Chiến lược hóa kinh doanh và kế hoạch hóa xây dựng

Câu 1. Khái niệm hệ thống trong hoạt động của doanh nghiệp

- Lý thuyết hệ thống: Là tập hợp các bộ môn khoa học nhằm nghiên cứu và giải quyết vấn đề theo quan điểm toàn thể, nghĩa là vấn đề được giải quyết có căn cứ khoa học, mang tính hiệu quả và hiện thực.

- Lý thuyết hệ thống bao gồm các phạm trù và các khái niệm như phần tử, hệ thống, môi trường của hệ thống,

- Phần tử là tế bào nhỏ nhất có tính độc lập tương đối tạo nên hệ thống.

+ Nếu xét DN như 1 hệ thống thì các phần tử của nó là các bộ phận, người lao động, cán bộ công nhân viên trong DN

+ Nếu xét nền KTQD như là 1 hệ thống thì các phần tử của nó là các chủ thể kinh doanh.

- Hệ thống: Là tập hợp các phần tử có mối liên hệ và quan hệ với nhau, có tác động chi phối lân nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể, từ đó xuất hiện những thuộc tính mới gọi là “tính trồi” của hệ trồi của hệ thống mà từng phần tử riêng lẻ không có hoặc có nhưng không đáng kể

- Trạng tái của hệ thống: là một thực trạng của hệ thống tại 1 thời điểm nào đó. Chẳng hạn thực trạng của DN là nguy cơ phá sản nếu không thanh toán được các khoản nợ đến hạn và quá hạn sau khi đã vận dụng các biện pháp cần thiết.

- Mục tiêu hệ thống: là trạng thái mong đợi cần có của hệ thống sau một thời gian nào đấy

+ Không phải bất kỳ 1 hệ thống nào cũng có mục tiêu, chẳng hạn hệ thống thời tiết, hệ thống thế giới vô sinh là những hệ thông mà tự nó không đặt ra mục tiêu nào cả.

+ Xét theo mối quan hệ của hệ thống với môi trường thì mục tiêu có 2 loại: mục tiêu bên ngoài của hệ thống và mục tiêu bên trong của hệ thống.

 

doc45 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 874 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chiến lược hóa kinh doanh và kế hoạch hóa xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Hệ số phụ cấp LTTDN: Lương tối thiểu DN ĐGBS: tiền lương trả cho người lao động trong những ngày nghỉ nhưng vẫn hưởng lương theo quy định của nhà nước Qi: Khối lượng công tác loại i + Đối với DN hành chính, lương khó tính theo sản phẩm FKH = 12. LTTDN × ∑(Ni × Hi) + PC Ni: số người lao động có cùng hệ số lương Hi: hệ số bậc lương PC: phụ cấp khu vực, lương phụ, lương khoán, phụ cấp độc hại, 2. Kế hoạch bảo hộ lao động (không thi) Câu 26. Kế hoạch vật tư của DN xây dựng. Các nguồn vật tư trong kỳ kế hoạch 1. Kế hoạch vật tư của DN xây dựng * Ý nghĩa: cho thấy nhu cầu từng loại vật tư, khả năng của các chủ hàng đáp ứng được nhu câu của DN. * Lập kế hoạch: - Công tác chuẩn bị lập kế hoạch: + Tiến hành công tác kiểm kê vật tư trên sổ sách và thực tế + Số liệu kiểm kê: là cơ sở cho việc vật tư có đầu kỳ - Công tác tính toán nhu cầu vật tư - Tổ chức thực hiện : cân đối nhu cầu với các nguồn vật tư có thể có được để xác định nhu cầu cần được mua trên thị trường. * Nội dung kế hoạch: - Nhu cầu vật tư cho công tác xây dựng NNC = ∑Qi.mi Qi : khối lượng công tác xây dựng thứ i mi: định mức sử dụng vật tư cho khối lượng công tác xây lắp - Nhu cầu vật tư cho sản xuất có tính chất công nghiệp + Theo sản phẩm: NNC = ∑Si.Di Si: Số lượng sản xuất năm kế hoạch Di: định mức tiêu hao vật tư cho 1 đơn vị sản phẩm + Theo số lượng biến động NNC = NBC . TKH . HSD NBC: Lượng vật tư tiêu dùng năm báo cáo TKH: Nhịp độ phát triển sản xuất HSD: hệ số sử dụng vật tư năm kế hoạch so với năm báo cáo + Nhu cầu vật tư cho sửa chữa: NSC = NBC . TKH NBC: lượng vật tư đã sử dụng cho hoạt động sửa chữa TKH: Nhịp độ phát triển sản xuất + Nhu cầu vật tư cho công tác nghiên cứu khoa học + Nhu cầu vật tư cho dự trữ Dự trữ sản xuất Dự trữ thường xuyên Dự trữ bảo hiểm Dự trữ đặc biệt DSX = DTX + DBH + DĐB Dự trữ gối đầu Trong 1 số trường hợp chưa xác định được kế hoạch sản xuất nên cần có 1 lượng vật tư dự trữ để đảm bảo kỳ kế hoạch tới có thể tiến hành được ngay cần có lượng vật tư dự trữ hợp lý để tránh ứ đọng vốn và đảm bảo sản xuất. 2. Các nguồn vật tư trong kỳ kế hoạch - Nguồn vật tư có ở đầu năm kế hoạch là NDK = NKK + NN – NX NĐK: số vật tư ước tính có tại thời điểm ngày 1/1 năm kế hoạch NKK: lượng vật tư tồn kho tại thời điểm kiểm kê để lập kế hoạch ( 0 h ngày 1/11 năm báo cáo) NN: lượng vật tư nhập về từ 1/11 đến 31/12 năm báo cáo NX: lượng vật tư xuất dùng từ 1/11 đến 31/12 năm báo cáo - Nguồn vật tư tự khai thác: là nguồn được hình thành do DN tự tổ chức khai thác hoặc sản xuất. Số lượng của nguồn này là bao nhiêu phụ thuộc kế hoạch khai thác, năng suất khai thác, thời gian khai thác. - Nguông cho liên doanh, liên kết, trao đổi sản phẩm hàng hóa. Số lượng của nguồn này là bao nhiêu thì căn cứ hợp đồng liên doanh, liên kết. - Nguồn mua sắm: NMX = ∑NNC – (NĐK + NKT + NLD) NNC : nhu cầu vật tư của các loại hình sản xuất năm kế hoạch NMX: nhu cầu vật tư mà DN phải mua trên thị trường NĐK: số lượng vật tư tồn kho đầu kỳ kế hoạch NKT: số lượng vật tư tự do DN tự khai thác, sản xuất NLD: số lượng vật tư theo hợp đồng liên doanh, liên kết. Câu 27. Kế hoạch xe, máy và thiết bị thi công của DN xây dựng ( kế hoạch nhu cầu xe máy, thiết bị thi công) - Ý nghĩa: Phản ánh nhu cầu xe máy, thiết bị hoặc số ca máy thiết bị từng loại để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp năm kế hoạch - Phương pháp xác định nhu cầu xe máy, thiết bị. + Phương pháp tính theo định mức thời gian MNC=Si.DiN.C MNC: số xe máy, thiết bị cần có năm kế hoạch Si: khối lượng công tác xây dựng năm kế hoạch Di: định mức thời gian tương ứng C: số ca máy, thiết bị làm việc trong ngày N: số ngày máy làm việc trong năm + Phương pháp tính theo định mức sản lượng MNC=SiDSl.N.C DSl: Định mức sản lượng của xe máy, thiết bị + Phương pháp tính theo sản lượng của 1 đơn vị công suất xe máy, thiết bị Số lượng công suất xe máy, thiết bị yêu cầu năm kế hoạch = =Khối lượng công tácĐịnh mức huy động 1 đơn vị công suất máy, thiết bị/năm - Cân đối xe máy, thiết bị + Cân đối theo số ca: Số ca máy thừa hoặc thiếu = Số ca máy hiện có – Số ca máy theo yêu cầu + Cân đối theo số máy: Số máy thừa hoặc thiếu = Số máy có bình quân – Số máy yêu cầu Câu 28. Khái niệm, phân loại và nguyên tắc đầu tư 1. Khái niệm - Đầu tư là quá trình bỏ vốn để tạo nên TSCĐ hoặc hoạt động mua cổ phiếu, cho vay trong đó tài sản đầu tư có thể sinh lợi dần theo nhu cầu người bỏ vốn cũng như nhu cầu của XH trong 1 thời gian nhất định. - Đầu tư là việc tạo ra, thiết lập, dự trữ về tài sản để sinh lợi dần trong tương lai - Đầu tư là 1 chuỗi hoạt động cho chủ trương, kinh doanh nào đó và chủ đầu tư sẽ thu nhận 1 chuỗi thu trong 1 khoảng thời gian nhất định đảm bảo hoàn vốn và có lãi. - Đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm đem đến kết quả đầu tư trong tương lai, có giá trị lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra. - Đầu tư là hoạt động bỏ vốn vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm thu lợi ích dưới nhiều hình thức khác nhau. 2. Phân loại + Theo thời gian: Dài, trung , ngắn hạn + Theo tính chất: - Đầu tư hữu hình Đầu tư tài chính + Theo mục đích: Đầu tư mới Đầu tư thay thế Đầu tư chiến lược + Theo phạm vi đầu tư Đầu tư bên trong Đầu tư bên ngoài + Theo nguồn vốn: NSNN TÍn dụng thương mại ODA, FDI ... + Theo nội dung kinh tế: Đầu tư phát triển nguồn nhân lực Đầu tư xây dựng cơ bản Đầu tư vào TSCĐ Đầu tư vào TSLĐ 3. Nguyên tắc - Đảm bảo tính đồng bộ, tính cân đối và tối ưu của đầu tư - Kết hợp đầu tư theo ngành và theo vùng lãnh thổ - Ưu tiên đầu tư cho ngành mũi nhọn - Đảm bảo mang lại hiệu quả cao về cả kinh tế và quốc phòng - Phù hợp với tiềm năng vật chất hiện có về các phương diện cung ứng vật tư, khảo sát thiết kế, xây dựng. - Kết hợp đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu - Tính đến các yếu tố quốc tế trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hội nhập Câu 29. Kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất và máy móc thiết bị trong DN 1. Sự cần thiết phải đầu tư Thuyết minh sự cần thiết phải đầu tư máy móc thiết bị hoặc dây chuyền công nghệ. Đưa ra các luận cứ chứng minh cho sự cân thiết phải đầu tư, những căn cứ cơ sở khoa học và các căn cứ pháp lý. Sản phẩm mà máy móc đầu tư làm được 2. Lập danh mục các máy móc thiết bị cần đầu tư Danh mục tài sản đầu tư TT Tên tài sản Số lượng Giá mua Thành tiền 1 2 3 Tổng cộng 3. Tính toán các chỉ tiêu - Tùy theo mục đích đầu tư và nguồn VĐT mà chọn các chỉ tiêu dưới đây để tính toán: + Doanh thu + Lợi nhuận + Dòng chi + Chi phí + Thời gian hoàn vốn + Giá hiện hành ròn + Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi nội bộ 4. Lập kế hoạch trả nợ vay Đầu tư bằng nguồn vốn vay thì DN phải lập kế hoạch trả nợ vốn vay đó Kế hoạch trả nợ vốn vay Năm Phải thanh toán hàng năm Nguồn và khả năng trả nợ Nợ chuyển năm sau Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Nợ gốc Nợ lãi KHCB Lợi nhuận (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Cột 2 = cột 3 + cột 4 Cột 5 = cột 6 + cột 7 Cột 8 =cột 2 – cột 5 * Dòng năm 2007 - Cột 3 là số tiền DN vay để đầu tư hay là nợi gốc. Cột 4 là nợ lãi phát sinh từ nợ gốc được tính bằng nợ gốc nhân với tỉ lệ lãi suất vay - Cột 6 là KHCB trích được hàng năm. Cột 7 là số lãi dự kiến thu được hàng năm dùng cho việc trả nợ tiền vay. * Từ dòng 2008 trở đi - Cột 3 được lấy từ cột 8 của dòng năm 2007 - Các cột còn lại như trên Đến năm nào đó trong cột thứ tự năm mà keets quả ở cột 8 tương ứng với năm đó có trị số ≤ 0 thì năm đó đã trả xong được nợ vay Nếu như kế hoạch đầu tư được thực hiện hoàn toàn bằng nguồn vốn vay thì đây cũng là năm hoàn vốn Câu 30: Kế hoạch nghiên cứu và KH ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ: a. Ý nghĩa: - Là 1 bộ phận trong KH toàn diện của DN, được xây dựng đồng thời và quan hệ chặt chẽ với các kế hoạch khác của doanh nghiệp, hướng vào nghiên cứu và giải quyết mục tiêu của kế hoạch sản xuất đồng thời mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Tạo điều kiện cho sản xuất của DN có những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường - Nó luôn gắn liền với kế hoạch khác trong hệ thống kế hoạch toàn diện - KH nghiên cứu và KH ứng dụng tiến bộ khoa học cụng nghệ thường tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách là đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư năng lượng, sử dụng các vật liệu thay thế, các nguyên vật liệu trong nước. b. Nội dung: KH nghiên cứu khoa học công nghệ: - Kế hoạch nghiên cứu KH công nghệ phản ánh nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ hàng năm của DN XD. Nhằm tạo tiền đề cho việc nâng cao trình độ kỹ thuật trong XD, tiết kiệm vật tư, nâng cao NSLĐ và chất lượng công trình - Nội dung: Nghiên cứu thiết kế dây chuyền công nghệ mới Nghiên cứu các nâng cao trình độ sản xuất nói chung và nâng cao trình độ kỹ thuật trong XD Nghiên cứu tiết kiệm chi phí đầu vào của sản phẩm sản xuất Nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao NSLĐ Nghiên cứu các loại vật liệu mới, vật liệu thay thế Nghiên cứu biện pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm - Nguồn vốn sử dụng cho việc nghiên cứu KH: Tùy theo đề tài do các cấp quản lý mà nguồn vốn cho nghiên cứu đề tài được nhà nước cấp hoặc sử dụng từ quỹ đầu tư và phát triển của DN - Kế hoạch nghiên cứu KHCN Tên và nội dung nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu Bộ phận nghiên cứu Thời gian Kinh phí Ước tính hiệu quả kinh tế Bắt đầu Kết thúc (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) KH ứng dụng tiến bộ KH CN: - Kế hoạch này phản ánh việc ứng dụng các thành tựu KH CN được áp dụng vào công tác thi công xây dựng của DN. - Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của công tác thi công, khả năng về lao động vật tư, tiền vốn và kết quả nghiên cứu KH công nghệ của DN, các kết quả nghiên cứu KH CN trong nước và thế giới, DN lập kế hoạch ứng dụng các tiến bộ KH CN - Nguồn vốn: Lấy từ quỹ đầu tư và phát triển - Kế hoạch ứng dụng tiến bộ KHCN Tên các biện pháp ứng dụng KHCN Nội dung ứng dụng Thời gian bắt đầu Thời gian kết thúc Kinh phí Hiệu quả kinh tế Số tiền Nguồn vốn 1. Áp dụng quy trình và biện pháp thi công tiên tiến 2. Sử dụng vật liệu mới 3. . Câu 31: Kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm xây dựng I. Giá thành 1. Khái niệm giá thành và các loại giá thành - Giá thành sản phẩm XD là toàn bộ chi phí tính bằng tiền để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp theo quy định - Giá thành dự toán GDT = ∑(KL × ĐG) + TT khác + Chi phí chung - Giá thành kế hoạch: chỉ tiêu do các DN lập ra trên cơ sở biện pháp tổ chức thi công, định mức nội bộ, giá VL thực tế. Sự chênh lệch giữa giá thành dự toán và giá thành kế hoạch chính là mức hạ giá thành kế hoạch. - Giá thành thực tế: tổng hợp từ thực tế phát sinh trong quá trình tổ chức thi sản xuất - Mối quan hệ giữa các giá thành CT XD Giá trị Dự toán chi phí xây dựng Chi phí trực tiếp Chi phí chung TNCTTT Thuế GTGT Chi phí XD nhà tạm Giá thành Giá thành dự toán chi phí XD a Giá thành KH chi phí Xd b Giá thành thực tế chi phí XD c Thuế và TNCTTT do nhà nước quy định Mức giảm giá thành kế hoạch Mức giảm giá thành vượt KH 2. Nội dung và cách tính các khoản mục chi phí trong giá thành KH CTXD * CP trực tiếp: - Chi phí vật liệu: toàn bộ chi phí VL chính, VL phụ, cấu kiện, Vl luân chuyển,tham gia vào quá trình tạo nên sản phẩm XD. Chi phí VL = ∑ ( KL VL × Đơn giá VL) KL VL = ∑ KL công tác XD × Định mức sử dụng VL - Chi phí nhân công: là toàn bộ chi phí cho CN chính và công nhân phụ trực tiếp tham giá XD CT CP NC = ∑ Ngày công × Đơn giá - Chi phí MTC : là toàn bộ chi phí của các máy, thiết bị chính và các máy phục vụ tham gia XD CT CP MTC = ∑ Số lượng ca máy × Đơn giá ca máy - Chi phí TT khác = % ( VL + NC + MTC ) * CP chung: - Là các khoản chi phí không trực tiếp tạo nên thực thể công trình nhưng cần thiết cho quá trình thi công XD CT. - Chi phí chung gồm các khoản chính: + Chi phí quản lý hành chính + Chi phí phục vụ thi công + Chi phí phục vụ công nhân + Chi phí khác II. Kế hoạch hạ giá thành sản phẩm 1. Ý nghĩa: - Là 1 bộ phận không thể tách rời trong kế hoạc toàn diện của doanh nghiệp, thông qua kế hoạch này doanh nghiệp nắm bắt được mức lợi nhuận có thể đạt được trong năm kế hoạch, để từ đó doanh nghiệp lên các biện pháp thực hiện tốt chế độ tích kiệm góp phần tăng tích lũy , thu nhập cho lao động. - Kế hoạch hạ giá thành có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết dối với doanh nghiệp xây dựng hạch toán inh tế độc lập vì qua đó doanh nghiệp biết được khoản lãi hạ giá thành là bao nhiêu. - Giúp việc hạch toán toán kinh tế của DN được tốt hơn 2. Đặc điểm: - Khi lập KH hạ giá thành có thể căn cứ vào tỉ lệ % hạ giá thành của năm trước với điều kiện năm KH thi công công trình tương tự và sử dụng vật liệu giống năm trước - Sản phẩm xd có tính đơn chiếc do đó giá thành sản phẩm xd khác nhau theo từng công trình bởi vậy mức hạ giá thành các công trình là khác nhau - Khi lập KH hạ giá thành sản phẩm thường lập cho từng hạng mục công trình sau đó tổng hợp để được mức hạ giá thành của CT - Có thể lập KH hạ giá thành cho từng loại công tác sau đó tổng hợp lại được KH hạ giá thành của công trình 3. Nguyên tắc lập KH hạ giá thành - Đảm bảo thi công Ct đúng tiến độ đảm bảo chất lượng, đáp ứng được yêu cầu XH - KH phải được lập trên cơ sở căn cứ Kh, thực tế, đảm bảo tính khả thi và phải có sự liên kết với các KH khác của DN - Cần tính đến các nhân tố làm tăng giảm giá thành 4. Phương pháp xác đinh mức hạ giá thành * PP xác định mức hạ giá thành theo ZDT và ZKH D Z = ZDT - ZKH * PP xđ mức hạ giá thành theo các hạng mục cụng trình hoặc khối lượng công tác chủ yếu D Z = ∑ mức hạ giá thành ở hạng mục công trình or khối lượng các loại công tác chủ yếu. * PP xđ mức hạ giá thành theo theo nhân tố làm tăng giảm giá thành D Z = ∑ mức ở các nhân tố làm giảm Z – ∑ mức ở các nhân tố làm tăng Z Nhóm các nhân tố làm giảm giá thành + Do mức tăng NSLĐ nhanh hơn mức tăng tiền lương Zl=tl1-100+l100+n Zl: tỷ lệ phần trăm giảm giá thành tl: tỷ trọng tiền lương trong ZDT : l: tỷ lệ phần trăm tăng TL n: tỷ lệ phần trăm tăng NSLĐ dự kiến + Mức hạ giá thành do giảm chi phí VL Zv=tv1-100-g1100.100-g2100 tv: tỷ trọng chi phí VL trong ZDT g1: tỷ lệ % giảm số lượng VL tiêu hao g2: Tỷ lệ % giảm đơn giá VL + Mức hạ giá thành do giảm chi phí MTC Zm=tm1-100-c1100.100-c2100 tm: tỷ trọng cp MTC trong ZDT C1: tỷ lệ % giảm số ca máy C2 : tỷ lệ % giảm đơn giá ca máy + Mức hạ giỏ thành do giảm chi phí chung: Giảm chi phí chung do rút ngắn thời gian XD Zt=p1-tkt0 Trong đó: P: Tỷ trọng cp chung trong ZDT Tk: tg Xd theo dự kiến của DN To: tg XD theo yêu cầu of chủ ĐT Giảm chi phí tiền lương cho bộ máy quản lý -> Chi phí quản lý hành chính giảm -> Z giảm Xem xét các nhân tố làm tăng Z - Do các nhân tố trên nhưng tác động theo chiều hướng ngược lại - Do mức tăng trang TB cơ giới > mức tăng năng suất MTC Đt=tm100+m100+k-1 Trong đó: tm: tỷ trọng cp MTC trong ZDT m: Mức tăng TB cơ giới k: Mức tăng (tỷ lệ %) năng suất máy. Do cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện lao động của người CN Do các nhân tố khác Câu 32: Khái niệm, ý nghĩa , nhiệm vụ và nội dung chủ yếu của kế hoạch tài chính doanh nghiệp. Khái niệm KH tài chính là sự tổng hợp và sự phản ánh dưới hình thức tiền tệ các chỉ tiêu của các KH khác. Nó vạch rõ nhu cầu vốn và nguồn vốn cần thiết, dự kiến phân phối LN, dự kiến về việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong DN. Ý nghĩa: * Đối với DN: - Thông qua KH TC kiểm tra được tính cân đối và hiệu quả kinh tế của từng mặt hoạt động SXKD - KH TC đảm bảo sự điều hòa và cân đối về tiền tệ - KH TC xác định một cách hợp lý và chặt chẽ nguồn vốn, số vốn cần thiết cho SXKD * Đối với NN - KH TC xác định mối quan hệ giữa TCDN với NSNN, NH, tổ chức TC tín dụng - KH TC DN góp phần ổn định thu chi NSNN, tạo điều kiện tốt phát triển KT XH Nhiệm vụ: Xác định đúng đắn số vốn lưu động và nguồn vốn lưu động Xác định đúng mức trích khấu hao cho TSCĐ và các sử dụng quỹ khấu hao Xác định tổng lợi nhuận và mức trích lập quỹ của DN Xác định mối quan hệ qua lại bằng tiền giữa tài chính DN với ngân sách NN, giữa DN với Ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng. Biểu hiện toàn bộ số thu và chi trong KH qua biểu tổng hợp Cụ thể hóa các chỉ tiêu KH năm thành KH tài chính quý, tháng và đưa ra các biện pháp phấn đấu thực hiện đồng thời theo dõi kiểm tra thường xuyên việc thực hiện KH tài chính để phát hiện sai sót và điều chỉnh kịp thời Nội dung: KH vốn lưu động KH vốn cố định và khấu hao TSCĐ KH lợi nhuận và phân phối lợi nhuận KH trích lập và sử dụng các quỹ của DN KH huy động vốn của DN Câu 33: Kế hoạch vốn lưu động và kế hoạch vốn cố định của DN. KH vốn lưu động Khái niệm: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ. VLĐ của DN XD bao gồm toàn bộ TSCĐ trực tiếp trong quá trình sản xuất, đang được sử dụng làm dự trữ cho sản xuất và 1 bộ phận tiền tệ nằm trong khâu lưu thông. Đặc điểm của vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng: VLĐ trong doanh nghiệp xây dựng luân chuyển chậm hơn so với các DN của các ngành khác Độ dài của một vòng luân chuyển VLĐ chậm hơn Do khối lượng XD dở dang lớn nến VLĐ dễ ứ đọnggg Nội dung: Xác định nhu cầu VLĐ cần thiết trong năm KH nhằm đảm bảo đủ lượng VLĐ tối thiểu giúp cho hđsxkd được liên tục tránh ứ đọng vốn đẩy nhanh tốc độ quay của vốn nhằm nâng cao hiêu quả sử dụng vốn Xác định nguồn tài trợ nhu cầu VLĐ Đưa ra các biện pháp bảo quản và phát triển VLĐ Thường xuyên phân tích đánh giá tỡnh hỡnh sử dụng VLĐ Các nhân tố ảnh hưởng: Tính chất ngành nghề kinh doanh và mức độ hoạt động của DN Quy mô sản xuất, kinh doanh của DN trong từng thời kỳ Yếu tố về giá cả vật tư, tình hình lạm phát trên thị trường, sự biến động về giá cả vật tư, hàng hóa mà DN sử dụng trong sản xuất Những yếu tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm Nhân tố liên quan đến chính sách về tín dụng, tổ chức thanh toán. Trình độ tổ chức và quản lý sử dụng VLĐ của DN trong các giai đoạn dự trựsản xuât, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm e. Phương pháp xác định nhu cầu VLĐ (chỉ học 2 pp) + PP gián tiếp - Dựa vào kinh nghiệm thực tế của DN cung loại trong ngành để xác định nhu cầu VLĐ cho DN mình - Dựa vào tình hình thực tế VLĐ kỳ trước của DN để xác định nhu cầu VLĐ cho kỳ tiếp theo có sự thay đổi về quy mô sản xuất VNC=V0 M1M0 1±t t= n1-n0n0100% V0= V12+V2+V3+V424 V0: Số dư VLĐ bình quân của năm báo cáo VNC: Nhu cầu VLĐ năm kế hoạch M1: Doanh thu thuần dự kiến năm KH M0: DTT thực hiện năm báo cáo t: tỉ lệ giảm số ngày luân chuyển VLĐ năm KH so với năm báo cáo n1, n0: Độ dài của vòng luân chuyển VLĐ năm KH và năm báo cáo + PP ước tính nhu cầu VLĐ bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu quy ước - Doanh thu quy ước kỳ báo cáo = giá trị sản lượng xd thực hiện kỳ báo cáo + Giá trị sản lượng các hoạt động khác kỳ báo cáo. - Doanh thu quy ước dự kiến kỳ KH = giá trị sản lượng xd dự kiến kỳ KH + Giá trị sản lượng các hoạt động khác kỳ KH. - Bước 1: Tính số dự bình quân của các khoản trên bảng cân đối kế toán của DN - Bước 2: Chọn những khoản chịu sự biến động trực tiếp có quan hệ chặt chẽ với doanh thu quy ước và tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó so với DT quy ước thực hiện được trong năm báo cáo - Bước 3: Dùng tỷ lệ % đó để ước tính nhu cầu VLĐ của năm KH theo doanh thu quy ước dự kiến năm KH - Bước 4: Định hướng nguồn tài trợ nhu cầu tăng VLĐ để đảm bảo sản xuất kinh doanh năm KH 2. KH vốn cố định ( thi phần Ké hoạch khấu hao TSCĐ) a. Khái niệm: - VCĐ là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ trong DN. - TSCĐ bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình b. Các nhân tố ảnh hưởng: Dự báo trong tương lai về nhu cầu thị trường Dự báo về các dự án đầu tư trong thời gian tới Cỏc HĐ DN đó ký kết được Yêu cầu về nâng cao uy tín và khả năng chạnh tranh của DN Tỡnh trạng TXCĐ hiện có của DN Nhu cầu dầu tư cơ sở vật chất của DN Việc so sánh về hiệu quả kinh tế giữa việc mua sắm TXCĐ với thuê TSCĐ c. Kế hoạch khấu hao TSCĐ: Khái niệm - Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ dần giá trị TSCĐ vào giá thành sản phẩm nhằm tái sản xuất TSCĐ sau khi hết thời gian sử dụng. Khi sản phẩm được tiêu thụ, tiền khấu hao được trích lại để hình thành quỹ khấu hao - Khấu hao là biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi giá trị đã hao mòn của TSCĐ - Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh qua thời gian sử dụng TSCĐ PP khấu hao TSCĐ: PP khấu hao theo đường thẳng Mx=NGNhoặc MK=NG.TK MK: Mức khấu hao cần trích hàng năm NG: Nguyên giá TSCĐ N: Thời gian sử dụng TSCĐ TK: Tỷ lệ khấu hao PP khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. MKT = ST × MSP MKT: mức khấu hao cần trích ở tháng thứ t ST: Số lượng sản phẩm sản xuất ra bởi TSCĐ ở tháng thứ t MSP: Mức khấu hao bình quân tính cho đơn vị sản phẩm sản xuất bởi TSCĐ đó MSP=NG-Giá trị có thể thu hồi khi thanh lýSản lượng theo công suất thiết kế PP khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh MKi = GCLi × TKCĐ MKi: Mức khấu hao ở năm thư i GCli: Giá trị còn lại của TSCĐ ở năm thứ i i: thứ tự năm trích khấu hao TKCĐ: tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm TKCĐ = TKĐT × HS TKĐT: Tỷ lệ khấu hao theo pp đường thẳng HS: Hệ số điều chỉnh HS = 1.5 đối với TSCĐ có thời hạn sử dụng đến 4 năm HS = 2 đối với TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 4 năm đến 6 năm HS = 2.5 đối với TSCĐ có thời hạn sử dụng lớn hơn 6 năm Câu 34: Kế hoạch huy động vốn của DN xây dựng. Huy động vốn là tổng thể các biện pháp làm tăng vốn kinh doanh để đáp ứng nhu cầu hoạt động của DN Quan điểm huy động vốn: Huy dộng vốn bằng nhiều hình thức khác nhau Chi phí huy động, sử dụng vốn thấp Đáp ứng nhanh yêu cầu về vốn của DN Nguyên tắc huy đông vốn Khai thác tối đa nguồn vốn chủ sở hữu, ưu tiên khai thác tối đa vốn nội bộ Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và kết hợp các hình thức với nhau Xuất phát từ thực tế tình hình DN Đảm bảo tính hợp pháp của việc huy động vốn Quản lý và sử dụng hiệu quả vốn huy động được Các nguồn vốn mà DN có thể huy động Nguồn vốn bên trong DN Nguồn ngân sách NN cấp Nguồn vốn tự bổ sung và các quỹ của DN Các quỹ khấu hao cơ bản Các khoản phải trả Các khoản phải nộp Nguồn vốn bên ngoài DN - Phát hành cổ phiếu, trái phiếu, gọi vốn liên doanh dài hạn, vay dài hạn Nh - Căn cứ vào thời gian sử dụng: Tài trợ ngắn hạn và tài trợ dài hạn - Căn cứ vào quyền sử hữu: Nợ và vốn chủ sở hữu MỤC LỤC Câu 1. Khái niệm hệ thống trong hoạt động của doanh nghiệp1 Câu 2. Môi trường vĩ mô, môi trường vi mô và hoàn cảnh nội bộ của DN..2 Câu 3. Phân tích môi trường và dự báo diễn biến môi trường kinh doanh của DN (Dự báo diễn biến MTKD, Phân tích các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ của DN) ..6 Câu 4. Khái niệm chiến lược, đặc điểm và vai trò cơ bản của chiến lược sản xuất kinh doanh7 Câu 5. Phân loại chiến lược của DN.8 Câu 6. Yêu cầu, nguyên tắc và căn cứ xây dựng chiến lược ..9 Câu 7. Phương pháp xây dựng và quản trị chiến lược..10 Câu 8. Khái niệm, sự cần thiết, nhiệm vụ và đối tượng của kế hoạch hóa.13 Câu 9. Vai trò, chức năng, nguyên tắc kế hoạch hóa của DN..13 Câu 10. Mục tiêu, căn cứ và trình tự xây dựng kế hoạch của DN.14 Câu 11. Phân loại kế hoạch và phân loại chỉ tiêu kế hoạch trong DN14 Câu 12. Phương pháp lập kế hoạch và các bài toán vận dụng trong công tác lập kế hoạch15 Câu 13. Khái niệm thị trường xây dựng, đặc trưng của thị trường xây dựng và phân loại thị trường..16 Câu 14. Khái niệm đấu thầu quốc tế, điều kiện và những ưu đãi trong đấu thầu quốc tế tại Việt Nam. Các loại hợp đồng xây dựng trong quan hệ giao nhận thầu quốc tế..18 Câu 15. Khái niệm đấu thầu và đấu thầu trong nước, các hình thức lựa chọn nhà thầu và các phương thức đấu thầu...18 Câu 16. Nguyên tắc lựa chọn nhà thầu và tổ chức đấu thầu21 Câu 17. Nội dung phương pháp lập hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư..22 Câu 18. Nội dung phương pháp lập hồ sơ dự thầu của các nhà thầu.23 Câu 19. Khái niệm, căn cứ, nhiệm vụ và nguyên tắc lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm..24 Câu 20. Các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất, pp và trình tự lập kế hoạch sản xuất ( trình tự).25 Câu 21. Khái niệm và phương pháp tính giá trị tổng sản lượng kế hoạch của DN (nội dung)26 Câu 22. Ý nghĩa, nhiệm vụ, nội dung chủ yếu của kế hoạch lao động tiền lương xã hội..26 Câu 23. Kế hoạch sử dụng thời gian lao động của công nhân.27 Câu 24. Kế hoạch lao động và kế hoạch hợp đồng lao động27 Câu 25. Kế hoạch quỹ lương và kế hoạch bảo hộ lao động.28 Câu 26. Kế hoạch vật tư của DN xây dựng. Các nguồn vật tư trong kỳ kế hoạch29 Câu 27. Kế hoạch xe, máy và thiết bị thi công của DN xây dựng ( kế hoạch nhu cầu xe máy, thiết bị thi công)30 Câu 28. Khái niệm, phân loại và nguyên tắc đầu tư..31 Câu 29. Kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất và máy móc thiết bị trong DN.32 Câu 30: Kế hoạch nghiên cứu và KH ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ....34 Câu 31: Kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm xây dựng..35 Câu 32: Khái niệm, ý nghĩa , nhiệm vụ và nội dung chủ yếu của kế hoạch tài chính doanh nghiệp38 Câu 33: Kế hoạch vốn lưu động và kế hoạch vốn cố định của DN..39 Câu 34:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchien_luoc_kinh_doanh_va_ke_hoach_hoa_xay_dung_9754.doc