Chuyên đề 1: tổng quan về tài nguyên môi trường và phát triển bền vững

Trong những năm qua, phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động còn thấp; công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải. Dân số tăng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; các dịch vụ cơ bản về giáo dục và y tế hiện còn bất cập, các loại tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn triệt để.đang là những vấn đề bức xúc.

Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Môi trường thiên nhiên ở nhiều nơi bị phá hoại nghiêm trọng, ô nhiễm và suy thoái đến mức báo động. Hệ thống chính sách và công cụ pháp luật chưa đồng bộ để có thể kết hợp một cách có hiệu quả giữa 3 mặt của sự phát triển: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Trong các chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như của các ngành và địa phương, 3 mặt quan trọng trên đây của sự phát triển cũng chưa thực sự được kết hợp và lồng ghép chặt chẽ với nhau.

Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước và thực hiện các cam kết quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã ban hành "Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam" (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam là một chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21.

 

doc34 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề 1: tổng quan về tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Đặt vấn đề Trong những năm qua, phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động còn thấp; công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải. Dân số tăng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; các dịch vụ cơ bản về giáo dục và y tế hiện còn bất cập, các loại tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn triệt để...đang là những vấn đề bức xúc. Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Môi trường thiên nhiên ở nhiều nơi bị phá hoại nghiêm trọng, ô nhiễm và suy thoái đến mức báo động. Hệ thống chính sách và công cụ pháp luật chưa đồng bộ để có thể kết hợp một cách có hiệu quả giữa 3 mặt của sự phát triển: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Trong các chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như của các ngành và địa phương, 3 mặt quan trọng trên đây của sự phát triển cũng chưa thực sự được kết hợp và lồng ghép chặt chẽ với nhau. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước và thực hiện các cam kết quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã ban hành "Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam" (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam là một chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21. Các thách thức về kinh tế - xã hội - môi trường và phát triển toàn cầu và Việt Nam Sự phân hoá giầu nghèo và mất ổn định chính trị Sự tăng trưởng cao không đi đôi với sự giảm tỷ lệ nghèo đói nhanh. Bình quân các nước đang phát triển có mức phân hoá giầu nghèo cao, hệ số giảm nghèo là 1,3 % năm so với mức 10 % năm giảm nghèo của các nước có mức độ bình đẳng cao. Hình 1 chỉ quan hệ giữa nghèo và tăng trưởng của các nước (Theo Ngân hàng Thế giới 2003a). Sự nghèo đói cùng cực Thế giới hiện nay còn 1,2 tỉ người có mức thu nhập dưới 1 US$ mỗi ngày, chiếm khoảng 24 % dân số thế giới ; 2,8 tỉ người dưới 2 US$ mỗi ngày, chiếm khoảng 55 % dân số thế giới (Ngân hàng Thế giới, 2003). Hình 1 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ giảm nghèo (Ngân hàng Thế giới 2003a) Bệnh tật Mỗi năm có 11 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết ; 15 triệu trẻ em bị chết do các nguyên nhân có thể phòng ngừa được như chấn thương, tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp... Trên toàn thế giới có 37,8 triệu người mắc căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, mỗi năm có 3 triệu ngưòi chết vì căn bệnh này, trong đó có 0,5 triệu là trẻ em, mỗi ngày có 8000 người, 10 giây có một người chết. Tăng dân số Mặc dầu đã có những cố gắng lớn về kế hoạch hoá dân số tại tất cả các nước trên thế giới nhưng dân số vẫn tiếp tục tăng. Hiện nay, dân số thế giới đã lên tới 5,769 tỷ người và sẽ tiếp tục tăng tới 8,5 tỷ trong 3 thập kỷ tới. Trong số đó 83,4% là dân các nước đang phát triển. Sau năm 2005, tốc độ tăng dân số sẽ chậm lại và lên tới 10 tỷ vào năm 2050. Tốc độ tăng trưởng dân số toàn thế giới là 1,68% trong thời gian 1990 - 1995 và sẽ giảm xuống còn 1,43% trong thời gian 2000-2005. Hiện nay, mỗi năm trên Trái Đất có thêm khoảng 93 triệu trẻ sơ sinh, vào đầu thế kỷ XXI con số này 92 triệu. ở Châu á tốc độ tăng trưởng dân số hiện nay là 1,78% và sẽ giảm xuống còn 1,39% trong thời gian 2000 - 2005. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tốc độ tăng trưởng dân số là 1,8%, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn thế giới một ít (1,68%). Tới năm 2030, dân số tại đây sẽ lên tới khoảng 5,8 tỷ, xấp xỉ dân số thế giới năm 1995. Chúng ta đang sống trong thế giới đổi thay với tốc độ nhanh, một thế giới trong đó có hơn 1 tỷ người - bằng 20% dân số toàn cầu - sống trong nghèo khổ, bệnh tật và suy dinh dưỡng. Một thế giới trong đó khoảng 1 tỷ người ở các nước công nghiệp phát triển có thu nhập lớn gấp 30 - 40lần so với 4,5 tỷ người thuộc thế giới thứ ba và sử dụng hơn 75% tài nguyên của Trái Đất. Một thế giới mà bình quân thu nhập đầu người của 42 quốc gia nghèo nhất khoảng 200 USD. Một thế giới mỗi năm có 20 triệu người, trong số đó có 9 triệu trẻ em chết yểu. Cũng chính thế giới đó trong vòng 40 - 50 năm tới sẽ bị đe doạ do dân số tăng lên gấp đôi, đến 11tỷ, trong đó 90% dân số thuộc các nước đang phát triển. Sử dụng năng lượng toàn cầu Gỗ củi tiếp tục bị khai phá để sự dụng như là nguồn năng lượng quan trọng của nhân loại, đặc biệt ở cỏc nước đang phỏt triển khi cỏc nguồn nguyờn liệu tỏi tạo khỏc chưa được chỳ trọng thớch đỏng. Lượng gỗ củi trên được khai thác hàng năm vào đầu thập kỷ 1990 lên tới khoảng 1731 triệu m3, trong đó lượng gỗ dùng làm củi đốt chiếm khoảng 51%, mức tăng hàng năm gần 2%. Ở Việt Nam trữ lượng gỗ củi ước lượng còn khoảng 48 triệu tấn. Gỗ củi cùng với các nhiên liệu nguồn gốc thực vật khác (cỏ, phụ phẩm, phế thải công nghiệp) chiếm 50 - 60% tổng năng lượng trong nước hoặc 70 - 80% năng lượng dùng ở nông thôn. Do nạn phá rừng, tại một số vùng trữ lượng gỗ củi đang suy giảm với tốc độ khoảng 2 -3% / 1năm. Suy thoái tầng Ozon Tầng ôzôn đang bị suy thoái: ở khu vực cận cực Bắc (Bắc Mỹ, Canada, Châu Âu, Liên xô cũ) đã bị mỏng tới 40% khiến cho mùa xuân đến sớm và mùa đông đến muộn. ở Nam cực, tầng zôn giảm 50% tạo nên các lỗ hổng rộng hơn 20 triệu km2. Sự suy thoái tầng ôzôn cũng góp phần làm tăng nhiệt độ của trái đất, thay đổi chế độ khí hậu toàn cầu. Bên cạnh đó sự suy thoái tầng ôzôn cũng tác động lên hệ sinh thái làm giảm sản lượng sinh học của chúng, làm tăng phóng xạ cực tím trên mặt đất, suy thoái chất lượng không khí, gây ung thư da, bệnh về mắt, ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch. Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp lạnh, phân bón hoá học, máy bay, sử dụng các nhiên liệu hóa thạch đã thải vào khí quyển các chất như CFC, CH4, N2O, NO có khả năng hoá hợp với ôzôn; ngoài ra còn do các nguồn khí tự nhiên khác từ núi lửa, sấm chớp. Thay đổi khí hậu toàn cầu Những nghiên cứu gần đây cho thấy, thay đổi khí hậu toàn cầu có ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu. Theo dự báo của IPCC nhiệt độ trái đất đến năm 2100 sẽ tăng khoảng 1 đến 3,5 oC và năm 2100 sẽ là năm nóng nhất trong 10.000 năm qua. Mực nước biển sẽ tăng khoảng 70-100 cm/100 năm, sẽ dẫn đến việc mất đất của hàng triệu người dân sống ở vùng đất thấp, quan trọng hơn nữa là có thể mất đi cả một nền văn hoá. Thay đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến sông hồ, đầm lầy qua sự thay đổi nhiệt độ nước và mực nước làm thay đổi lớn tới thời tiết (chế độ mưa, bão, hạn hán, cháy rừng, elino...), tới lưu lượng, đặc biệt là tần suất và thời gian của những trận lũ và hạn hán lớn gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế các nước, đặc biệt là cho các nước nghèo và chậm phát triển, bên cạnh đó còn có khuynh hướng làm giảm chất lượng nước, sản lượng sinh học và số lượng các động thực vật trong hệ sinh thái nước ngọt, làm tăng bệnh tật, nhất là các bệnh mùa hè do vectơ truyền (IPCC 1998). Nguyên nhân chính của sự thay đổi khí hậu là do phá rừng và do các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông và sinh hoạt (chủ yếu do sử dụng một lượng lớn chất đốt trong khu vực năng lượng và giao thông) . Tất cả các hoạt động này đã làm tăng nồng độ các loại khí gây hiệu ứng nhà kính (CO2, N2O, no, CH4, H2S bụi và hơi nước). 1860 1880 1900 1920 1940 1960 1980 2000 Hình 2 Sự tăng nhiệt độ bình quân của trái đất (IPCC, 2001) Suy thoái tài nguyên đất, nước Suy thoái tài nguyên đất Do các hoạt động chặt phá rừng, hoạt động quản lý đất, canh tác đất quá yếu kém, sự mở rộng diện tích chăn thả không có quy hoach, sự lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu, khai hoang các vùng đất ven để trồng trọt, thải rác bừa bãi, do các chất gây ô nhiễm và do kế hoạch sử dụng đất không hợp lý đã dẫn đến sự xuống cấp của đất đai trên toàn thế giới. Nhiều vùng đất canh tác trở thành đất hoang hoá do hiện tượng sa mạc hoá do thiếu nước, do canh tác quản lý không hợp lý. Đặc biệt tại các nước chậm phát triển, áp lực về tăng dân số và sản lượng lương thực thấp không đủ cung cấp cho nhu cầu sống tối thiểu đ ã làm cho vấn đề chặt phá rừng, canh tác trên các vùng đất dễ bị rửa trôi, sạt lở để mở rộng diện tích thêm nghiêm trọng. Theo UNEP/ISRIC (1991) có khoảng 1900 triệu ha đất trên thế giới bị thoái hoá. Vùng ảnh hưởng lớn nhất là Châu Á-Thái bình dương với khoảng 550 triệu ha. Chỉ riêng Trung quốc, từ 1957 đến 1990, diện tích đất có thể trồng trọt được đã giảm xuống bằng cả diện tích đất trồng trọt của Đan mạch, Pháp, Đức và Hà lan. ở Châu Phi có khoảng 500 triệu ha đất bị xuống cấp từ 1950. Sản lượng nông nghiệp của Châu Phi có thể giảm đi 50% trong vòng 40 năm nếu sự xuống cấp của đất đai vẫn giữ như ở mức hiện tại (Scotney and Pykhus 1998). Phá và sử dụng không bền vững rừng 80% diện tích rừng nguyên sinh bao phủ trái đất đã bị xoá sổ, bị chặt phá hoặc bị xuống cấp (WIR 1997). Trên phạm vi toàn cầu, chỉ tính riêng giai đoạn 1990-1995 đã có 56 triệu ha rừng bị biến mất, tổng diện tích rừng bị mất ở các nước đang phát triển là 65 triệu ha trong khi đó ở các nước phát triển mới tăng diện tích rừng lên khoảng 9 triệu ha. Kể từ năm 1960 đến nay 1/2 diện tích rừng trên thế giới bị chặt trắng. Rừng nhiệt đới bị giảm diện tích từ 11,8 triệu ha/năm trong thập kỷ 70 và 15,4 triệu ha trong thập kỷ 80. Riêng rừng nhiệt đới bị giảm với tốc độ 0.7 %/năm. Riêng ở Đông Âu, sự mất năng suất rừng ước tính chừng 30 triệu USD/năm. Nguyên nhân của việc chặt phá rừng là do sự nghèo đói, sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế, sự đô thị hoá và mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Việc phá rừng cho mục đích nông nghiệp là nguyên nhân chính, tuy nhiên cũng chỉ chiếm khoảng từ 1/3 đến 1/2 tổng diện tích ở Châu Á. Hoang mạc hoá là nguy cơ hết sức to lớn huỷ diệt môi trường đang xảy ra trên toàn thế giới. Chỉ trừ Châu Âu và Bắc Mỹ là không có sa mạc, Châu Phi, Châu á, Châu Úc, Nam Mỹ và Trung Mỹ đều có sa mạc. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có 860 triệu hec ta trước đây là đất nông nghiệp, hiện nay đã bị hoang mạc hoá. Với tình hình phá rừng và kỹ thuật canh tác không hợp lý, trong thập kỷ tới một diện tích quan trọng tại các vùng khô cằn và bán khô cằn trong khu vực sẽ tiếp tục bị hoang mạc hoá. Suy thoái tài nguyên nước Đầu thế kỷ này lượng nước dùng cho nông nghiệp trên toàn thế giới chỉ vào khoảng 500 tỷ m3, dự kiến tới năm 2000 sẽ là 3300 tỷ m3, lượng nước dùng cho công nghiệp tăng từ khoảng 50 tỷ lên 1300 tỷ m3, lượng nước dùng cho sinh hoạt tăng từ 20 tỷ sẽ lên 400 tỷ m3. Để khắc phục tình trạng phân bố tự nhiên không đều của nước, con người đã xây dựng hàng chục vạn hồ chứa nước nhân tạo, trong đó có khoảng 36000 hồ có đập cao hơn 15m, chứa khoảng 5000 tỷ m3, trong tổng số 47000 tỷ m3 dòng chảy. Các hồ chứa này bên cạnh tác dụng điều tiết nước còn gây ra nhiều tác động phức tạp về môi trường. Lượng nước mặt qua lãnh thổ Việt Nam chảy ra biển ước tính khoảng 880 tỷ m3, trong đó 325 tỷ m3 hình thành trên lãnh thổ (37%) và 555 tỷ m3 từ ngoài chảy vào (63%). Lượng dòng chảy phong phú nhưng do không đều theo thời gian và không gian, kết hợp với tỡnh trạng khai thỏc rừng đầu nguồn một cỏch quỏ mức tạo nên tình trạng lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng. Nước sông ngòi có hàm lượng bùn cát rất cao, hàng năm đổ ra biển 340 - 400 triệu tấn phù sa. Vùng cửa sông nước bị nhiễm mặn và chua phèn. Nước dưới đất có trữ lượng vào khoảng 1513m3/s, chất lượng nói chung tốt. Tỷ lệ dân được cấp nước sạch trong cả nước là khoảng 30%, tại các đô thị là 68,5%. Mất đa dạng sinh học Sự phong phú về môi trường cạn và nước của Trái Đất đã tạo nên một số lượng lớn hệ sinh thỏi (HST). Những sinh cảnh rộng lớn bao gồm rừng mưa nhiệt đới, đồng cỏ, đất ngập nước, san hô và rừng ngập mặn. Thông thường, các khu vực chứa đựng nhiều HST khác nhau, thường giàu có về đa dạng sinh học. Nhưng những hệ sinh thái riêng biệt chứa đựng các loài đặc hữu cũng góp phần quan trọng cho đa dạng sinh học toàn cầu. Các sinh cảnh giầu có nhất của thế giới là rừng ẩm nhiệt đới. Mặc dù, chúng chỉ chiếm 7% tổng diện tích của bề mặt Trái Đất nhưng chúng chứa ít nhất là 50%, thậm chí đến 90% số loài của động và thực vật. Sự đa dạng của sinh giới phong phú như vậy, nhưng hoạt động sản xuất của con người đã dẫn đến sự khai thác quá mức các loài, huỷ hoại các hệ sinh thái để phát triển nông nghiệp, đô thị và cuộc sống. Ví dụ, thời gian từ 1700 - 1980, đất trồng cây của toàn thế giới đã tăng 4 lần và đất rừng đã giảm xuống 20%. Theo tính toán, hàng năm có khoảng 15 triệu ha rừng nhiệt đới ẩm (bằng 4 lần diện tích nước Thuỵ Sĩ đang bị huỷ hoại) cùng với 5-10% các loài của rừng nhiệt đới sẽ bị tuyệt diệt trong vòng 30 năm tới. Một diện tích rừng mưa ôn hoà đã bị chặt từ năm 1977 đến 1987 chỉ riêng với nước Mỹ. Tổn thất đa dạng loài và hệ sinh thái làm tổn thất đa dạng di truyền. Ví dụ, trên toàn thế giới có 492 chủng quần thực vật có tính chất di truyền độc đáo đang bị đe doạ tuyệt diệt. Sự đe doạ không chỉ riêng đối với động và thực vật hoang dại mà nhiều thập kỷ gần đây, với công cuộc cách mạng xanh và nền nông nghiệp, công nghiệp hoá đã làm biến mất nhiều giống, loài địa phương quý hiếm, 1.500 giống lúa địa phương đã bị tuyệt chủng trong 20 năm qua ở Inđonexia. Hiện tượng này cũng xảy ra tương đối với vật nuôi trên toàn cầu đã có 474 giống vật nuôi được coi là hiếm và tổng cộng có 617 giống vật nuôi đã tuyệt chủng từ năm 1892. Nguyên nhân chính của sự mất đa dạng sinh học là: Mất nơi sinh sống do những lý do khác nhau, đặc biệt là phát triển kinh tế. Săn bắt quá mức trong đó có buôn bán trong nước và quốc tế nhằm thoả mãn nhu cầu của con người về thực phẩm, dược liệu, làm cảnh, tôn giáo... Ô nhiễm đất, nước, không khí. Nhập nội các loài động thực vật. Ô nhiễm và suy thoái nguồn nước Tiêu dùng nước ngọt trên phạm vi toàn cầu đã tăng gấp 6 lần trong giai đoạn 1990-1995, lớn hơn gấp 2 lần tỷ lệ tăng dân số. Có khoảng 1/3 dân số thế giới đang sống ở những vùng bị thiếu nước, nơi mà nhu cầu sử dụng nước cao hơn 10% nguồn nước có thể tái tạo được. Với mức độ tiêu thụ như hiện nay thì cứ 3 người có 2 người trên trái đất sẽ phải sống thiếu nước vào năm 2025 (WMO và cộng sự 1997). Tình trạng suy giảm nguồn nước ngọt trên thế giới cả về chất lượng và số lượng sẽ là vấn đề nổi cộm về môi trường và sự phát triển trong thế kỷ tới. Khoảng 20% dân số thế giới sẽ không có nước sạch để uống và khoảng 50 % dân số sống trong điều kiện không đủ vệ sinh. Ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, nước thải bị ô nhiễm do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt là một vấn đề bức xúc và rộng lớn. Hàm lượng chất rắn lơ lửng của các con sông châu Á đã tăng lên 4 lần kể từ cuối thập kỷ 70, gấp 4 lần trung bình thế giới và gấp 20 lần hàm lượng chất rắn lơ lửng ở các sông tại các nước OECD. Việc sử dụng chất diệt cỏ và phân bón tràn lan dẫn đến ngày càng có nhiều các chất hoá học xâm nhập vào các nguồn nước ở nhiêu nơi gây ô nhiễm. Ô nhiễm nitrat do sử dụng quá nhiều phân bón ngày nay là một vấn đề quan trọng trong kiểm soát chất lượng nước. Chất thải công nghiệp là nguyên nhân gây ô nhiễm nước chính tại nhiều khu vực, đặc biệt là các kim loại năng như chì, thuỷ ngân, arsen và cadimi và một số hợp chất hữu cơ. Ô nhiễm nguồn nước mặt cũng thường kéo theo ảnh hưởng đến tầng nước ngầm như ở Merida, Mexico, Srilanka và nhiều thành phố khác ở Ân độ. Việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm cũng ảnh hưởng đến chất lượng nước. Như sự nhiễm mặn của nước ngầm vùng ven biển. Sự hình thành các siêu đô thị Số dân đô thị tăng lên nhanh chóng với tốc độ là 3% hàng năm cho toàn thế giới và 3 - 6,5% cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Năm 1995, 45% dân số thế giới sống ở các đô thị. Dự báo đến năm 2020, tại các nước đang phát triển trong khu vực 50% dân sống ở đô thị và tại các nước phát triển tỷ lệ này là 75%. Ở Châu Á tỷ lệ dân số đô thị trong tổng số dân đã là 34% so với năm 1965 mới có 22,2%. Số dân đô thị trên 750.000 dân trên thế giới hiện nay đã lên tới 376. ở Châu Á số này là 142. Trung bình trên toàn thế giới, 9 người dân có 1 xe ô tô, ở Châu Á số này là 32. Ở Việt Nam, tỷ lệ cư dân đô thị trong tổng số từ 19,1% năm 1980 đã tăng chậm chạp lên 19,3% năm 1985. Đến năm 1990 đã tăng lên 20,3%, năm 1992 lên 20,4%, năm 2000 là 25%. Dự báo tới và năm 2010 là 35%. Tỷ lệ nhân lực lao động nông nghiệp tại các đô thị và ngoại thành hiện nay vào khoảng 10%, tới năm 2005 chỉ còn 4%. Xu thế đô thị hoá sẽ dẫn tới sự hình thành các siêu đô thị (Megacities) với dân số trung bình trên 4 triệu người. Năm 2000, trên thế giới sẽ có 20 siêu đô thị với dân số trên 10 triệu người, trong đó có 11 ở Châu Á, 7 ở Châu Mỹ và 2 ở Châu Phi. ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã có 18 thành phố trên 4 triệu dân, con số này sẽ tăng lên 52 vào năm 2025. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là một trong các siêu đô thị như vậy. Sự hình thành các siêu đô thị tại tất cả các nước đều gây nên những vấn đề khó khăn và phức tạp do sự hình thành các nhóm dân cư nghèo khổ phải sinh sống trong các khu “ổ chuột”, thiếu điều kiện vệ sinh, tiện nghi, dịch vụ đời sống vật chất, văn hoá và xã hội; hoặc những người lớn thất nghiệp, trẻ em cơ nhỡ hình thành các nhóm dân cư “hè phố” với cuộc sống vô cùng thiếu thốn, bất định. Việc kết hợp các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch các khu dân cư nhằm trách xa được xu thế hình thành các siêu đô thị tại các nước thu nhập thấp là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng về môi trường và xã hội. Ô nhiễm bởi các chất hữu cơ khó phân huỷ Rác thải rắn độc hại gồm các chất có khả năng tồn lưu và phát tán trong không khí, đất và nước (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất độc màu da cam, các chất thải bệnh viện, chất có phóng xạ, muối, kim loại năng) thải ra môi trường ngày càng nhiều (Anh 11 triệu tấn /năm; Pháp 3 triệu tấn/năm; Mỹ 72 triệu tấn/năm). Các chất này đã gây ra ô nhiễm trực tiếp hay gián tiếp cho môi trường (nhất là khi xử lý) hoặc gây bệnh (rác thải bệnh viện). Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là nơi đã và đang có sự gia tăng mạnh mẽ về sử dụng thuốc trừ sâu. Trong thập kỷ 80, lượng thuốc trừ sâu được sử dụng tại các nước Indonesia, Pakistan, Srilanka đã tăng hơn 10% hàng năm. Lượng phân hoá học được sử dụng tại đây dự kiến sẽ giảm với tốc độ khoảng 4,3% hàng năm. Tuy nhiên, do đất nông nghiệp hàng năm đang giảm đi 0,25%, nhu cầu lương thực lại tăng lên, nên có thể dự báo rằng, nông nghiệp sẽ tiếp tục phát triển. Thuốc trừ sâu đang gây tắc hại sâu sắc đến chất lượng môi trường và sức khoẻ con người. WHO ước lượng rằng mỗi năm có 3% lực lượng lao động nông nghiệp ở các nước đang phát triển (tức 25% triệu người) bị nhiễm độc thuốc trừ sâu. Vào đầu thập kỷ 90, ở Châu Phi mỗi năm có khoảng 11 triệu trường hợp nhiễm độc, ở Malaysia 7% nông dân bị ngộ độc hàng năm và 15% người bị ngộ độc ít nhất 1 lần trong đời. Ở nước ta, hiện nay đang sử dụng khoảng 200 loại thuốc trừ sâu và hơn 100 loại trừ bệnh, diệt cỏ, diệt chuột. Trong đó có nhiều loại thuộc các hợp chất Lân hữu cơ, Cácbamat và Pyrethroid. Trong thực tế, nông dân ưu dùng các loại thuốc họ đã quen như Wolfatox, Monitor và cả DDT mặc dầu các loại này đã bị cấm. Liều lượng dùng khoảng 2500ml hoặc 2500g thuốc cho 1 hecta lúa. Các vùng trồng chè, rau, thuốc lá, nho đều sử dụng thuốc trừ sâu với tần số phun rất lớn. Vùng chè phun khoảng 30 lần/năm, vùng rau 30-60lần/1 vụ. Kết quả nghiên cứu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đậu đỗ, hoa quả cũng như trong đất và không khí đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Về đất có vùng 39% số mẫu xem xét quá tiêu chuẩn từ 2 - 50 lần, 55% mẫu không khí quá tiêu chuẩn từ 2 - 10 lần. Suy thoái môi trường và tài nguyên biển Môi trường tự nhiên ở các vùng ven biển, bao gồm vùng đầm lầy, vùng cửa sông, vùng rừng ngập mặn đã bị xuống cấp do quá trình phát triển nông nghiệp và đô thị, các hoạt động công nghiệp, xây dựng đường xá và hải cảng. Nước ở vùng ven biển bị ô nhiễm bởi các nguồn từ đất liền, đặc biệt là nước thải từ các thành phố lớn đã gây ra hiện tượng phù dưỡng. Tác động của các hoạt động của con người lên môi trường biển thể hiện ở cả ba khía cạnh: ô nhiễm, tăng nhiệt độ, nâng cao mực nước biển . Phá huỷ vùng đầm lầy và vùng rừng ngập mặn, những vùng hoạt động như tầng lọc tự nhiên đối với trầm tích làm cho hàm lượng nitơ cao và thúc đẩy sự tích luỹ các chất dinh dưỡng. Các nguồn ô nhiễm khác chủ yếu do rò rỉ hoặc tràn dầu từ các tầu thuyền, các dàn hoạt động khoan khai thác thăm dò dầu và khoáng chất. Một số chất ô nhiễm tồn dư lâu dài đã ảnh hưởng đến các tầng sâu của đại dương. Sự phá hủy các bãi san hô do ô nhiễm, do khai thác bừa bãi, do bị vùi lấp bởi các hoạt động khai thác mỏ. Hơn một nửa bãi san hô ngầm trên thế giới bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người, có hơn 80% trong số đó ở các vùng đông dân cư (WRI, ICLARM, WCWC, UNEP 1998). Ngoài ra sự suy thoái tài nguyên biển còn thể hiện ở khía cạnh các tài nguyên biển bị khai thác một cách quá mức. Hơn 2/3 các nguồn cá biển trên thế giới bị đánh bắt ở ngoài mức năng suất tối đa cuả chúng. 1.14. Sự tương tác qua lại giữa các vấn đề trên Hình 3 Sự tương tác giữa các vấn đề về môi trường toàn cầu 1.15. Các thách thức đối với phát triển bền vững của Việt Nam Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm khắc phục những hậu quả môi trường do chiến tranh để lại. Nhiều chính sách quan trọng về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đã được xây dựng và thực hiện. Hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được hình thành ở cấp Trung ương và địa phương. Công tác quản lý môi trường, giáo dục ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho mọi tổ chức, cá nhân ngày càng được mở rộng và nâng cao chất lượng. Công tác giáo dục và truyền thông về môi trường đang được đẩy mạnh. Nội dung bảo vệ môi trường đã được đưa vào giảng dạy ở tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Việc thực hiện những chính sách trên đã góp phần tăng cường quản lý, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường; phục hồi và cải thiện một cách rõ rệt chất lượng môi trường sinh thái ở một số vùng. Bên cạnh những thành tựu nói trên, trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, ngành và địa phương, tính bền vững của sự phát triển vẫn chưa được quan tâm đúng mức và vẫn còn một số tồn tại chủ yếu sau đây: Về nhận thức Quan điểm phát triển bền vững chưa được thể hiện một cách rõ rệt và nhất quán qua hệ thống chính sách và các công cụ điều tiết của Nhà nước. Các chính sách kinh tế-xã hội còn thiên về tăng trưởng nhanh kinh tế và ổn định xã hội, mà chưa quan tâm đầy đủ, đúng mức đến tính bền vững khi khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Mặt khác, các chính sách bảo vệ môi trường lại chú trọng việc giải quyết các sự cố môi trường, phục hồi suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường, mà chưa định hướng phát triển lâu dài nhằm đáp ứng những nhu cầu tương lai của xã hội. Quá trình lập quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và quá trình xây dựng chính sách bảo vệ môi trường còn chưa được kết hợp chặt chẽ, lồng ghép hợp lý với nhau. Cơ chế quản lý và giám sát sự phát triển bền vững chưa được thiết lập rõ ràng và có hiệu lực. Về kinh tế Nguồn lực phát triển còn thấp nên những yêu cầu về phát triển bền vững ít có đủ điều kiện vật chất để thực hiện. Đầu tư được tập trung chủ yếu cho những công trình mang lại lợi ích trực tiếp, còn rất ít đầu tư cho tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Số nợ hiện nay của Việt Nam so với các nước khác chưa thuộc loại cao và chưa tới giới hạn nguy hiểm, song nó đang tăng lên nhanh chóng và sẽ có nguy cơ đe doạ tính bền vững của sự phát triển trong tương lai, nhất là khi vốn vay chưa được sử dụng có hiệu quả. Mức độ chế biến, chế tác nguyên vật liệu trong nền kinh tế Việt Nam còn rất thấp và mức độ chi phí nguyên, nhiên, vật liệu cho một đơn vị giá trị sản phẩm còn cao; sản phẩm tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu phần lớn là sản phẩm thô; sự tăng trưởng kinh tế chủ yếu là theo chiều rộng...trong khi đó những nguồn tài nguyên thiên nhiên chỉ có hạn và đã bị khai thác đến mức tới hạn. Xu hướng giảm giá các sản phẩm thô trên thị trường thế giới gây ra nhiều khó khăn cho tăng trưởng nông nghiệp ở Việt Nam. Với cơ cấu sản xuất như hiện nay, để đạt được một giá trị thu nhập như cũ từ thị trường thế giới, Việt Nam đã phải bán đi một số lượng hàng hoá hiện vật nhiều hơn trước. Các mục tiêu phát triển của các ngành có sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn mâu thuẫn nhau và chưa được kết hợp một cách thoả đáng. Các cấp chính quyền ở cả Trung ương và địa phương chưa quản lý có hiệu quả việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Về xã hội Sức ép về dân số tiếp tục gia tăng, tình trạng thiếu việc làm ngày một bức xúc, tỷ lệ hộ nghèo còn cao vẫn là những trở ngại lớn đối với sự phát triển bền vững. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Số lượng và chất lượng lao động kỹ thuật (về cơ cấu ngành nghề, kỹ năng, trình độ) chưa đáp ứng được y

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctai_lieu_tap_huan_boi_duong_nghiep_vu.doc