Chương II: Phép biện chứng duy vật

Khái niệm khả năng và hiện thực : khả năng là phạm trù dùng để chỉ cái chưa có , nhưng có thể ra đời khi có điều kiện

• hiện thực là phạm trù chỉ cái đã ra đời , đã xuất hiện , đang tồn tại .

• lưu ý : khả năng là cái có sẵn trong bản thân sự vật chứ không do ai gắn vào

 

ppt69 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chương II: Phép biện chứng duy vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hể thể hiện bằng hình thức ca dao , thơ , âm nhạc , văn xuôi , kịch nói … cùng một nội dung là đào tạo cử nhân có nhiều hình thức chính qui , tại chức một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung khác nhau vd : cùng một hình thức là truyện ngắn có thể chứa đựng nội dung phản động nhưng cũng có thể chứa đựng nội dung tiến bộ cách mạng b) nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động và phát triển của sự vật : nội dung luôn biến đổi , hình thức thì ổn định hơn . sự biến đổi và phát triển của sự vật trước hết bằng sự biến đổi của nội dung . nội dung biến đổi làm hình thức biến đổi theo nhưng nó biến đổi chậm hơn vd : nội dung quyết định hình thức – câu chuyện có nội dung buồn thì phải thể hiện bằng hình thức là bi kịch chứ không thể là hài kịch . trong phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất là nội dung còn qhsx là hình thức . khi lực lượng sản xuất phát triển ( tức nội dung thay đổi ) thì qhsx ( tức hình thức ) cũng thay đổi theo c) sự tác động trở lại của hình thức với nội dung : hình thức do nội dung quyết định , nhưng sau khi xuất hiện hình thức mang tính độc lập tương đối và tác động lại nội dung . khi hình thức phù hợp với nội dung thì nó thúc đẩy nội dung phát triển , nếu không phù hợp với nội dung thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung 3) một số kết luận về phương pháp luận : vì nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình vận động và phát triển của sự vật nên trong nhận thức không được tách rời hay tuyệt đối hoá một trong hai mặt này . đẵc biệt cần chống chủ nghĩa hình thức ( một số cơ quan tốn nhiều tiền trong việc mua sắm trang thiết bị : ô tô , xây hội trường to …trong khi yêu cầu sản xuất không đòi hỏi ) cùng một nội dung có thể có nhiều hình thức hay ngược lại một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung nên trong hoạt động thực tiễn phải chủ động sử dụng nhiều hình thức khác nhau để phục vụ cho nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn cách mạng nội dung quyết định hình thức do vậy để nhận thức và cải tạo được sự vật trước hết ta phải căn cứ vào nội dung . nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động ngược trở lại nội dung , do vậy trong hoạt động thực tiễn phải thường xuyên đối chiếu giữa nội dung và hình thức và làm cho hình thức phù hợp với nội dung để thúc đẩy nội dung phát triển VI ) BẢN CHẤT và HIỆN TƯỢNG 1) khái niệm bản chất và hiện tượng : bản chất là tổng hợp tất cả những mặt , những mối liên hệ tất nhiên , tương đối ổn định bên trong sự vật qui định sự vận động và phát triển của sự vật . hiện tượng là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất . vd : bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội , còn hiện tượng của con người là những hành vi diễn ra hàng ngày 2) mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng : a) sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng : thể hiện ở chỗ bản chất luôn luôn được bộc lộ qua hiện tượng . còn hiện tượng nào cũng là sự biểu hiện của bản chất ở mức độ nhất định . điều đó có nghĩa là không có bản chất tồn tại thuần tuý , tự biểu hiện mình mà không cần hiện tượng cũng như không có hiện tượng nào lại không là biểu hiện của bản chất nhất định . vd : bản chất của nhà nước là bộ máy trấn áp của giai cấp này đối với giai cấp khác . bản chất đó được bộc lộ qua các hiện tượng : nhà tù , cảnh sát , quân đội , toà án bản chất và hiện tượng về căn bản là phù hợp với nhau , bản chất nào thì hiện tượng ấy , khi bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi theo . vd : bản chất của giai cấp tư sản là bóc lột giá trị thặng dư , bản chất đó được bộc lộ ra ở nhiều hiện tượng của cntb như bần cùng hoá giai cấp vô sản , thất nghiệp , khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ , ô nhiễm môi trường …khi không còn gctư sản , không còn chế độ bóc lột giá trị thặng dư nữa thì những hiện tưỡng trên cũng sẽ mất theo tóm lại nhờ sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng mà mà người ta có thể tìm ra cái bản chất , tìm ra qui luật trong vô vàn các hiện tượng bên ngoài . vd : không thể khẳng định đơn vị kinh tế làm ăn giỏi mà lại thường xuyên vi phạm pháp luật b) tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau , nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập , do đó sự thống nhất đó bao hàm cả sự mâu thuẫn lẫn nhau , mâu thuẫn này thể hiện ở chỗ bản chát phản ánh cái chung , cái tất yếu , cái quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật , còn hiện tượng phản ánh cái riêng , cái cá biệt . cùng một bản chất có thể biểu hiện bằng nhiều hiện tượng khác nhau vì vậy hiện tượng phong phú hơn bản chất , còn bản chất sâu sắc hơn hiện tượng . bản chất tương đối ổn định , ít thay đổi còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi . mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng còn thể hiện ở chỗ : có hiện tượng biểu hiện một phần của bản chất , có những hiện tượng thể hiện tương đối đầy đủ bản chất , có những hiện tượng biểu hiện xuyên tạc bản chất vd : thực dân Pháp xâm lược nước ta ( bản chất sâu sắc : xâm lược , vơ vét tài nguyên ) thể hiện qua rất nhiều hiện tượng ( phong phú ) : đưa quân đội vào , đưa vũ khí , bắt dân đi lính , nạp thuế , làm phu … và để phục vụ mục đích cai trị , vận chuyển khoáng sản … thì xây nhà sở , đường sá , sân bay , đào tạo công chức …. Làm cho một số người hiểu họ là những người khai sáng văn minh ( hiện tượng xuyên tạc bản chất ) 3) một số kết luận về mặt phương pháp luận : bản chất quy định xu hướng phát triển của sự vật do vậy nhận thức không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải tiến đến nhận thức được bản chất của sự vật . còn trong hoạt động cải tạo thực tiễn phải dựa vào bản chất của sự vật để xác định phương thức hoạt động cải tạo sự vật , không được dựa vào hiện tượng . quá trình nhận thức ra bản chất thông qua hiện tượng là quá trình phức tạp , cần phải biết loại bỏ những hiện tượng xuyên tạc bản chất VII) KHẢ NĂNG và HIỆN THỰC 1)Khái niệm khả năng và hiện thực : khả năng là phạm trù dùng để chỉ cái chưa có , nhưng có thể ra đời khi có điều kiện hiện thực là phạm trù chỉ cái đã ra đời , đã xuất hiện , đang tồn tại . lưu ý : khả năng là cái có sẵn trong bản thân sự vật chứ không do ai gắn vào vd : em bé mới ra đời đã chứa đựng khả năng thành người có ích cho xã hội với điều kiện được nuôi dưỡng và giáo dục tốt mọi khả năng đều là khả năng thực tế nghĩa là không có khả năng ảo . nhưng có khả năng được được hình thành do qui luật vận động nội tại của sự vật qui định , được gọi là khả năng tất nhiên , những khả năng được hình thành do các tương tác ngẫu nhiên qui định được gọi là khả năng ngẫu nhiên vd : hạt ngô gieo xuống đất khả năng hạt nảy mầm , mọc thành cấy ngô là khả năng tất nhiên . nhưng cũng có khả năng hạt ngô bị chim ăn , hay bị sâu bệnh phá hại thì đó là khả năng ngẫu nhiên 2) mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực : khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau , không tách rời nhau , thường xuyên chuyển hoá lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật . điều đó có nghĩa là trong sự vật hiện đang chúa đựng khả năng , sự vận động và phát triển của sự vật chính là quá trình biến khả năng thành hiện thực . trong hiện thực mới lại chứa đựng khả năng mới , khả năng mới nếu có điều kiện lại thành hiện thực mới …quá trình đó lại tiếp tục làm cho sự vật vận động một cách vô tận trong thế giới vật chất cùng trong những điều kiện nhất định ở cùng một sự vật có thể tồn tại nhiều khả năng chứ không phải chỉ một khả năng . vd : bắn bia có thề trúng vòng 7 , 8 , 9, 10 để khả năng biến thành hiện thực cần một tập hợp những điều kiện chứ không phải chỉ một điều kiện 3) một số kết luận về mặt phương pháp luận : vì hiện thực là cái tồn tại thực sự , còn khả năng là cái hiện chưa có nên trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực , không được dựa vào khả năng để định ra chủ trương , phương hướng của mình . trong hoạt động thực tiễn nếu chỉ dựa vào cái còn ở dạng khả năng dễ rơi vào bệnh ảo tưởng . ( tính cua ở trong lỗ) tuy không dữa vào khả năng nhưng vì nó cũng thể hiện khuynh hướng phát triển của sự vật nên chúng ta cũng phải tính đến các khả năng để việc đề ra chủ trương kế hoạch hành động sát hợp hơn trong tự nhiên việc khả năng trở thành hiện thực được thực hiện một cách thụ động nhưng trong xã hội điều đó phụ thuộc nhiều vào con người , vì vậy trong xã hội chúng ta phải biềt phát huy nguồn lực con người , tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi con ngưòi để biến khả năng thành hiện thực thúc đẩy xã hội phát triển .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptCHUONG 2 cac nguyen ly.ppt