Chế tạo robot: Chọn đường đúng, Việt Nam vẫn bắt kịp thế giới

Nhiều người yêu thích robot đã nghe nói và tận mắt nhìn thấy robot Asimo của Honda nhưng không mấy ai biết chính GS Khatib cùng nhóm nghiên cứu của ông tại ĐH Stanford tham gia phát triển toàn bộ phần điều khiển của người máy này. Hiện GS Khatib đang hợp tác với Honda để chế tạo Asimo thế hệ mới với nhiều tính năng ưu việt và khéo léo hơn trước. Theo ông, với khả năng tương tác, khám phá và làm việc với con người, các robot thế hệ mới sẽ ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc sống của chúng ta.

 

Oussama Khatib là Giáo sư khoa học máy tính tại ĐH Stanford. Ông nhận bằng Tiến sĩ năm 1980 tại ĐH Sup'Aero, Toulouse, Pháp. Lĩnh vực nghiên cứu hiện tại của ông là người máy học trong môi trường của con người, tổng hợp chuyển động của người, robot giống người, các mô phỏng về động lực và thiết kế robot thân thiện với con người. Khám phá của ông trong lĩnh vực nghiên cứu này rất đa dạng, từ khả năng hợp tác tự động của robot với con người cho tới sự tương tác về xúc giác của người sử dụng với một nhân vật hoạt hoạ hay một dụng cụ phẫu thuật.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chế tạo robot: Chọn đường đúng, Việt Nam vẫn bắt kịp thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chế tạo robot: Chọn đường đúng, VN vẫn bắt kịp thế giới Người viết: Administrator    19/03/2007 Trong 2 giờ đồng hồ, GS Oussama Khatib, chuyên gia robot hàng đầu thế giới và TS Phạm Anh Tuấn, Viện Cơ học, đã trả lời hàng chục câu hỏi bạn đọc VietNamNet về lĩnh vực người máy học. Nhiều người yêu thích robot đã nghe nói và tận mắt nhìn thấy robot Asimo của Honda nhưng không mấy ai biết chính GS Khatib cùng nhóm nghiên cứu của ông tại ĐH Stanford tham gia phát triển toàn bộ phần điều khiển của người máy này. Hiện GS Khatib đang hợp tác với Honda để chế tạo Asimo thế hệ mới với nhiều tính năng ưu việt và khéo léo hơn trước. Theo ông, với khả năng tương tác, khám phá và làm việc với con người, các robot thế hệ mới sẽ ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc sống của chúng ta. Oussama Khatib là Giáo sư khoa học máy tính tại ĐH Stanford. Ông nhận bằng Tiến sĩ năm 1980 tại ĐH Sup'Aero, Toulouse, Pháp. Lĩnh vực nghiên cứu hiện tại của ông là người máy học trong môi trường của con người, tổng hợp chuyển động của người, robot giống người, các mô phỏng về động lực và thiết kế robot thân thiện với con người. Khám phá của ông trong lĩnh vực nghiên cứu này rất đa dạng, từ khả năng hợp tác tự động của robot với con người cho tới sự tương tác về xúc giác của người sử dụng với một nhân vật hoạt hoạ hay một dụng cụ phẫu thuật. GS Khatib hiện là Chủ tịch Quỹ robot quốc tế, là biên tập của tạp chí ''The Robotics Review'' (Viện Công nghệ Massachusetts), tạp chí STAR (Springer Tracts in Advanced Robotics). Ngoài công việc nghiên cứu và giảng dạy tại ĐH Stanford, GS Khatib còn giảng dạy tại nhiều trường ĐH trên thế giới, tổ chức nhiều hội nghị robot, tổ chức các trại hè về khoa học, công nghệ nhằm khơi dậy sự quan tâm, yêu thích của giới trẻ đối với robot. Ông cũng hợp tác với các công ty khắp thế giới, nhận đơn đặt hàng thiết kế, chế tạo... TS Phạm Anh Tuấn là người đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về cơ điện tử tại Đức năm 1986, khi anh tròn 25 tuổi. Cùng với một nhóm sinh viên nghiên cứu, anh đã được nhận bằng phát minh của Đức về cơ cấu robot - một trong những thiết bị tiêu biểu của công nghệ cơ điện tử. Trở về nước, với niềm tin cơ điện tử sẽ trở thành ngành công nghệ phát triển tại VN, anh về công tác tại Viện Cơ học. Gần đây nhất, TS Tuấn và nhóm nghiên cứu của anh đã chế tạo hoàn chỉnh một robot song song 6 chân (Hexapod) dùng trong gia công cơ khí chính xác. Với tên gọi PR6-01, phiên bản đầu tiên được dùng làm giá đỡ phôi cho các máy gia công cơ khí bán tự động kiểu cũ. Dưới đây là nội dung của cuộc giao lưu: Chế tạo robot, cần phải làm gì? Hoang Linh - Nữ 23 tuổi - Hanoi - Theo GS, sinh viên phải học gì để có thể chế tạo và thiết kế robot? - GS Khatib: Người máy học liên quan tới nhiều ngành như cơ khí, khoa học máy tính, điện tử. Do vậy sinh viên theo học các ngành này có thể góp phần vào việc chế tạo robot. Lan Anh - Nữ 20 tuổi - Đà Nẵng - Xin chào GS! Ở VN hiện nay, nhiều sinh viên muốn theo học các ngànhkinh doanh, công nghệ thông tinh, công nghệ sinh học và ít quan tâm hoặc muốn nghiên cứu cơ khí, robot, vật lý... Vậy Việt Nam nên làm gì để thu hút nhiều sinh viên đến với công nghệ và người máy học? - GS Khatib: Cảm ơn bạn về câu hỏi này! Vấn đề bạn nêu cũng xảy ra tại các nước khác. Do đó, điều quan trọng là thúc đẩy trẻ em đam mê khoa học, cơ khí, người máy học và điện tử và máy tính. Người máy cũng là một cách rất tốt để thúc đẩy niềm đam mê đó. Nhiều học sinh, sinh viên thích robot và quan tâm tới thiết kế, phát triển những cỗ máy này. Họ rất hứng thú đối với các cuộc thi robot và bản thân tôi rất thích khi xem những nhà vô địch Việt Nam trong các cuộc thi Robocon châu Á Thái Bình dương. Ngoài ra, các trường đại học nên xây dựng cơ sở hạ tầng nghiên cứu robot tốt hơn. Điều đó sẽ thu hút sinh viên đến với robot. Chào thân ái! Lê Vũ Thế Hiển - Nam 27 tuổi - Hải Phòng - Thưa GS, như GS đã biết robot được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực cuộc sống. GS có thể cho biết yếu tố nào (công nghệ, ý tưởng...) quan trọng nhất trong việc chế tạo một con robot? - GS Khatib: Có nhiều robot khác nhau cho các ứng dụng khác nhau. Mỗi robot trong một ứng dụng có các yêu cầu riêng. Do vậy, đối với robot công nghiệp, yếu tố quan trọng là tốc độ và sự chính xác. Tuy nhiên, đối robot giống như ASIMO, mục tiêu cần đạt được là chế tạo một cỗ máy có thể tương tác với con người, có nghĩa là robot phải an toàn đối với con người, nhẹ nhàng khi hợp tác và tương tác trong môi trường của con người. Trong phẫu thuật, ngoài tính an toàn, chính xác, robot cần phải gọn nhẹ. Chào thân ái! Nguyễn Xuân Anh - Nam 30 tuổi - Tp Hồ Chí Minh - Để tạo ra những con robot có thể chuyển động như con người, GS đã phải làm gì? Đâu là khó khăn lớn nhất trong nghiên cứu robot? - GS Khatib: Để làm robot chuyển động giống người, chúng tôi phải xây dựng mô hình bộ xương người, mô hình cơ người, phân tích những chuyển động của người trong những nhiệm vụ khác nhau. Chúng tôi phải tìm kiếm những đặc trưng thú vị trong chuyển động của con người, sau đó tổng hợp chuyển động của người và cuối cùng dùng kết quả đó để điều khiển robot chuyển động giống như người. Regards! Nguyễn Trọng Du - Nam 23 tuổi - IMI Holding - Chào TS Tuấn. Hiện nay chúng tôi muốn thiết kế một mô hình hoàn chỉnh cho một robot thì phải dùng phần mềm nào và muốn phát triển thành một robot thực tế từ mô hình trên máy tính thì phải mất bao lâu? - TS Tuấn: Trước khi chế tạo một robot cụ thể, các bạn nên thiết kế và mô phỏng toàn bộ hoạt động của mô hình robot trên máy tính. Các bạn có thể sử dụng các phần mềm như: ADAMS, alaska, DADS, NEWEUL vv... Sau khi kiểm tra toàn bộ các thông số động học, động lực học của robot trên máy tính thì các bạn có các thông số tối ưu của robot để đưa ra chế tạo. Có trong tay thiết kế cụ thể, các bạn cần khoảng 1 năm để chế tạo và tích hợp phần cứng, phần mềm. Nguyen Thi Nga - Nữ 20 tuổi - Hà Nội - Em rất thích robot. Theo GS thì con gái có nên theo ngành nghiên cứu này không và trên thế giới có nhiều phụ nữ tham gia nghiên cứu, chế tạo robot hay không? -GS Khatib: Tất nhiên là nên theo đuổi ngành nghiên cứu này rồi. Hai trong số các nghiên cứu sinh của tôi là nữ giới và họ đang có những nghiên cứu rất xuất sắc về robot. Phụ nữ nên theo đuổi khoa học và công nghệ. Người máy học là một công cụ tốt cho sự khám phá đó. Tôi biết nhiều nữ giáo sư, nhà nghiên cứu và  nữ sinh viên nghiên cứu robot trên thế giới. Tôi hy vọng bạn cũng sẽ theo đuổi nghiên cứu robot. Chào thân ái! Lê Vũ Thế Hiển - Nam 27 tuổi - Hải Phòng - Kính chào TS Phạm Anh Tuấn va GS Oussama Khatib. Trong những năm gần đây chúng ta có tổ chức các cuộc thi robocon dành cho sinh viên. Những cuộc thi này chính là nền tảng cho những robot mai sau. Tuy nhiên, cuộc thi cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi nhất định và những robot cũng chỉ là dự thi và không mang tính ứng dụng cao trong thực tế. Theo GS và TS, ngành công nghệ và đặc biệt là cơ điện tử Việt Nam cần phải có những yêu cầu gì để phát triển công nghệ robot trong tương lai? - TS Tuấn: Robot là một sản phẩm đặc trưng của ngành cơ điện tử, nó thể hiện sự tích hợp liên ngành cơ khí, điện tử và điều khiển. Các cuộc thi robot vừa qua đã tạo một sân chơi rất tốt cho thế hệ trẻ thể hiện ý tưởng của mình. Qua đó các bạn trẻ nắm được công nghệ để sử dụng kiến thức này để phát triển robot sau này. Theo tôi, chúng ta nên tập trung nhiều vào phần mềm điều khiển robot và phần cứng thì chúng ta có thể chế tạo từ những thiết bị chuẩn đã được chế tạo trên thế giới. Nguyễn Mạnh Hà : \n ngmha1984@yahoo.com Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó - Nam 22 tuổi - ĐH Bách khoa hà nội - Kính chào giao sư Oussama Khatib ! Tôi được biết giáo sư là một chuyên gia hàng đầu về chế tạo Robot.Vậy GS đánh giá thế nào về công nghệ chế tạo Robot của Việt Nam hiên nay và đặc biệt là cuộc thi Robocon dành cho Sinh viên vừa diễn ra ở Việt Nam.Và GS có những sáng kiến gì để phát triển hơn nữa việc chế tạo và ứng dụng Robot vào sản xuất ở Việt Nam hiện nay. Xin chân thành cảm ơn GS. - GS Khatib: Tôi rất vui khi thấy chiến thắng của đội robocon Việt Nam vừa qua. Tôi đang thảo luận với các trường ĐH học việt Nam để hợp tác và giảng dạy về người máy học. Cần kiên nhẫn mặc dù chưa thành công và hiệu quả Hoàng Hà - Nam 25 tuổi - Singapore - Xin chào GS Khatib. Tại Mỹ nói chung và ĐH Standford nói riêng, các nhà nghiên cứu lấy tiền từ đâu để nghiên cứu robot? Tại VN, để nghiên cứu robot cũng như các lĩnh vực khác, các nhà khoa học phải phụ thuộc hoàn toàn vào kinh phí của Nhà nước. Nhiều dự án như vậy không mang lại kết quả hoặc không thể áp dụng trong cuộc sống. Vậy theo GS thì phải làm thế nào để giải quyết những vấn đề này? - GS Khatib: Nghiên cứu ở Mỹ bắt nguồn từ chính phủ và ngành công nghiệp. Phần lớn nghiên cứu của tôi tới từ ngành công nghiệp (Nhật Bản, châu Âu và Mỹ). Rất khó để mong đợi nghiên cứu mang lại kết quả ngay từ đầu. Ở VN, nghiên cứu robot vẫn còn ở giai đoạn sơ khai và các bạn cần kiên nhẫn. Điều quan trọng là phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ năng, để theo đuổi những nghiên cứu tốt trong một số lĩnh vực trọng điểm về robot. Điều này sẽ góp phần tạo ra một thế hệ mới các nhà nghiên cứu có khả năng mang lại những kết quả nghiên cứu thành công. Phạm Bằng - Nam 26 tuổi - Hà Nội Tại Mỹ, các trường ĐH nhận được tài trợ từ chính phủ để tiến hành nghiên cứu. Xin hỏi GS nếu một nhà khoa học hoặc nhà nghiên cứu nhận được khoản tiền đó thể thực hiện dự án và thất bại, liệu họ có phải hoàn trả lại tiền cho trường ĐH hay không? -GS Khatib: Xin chào bạn. Nghiên cứu tại các trường ĐH ở Mỹ thường do chính phủ và tư nhân tài trợ. Thành công hay thất bại của một dự án chỉ ảnh hưởng tới uy tín của nhà nghiên cứu và không có tác động tới ngân sách dự án. Thỉnh thoảng, kinh phí tài trợ được phân bổ hàng năm dựa trên kết quả nghiên cứu trước đó. Nếu dự án không thành công thì sẽ bị đình chỉ trong những năm sau. Tuy vậy, trong mọi trường hợp,  nhà nghiên cứu không phải bồi hoàn lại khoản tiền đã được tài trợ. Việt Hoàng - Nam 30 tuổi - Hà nội - Việt Nam là một nuớc đang phát triển. Nhiều nguời lo ngại phát triển robot trong công nghiệp sẽ làm tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Còn robot giải trí thì quá đắt tiền, không phù hợp với thu nhập hiện nay của Việt Nam. Vậy theo GS Việt Nam nên tập trung vào phát triển những loại robot gì để phát triển nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất và phục vụ tốt nhất lợi ích của đại đa số nguời dân. - GS Khatib: Cảm ơn bạn về câu hỏi này. Lo lắng như vậy cũng đã từng có tại các nước phát triển vào những năm 1980s khi robot bắt đầu được sử dụng trong công nghiệp. Robot và tự động hóa đảm bảo chất lượng của sản phẩm và góp phần vào sự hiệu quả về chi phí sản xuất. Tuy nhiên, ngay cả ở các nước phát triển, nhiều bộ phận sản phẩm không thể được sản xuất tự động hóa. Do vậy, những bộ phận này đã được chuyển sang sản xuất tại các nước đang phát triển như Việt Nam và Trung Quốc. Xu hướng hiện giờ của người máy học tập trung ít hơn vào robot công nghiệp và nhiều hơn vào robot trong môi trường con người, chẳng hạn robot trong y học, phẫu thuật, thiết bị tương tác giữa người điều khiển và thiết bị (haptic interaction devices). Những hệ thống này góp phần quan trọng vào sự phát triển của công nghệ ở Việt Nam ngay cả khi vẫn chưa được ứng dụng hiệu quả, vì nó thúc đẩy các lĩnh vực công nghệ khác. Chào thân ái! Nguyễn Đình Đạt - Nam 23 tuổi - Hà nội - Xin chào giáo sư Oussama Khatib, chúc giáo sư có những ngày thú vị ở Việt nam. Tôi có một câu hỏi: "Để có ngành chế tạo robot phát triển đòi hỏi đất nước đó có nguồn lực tài chính lớn, có nền khoa học công nghệ phát triển, Việt Nam là một nước còn nghèo, khoa học công nghệ mới phát triển, liệu có thể phát triển ngành chế tạo robot không". -GS Khatib: Sự phát triển của ngành robot VN cần có thời gian. Tuy nhiên, nỗ lực theo đuổi nghiên cứu robot có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của Khoa học và công nghệ ở VN. Thực ra, người máy học kết hợp nhiều lĩnh vực công nghệ, là phương tiện tốt cho phát triển công nghệ và khoa học. Trần Nam - Nam 18 tuổi - Nếu em học chế tạo máy , em cần có nhiều máy để thực tập. Nếu em học điện tử em cũng cần có các linh kiện, các đồ để thí nghiệm. Cũng như vậy, cơ điện tử cũng cần nhiều đồ để thí nghiệm mà đại đa số các sinh viên không có. Em xin lỗi GS Khatib, em xin nói thẳng ý nghĩ của em nhé. Nếu GS sinh ra ở VN và cũng gặp những khó khăn như thế thì GS sẽ làm thế nào ?. - Dụng cụ và cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong ngành cơ khí, kỹ thuật. Tuy nhiên, mô phỏng có thể là công cụ quan trọng để khám phá nhiều vấn đề cơ khí. Chẳng hạn, đa phần nghiên cứu của chúng tôi tại Stanford về robot giống người được tiến hành mà không có robot giống người. Khả năng tiếp cận với máy tính tạo ra những mô phỏng rất thú vị, giúp con người hiểu rõ hơn về công nghệ. Tuy nhiên, thí nghiệm và thực nghiệm cũng rất quan trọng. Phan Anh Khoa - Nam 21 tuổi - TP.Đà Nẵng - Chào GS. Rất hân hạnh đuợc giao lưu cùng ngài, cho phép cháu được hỏi cảm nghĩ của ngài khi biết về thành tích của sinh viên VN 2 lần vô địch cuộc thi robot con khu vực châu Á-TBD. GS có lời khuyên nào cho sinh viên VN muốn là nhà sáng chế robot trong tương lai. Xin cảm ơn GS, chúc GS có những ngày thật ý nghĩa ở VN - Tôi rất hạnh phúc về thành công của đội Việt Nam và tôi chúc họ tiếp tục công việc tốt của họ trong tương lai. Best regards! ASIMO, robot sáu chân, Romeo và Juliet Đặng văn thiện - Nam 22 tuổi - Cổ Nhuế -Từ Liêm- Hà Nội - Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn có thể cho tôi biết với một con robot thì tỉ lệ cơ khí và điện tử là bao nhiêu phần trăm. Ngành cơđiện tử sẽ thích hợp với những loaị sản phẩm nào trong công nghiệp?. - TS Tuấn: Tỷ lệ phần trăm giữa cơ khí và điện tử trong robot phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ thông minh, khả năng ứng dụng của robot. Hiện nay, robot càng thông minh thì phần mềm điều khiển robot càng chiếm tỷ trọng lớn so với phần cứng như cơ khí và các thiết bị điện tử. Ngành cơ điện tử giúp nâng cao khả năng tự động hóa và thông minh của các thiết bị cơ khí (máy gia công CNC, máy hàn, máy cắt...), thiết bị dân dụng (máy giặt, lò vi sóng...). Hoàng Anh Đại - Nam 23 tuổi - TT Trần Hưng Đaọ, Hà Nội - Thưa GS Oussama Khatib, thành công của ASIMO là hệ thống sensors rất hiện đại. Xin GS giới thiệu về các sensors đã dùng cho ASIMO và đặc biệt là cách ASIMO giữ thăng bằng trong khi chaỵ. - GS Khatib:Thành công của ASIMO là do sự tích hợp cơ điện tử của cơ khí, điện tử và máy tính. ASIMO sử dụng thiết bị mã hoá, con quay hồi chuyển và chip cảm biến lực. Sự thăng bằng của robot này phụ thuộc vào sự ước tính chính xác phản lực  và mômen (đối với phản lực, chúng tôi dùng 4 chip cảm biến). Điều rất quan trọng là sử dụng tốt các chip cảm biến trong kiểm soát và có chiến lược kiểm soát tốt. Chào thân ái! Khang - Nam 35 tuổi - Melbourne - Thưa GS Khatib và TS Tuấn, tôi muốn được hỏi là khoảng cách giữa Robot PR06-01, do Việt nam sản xuất và robot Asimo do Honda sản xuất có lớn không? Và trình độ của những người sản xuất Robot trong nước với nước ngoài thì có cách nhau xa như các sản phẩm của họ không? - TS Tuấn: Robot PR06-01 là robot ứng dụng trong công nghiệp đối với công nghệ nó là thế hệ đầu tiên của robot. Robot này chưa có khả năng nhận dạng và phản ứng nhanh với môi trường bên ngoài như ASIMO. Hệ điều khiển của robot này được sử dụng qua một phần mềm tên là SARC nhưng mới ở chế độ offline. Do đó, khoảng cách giữa robot Việt Nam với ASIMO còn khá xa. Bên cạnh đó, khả năng chế tạo của công nghệ Việt Nam còn hạn chế nên chúng ta cần tập trung và phát triển phần mềm (trí tuệ của robot) và tích hợp những modun hiện có trên thế giới để chế tạo robot. Tuấn Hùng - Nam 23 tuổi - Hai Phong - Kính chào GS Oussama! Em biết GS và nhóm nghiên cứu của GS tại Stanford đã chế tạo một cặp robot mang tên Romeo và Juliet. Tại sao GS lại chế tạo robot này? - GS Khatib: Romeo và Juliet được phát triển để khám phá cách robot làm việc trong môi trường của con người và cách chúng có thể giúp đỡ con người. Chúng có khả năng lau sàn nhàn, là quần áo, hút bụi và tương tác với nhau, làm theo hướng dẫn của con người. Regards! Cơ điện tử ở Việt Nam Hoàng anh Tuấn - Nam 30 tuổi - Hà Nội - Mechatronics là thuật ngữ chỉ về cơ điện tử. Vậy có phải cứ làm robot là làm về cơ điện tử không anh? - TS Tuấn: Robot chỉ là một sản phẩm tiêu biểu của cơ điện tử. Nguyễn Nam - Nam 24 tuổi - Tp Hồ Chí Minh - Chào TS Tuấn. Theo TS thì Việt Nam cần ưu tiên phát triển những lĩnh vực công nghiệp cơ điện tử nào và vì sao? Hiện Việt Nam đã chế tạo đuợc những loại robot naò? - TS Tuấn: Chính phủ đã xác định công nghệ cơ điện tử là một trong những mũi nhọn phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam đến 2010. Trong đó, cơ điện tử tập trung vào các lĩnh vực:- +Phát triển robot thông minh, robot song song phục vụ trong môi trường nặng nhọc, độc hại, an ninh quốc phòng và dịch vụ. + Phát triển các môdun cơ điện tử phục vụ phát triển các hướng công nghiệp cơ khí trọng điểm của Nhà nước. + Phát triển các phần mềm mô phỏng, điều khiển và thiết kế phục vụ chế tạo các sản phẩm cơ điện tử. + Để chuẩn bị cho những hướng cơ điện tử trong tương lai chúng ta cần tiếp cận với lĩnh vực vi cơ điện tử và nano cơ điện tử. Hiện nay, VN đã chế tạo được một số loại robot như: robot hàn, robot nâng hạ thiết bị, robot di động, robot song song ứng dụng trong cơ khí. Đặc biệt, các bạn trẻ đã chế tạo nhiều loại robot dự thi Robocon. Hà Đăng Chính - Nam 26 tuổi - Đại học quốc gia Sigapore - Thưa TS Phạm Anh Tuấn, hiện nay số lượng sinh viên Việt Nam theo học các chương trình Cơ điện tử tại nhiều trường đại học và viện công nghệ như AIT, Dresden và NUS...  Mỗi chương trình lại có mục tiêu và định hướng phát triển khác nhau. Vậy theo TS, Việt Nam lựa chọn phát triển Cơ điện tử theo hướng ứng dụng Robotics hay một số ứng dụng khác như MEMS, Integrated Systems? Thứ hai, hiện số lượng sinh viên Việt Nam đang học tập và nghiên cứu tại nước ngoài trong lĩnh vực Cơ điện tử và Robotics khá nhiều, một câu hỏi luôn đặt ra với bọn em là: Về nước hay ở lại? Vậy Việt Cơ học nói riêng và bản thân TS có định hướng gì để thu hút nhân tài và chống chảy máu chất xám? - TS Tuấn: Theo tôi, chúng ta nên tập trung vào ứng dụng robotics (người máy học) và ứng dụng nó vào thực tế Việt Nam; nên tiếp cận vào những lĩnh vực mới như MEMS trên cơ sở ứng dụng vì khả năng chế tạo của Việt Nam còn yếu. Việc quyết định ở lại hay về nước phụ thuộc khả năng và điều kiện cụ thể của mỗi người. Bản thân tôi cũng đã làm việc 18 năm ở Đức nhưng cũng quyết định trở về VN tham gia vào quá trình phát triển công nghệ cơ điện tử. Bản thân Viện cơ học đang có ba bạn học cơ điện tử tại AIT, 1 bạn học ở Đức và 3 bạn học ở AIT Việt Nam. Đội ngũ cán bộ đa số còn trẻ, rất nhiệt tình, chuyên môn vững vàng. Khi về nước, quan trọng nhất là có một tập thể làm việc gắn bó, cùng mục đích. Viện cơ học sẵn sàng tiếp nhận các bạn trẻ học ở nước ngoài. Bạn có thể liên hệ với tôi theo địa chỉ: \n patuan@mechatronics.org.vn Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó   Trần Nam - Nam 18 tuổi - - Cơ Điện Tử là ngành đòi hỏi phải nắm bắt rất nhiều kiến thức của nhiều ngành đơn lẻ như chế tạo máy, kỹ thuật điện tử, giải phẫu học, sinh học hiện đaị... Vậy nếu em yêu thích môn học tổng hợp này mà không có tiền, không được công nhận vì không có bằng cấp như anh Tuấn thì ai biết em để em có điều kiện học tập và nghiên cứu? Câu 2 :các trường đại học ở Việt Nam chưa biết cách đào tạo đúng đắn, họ chỉ bắt các sinh viên học thuộc như vẹt thì làm sao sinh viên có thể phát triển sáng tạo, mà mọi người đều biết là cơ điện tử là ngành rất cần sáng tạo? - TS Tuấn: Hiện nay, Việt Nam đã đào tạo chuyên ngành cơ điện tử tại Đại học Bách khoa Hà Nội, ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Bách khoa TP.HCM và một số trường ĐH khác. Bạn có thể theo học ở đây để được cấp bằng cơ điện tử. Các trường ĐH Việt Nam đang hướng theo phương pháp giảng dạy trên các sản phẩm cơ điện tử cụ thể như robot và các phần mềm điều khiển để tránh tình trạng học vẹt. Nguyễn Trọng Du - Nam 23 tuổi - IMI Holding (Viện máy và dụng cụ công nghiệp) - Muốn phát triển cơ điện tử thì phải cần đầu tư rất nhiều về tiền bạc và tư duy, đối với Việt Nam là một nước nghèo thì đâu là hướng đi đúng đắn cho sự phát triển cơ điện tử ở Việt Nam? - TS Tuấn: Để chế tạo một phần cứng của một sản phẩm cơ điện tử cần đầu tư rất lớn.  Đối với sản phẩm cơ điện tử Việt Nam, chúng ta nên tập trung vào phần thiết kế tích hợp sản phẩm và phần mềm trí tuệ. Đối với phần cứng chúng ta chỉ nên tập trung vào chế tạo các thiết bị phi tiêu chuẩn và tích hợp các thiết bị đã chuẩn hóa trên thế giới. Hà Đăng Chính - Nam 26 tuổi - Đại học quốc gia Sigapore - Chào GS Khatib Hiện tội đang theo học chương trình thạc sĩ về cơ điện tử tại ĐH Quốc gia Singapore. Đề tài ưa thích của tôi là tập trung vào người máy học và hệ thống vi cơ điện tử (MEMS). Vậy GS có thể cho biết các xu hướng tích hợp MEMS với người máy học và các ứng dụng thông minh khác?. - Đây là một lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt là việc tích hợp các chip cảm biến trong các robot y học.  Bạn có thể liên lạc với GS Ang người đang nghiên cứu trong lĩnh vực này. Best wishes! Nguyễn Huy Hùng - Nam 22 tuổi - P411 Ktx ĐH Bách Khoa HN - Em mới lựa chọn học chuyên ngành cơ điện tử và muốn hỏi anh rằng học như thế nào để có kết quả tốt nhất ở chuyên ngành này! - TS Tuấn: Chúc mừng bạn đã chọn ngành cơ điện tử. Để học tốt cơ điện tử, bên cạnh những môn chuyên ngành, bạn nên tạo ra tư duy suy nghĩ liên ngành và luôn nghĩ đến kết quả cuối cùng là sản phẩm cần chế tạo. Nghĩa DK - Nam 25 tuổi - Hà Nội - Mặc dù chúng ta đã có các đội Robocon tham dự các giải quốc tế và đều đoạt giải, song dường như trong thực tế sản xuất thì có rất ít các sản phẩm cơ điện tử- điều khiển tự động được ứng dụng và nhất là các sản phẩm thương hiệu VN, TS Anh Tuấn ngài nghĩ thế nào về vấn đề này ? - TS Tuấn: Câu hỏi của bạn rất hay. Hiện nay, sự liên kết giữa nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng khoa học còn yếu. Để đưa ứng dụng sản phẩm vào thực tế chúng ta cần xây dựng mối liên kết này theo mô hình doanh nghiệp khoa học công nghệ. Nguyễn văn Quý Hưng - Nam 30 tuổi - Tokyo, Japan - Chào TS Anh Tuấn, theo anh, khi nào VN sẽ có ngành công nghiệp chế tạo robot hoàn chỉnh đủ sức để cạnh tranh và xuất khẩu. Việc chế tạo robot đòi hỏi tích hợp nhiều công nghệ hiện chưa phát triển tại VN. Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào tới mục tiêu và kết quả của chúng ta ? - TS Tuấn: Chế tạo robot cần có một nền công nghiệp hoàn chỉnh. Tuy nhiên nếu chờ như thế thì quá lâu đối với VN. Do vậy, VN sẽ đi vào thiết kế phát triển phần hệ thống điều khiển của robot và nhập các phần cứng của nước ngoài. Có như thế thì VN mới kịp đưa ra những robot gần bằng trình độ hoặc tương đương thế giới. (VietNamNet)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docche_tao_c_robot_3597.doc
Tài liệu liên quan