Chuyên đề Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn - Hà Nội

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, môi trường nước ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề bức xúc về suy thoái đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, phá rừng và suy giảm đa dạng sinh học, trong đó vấn đề ô nhiễm do chất thải đang ngày càng nổi cộm. Thời gian gần đây, tại một số địa phương trên cả nước đặc biệt là ở các thành phố lớn đã xuất hiện những điểm ô nhiễm môi trường mà nguyên nhân trực tiếp là do chất thải gây ra, sự ô nhiễm đó đã tạo ra những tác động xấu đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân. Do đó việc tìm ra những giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm do rác thải gây ra đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia đặc biệt là những nước có tốc độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp hóa, hiện đại hoá mạnh mẽ.

Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá và chính trị của cả nước. Với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, Hà Nội đã góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế của khu vực và đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó đã có nhiều tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên của thành phố.

Quá trình đô thị hoá và sự gia tăng các nhu cầu của con người làm tăng lượng rác thải phát sinh tại Hà Nội. Theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội thì tổng lượng rác thải sinh hoạt của thành phố hiện nay vào khoảng 2.800 tấn/ngày trong đó chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải y tế khoảng 2.000 tấn/ngày. Chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các loại khoảng 60%; chất thải xây dựng chiếm khoảng 25% và lượng chất thải phân bùn bể phốt là 5%. Như chúng ta đã biết rác thải không những là một trong những nguồn gây nên sự suy thoái môi trường mà còn có nhiều hiểm hoạ đối với sức khoẻ cộng đồng dân cư đô thị, do vậy trong công tác quản lý rác thải hiện nay vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt là một vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội.

Những năm gần đây, thành phố đã tìm mọi biện pháp xử lý để giảm thiểu chất thải cũng giảm diện tích và sức ép cho các bãi chôn lấp. Trong các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt của thành phố đang được sử dụng cho thấy phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt làm phân hữu cơ đang có tính khả thi cao. Chế biến rác sinh hoạt làm phân hữu cơ một mặt giải quyết vấn đề môi trường, mặt khác đã tận dụng các phần có ích trong rác thải để cho mục đích phát triển nông nghiệp của thành phố.

Là một sinh viên chuyên ngành môi trường, sau khi đã được học những kiến thức về môi trường tôi đã quyết định lựa chọn chuyên đề: “ Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn - Hà Nội”

Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn thuộc Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội được xây dựng từ năm 1992 bằng vốn viện trợ của Liên Hiệp Quốc theo chương trình dự án VIE 86/023 với công suất xử lý là 30.000 tấn rác thải/năm để sản xuất ra 7.500 tấn phân vi sinh. Đến năm 2002 nhà máy được đầu tư nâng cấp bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Tây Ban Nha với công suất xử lý là 50.000 tấn rác thải/năm để sản xuất ra 13.260 tấn phân vi sinh bằng công nghệ ủ kỵ khí cưỡng bức. Từ khi nâng cấp cho tới nay nhà máy vẫn trong quá trình hoạt động tốt và góp phần nâng cao công suất và chất lượng xử lý rác thải sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh môi trường, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động và nâng cao chất lượng phân bón hữu cơ phục vụ cho nông nghiệp.

 

doc66 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ Bảng 2.1: Một số yếu tố khí hậu từng tháng trong năm của khu vực nhà máy 29 Bảng 2.2: Đặc điểm về dân cư tại khu vực nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn (năm 2007) 31 Bảng 2.3: Đặc điểm sử dụng đất đai tại khu vực nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn (năm 2007) 32 Bảng 2.4: Danh mục các máy móc thiết bị bổ sung của nhà máy Cầu Diễn. 36 Bảng 2.5: Kết quả phân loại thành phần rác thải tại nhà máy Cầu Diễn . 38 Bảng 2.6: Các sản phẩm và quá trình của dòng luân chuyển vật chất trong nhà máy chế biến phân hữu cơ Cầu Diễn. 39 Bảng 2.7: Những tác động đến môi trường do hoạt động của nhà máy gây ra. 44 Bảng 2.8: Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại khu vực khảo sát. 47 Bảng 2.9: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại khu vực khảo sát. 48 Bảng 2.10: Hàm lượng kim loại nặng trong đất tại khu vực nhà máy. 49 Bảng 3.1: Danh mục vốn thiết bị. 51 Bảng 3.2: Danh mục vốn xây lắp. 52 Bảng 3.3: Danh mục vốn kiến thiết cơ bản khác. 53 Bảng 3.4: Bảng tổng hợp chi phí đầu tư. 54 Bảng 3.5: Chi phí sản xuất trong một năm của nhà máy. 55 Bảng 3.6: Doanh thu từ việc bán các phế thải có thể tái chế 57 Hình 2.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ của nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn. 34 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT B BCR BE C CBA CE IRR NPV TB XL r : : : : : : : : : : : Lợi ích Tỷ suất lợi ích - chi phí Lợi ích về mặt môi trường Chi phí Phương pháp phân tích chi phí lợi ích Chi phí môi trường Hệ số hoàn vốn nội bộ Giá trị hiện tại ròng Thiết bị Xây lắp Tỷ lệ chiết khấu PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, môi trường nước ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề bức xúc về suy thoái đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, phá rừng và suy giảm đa dạng sinh học, trong đó vấn đề ô nhiễm do chất thải đang ngày càng nổi cộm. Thời gian gần đây, tại một số địa phương trên cả nước đặc biệt là ở các thành phố lớn đã xuất hiện những điểm ô nhiễm môi trường mà nguyên nhân trực tiếp là do chất thải gây ra, sự ô nhiễm đó đã tạo ra những tác động xấu đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân. Do đó việc tìm ra những giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm do rác thải gây ra đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia đặc biệt là những nước có tốc độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp hóa, hiện đại hoá mạnh mẽ. Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá và chính trị của cả nước. Với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, Hà Nội đã góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế của khu vực và đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó đã có nhiều tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên của thành phố. Quá trình đô thị hoá và sự gia tăng các nhu cầu của con người làm tăng lượng rác thải phát sinh tại Hà Nội. Theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội thì tổng lượng rác thải sinh hoạt của thành phố hiện nay vào khoảng 2.800 tấn/ngày trong đó chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải y tế khoảng 2.000 tấn/ngày. Chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các loại khoảng 60%; chất thải xây dựng chiếm khoảng 25% và lượng chất thải phân bùn bể phốt là 5%. Như chúng ta đã biết rác thải không những là một trong những nguồn gây nên sự suy thoái môi trường mà còn có nhiều hiểm hoạ đối với sức khoẻ cộng đồng dân cư đô thị, do vậy trong công tác quản lý rác thải hiện nay vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt là một vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội. Những năm gần đây, thành phố đã tìm mọi biện pháp xử lý để giảm thiểu chất thải cũng giảm diện tích và sức ép cho các bãi chôn lấp. Trong các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt của thành phố đang được sử dụng cho thấy phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt làm phân hữu cơ đang có tính khả thi cao. Chế biến rác sinh hoạt làm phân hữu cơ một mặt giải quyết vấn đề môi trường, mặt khác đã tận dụng các phần có ích trong rác thải để cho mục đích phát triển nông nghiệp của thành phố. Là một sinh viên chuyên ngành môi trường, sau khi đã được học những kiến thức về môi trường tôi đã quyết định lựa chọn chuyên đề: “ Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn - Hà Nội” Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn thuộc Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội được xây dựng từ năm 1992 bằng vốn viện trợ của Liên Hiệp Quốc theo chương trình dự án VIE 86/023 với công suất xử lý là 30.000 tấn rác thải/năm để sản xuất ra 7.500 tấn phân vi sinh. Đến năm 2002 nhà máy được đầu tư nâng cấp bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Tây Ban Nha với công suất xử lý là 50.000 tấn rác thải/năm để sản xuất ra 13.260 tấn phân vi sinh bằng công nghệ ủ kỵ khí cưỡng bức. Từ khi nâng cấp cho tới nay nhà máy vẫn trong quá trình hoạt động tốt và góp phần nâng cao công suất và chất lượng xử lý rác thải sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh môi trường, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động và nâng cao chất lượng phân bón hữu cơ phục vụ cho nông nghiệp. 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Địa điểm: Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn thuộc Xã Tây Mỗ và xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Thời gian: Tìm hiểu và nghiên cứu quá tình hoạt động và hiệu quả hoạt động của nhà máy từ khi nâng cấp (năm 2002) cho đến nay. 3. Mục tiêu của đề tài. Mục tiêu chung: Sử dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động chế biến rác thải thành phân hữu cơ. Mục tiêu cụ thể: Đánh giá thực trạng quá trình hoạt động, thu thập số liệu, tính toán và phân tích những lợi ích và chi phí về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường liên quan đến hoạt động của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn . Trên cơ sở đánh giá đó đưa ra các kiến nghị và đề xuất giúp cho các cơ quan có trách nhiệm trong quản lý chất thải sinh hoạt đi đúng hướng và lựa chọn được phương án hiệu quả nhất trong thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu thực hiện đề tài Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích: phương pháp này được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của nhà máy. Phương pháp thống kê, thu thập, liệt kê số liệu: các số liệu qua thời gian của nhà máy được tiến hành phân tích và bóc tách để phục vụ thuận tiện cho việc phân tích, đánh giá. Phương pháp kế thừa: các số liệu và thông tin phục vụ cho chuyên đề căn cứ vào các tài liệu đã có sẵn như: Báo cáo khả thi “Nâng cấp nhà máy chế biến rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ tại Cầu Diễn” (năm 1998), Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án nâng cấp nhà máy chế biến rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ tại Cầu Diễn (năm 2001)… Phương pháp tổng hợp, phân tích: các số liệu được thu thập sau đó sẽ được tổng hợp theo từng khoản chi phí, doanh thu cụ thể để thuận lợi cho việc đánh giá. Phương pháp xứ lý số liệu bằng phần mềm Excel. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA MỘT DỰ ÁN. 1.1. Tổng quan về đánh giá hiệu quả dự án. 1.1.1. Đánh giá hiệu quả là gì? Đánh giá hiệu quả nghĩa là chúng ta đi phân tích, tính toán, so sánh xem lợi ích thu được từ các phương án có lớn hơn chi phí phải bỏ ra hay không và cố gắng lượng hóa hiệu quả đó, từ đó làm cơ sở hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của chủ thể có liên quan để lựa chọn được phương án có hiệu quả lớn nhất theo mục tiêu đã đề ra. Như chúng ta đã biết các nguồn lực là khan hiếm và chúng ta luôn phải đối mặt với các sự lựa chọn và việc đưa ra quyết định chọn phương án này hay phương án kia nhiều khi không đơn giản. Để đưa ra được quyết định chính xác người ta luôn phải so sánh xem nên chọn phương án nào, cách nào mà chi phí phải bỏ ra là nhỏ nhất nhưng lại thu được lợi ích là lớn nhất. Việc xem xét, phân tích, đánh giá các khoản chi phí và lợi ích của các dự án càng chi tiết, càng cụ thể thì chúng ta sẽ có một bản đánh giá hiệu quả càng hoàn chỉnh, từ đó giúp cho người ra quyết định tránh được các sai lầm trong lựa chọn cũng như hạn chế đến mức tối đa việc lãng phí các nguồn lực khan hiếm bấy nhiêu. Do cách nhìn nhận khác nhau về các lợi ích và chi phí xuất phát từ các quan điểm phân tích khác nhau dẫn đến kết quả tính toán các loại hiệu quả là không giống nhau. Cụ thể, nếu theo quan điểm cá nhân thì khi lựa chọn một phương án người ta quan tâm hàng đầu đến các chi phí và lợi ích liên quan trực tiếp đến cá nhân đó; còn trên phạm vi toàn xã hội, hiệu quả cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn khi xem xét các tác động đó lên toàn xã hội. Sự khác nhau này được xem xét theo hai loại hiệu quả: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế sẽ được phân tích ở phần sau. 1.1.2. Một số phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của một dự án. 1.1.2.1. Phương pháp phân tích chi - phí lợi ích (CBA) Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp kinh tế dùng để so sánh những “cái được” và “cái mất” của dự án trên quan điểm xã hội nhằm xác định xem dự án đó có đáng được thực hiện hay không hay có cải thiện được phúc lợi hay không. Phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp hay là một công cụ dùng để đánh giá và so sánh giữa các phương án cạnh tranh dựa trên quan điểm xã hội nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định lựa chọn phân bổ nguồn lực. Thông qua CBA các nhà hoạch định chính sách có thể xác định rõ được dự án nào mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. 1.1.2.2. Phương pháp CBA định tính Phương pháp CBA định tính được sử dụng khi các chi phí và lợi ích không lượng hoá được. Về nguyên tắc khi thực hiện phương pháp này thì chúng ta phải nêu ra được các khoản chi phí cũng như các khoản lợi ích mà các phương án đó mang lại, trên cơ sở đó chúng ta mới xem xét, so sánh các phương án với nhau. Trong các phương án đưa ra so sánh thì phương án nào mang lại nhiều lợi ích và ít chi phí hơn thì ta sẽ lựa chọn. 1.1.2.3. Phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả Trong trường hợp sử dụng CBA định tính chúng ta đã đề cập tới những yếu tố không lượng hoá được thì trong phân tích chi phí hiệu quả thường người ta chỉ lượng hoá được chi phí mà không lượng hóa được lợi ích. Trong trường hợp đó để xem xét hiệu quả của dự án thì phương pháp sử dụng là phương pháp phân tích chi phí hiệu quả. Chúng ta có thể dùng phương pháp này trong việc lựa chọn hai phương án có cùng lợi ích nhưng chi phí là khác nhau, trong trường hợp đó thì chúng ta sẽ lựa chọn phương án nào có chi phí thấp nhất để đạt lợi ích là lớn nhất. 1.1.2.4. Phương pháp phân tích đa mục tiêu. Vấn đề cơ bản của phương pháp này đó là những phạm trù mà mọi sự lựa chọn chính sách cần phải được so sánh với nhau đối với các giá trị liên quan. Về đặc trưng của phương pháp này có ba điểm cơ bản mà người làm phân tích phải nắm được đó là: thứ nhất, người làm phân tích phải chuyển tất cả các giá trị liên quan của dự án hay chính sách đến mục tiêu chung, hay từ mục tiêu chung đến mục tiêu cụ thể và nó được sử dụng như là một tiêu chuẩn để xem xét đánh giá. Thứ hai, người làm phân tích cần đánh giá từng chính sách lựa chọn kể cả mức nguyên trạng đối với từng mục tiêu đặt ra. Thứ ba, trong thực tế phân tích đa mục tiêu không xảy ra trường hợp chính sách này có thể lấn át chính sách khác, cho nên người làm phân tích chỉ có thể đưa ra các khuyến nghị nên lựa chọn chính sách nào trong số các chính sách đã đưa ra, và xem xét nếu lựa chọn chính sách đó sẽ đạt được mục tiêu gì từ đó giúp cho người ra quyết định hiểu hơn ý đồ phân tích của mình. 1.1.2.5. Phương pháp CBA chú trọng tới phân phối. Trong CBA thường liên quan đến chính sách, trong đó người ta chú trọng tới tính bất bình đẳng trong xã hội. Cho nên khi thực hiện các chương trình, dự án có tính địa phương hay quốc gia thì người ta rất chú trọng tới tính công bằng để đảm bảo khi dự án, chương trình đưa ra (đặc biệt các dự án, chương trình sử dụng nguồn ngân sách của chính phủ) có tính công bằng hơn hay người ta gọi là chú trọng tới phân phối trong xã hội. 1.2. Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế của một dự án. 1.2.1. Hiệu quả tài chính. Phân tích tài chính là quá trình phân tích dựa trên cơ sở các khoản chi phí và lợi ích trên quan điểm của cá nhân hay quan điểm của đơn vị kinh doanh. Phân tích tài chính có vai trò quan trọng không chỉ với chủ đầu tư mà còn đối với các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư của nhà nước, các tổ chức cho vay vốn của dự án. Trong nền kinh tế thị trường, mọi cá nhân khi tham gia vào thị trường đều với một mục tiêu chính là tối đa hoá lợi ích cá nhân riêng của mình. Khi đưa ra một quyết định đầu tư, các nhà đầu tư phải chắc chắn rằng hoạt động đầu tư của họ không bị thua lỗ, và một điều phi thực tế sẽ xảy ra nếu ai đó nói rằng họ bỏ tiền ra chỉ vì mục đích xã hội mà không vì lợi ích riêng của họ, bất kỳ một quyết định đầu tư hay bỏ vốn trên thị trường cũng đều xuất phát từ kỳ vọng sẽ thu được một khoản lợi ích lớn hơn trong tương lai cho riêng họ mà họ chưa quan tâm nhiều đến các khoản chi phí và lợi ích chung của cộng đồng. Như vậy, có thể thấy những nhà đầu tư họ luôn phải quan tâm đến những gì liên quan đến lợi ích của bản thân họ trước tiên, rồi sau đó mới là các mục tiêu khác. Để phục vụ cho quá trình ra quyết định của các cá nhân, các nhà đầu tư này thì một báo cáo phân tích tài chính là công cụ hỗ trợ tốt nhất cho họ, phân tích tài chính lúc này sẽ cho phép chủ đầu tư nhìn nhận một cách rõ ràng về các khoản chi phí, lợi ích liên quan trực tiếp tới túi tiền của họ. Như vậy, hiệu quả tài chính là việc phân tích khía cạnh tài chính của dự án trên góc độ của nhà đầu tư. Trên góc độ nhà đầu tư mục tiêu cao nhất chính là lợi nhuận, do đó các dòng tiền được đánh giá trong phân tích tài chính chỉ tính đến lợi ích mà các nhà đầu tư nhận được và những chi phí mà họ phải bỏ ra để thực hiện dự án đó. Như vậy, hiệu quả tài chính là cơ sở quan trọng nhất đối với việc ra quyết định đầu tư của cá nhân, doanh nghiệp. Nhưng các dự án nó không chỉ liên quan đến các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới cả xã hội và các tác động này doanh nghiệp thường không tính đến như các vấn đề về môi truờng, an ninh, sức khoẻ của con người,… và đây lại là điều mà các nhà quản lý quan tâm. Điều này cũng lý giải tại sao các cá nhân muốn thực hiện hoạt động đầu tư luôn phải có sự đồng ý của cơ quan thẩm định nhà nước. Sự quản lý này sẽ đảm bảo cho các mục tiêu cá nhân có thể kết hợp hài hoà với mục tiêu xã hội hoặc nếu không có sự kết hợp cần thiết thì buộc phải hi sinh các lợi ích cá nhân để không làm tổn hại đến lợi ích chung của xã hội. Để quyết định xem dự án có được thực hiện hay không thì cơ quan thẩm định nhà nước phải căn cứ vào tính hiệu quả của dựa án xét theo quan điểm toàn xã hội hay chính là hiệu quả kinh tế của dự án. 1.2.2. Hiệu quả kinh tế. Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội của một dự án là việc so sánh, đánh giá một cách có hệ thống những chi phí và lợi ích của dự án trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế và toàn bộ xã hội. Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội của một dự án nhằm xác định sự đóng góp của dự án vào mục tiêu phát triển cơ bản của nền kinh tế và phúc lợi của đất nước. Nếu như hiệu quả tài chính chỉ cho phép nhìn nhận các chi phí và lợi ích trong phạm vi doanh nghiệp và mang tính cá nhân thì hiệu quả kinh tế mang một ý nghĩa rộng lớn hơn, nó xem xét trong toàn bộ nền kinh tế và đối với toàn bộ xã hội. Khác với phân tích tài chính, sẽ có những chi phí hay lợi ích bị bỏ qua nếu chúng không liên quan trực tiếp đến chủ đầu tư, và để nói lên hiệu quả của lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án mang lại cần phải tiến hành xem xét, nhận dạng rõ ràng và tính toán cụ thể các lợi ích mà nền kinh tế và toàn xã hội thu được cũng như những chi phí xã hội đã bỏ ra để thực hiện dự án đó. Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối với việc thực hiện mục tiêu chung của nền kinh tế và của xã hội. Những sự đáp ứng này có thể được xem xét mang tính chất định tính như các mục tiêu phát triển kinh tế phục vụ việc thực hiện những chủ trương, chính sách của nhà nước góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường, tạo công ăn việc làm, phân phối thu nhập… hoặc đo lường bằng cách tính toán định lượng như mức tăng doanh thu cho ngân sách, mức tăng số người có việc làm…Còn đối với các chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một dự án được đầu tư bao gồm toàn bộ các nguồn tài nguyên, sức lao động, của cải vật chất tinh thần…mà xã hội dành cho dự án đó. Do đó, việc phân tích kinh tế sẽ giúp cho các doanh nghiệp có được một lựa chọn chính xác hơn và tránh được các rủi ro có thể xảy ra do vi phạm vào lợi ích xã hội. Như vậy, hiệu quả kinh tế - xã hội của một dự án đầu tư chính là kết quả của việc so sánh các lợi ích và chi phí của xã hội tức là những phần mà xã hội phải bù trừ trong hoạt động kinh tế dưới các góc độ khác nhau (kinh tế, xã hội, môi trường) chứ không chỉ cho lợi ích riêng của doanh nghiệp. 1.2.3. Mối quan hệ giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế. Do cách nhìn nhận khác nhau về các lợi ích và chi phí xuất phát từ các quan điểm phân tích khác nhau dẫn đến kết quả tính toán của các loại hiệu quả là không giống nhau. Tuy nhiên ta có thể thấy mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế là mối quan hệ bộ phận và tổng thể, giữa cá nhân và xã hội, là mối quan hệ có thể bổ sung cho nhau. Sự xem xét, kết hợp hai hiệu quả này sẽ là công cụ hỗ trợ tốt nhất cho các cơ quan thẩm định lựa chọn ra được phương án nào là tối ưu nhất. Mặc dù giữa hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế có những khác biệt nhất định song giữa chúng vẫn có mối quan hệ khăng khít với nhau. Việc lựa chọn phân tích tài chính hay phân tích kinh tế còn tuỳ thuộc vào mục tiêu mà người thực hiện dự án mong muốn. Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận thì các cá nhân, các doanh nghiệp sẽ dựa vào phân tích tài chính để đưa ra quyết định cho mình. Đôi khi các doanh nghiệp cũng quan tâm đến hiệu quả xã hội trong phân tích dự án với mong muốn đạt được các mục tiêu như nâng cao uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp…hay để giảm đi các rủi ro có thể xảy ra do vi phạm lợi ích xã hội. Các nhà quản lý kinh tế - xã hội, các nhà hoạch định chính sách quan tâm trước nhất đến hiệu quả kinh tế với mục tiêu là tối đa hoá phúc lợi xã hội nhưng họ cũng cần thông tin nhất định về phân tích tài chính để giúp cho việc ra quyết định chính xác và hiệu quả hơn. Khi xác định các chi phí và lợi ích trong phân tích tài chính thường dễ dàng và đơn giản hơn so với phân tích hiệu quả kinh tế vì chúng ta chỉ cần căn cứ vào sổ sách, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là xác định được. Ngược lại, phân tích kinh tế được tiến hành trên phạm vi rộng hơn (phạm vi toàn xã hội) và xem xét dưới nhiều góc độ hơn (kinh tế, xã hội và môi trường) nên việc nhận dạng và tính toán các chi phí và lợi ích tương đối khó khăn. Vì vậy, nếu hiệu quả tài chính đòi hỏi phải được tính đầy đủ và chính xác thì hiệu quả kinh tế chỉ dừng lại ở yêu cầu cố gắng nhận dạng càng chi tiết và lượng hoá càng gần giá trị thực càng tốt. 1.3. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) trong đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. 1.3.1. Khái quát về phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA). 1.3.1.1. Khái niệm về phân tích chi phí - lợi ích (CBA). Phân tích chi phí - lợi ích (CBA) là một kỹ thuật giúp cho các nhà quyết định đưa ra những chính sách hợp lý về sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên khan hiếm, làm giảm hoặc loại bỏ những tác động tiêu cực phát sinh trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Phân tích chi phí - lợi ích là một công cụ chính sách cho phép các nhà hoạch định chính sách quyền được lựa chọn các giải pháp thay thế có tính cạnh tranh với nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội. Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để có được lợi ích đó. CBA là một khuân khổ nhằm tổ chức thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xác định các giá trị kinh tế có liên quan và xếp hạng các phương án dựa vào các tiêu chí giá trị kinh tế. Nếu phương pháp phân tích tài chính chỉ xét đến lợi nhuận của doanh nghiệp thì phương pháp phân tích chi phí - lợi ích là phương pháp tính toán các hiệu quả về mặt xã hội, môi trường của dự án, trong đó mọi loại lợi ích và chi phí đều phải được nhìn nhận và lượng hoá ở mức tối đa có thể. Đối với các dự án liên quan đến môi trường thì việc lượng hoá rất phức tạp vì bản chất các tác động đến môi trường thường khó nhận dạng được một cách cụ thể và cũng khó xác định được phạm vi, thời gian ảnh hưởng. Tuy nhiên trong CBA chúng ta có thể liệt kê tất cả các tác động từ dự án một cách chi tiết, từ đó làm cơ sở cho việc tính toán không bị bỏ qua một chi phí hay lợi ích nào. Chính vì vậy, thông qua CBA các nhà hoạch định chính sách có thể xác định rõ được dự án nào mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. 1.3.1.2. Mục đích của việc sử dụng CBA. Mục đích cơ bản của việc sử dụng CBA là phục vụ cho các nhà hoạch định chính sách để đi đến một quyết định lựa chọn trong các phương án đưa ra, các nhà đầu tư và chính phủ sẽ chọn phương án nào là tốt nhất xét trên quan điểm kinh tế. Trong việc sử dụng CBA thì kinh nghiệm thực tiễn của các nước phát triển cho thấy đối với một chương trình, dự án hay một chính sách nào đó để thực hiện thì trong quá trình làm CBA người ta chia làm 3 giai đoạn đó là: - Trước khi thực hiện dự án (Exante): khi chúng ta bắt đầu hình thành dự án hay xây dựng một chương trình thì chúng ta phải thực hiện CBA, điều này có nghĩa là mặc dù dự án chưa thực thi nhưng các nhà kinh tế đã thực hiện CBA để tạo ra phương án cho các nhà đầu tư. - Trong quá trình thực hiện dự án (Imediares): khi dự án đã đi vào xây dựng một giai đoạn nào đó người ta vẫn phải thực hiện CBA, bởi vì quá trình phân tích này sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách và thực thi dự án có cơ sở để điều chỉnh những phương án, những quyết định đưa ra ban đầu của các phân tích trước sát với thực tiễn đang gặp phải. - Sau khi kết thúc dự án (Expost): nghĩa là khi kết thúc dự án người ta vẫn tiếp tục làm CBA và tất nhiên ở giai đoạn này việc thực hiện CBA có nhiều thuận lợi hơn. Vì đã có hai quá trình phân tích trước làm cơ sở tiền đề, mọi chi phí và lợi ích trong quá trình vận hành dự án đã bộc lộ rõ, thậm chí có những vấn đề ở hai giai đoạn trước đây chưa bộc lộ rõ thì khi dự án đi vào hoạt động nó đã bộc lộ rõ. Việc thực hiện CBA ở các thời điểm khác nhau của một dự án có ý nghĩa rất quan trọng ví dụ như trong việc quyết định phân bổ nguồn lực thì Exante có thể cung cấp thông tin cho chủ dự án và nhà quản lý nhưng Imediares và Expost thì không, nhưng để làm căn cứ tham khảo cho các dự án tương tự trong tương lai thì Imediares và Expost mang lại hiệu quả cao nhất mà Exante lại không. Đối với việc nhận thức về giá trị thực của dự án hay việc cung cấp cho chúng ta những sai số bỏ sót, những sai số trong dự đoán thì Expost mang lại hiệu quả tốt nhất còn Exante và Imediares thì không vì mọi chi phí và lợi ích khi thực hiện dự án cũng như các khoản chi phí phát sinh nó đã thể hiện một cách đầy đủ thông qua CBA giai đoạn cuối. Qua việc phân tích trên cho thấy, việc thực hiện CBA là phải tiến hành liên tục (trước khi tiến hành dự án, trong khi tiến hành dự án và sau khi kết thúc dự án) có như vậy chúng ta mới khắc phục được những khiếm khuyết, những vấn đề không hiệu quả do việc thực hiện dự án gây ra. 1.3.1.3. Trình tự các bước cơ bản thực hiện phân tích chi phí - lợi ích (CBA). Để thực hiện CBA người ta phải tuân thủ trình tự theo các bước nhất định và toàn bộ quá trình này dựa trên phương pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Tuỳ theo cách phân chia mà các tác giả có thể đưa ra nhiều bước tiến hành khác nhau tuỳ theo mức độ chi tiết của từng bước, trong đó có những phương án 4 bước, 5 bước, 8 bước, 9 bước thậm chí có những phương án 10 bước. Trong bài đánh giá này, quá trình thực hiện CBA sẽ được tiến hành theo 9 bước cụ thể như sau: Bước 1: Quyết định lợi ích thuộc về ai và ai sẽ là người phải gánh chịu chi phí. Trong bước này chúng ta cần có một cách nhìn nhận ban đầu trước khi phân tích đối với một dự án hay một chương trình đó là ai sẽ được hưởng lợi ích và ai sẽ phải gánh chịu chi phí khi thực hiện dự án hay chương trình đó. Ở đây phải giải trình tất cả các quan điểm nhìn nhận (đặc biệt là quan diểm nhìn nhận toàn diện) và đưa ra mọi yếu tố tác động tới quan điểm nhìn nhận đó. Bước 2: Lựa chọn danh mục các dự án thay thế. Trong thực tế một dự án có nhiều giải pháp được đưa ra và đương nhiên các giải pháp này có thể thay thế lẫn nhau, đó là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách có thể lựa chọn được giải pháp nào là tối ưu nhất. Tất cả các giải pháp thay thế rõ ràng nó sẽ liên quan chặt chẽ với dòng tiền trong phân tích chi phí lợi ích, và từ đó người làm phân tích phải có những lựa chọn phù hợp để đưa vào tính toán. Muốn vậy phải trải qua nhiều kỹ thuật phân tích, đòi hỏi có sự lựa chọn, so sánh và dự đoán. Bước 3: Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng và lựa chọn các chỉ số đo lường. Ở bước này, dựa trên các giải pháp thay thế đã có ở bước 2 ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111237.doc
Tài liệu liên quan