Chương VIII: Chi phí sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng

a) Quỹ dự phòng tài chính

- Quỹ dự phòng tài chính được dùng để: bù đắp những tổn thất , thiệt hại về tài sản,

công nợ không đòi được xảy ra trong quá trình kinh doanh; bù đắp khoản lỗ của công ty

theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc đại diện chủ sở hữu.

b) Quỹ đầu tư phát triển

- Quỹ đầu tư phát triển được dùng để:

+ Đầu tư mở rộng và phát triển sxkd.

+ Đổi mới công nghệ, trang thiết bị, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

+ Đào tạo nâng cao tr ình độ chuyên môn k ỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân

viên trong DN.

+ Bổ sung vốn điều lệ cho công ty.

+ Tham gia liên doanh, mua cổ phiếu, góp vốn cổ phần theo quy định hiện hành.

+ Trích nộp để hình thành quỹ đầu tư phát triển của tổng công ty (nếu là thành viên của

tổng công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị tổng công ty quyết định hàng năm và được

sử dụng cho các mục tiêu quy định trong quy chế tài chính của tổng công ty.

pdf10 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Chương VIII: Chi phí sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường CHƯƠNG VIII: CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ LỢI NHUẬN CỦA DNXD 8.1 KHÁI NIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH 8.1.1 KHÁI NIỆM - Chi phí sản xuất của DN ở 1 thời kỳ nào đó là toàn bộ hao phí về vật chất và sức lao động phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm của DN, bao gồm chi phí sx xây lắp và chi phí sản xuất ngoài xây lắp. Các chi phí sản xuất được tập hợp theo thời gian và theo yếu tố chi phí. - Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của của hao phí vật chất, tiền công mà DN đã bỏ ra để sx và tiêu thụ 1 sản phẩm. 8.1.2 PHÂN BIỆT GIỮA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM - Giữa chi phí sx và giá thành sản phẩm có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sx tạo ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện mặt hao phí, còn giá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sx. Đây là 2 mặt thống nhất của cùng 1 quá trình, vì vậy chúng giống nhau về chất. Giá thành và chi phí sx đều bao gồm các hao phí về lao động sống và tiền công mà DN đã bỏ ra trong quá trình tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên do bộ phận chi phí sx giữa các kỳ không đều nhau nên giá thành và chi phí sx lại khác nhau về lượng: + Chi phí sx là biểu hiện bằng tiền tổng hợp những hao phí về lao động và tiền công trong 1 kỳ nhất định. Còn giá thành sản phẩm lại là tổng hợp các hao phí đó gắn liền với 1 khối lượng sản phẩm, khối lượng dịch vụ được hoàn thành bàn giao. + Chi phí sx không những liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. + Chỉ tính vào giá thành sản phẩm những chi phí trực tiếp, gián tiếp gắn liền với việc sx, chế tạo và tiêu thụ sản phẩm. Còn những chi phí không liên quan đến việc sx và tiêu thụ sản phẩm thì không tính vào giá thành sản phẩm (ví dụ như: chi phí phục vụ cá nhân, gia đình, chi chí thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức...). + Chi phí sx bao gồm toàn bộ các khoản chi phí đã thực sự phát sinh, còn giá thành sản phẩm có thể bao gồm cả các khoản chưa thực sự phát sinh hoặc đã phát sinh rồi nhưng lại chưa được tính trong giá thành sản phẩm của kỳ này. - Mối quan hệ giữa chi phí sx và giá thành sản phẩm có thể phản ánh qua sơ đồ sau: Chi phí sx dở dang đầu kỳ (A) Chi phí sx phát sinh trong kỳ (B) Zspxl Chi phí sx dở dang cuối kỳ (C) Zspxl = A + B - C 8.1.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường - Giá thành sản phẩm xây lắp thường được xác định cho công trình, HMCT có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sx dài...vì vậy việc quản lý giá thành thông qua các yếu tố chi phí trong giá thành kế hoạch hoặc giá thành dự toán. - Do sản phẩm xây lắp có tính chất đơn chiếc nên giá thành của chúng hoàn toàn khác nhau. Giá của mỗi sản phẩm xây lắp được xác định riêng theo 1 trình tự nhất định, giá dự toán (khi chỉ định thầu) hoặc giá trúng thầu (khi đấu thầu) được coi là giá cả của sản phẩm. - Do khối lượng công tác lớn, sản phẩm tồn tại lâu dài, yêu cầu về độ bền vững cao nên giá thành sản phẩm xây lắp có giá trị lớn. - Do thời gian thi công kéo dài nên việc quản lý giá thành tiến hành theo thời gian, thời kỳ và với giá thành sản phẩm hoàn chỉnh. - Do sản phẩm cố định, gắn chặt với đất đai nơi tiêu thụ nên chi phí sx và giá thành sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế xã hội. - Do tính chất đơn chiếc, cố định tại nơi sx nên việc tổ chức sx, quản lý sử dụng tài sản, vật tư, lao động rất phức tạp. Việc tập hợp chi phí sx và tính giá thành sản phẩm để so sánh với giá thành dự toán gặp nhiều khó khăn. 8.2 CÁC CHỈ TIÊU GIÁ SẢN PHẨM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNG 8.2.1 CÁC CHỈ TIÊU GIÁ SẢN PHẨM - Trong XDCB giá của sản phẩm có thể được phân ra như sau: + Tổng mức đầu tư dự án XDCT. + Dự toán xây dựng công trình. + Dự toán chi phí xây dựng. + Giá thành dự toán chi phí xây dựng. + Giá thành kế hoạch chi phí xây dựng. + Giá thành thực tế chi phí xây dựng. - Các chỉ tiêu trên đã được đề cập ở chương 5. 8.2.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỈ TIÊU GIÁ SẢN PHẨM - Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu giá sản phẩm được biểu hiện qua sơ đồ sau: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường V ốn đầu t ư Tổng mức đầu tư - Chi phí xây dựng của dự án. - Chi phí thiết bị thiết bị của dự án. - Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư. - Chi phí quản lý dự án. - Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. - Chi phí khác của dự án. - Chi phí dự phòng. Giá tr ị Dự toán XDCT - Chi phí xây dựng. - Chi phí thiết bị. - Chi phí QLDA. - Chi phí tư vấn. - Chi phí khác được tính trong dự toán XDCT. - Chi phí dự phòng. a Dự toán chi phí xây dựng - Chi phí trực tiếp. - Chi phí chung. - Thu nhập chịu thuế tính trước. - Thuế giá trị gia tăng. - Chi phí xd nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. b Giá thành - Giá thành dự toán chi phí xây dựng c - Giá thành kế hoạch chi phí xd d - Giá thành thực tế chi phí xd e Trong đó: - Đại lượng a gồm các khoản chi khác không làm tăng giá trị công trình như: + Đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư kể cả chi phí thuê đất trong thời gian xây dựng, chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật (nếu có). + Vốn lưu động ban đầu cho sản xuất (đối với dự án sxkd). - Đại lượng b gồm: + Chi phí mua sắm máy móc, thiết bị theo thiết kế. + Chi phí tư vấn. + Chi phí khác tính trong dự toán xây dựng công trình. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường + Chi phí QLDA. + Chi phí dự phòng. - Đại lượng c là thuế và lãi do Nhà nước quy định. - Đại lượng d là mức hạ giá thành kế hoạch. - Đại lượng e là mức hạ giá thành vượt kế hoạch. 8.3 CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRONG GIÁ THÀNH 8.3.1 CHI PHÍ TRỰC TIẾP - Khái niệm: Chi phí trực tiếp là các khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quá trình thi công. Loại chi phí này phụ thuộc vào tính chất và khối lượng của công tác xây lắp và được tính trực tiếp vào giá của công trình. - Chi phí trực tiếp bao gồm: + Chi phí vật liệu. + Chi phí nhân công. + Chi phí máy thi công. + Trực tiếp phí khác. 1. Chi phí vật liệu - Chi phí vật liệu bao gồm giá trị vật liệu chính; vật liệu phụ; cấu kiện; các vật liệu sử dụng luân chuyển như đà giáo, ván khuôn và bán thành phẩm được sử dụng để cấu tạo ra kết cấu của công trình hoặc trực tiếp phục vụ việc hình thành kết cấu công trình. Chi phí vật liệu = Khối lượng từng loại vật liệu sử dụng vào công trình x Đơn giá từng loại vật liệu. + Khối lượng vật liệu: Căn cứ vào định mức tiêu hao và khối lượng công tác. + Đơn giá vật liệu bao gồm: giá gốc (giá mua) + chi phí lưu thông (chi phí vận chuyển; bảo quản; hao hụt trong quá trình vận chuyển, bảo quản; các chi phí kê chèn néo buộc...) chi phí tại hiện trường. 2. Chi phí nhân công - Chi phí nhân công là các khoản chi về tiền lương cấp bậc và tất cả các khoản lương phụ (nghỉ lễ, tết, phép...), phụ cấp lương (phụ cấp lưu động, phụ cấp không ổn định sx, phụ cấp khu vực, thu hút, độc hại, thâm niên, trách nhiệm...) và 1 số chi phí có thể khoán trực tiếp cho người công nhân tham gia trực tiếp vào công tác xây lắp, kể cả công tác vận chuyển trong khu vực xây dựng (vận chuyển máy móc, vật liệu, đóng, đặt rỡ đà giáo, ván khuôn...). Chi phí nhân công không bao gồm: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường + Tiền lương của công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công (Tính vào chi phí sử dụng máy). + Tiền lương của công nhân sx phụ (Tính vào giá thành sản phẩm phụ). + Tiền lương công nhân vận chuyển ngoài phạm vi công trường, nhân viên thu mua, bảo quản, xếp dỡ vật liệu. 3. Chi phí sử dụng máy thi công - Chi phí sử dụng máy thi công là chi phí sử dụng các loại máy móc thiết bị bằng động cơ điện, động cơ điêzen, hơi nước trực tiếp tham gia vào thi công xây lắp bao gồm: chi phí khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn, chi phí nhiên liệu, động lực, tiền lương của công nhân điều khiển và phục vụ máy, chi phí sửa chữa thường xuyên và chi phí khác của máy. 4. Trực tiếp phí khác - Trực tiếp phí khác bao gồm các khoản chi phí về vận chuyển vật liệu ngoài cự ly quy định, chi phí về điện nước dùng cho thi công, chi phí chuẩn bị, thu dọn mặt bằng công trình (như chuẩn bị mặt bằng, sửa soạn sân bãi để vật liệu, đào hố tôi vôi, dọn dẹp chỗ để thi công, thu dọn, làm sạch công trình sau khi hoàn thành...), chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu, di chuyển nhân lực và thiết bị thi công đến công trường và trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh. Trực tiếp phí khác được tính bằng tỷ lệ phần trăm (1,5%) trên tổng chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công. 8.3.2 CHI PHÍ CHUNG - Chi phí chung là các chi phí không liên quan trực với quá trình thi công công trình nhưng cần thiết để phục vụ cho công tác thi công, cho việc tổ chức bộ máy quản lý và chỉ đạo sx xây dựng công trình. Chi phí chung bao gồm: Chi phí quản lý hành chính; Chi phí phục vụ công nhân; Chi phí phục vụ thi công và chi phí chung khác. Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ (%) trên chi phí trực tiếp tuỳ thuộc vào công trình. 11.4 LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 8.4.1 KHÁI NIỆM - Lợi nhuận là phần giá trị do các doanh nghiệp sáng tạo ra cho mình và cho xã hội, nó là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. - Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lợi nhuận là nguồn tích luỹ chủ yếu để tái sản xuất mở rộng, là điều kiện vật chất để cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường 8.4.2 NGUỒN HÌNH THÀNH LỢI NHUẬN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp - Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là khoản chênh lệch giữa tổng doanh bán sản phẩm trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm đã bán và thuế giá trị gia tăng. 2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của các hoạt động tài chính, bao gồm: hoạt động cho thuê tài sản; mua bán trái phiếu, chứng khoán, ngoại tệ; lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh; lãi cho vay thuộc các nguồn vốn và quỹ; lãi cổ phần và lãi cho vay góp vốn liên doanh; hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá và đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn... 3. Lợi nhuận từ hoạt động khác (hoạt động bất thường) - Lợi nhuận từ hoạt động bất thường là khoản thu nhập của các hoạt động không thường xuyên xảy ra như: các khoản nợ không xác định được chủ nợ; các khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ; chênh lệch khi thanh lý, nhượng bán tài sản; các khoản vật tư, tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt, mất mát các vật tư cùng loại; các khoản lợi nhuận các năm trước phát hiện ở năm nay; các khoản tiền phạt, tiền bồi thường thu được... 8.4.3 PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN 1. Lợi nhuận thực hiện của công ty sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (25% thu nhập chịu thuế) được phân phối như sau: - Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có). - Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế. - Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ thì không trích nữa. - Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã được Nhà nước quy định đối với công ty đặc thù mà pháp luật quy định phải trích lập. - Số còn lại sau khi lập các quỹ theo quy định trên được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn Nhà nước đầu tư tại công ty và vốn do công ty tự huy động. + Vốn do công ty tự huy động là số tiền công ty huy động do phát hành trái phiếu, tín phiếu, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trên cơ sở công ty tự chịu trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho người cho vay theo cam kết, trừ các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ, Bộ Tài chính, các khoản vay được hỗ trợ lãi suất. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường 2. Phần lợi nhuận được chia theo vốn Nhà nước đầu tư tại công ty được dùng để tái đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại công ty Nhà nước. Trường hợp không cần thiết bổ sung vốn Nhà nước tại công ty Nhà nước, đại diện chủ sở hữu quyết định điều động về quỹ tập trung để đầu tư vào các công ty khác (Quỹ này do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập). 3. Phần lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động được phân phối như sau: - Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của công ty. - Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành công ty. Mức trích 1 năm không vượt quá 500 triệu đồng (đối với công ty có Hội đồng quản trị), 200 triệu đồng (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) với điều kiện tỷ suất lợi nhuận thực hiện trước thuế trên vốn Nhà nước tại công ty phải lớn hơn hoặc bằng tỷ suất lợi nhuận kế hoạch. - Số lợi nhuận còn lại được phân phối vào quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty. Mức trích vào mỗi quỹ do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc công ty (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn công ty. 4. Đại diện chủ sở hữu quyết định tỷ lệ trích cụ thể vào các quỹ đầu tư phát triển và quỹ khen thưởng Ban quản lý điều hành công ty trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản trị (đối với công ty có Hội đồng quản trị) hoặc Giám đốc (đối với công ty không có Hội quản trị). - Đối với những công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền được trích tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện cho 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi. Số lợi nhuận còn lại sau khi trích quỹ khen thưởng, phúc lợi được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển của công ty. - Đối với công ty đầu tư thành lập mới trong 2 năm liền kề từ khi có lãi nếu phân phối lợi nhuận như trên mà 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi không đạt 2 tháng lương thực tế thì công ty được giảm phần trích quỹ đầu tư phát triển để đảm bảo đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ này. Mức giảm tối đa bằng toàn bộ số trích quỹ đầu tư phát triển trong kỳ phân phối lợi nhuận năm đó. - Đối với công ty nhà nước cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch khi phân phối lợi nhuận như trên mà không đủ trích quỹ khen thưởng và phúc lợi theo mức 2 tháng lương thì thực hiện như sau: + Trường hợp lãi ít công ty được giảm trích quỹ đầu tư phát triển, giảm phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước để cho đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ này. Nừu giảm toàn bộ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường số tiền trên mà vẫn chưa đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ trên thì sẽ được Nhà nước trợ cấp cho đủ. + Trường hợp không có lãi thì Nhà nước sẽ trợ cấp đủ để trích lập 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 2 tháng lương. * Mục đích sử dụng các quỹ: a) Quỹ dự phòng tài chính - Quỹ dự phòng tài chính được dùng để: bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản, công nợ không đòi được xảy ra trong quá trình kinh doanh; bù đắp khoản lỗ của công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc đại diện chủ sở hữu. b) Quỹ đầu tư phát triển - Quỹ đầu tư phát triển được dùng để: + Đầu tư mở rộng và phát triển sxkd. + Đổi mới công nghệ, trang thiết bị, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. + Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong DN. + Bổ sung vốn điều lệ cho công ty. + Tham gia liên doanh, mua cổ phiếu, góp vốn cổ phần theo quy định hiện hành. + Trích nộp để hình thành quỹ đầu tư phát triển của tổng công ty (nếu là thành viên của tổng công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị tổng công ty quyết định hàng năm và được sử dụng cho các mục tiêu quy định trong quy chế tài chính của tổng công ty. c) Quỹ khen thưởng - Quỹ khen thưởng được dùng để: + Thưởng cuối năm hoặc thường kỳ trên cơ sở năng suất lao động và thành tích công tác của mỗi cán bộ, công nhân viên trong công ty nhà nước. + Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong công ty nhà nước. + Thưởng cho những cá nhân và đơn vị ngoài công ty nhà nước có đóng góp nhiều cho hoạt động kinh doanh, công tác quản lý của công ty. Mức thưởng do Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định, riêng khoản khen thưởng đầu tiên cần phải có ý kiến của Công đoàn công ty trước khi quyết định. d) Quỹ phúc lợi - Quỹ phúc lợi được dùng để: + Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của công ty. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường + Chi cho các hoạt động phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên công ty, phúc lợi xã hội. + Góp 1 phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng. + Ngoài ra có thể sử dụng 1 phần quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, có hoàn cảnh khó khăn hoặc làm công tác từ thiện xã hội. Việc sử dụng quỹ phúc lợi do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Công đoàn công ty. e) Quỹ thưởng Ban điều hành công ty - Quỹ thưởng Ban điều hành công ty được sử dụng để thưởng cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc công ty. Mức thưởng do đại diện chủ sở hữu quyết định gắn liền với hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc công ty (đối với công ty không có Hội đồng quản trị). 8.5 CHỈ TIÊU DOANH LỢI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO DOANH LỢI TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 8.5.1 CHỈ TIÊU DOANH LỢI - Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh hiệu quả sxkd của DN, phản ánh trình độ sử dụng tất cả các yếu tố trong quá trình sxkd để đạt được kết quả cao nhất với tổng chi phí thấp nhất. - Để đánh giá hiệu quả sxkd của DN ta có thể dùng nhiều chỉ tiêu khác nhau tuỳ thuộc đó là người quản lý DN hay nhà đầu tư hay người cho vay vốn. Nhưng trên góc độ của nhà quản lý thì người ta thường dùng 2 chỉ tiêu sau: + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất của DN: V LH q 1 Trong đó: L: Lợi nhuận trong kỳ của DN: L = Doanh thu – Chi phí sx hợp lý – Thuế GTGT V: Tổng số vốn sx bình quân trong kỳ. Ý nghĩa: Hq1 cho ta biết 1 đồng vốn mà DN bỏ ra trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hq1 càng lớn càng tốt. + Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường Z LH q 2 Trong đó: Z: giá thành sản phẩm thực tế tiêu thụ trong kỳ. Ý nghĩa: Hq2 cho ta biết 1 đồng giá thành sản phẩm tiêu thụ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hq2 càng lớn càng tốt. 8.5.2 PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO DOANH LỢI CỦA DOANH NGHIỆP - Không ngừng phấn đấu hạ giá thành sản phẩm bằng cách giảm các yếu tố chi phí về vật liệu, nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí chung, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. - Tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, dây chuyền công nghệ phù hợp với các phương pháp thi công tiên tiến để tăng khả năng cạnh tranh. - Tiến hành hạch toán kinh tế đội sản xuất. - Tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ và linh hoạt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChuong_8.pdf
Tài liệu liên quan