Chọn giống rau và hoa

Rau là loại thực phẩm rất cần thiết trong đời sống hàng ngày và không thể thay thế

Cải bắp là một trong những loại rau cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

Đây cũng là một loại cây mang lại nhiều giá trị kinh tế cho người sản xuất, có nhiều ý nghĩa trong ngành y học, xuất khẩu.

Cải bắp là cây rau rất quan trọng ở miền Bắc nước ta, là cây vụ đông trong công thức luân canh: lúa xuân – lúa mùa sớm - cải bắp.

 

ppt32 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chọn giống rau và hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Đình Hoà Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngoan Phạm Thị Thảo Nguyễn Thị Tuệ BỐ CỤC A. MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG I. Nguồn gốc II. Đặc điểm thực vật học 2.1. Hệ rễ 2.2. Thân 2.3. Lá 2.4. Hoa-quả-hạt III. PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG 3.1. Mục tiêu tạo giống 3.1.1. Mục tiêu tổng quát 3.1.2. Mục tiêu cụ thể 3.2. Phương pháp tạo giống C. KẾT LUẬN A. MỞ ĐẦU Rau là loại thực phẩm rất cần thiết trong đời sống hàng ngày và không thể thay thế Cải bắp là một trong những loại rau cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng Đây cũng là một loại cây mang lại nhiều giá trị kinh tế cho người sản xuất, có nhiều ý nghĩa trong ngành y học, xuất khẩu. Cải bắp là cây rau rất quan trọng ở miền Bắc nước ta, là cây vụ đông trong công thức luân canh: lúa xuân – lúa mùa sớm - cải bắp. B. NỘI DUNG Nguồn gốc - Cải bắp có nguồn gốc từ cải xoăn biển, nó không phải là loại rau thông dụng, được dùng làm thực phẩm cho mãi đến khi người La Mã và người Sen-Tơ đem đến châu Âu và nước Anh. - Khu vực Thái Bình Dương đã chọn những dạng tốt nhất phù hợp với điều kiện địa phương. - Thời gian sau đó cải bắp nhăn Savoy trở thành rau thông dụng ở nước Anh. Từ thế kỉ X cải bắp đã được trồng ở nước Nga, thế kỉ XII cải bắp được trồng rộng rãi ở tây Âu và nước Nga. Cải bắp được đưa đến Bắc Mỹ vào thế kỉ XVI và XVII. Dạng cải bắp phổ biến ở Bắc Mỹ có nguồn gốc chủ yếu ở Đức. II. Đặc điểm thực vật học 2.1. Hệ rễ Hệ rễ của cải bắp thuộc loại rễ chùm, rễ cạn, ưa thích ẩm ướt, không chịu hạn, cũng không chịu úng. Hệ rễ phân bố ở tầng đất mặt. Thời kì hai lá mầm rễ chính phát triển dài đến 15cm, còn rễ phụ dài đến 25-30cm sau đó rễ chính ngừng phát triển, nhưng rễ phụ vẫn phát triển nhanh (Burenin, 1982). - Sau 45 ngày trồng diện tích phân bố của rễ phụ, lông hút gấp 10 lần so với bề mặt lá. Trong thời kì hình thành bắp rễ phụ có thể ăn sâu tới 110cm, khi cải bắp được thu hoạch rễ ăn sâu tới 150cm. Khối lượng các rễ mới của cải bắp tạo nên trong thời gian sinh trưởng năm đầu có thể ăn sâu từ 40-50cm. Khối lượng và kích thước của những giống sớm thường kém hơn giống muộn. - Ở năm thứ 2, bộ rễ phát triển kém hơn năm đầu nhưng rễ phụ vẫn phát triển mạnh. Thời kì nở hoa, các rễ phụ vẫn có thể ăn sâu, nhưng không rộng quá 30-40cm. Trên đoạn thân sát gốc có khả năng ra rễ bất định, nếu gặp điều kiện đất đai, độ ẩm thì loại rễ này có thể hút nước và chất dinh dưỡng. 2.2. Thân - Thân cải bắp có chiều cao từ 15-50cm, mập, hình trụ. Đường kính ở đoạn thân lớn nhất từ 3.5-6.0cm. Thân bắp cải gồm thân trong và thân ngoài - Thân ngoài là đoạn thân có nhiều lá xanh sắp xếp sít nhau theo hình xoáy ốc. Chiều cao thân phụ thuộc chủ yếu vào giống. Độ cao thân có ý nghĩa chống đổ, ở những vùng có gió to cần chọn những giống có thân ngoài vừa phải. Độ đồng đều của thân ngoài có ý nghĩa cho thu hoạch bằng máy. - Ở mỗi nách lá đều có mầm ở trạng thái ngủ nghỉ. Khi thu hoạch bắp, các chồi sinh trưởng mạnh, sau 25-30 ngày thì chúng giống như một cây cải bắp, nhưng không có rễ. - Theo thuyết chu kì tuổi của Krenke thì phát dục của các chồi đó phụ thuộc vào vị trí trên thân. Những chồi sinh ra ở đoạn thân gần gốc có tuổi phát dục nhỏ, tuổi sinh trưởng lớn, những chồi này có khả năng cuốn thành bắp - Các chồi gần đỉnh sinh trưởng có tuổi phát dục lớn và tuổi sinh trưởng nhỏ nên hầu hết những chồi này có khả năng ra hoa kết hạt. - Thân trong là đoạn thân mang những lá không có màu xanh, là bộ phận sử dụng. Độ cao thân trong so với độ cao bắp thể hiện giá trị sử dụng của cải bắp cao hay thấp. Đoạn thân trong càng dài thì giá trị sử dụng của bắp càng thấp - Thân trong là đoạn thân mang những lá không có màu xanh, là bộ phận sử dụng. Độ cao thân trong so với độ cao bắp thể hiện giá trị sử dụng của cải bắp cao hay thấp. Đoạn thân trong càng dài thì giá trị sử dụng của bắp càng thấp. - Nếu độ cao thân trong khoảng 40% độ cao bắp là thân ngắn, loại thân trung bình trong khỏang 40-60%, loại cao > 60%. - Độ cao thân ngoài phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, thời vụ gieo trồng và kĩ thuật chăm sóc. Thường thí chiều cao thân ngoài của những giống chín sớm thấp hơn giống chín muộn. 2.3. Lá Lá cải bắp là bộ phận quan trọng của cây, là đặc trưng hình thái dùng để phân biệt giống này với giống khác. Lá bắp cải gồm lá trong và lá ngoài. Là ngoài thường có màu xanh, số lá thay đổi tuỳ theo giống và điều kiện trồng trọt từ 9-10 đến 25-40 lá, chiều rộng lá 25-60cm (Booc, Girenko và nhiều tác giả 1971). Trên lá thường có một lớp sáp, lớp sáp này nhiều hay ít phụ thuộc vào giống. Trong điều kiện trồng trọt không thích hợp, đặc biệt là nhiệt độ cao sẽ có lợi cho lá ngoài sinh trưởng, do vậy ảnh hưởng đến số lá trong. Lá trong: là bộ phận sử dụng chủ yếu của cây bắp cải, do không tiếp xúc với ánh sáng nên lá thường có màu vàng nhạt, trắng ngà, cũmh có những giống có màu xanh nhat, tím hoặc tím nhạt. Lá trong thường giòn, ngon hơn lá ngoài, tuy nhiên thành phần dinh dưỡng thấp hơn lá ngoài. Số lá ngoài ảnh hưởng đến khối lượng bắp. Bởi vì khối lượng bắp cải phụ thuộc chủ yếu vào số lá và khối lượng mỗi lá. Vì vậy làm tăng số lá trong đạt mức tối đa trên mỗi giống là rất quan trọng. 2.4. Hoa-quả-hạt Hoa cải bắp thuộc họ hoa thập tự, hoa lưỡng tính, thụ phấn chéo nhờ côn trùng. Chúng rất dễ lai tạp với các cây trong họ. Sự lai tạp giữa các biến chủng không có ý nghĩa kinh tế, đối với cải bắp lai giữa giống thể hiện ưu thế lai rất rõ. Hoa cải bắp nhỏ, ra từng chùm, mỗi cây có từ 400-1000 hoa. Đường kính trung bình hoa từ 1.8-2.8cm (Hồ Hữu An, Minkov 1982 và nhiều tác giả). Khi qua giai đoạn xuân hoá và ánh sáng thân trong, các chồi nách vươn cao (làm nứt đỉnh bắp) ngồng hoa thẳng, khoẻ, cao từ 60-180cm có thể phân nhiều nhánh cấp 1, 2, 3. Quả của cây trong họ thập tự và cây cải bắp thuộc loại quả giác 2 mảnh vỏ, quả dài trung bình từ 8-10cm. Một cây có tới 800 quả. Khi quả khô thường bị tách đôi do vậy cần thu hoạch khi quả bắt đầu chìn vàng. Hạt cải bắp nhỏ, hình cầu, đường kính 1-2mm, mặt phẳng hoặc dạng lưới. Tuỳ mức độ chín màu sắc hạt có thể thay đổi màu nâu đỏ, nâu sẫm. Những hạt chưa chín đầy đủ thường có màu nâu tươi. Thời gian thu hoạch quả kéo dài từ 8-20 ngày. Khối lượng 1000 hạt từ 3.5-6.5g, thời gian bảo quản hạt từ 4-5 năm vẫn giữ được sức nảy mầm B. NỘI DUNG III. PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG 3.1. Mục tiêu tạo giống 3.1.1. Mục tiêu tổng quát - Chọn giống cải bắp có màu sắc đa dạng: tím, xanh…để phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. - Năng suất cao, chất lượng tốt. - Chống chịu sâu bệnh. - Tăng khả năng chịu nhiệt để có thể trồng trái vụ cho năng suất cao. - Thời gian sinh trưởng ngắn. 3.1.2. Mục tiêu cụ thể - Đa dạng hình dạng cải bắp: hình giống đầu bằng, tròn đầu (nồi rang), nhọn đầu (hình nón) hoặc hình tim. - Kích thước bắp trung bình 500-1000g để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. - Màu sắc đa dạng: đỏ , tím, trắng, xanh phù hợp với mục đích chế biến: luộc, xào, làm nộm, giấm. - Tăng độ giòn của lá bắp cải để phục vụ cho việc ăn tươi… - Tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng. Để rau bắp cải vừa là món ăn bổ dưỡng, vừa có tác dụng chứa các bệnh tim mạch, viêm ruột, dạ dày… Chống chịu với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Tạo ra các giống bắp cải chịu nhiệt để có thể trồng được ở vụ hè 3.2. Phương pháp tạo giống Bước 1: thu thập vật liệu - Vật liệu được thu thập: nguồn gen hoang dại, các dòng giống địa phương và nhập nội: cải bắp Hà Nội, giống Sapa, giống K.K Cross, giống K.Y Cross…các dòng mới chọn tạo. - Từ những vật liệu trên và mục tiêu tạo giống để chọn ra những cặp bố mẹ thích hợp. Bước 2: làm thuần vật liệu. - Bắp cải thuộc họ thập tự là loại cây tự bất hợp cao. Vì vậy việc tạo dòng thuần phức tạp đòi hỏi phải phá vỡ tự bất hợp của dòng bố mẹ. Có hai phương pháp phá vỡ tự bất hợp: Phương pháp 1: Thụ phấn sớm 3 ngày trước khi nở hoa vì phản ứng tự bất hợp chỉ xảy ra 2 ngày trước khi nở hoa. Như vậy thụ phấn trước 3 ngày có thể vẫn thụ phấn thụ tinh bình thường, Tìm các nụ đúng thời điểm để có thể tự phối liên tục 8 giờ trong ngày để thực hiện tự phối. Tuy nhiên thụ phấn nụ gắp khó khăn vì hoa của họ thập tự nhỏ và rất mềm Phương pháp 2: Phá vỡ tự bất hợp bằng dung dịch muối loãng xử lý trên bề mặt đầu vòi nhụy rồi lau khô sau đó thụ phấn bằng bao phấn chín Thực hiện thụ phấn Tìm nụ gần nở hoa trên cành hoa ( nụ già nhất) Dùng panh cắt các gai và cẩn thận mở nụ hoa cho đầu nhụy hoàn toàn lộ ra Nhẹ nhàng gắp bỏ các bao phấn chưa chín ra khỏi hoa Nhỏ dung dịch muối lên đầu nhụy, sử dụng một que nhỏ làm đều dung dịch trên đầu nhụy, chờ 15 phút cho dung dịch muối phá vỡ tính tự bất hợp, sau đó làm khô đầu nhụy bằng giấy mềm hoặc giấy thấm không để sót và phải đảm bảo hoàn toàn không còn dung dịch muối trên đầu nhụy Thụ phấn nụ ở cây loài Brassica. Sử dụng panh khéo léo để đầu nhụy nhô ra (A và B) Chải nhẹ bao phấn chín lên đầu nhụy sau khi đã xử lý loại bỏ tự bất hợp (C). Có thể lấy bao phấn của hoa khác trên cùng cây đã chín để thực hiện thụ phấn nếu bao phấn hoa xử lý chưa chín (B) Sử dụng panh gắp bao phấn chín trong hoa hoặc hoa liền đó óp ao phấn vỡ và chà lên đầu nhụy Phải đảm bảo cho phấn bám chặt trên mặt đầu nhụy. Đánh dấu hoa thụ phấn Khử bỏ các hoa và nụ không thụ phấn bằng tay Chăm sóc cây để hoa thụ phấn nụ đậu quả kết hạt tốt Thu hoạch hạt thụ phấn cho các bước sản xuất hạt giống tiếp theo Bước 3: tiến hành lai giữa các dòng bố mẹ. - Trong bước này cần chú ý là phải bao cách ly một cách nghiêm ngặt. - Tổ chức đánh giá các tổ hợp lai chọn ra các tổ hợp tốt nhất phù hợp với mục tiêu tạo giống Bước 4: Khảo sát và tổ chức sản xuất hạt lai - Sau khi chọn được các tổ hợp ta tiến hành đánh giá lại một số vụ ở một số vùng sinh thái khác nhau. Sau đó tiến hành tổ chức sản xuất hạt lai. - Do phương pháp lai đơn chất lượng hạt giống cao nhưng số lượng hạt ít nên giá thành hạt giống cao, chính vì thế thường sản xuất hạt lai kép. * Thu hoạch, tách hạt và làm khô: Nhìn chung hạt trên hàng bố và hàng mẹ thu hoạch riêng. Mặc dù vậy trong một số trường hợp khi cả 2 bố mẹ khả năng tự thụ là rất thấp hoặc không có khả năng tự thụ thì hạt có thể được thu cùng thời gian. Sự chín không đều của quả trên bông hoa và xu hướng tách vỏ quả tạo ra khó khăn để thu được năng suất hạt tối đa. Với lý do này thu hoạch hạt lai được thực hiện bằng tay, dùng dao sắc cắt hoa. Nếu giống thụi phấn tự do có thể được thu hoạch bằng máy. Thu hoạch khi quả màu vàng và hạt màu nâu. Thu hoạch vào buổi sáng khi tan sương để giảm tách quả rơi mất hạt. Sau đó bó treo làm khô, dưới có vật hứng hạt rơi ( ni lông hoặc mẹt), phơi khô như vậy 10 - 14 ngày thì đập tách hạt hoặc tách hạt bằng máy Nếu tách hạt bằng máy cần điều chỉnh tốc độ hợp lý để không làm dập vỡ hạt. Tách hạt và vỏ quả để làm sạch hạt bằng quạt, sàng, xẩy để làm sạch lô hạt, sau đó có thể phân loại hạt để đóng gói và bảo quản. Làm khô hạt và bảo quản: Hạt bắp cải có thể giữ sức nảy mầm 4 - 6 năm, nếu làm khô và bảo quản ở ẩm độ thấp <50% và độ ẩm hạt bảo quản không vượt qua 6%. Khi làm khô hạt giống không nên ở nhiệt độ trên 45oC với hạt có ẩm độ thấp có thể làm khô dưới điều kiện nhiệt độ cao hơn. C. KẾT LUẬN Cải bắp là một cây trồng phổ biến trong họ thập tự. Với giá trị dinh dưỡng cao nên cải bắp được nhiều người yêu thích và được trồng rộng rãi ở miền Bắc nước ta và vùng Đà Lạt (Lâm Đồng). Hạn chế lớn nhất của các giống bắp cải hiện nay là khả năng chịu nhiệt kém nên việc chọn tạo ra các giống chịu nhiệt là rất cần thiết.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptcai_bap_461.ppt
Tài liệu liên quan