng Th¸i B×nh Nam §Þnh Thanh Hãa NghÖ An Hµ TÜnh Qu¶ng Binh Qu¶ng TrÞ Thõa Thiªn HuÕ §¶o H¶i Nam §.B¹ch Long VÜ 105 106 107 108 109 110 105 106 107 108 109 110 17 18 19 20 21 22 17 18 19 20 21 22 Trung Quèc Lµo Hµ Néi Qu¶ng Ninh Tp.H¶i Phßng Th¸i B×nh Nam §Þnh Thanh Hãa NghÖ An Hµ TÜnh Qu¶ng Binh Qu¶ng TrÞ Thõa Thiªn HuÕ §¶o H¶i Nam §.B¹ch Long VÜ Hình 2. Phân bố DO (mg/l) tầng mặt tháng 3, 4/2004 (trái) và tháng 8/2004. 0 0.4 0.8 1.2 1.6 Th¸ng 10.11/2003 Th¸ng 3.4-2004 Th¸ng 8-2004 MÆt 10 m §¸y mgO/l Hình 3. Giá trị trung bình BOD5 qua các đợt khảo sát. Trong đợt khảo sát tháng 10, 11 năm 2003, BOD5 có giá trị cao hơn so với 2 đợt khảo sát còn lại. Có thể xem thời kỳ này như giai đoạn chuyển tiếp từ mùa hè sang mùa đông, là thời kỳ cuối của một chu kỳ phát triển của thủy sinh vật nên vùng biển có khả năng tích lũy chất hữu cơ. BOD5 trong các đợt khảo sát tháng 3, 4 và tháng 8 năm 2004 không có sự khác biệt nhau nhiều, xu thế phân bố cao hơn ở khu vực phía bắc và gần bờ, thấp hơn ở khu vực phía nam và xa bờ (hình 4). Đ. Bộ / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 1S (2009) 13‐20 17 105 106 107 108 109 110 105 106 107 108 109 110 17 18 19 20 21 22 17 18 19 20 21 22 0.84 0.670.601.14 0.98 0.81 0.84 0.78 1.040.90 0.74 0.62 0.92 0.59 0.77 0.84 0.82 0.56 Trung Quèc Lµo Hµ Néi Qu¶ng Ninh Tp.H¶i Phßng Th¸i B×nh Nam §Þnh Thanh Hãa NghÖ An Hµ TÜnh Qu¶ng Binh Qu¶ng TrÞ Thõa Thiªn HuÕ §¶o H¶i Nam §.B¹ch Long VÜ 105 106 107 108 109 110 105 106 107 108 109 110 17 18 19 20 21 22 17 18 19 20 21 22 0.70 0.360.410.77 0.65 0.45 0.51 0.48 0.770.63 0.42 0.27 0.56 0.30 0.21 0.52 0.42 0.34 Trung Quèc Lµo Hµ Néi Qu¶ng Ninh Tp.H¶i Phßng Th¸i B×nh Nam §Þnh Thanh Hãa NghÖ An Hµ TÜnh Qu¶ng Binh Qu¶ng TrÞ Thõa Thiªn HuÕ §¶o H¶i Nam §.B¹ch Long VÜ Hình 4. Phân bố BOD5 (mgO/l) nước biển tầng mặt (trái) và tầng đáy (phải) đợt khảo sát tháng 8/2004. 3.3. Nhu cầu ôxy hóa học (COD) Tương tự như BOD5, COD trong nước vùng biển phía tây vịnh Bắc Bộ khá thấp và cũng không có sự khác biệt nhiều qua các thời kỳ khảo sát. Giá trị COD trung bình các tầng nước khá ổn định, dao động trong khoảng 1,14-1,97 mgO/l (bảng 2, hình 5) tương đương hàm lượng chất hữu cơ 438-757 mgC/m3. Bảng 2. COD (mgO/l) trong nước biển vịnh Bắc Bộ qua các đợt khảo sát Tháng 10-11/2003 Tháng 3-4/2004 Tháng 8/2004 TT Tầng Khoảng Trung bình Khoảng Trung bình Khoảng Trung bình 1 Mặt 1,04-3,58 1,97 0,71-1,91 1,29 0,79-3,20 1,98 2 10 m 1,58-2,14 1,85 0,71-2,05 1,31 0,75-2,04 1,40 3 Đáy 0,96-2,96 1,83 0,85-1,69 1,14 0,54-2,40 1,47 Trung bình cả lớp nước 1,88 1,25 1,62 Đ. Bộ / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 1S (2009) 13‐20 18 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 Th¸ng 10.11- 2003 Th¸ng 3.4- 2004 Th¸ng 8-2004 MÆt 10 m §¸y mgO/l Hình 5. Giá trị trung bình COD qua các đợt khảo sát. Mặc dù không có sự khác biệt nhiều, song trong tháng chuyển tiếp (tháng 10, 11) COD vẫn đạt giá trị cao hơn. Phân bố COD có xu thế tương tự BOD5, cao hơn ở khu vực phía bắc và gần bờ, thấp hơn ở khu vực phía nam và ngoài khơi (hình 6). 105 106 107 108 109 110 105 106 107 108 109 110 17 18 19 20 21 22 17 18 19 20 21 22 2.59 2.071.862.96 1.82 1.721.791.110.96 1.79 1.831.741.90 1.68 1.571.88 Trung Quèc Lµo Hµ Néi Qu¶ng Ninh Tp.H¶i Phßng Th¸i B×nh Nam §Þnh Thanh Hãa NghÖ An Hµ TÜnh Qu¶ng Binh Qu¶ng TrÞ Thõa Thiªn HuÕ §¶o H¶i Nam §.B¹ch Long VÜ 105 106 107 108 109 110 105 106 107 108 109 110 17 18 19 20 21 22 17 18 19 20 21 22 2.29 1.531.612.62 2.96 2.89 1.89 1.75 3.202.76 1.50 1.55 2.30 1.36 1.73 1.74 0.79 1.27 Trung Quèc Lµo Hµ Néi Qu¶ng Ninh Tp.H¶i Phßng Th¸i B×nh Nam §Þnh Thanh Hãa NghÖ An Hµ TÜnh Qu¶ng Binh Qu¶ng TrÞ Thõa Thiªn HuÕ §¶o H¶i Nam §.B¹ch Long VÜ Hình 6. Phân bố COD (mgO/l) nước biển tầng đáy tháng 10, 11/ 2003 (trái) và tầng mặt tháng 8/2004 (phải). Đ. Bộ / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 1S (2009) 13‐20 19 3.4. Đánh giá mức độ ô nhiễm nước biển bởi chất hữu cơ tiêu hao ôxy Kết quả tính hệ số ô nhiễm RQ của BOD5 và COD trong nước biển phía tây vịnh Bắc Bộ trong 3 đợt khảo sát được cho trong bảng 3 cho thấy chúng có giá trị khá thấp. Hệ số RQ trung bình của tổng lượng chất hữu cơ trong đợt khảo sát tháng 10, 11 năm 2003 tuy cao hơn cả song cũng chỉ dao động từ 0,085 ở tầng đáy đến 0,107 ở tầng mặt, nhỏ hơn đơn vị từ 9 đến 12 lần, các đợt khảo sát còn lại nhỏ hơn từ 14 đến 24 lần. Điều này khẳng định nước vùng biển phía tây vịnh Bắc Bộ chưa bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ. Bảng 3. Hệ số ô nhiễm RQ của BOD5 và COD trong nước vịnh Bắc Bộ Tháng 10-11/2003 Tháng 3-4/2004 Tháng 8-2004 Hệ số RQ Tầng Khoảng Trung bình Khoảng Trung bình Khoảng Trung bình Mặt 0,071-0,200 0,148 0,030-0,144 0,079 0,056-0,114 0,080 10 m 0,087-0,211 0,136 0,006-0,128 0,066 0,036-0,071 0,052 của BOD5 Đáy 0,027-0,160 0,108 0,003-0,086 0,043 0,021-0,077 0,049 Mặt 0,035-0,119 0,066 0,024-0,064 0,043 0,026-0,107 0,066 10 m 0,053-0,071 0,062 0,024-0,068 0,044 0,025-0,068 0,047 của COD Đáy 0,032-0,099 0,061 0,028-0,056 0,038 0,018-0,080 0,049 Mặt 0,107 0,061 0,073 10 m 0,099 0,055 0,050 Đáy 0,085 0,041 0,049 Của tổng BOD và COD Trung Bình 0,097 0,052 0,057 Một số kết quả nghiên cứu trước đây mà chúng tôi tổng hợp được cũng cho thấy nước biển ở các khu vực ven bờ mặc dù có BOD5 và COD cao hơn nước biển khơi song cũng thường nhỏ hơn giới hạn cho phép khoảng 6-15 lần (bảng 4). Bảng 4. BOD5 và COD tại nột số khu vực biển ven bờ [2,5,6] Khu vực Tầng nước BOD5 (mgO/l) COD (mgO/l) Vịnh Hạ Long (1997) Mặt 2,7-3,0 Mặt >1 3,0-4,0 Ven bờ Quảng Ninh (1994) Đáy - 4,0-5,0 Mặt <1 2,0-3,0 Ven bờ Hải Phòng (1994) Đáy - 2,5-3,5 Vùng triều cửa sông Hồng (1994) Mặt - 3,0 Trung bình khu vực biển ven bờ năm 1996 1,06 2,87 Trung bình khu vực biển ven bờ năm 1997 1,10 3,89 Trung bình khu vực biển ven bờ năm 1998 1,07 3,26 Giới hạn cho phép (TCVN 5943-1995) [7] 10 30 (*) Ghi chú: (*) - theo đề xuất của đề tài KT.03.07 (1995) 4. Kết luận chung Qua kết quả khảo sát hóa học-môi trường nước vùng biển phía tây vịnh Bắc Bộ trong các năm 2003-2004 và những số liệu khảo sát các vùng biển ven bờ trong những năm gần đây cho phép đưa ra một số nhận xét sau về đề chất hữu cơ: Đ. Bộ / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 1S (2009) 13‐20 20 1. Hàm lượng ôxy hòa tan trong nước vùng biển phía tây vịnh Bắc bộ tương đối dồi đào, biến đổi chủ yếu trong khoảng 4-6 mg/l và chưa gặp thấy trường hợp thiếu hụt ôxy hoà tan. Đây là điều kiện đảm bảo môi trường nước biển vùng nghiên cứu không bị rơi vào tình trạng yếm khí. 2. Giá trị trung bình BOD5 trong nước vùng biển phía tây vịnh Bắc Bộ biến đổi trong khoảng 0,60-1,31 mgO/l, COD biến đổi trong khoảng 1,25-1,88 mgO/l, hệ số RQ trung bình của tổng lượng chất hữu cơ tiêu hao ôxy biến đổi trong khoảng 0,052 đến 0,097, nhỏ hơn đơn vị từ 9 đến 24 lần. Các giá trị này cho thấy hiện trạng môi trường nước vùng biển phía tây vịnh Bắc Bộ chưa bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, chất lượng nước biển còn khá tốt. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Thế Tưởng và công ty, Báo cáo tổng kết đề tài KC-09-17-2001-2004 “Điều tra tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường vịnh Bắc Bộ”, Trung tâm Thông tin-Tư liệu Quốc gia, Hà Nội, 2005. [2] Lưu Văn Diệu, Nghiên cứu đặc điểm thuỷ hoá và chất lượng nước vùng biển ven bờ Quảng Ninh- Hải Phòng (từ vịnh Hạ Long đến bán đảo Đồ Sơn), Luận án PTS khoa học Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. [3] APHA, AWWA, WEF, Standard methods for the examination of water and wastewater, 19th edition, Washington, DC 2005. [4] Đoàn Bộ, Trịnh Lê Hà, Đặc điểm phân bố một số yếu tố hóa học và môi trường nước vùng biển Quảng Ninh trong mùa hè, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, TXIX, No1 (2003) 1. [5] Trần Lưu Khanh, Trần Quang Thư, Hiện trạng chất lượng môi trường nước vùng biển ven bờ tây vịnh Bắc Bộ, Kỷ yếu hội thảo khoa học” Công nghệ và kinh tế biển phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Hải Phòng tháng 10-2006, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, 2006. [6] Bùi Thanh Tùng, Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ Hải Phòng và các định hướng hoạt động bảo vệ môi trường ven biển, Kỷ yếu hội thảo khoa học” Công nghệ và kinh tế biển phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Hải Phòng tháng 10-2006, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam 2006. [7] Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1995. Organic matter in the seawater environment of the West tonkin bay Doan Bo Faculty of Hydro-Meteorology & Oceanography, College of Science, VNU This study shows that: 1. The concentration of dissolved oxygen (DO) in seawater of the west Tonkin Bay is relatively hight and varies from about 4-6 mg/l. There are not any cases which DO is insufficient. This condition shows that the seawater environment of the west Tonkin Bay is not anaerobic. 2. The concentration of organic matter in seawater is very low (BOD5 varies from 0,06 - 1,31 mgO/l, COD is from 1,25 - 1,88 mgO/l). The mean value of coefficient of Risk Quotient varies from 0,052 - 0,097, which is 9-24 times less than one unit. This values prove that seawater environment of the west Tonkin Bay is not polluted by organic matter.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_thuy_van_7__5405.pdf
Tài liệu liên quan