Chuyên đề Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Ngày 7/11/2006, khi tiếng búa của Tổng giám đốc Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Pascal Lamy vang lên, hàng chục triệu người dân Việt Nam hân hoan trong niềm vui hội nhập. Gia nhập vào đại gia đình WTO là Việt Nam chúng ta bước vào cánh cửa của nền kinh tế thế giới với tư cách là một thành viên được đối xử bình đẳng, công bằng như 149 thành viên khác của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này. Thuận lợi rất nhiều nhưng khó khăn cũng không thiếu. Một trong những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập là việc đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Đảm bảo an ninh tài chính ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi một quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá nền kinh tế tài chính đang diễn ra nhanh, mạnh mẽ như hiện nay. Đối với Việt Nam hiện nay, một nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN thì việc đảm bảo an ninh tài chính càng có ý nghĩa quan trọng, là môt trong những điều kiện tiên quyết để phát triển nền kinh tế với tốc độ cao, ổn định.

Các ngân hàng thương mại hiện nay đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sang cổ phần hoá, nhưng tiềm lực tài chính còn mỏng, trình độ thấp cho nên vẫn tồn tại nhiều thuận lợi cũng như thách thức, trở ngại đối với việc đảm bảo an ninh tài chính trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính có liên quan tới mọi mặt của nền kinh tế nhưng lại hết sức nhạy cảm đối với những biến động của thị trường. Nếu không có ngay các biện pháp củng cố và giữ vững an ninh tài chính cho các hệ thống các ngân hàng thương mại thì không những hệ thống các ngân hàng hoạt động không hiệu quả mà rủi ro cao dẫn tới khủng hoảng tài chính tiền tệ, gây ra đổ vỡ dây chuyền, tác động xấu tới toàn bộ sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta.

An ninh tài chính, trong đó có an ninh tài đối với các ngân hàng thương mại không phải là một khái niệm hoàn toàn mới, song chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống và được biết tới rộng rãi và được đánh giá đúng vai trò của nó ở Việt Nam, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế của Việt nam hiện nay.

Phần lớn số NHTM nước ta đều ở tình trạng an toàn thấp, chưa đáp ứng các chuẩn mực về an toàn, không chỉ của quốc tế mà ngay cả theo chuẩn mực quy định của Việt Nam. Với những hạn chế về trình độ tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ và công nghệ, thì nhiều NHTM khó có thể cải thiện mức độ an toàn của mình cũng như bảo đảm sự vững mạnh trong hoạt động ngân hàng. Ðó là chưa nói tới sự tăng trưởng và phát triển bền vững.

Xuất phát từ nhu cầu và sự cần thiết trên cộng thêm quá trình tìm hiểu thực tế trong thời gian thực tập tại Sở giao dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, em chọn đề tài : Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I NHNo & PTNT VN để phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình.

 

doc73 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU 5 LỜI MỞ ĐẦU 6 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9 1.1 An ninh tài chính 9 1.1.1 Một số khái niệm về an ninh tài chính 9 1.1.2 Quan điểm về an ninh tài chính trong hoạt động tín dụng, ngân hàng. 11 1.1.3 Sự cần thiết phải đảm bảo an ninh tài chính trong thời kỳ hội nhập. 13 1.1.3.1 Tiến trình Việt Nam ra nhập kinh tế quốc tế 13 1.1.3.2 Sự cần thiết phải đảm bảo an ninh tài chính trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. 14 1.2 Nội dung của an ninh tài chính trong hoạt động của ngân hàng thương mại 16 1.2.1 Ổn định hoạt động ngân hàng 17 1.2.2 An toàn hoạt động ngân hàng 17 1.2.3 Đảm bảo vững mạnh trong hoạt động ngân hàng 19 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính trong ngân hàng thương mại 21 1.3.1 Chỉ tiêu về vốn kinh doanh 21 1.3.3 Năng lực quản lý 23 1.3.4 Khả năng thanh toán 24 1.3.5 Khả năng sinh lời 25 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới an ninh tài chính của NHTM 26 1.4.1 Các nhân tố bên trong 26 1.4.2 Các nhân tố bên ngoài 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG AN NINH TÀI CHÍNH TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 30 2.1 Khái quát về Sở giao dịch I ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 30 2.1.1 Chức năng nhiệm vụ của Sở giao dịch 30 2.1.2 Hệ thống tổ chức của Sở giao dịch I 32 2.2 Thực trạng đảm bảo an ninh tài chính tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 35 2.2.1 Ổn định hoạt động ngân hàng 35 2.2.1.1 Ổn định hoạt động huy động vốn 35 2.2.1.2. Ổn định trong hoạt động cho vay 37 2.2.2 An toàn hoạt động ngân hàng 41 2.2.2.1 An toàn đối với vốn 41 2.2.2.2 An toàn trong hoạt động của ngân hàng 42 2.2.3 Đảm bảo vững mạnh trong hoạt động ngân hàng 43 2.3 Những nguy cơ đe doạ an ninh tài chính trong hoạt động của Sở giao dịch I Ngân hàng NNo&PTNT hiện nay. 45 2.3.1 Nguy cơ từ nội bộ nền kinh tế 45 2.3.2 Nguy cơ từ các cơ chế, chính sách của nhà nước 46 2.4 Đánh giá an ninh tài chính tại Sở giao dịch I 47 2.4.1 Kết quả đạt được 47 2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 49 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH TẠI SỞ GIAO DỊCH-NHNo&PTNT VN 51 3.1 Định hướng phát triển của Sở giao dịch NHNo&PTNT VN 51 3.1.1 Định hướng phát triển của các ngân hàng thương mại trong thời kỳ hội nhập 51 3.1.2 Phương hướng phát triển của Sở giao dịch I trong thời gian tới 55 3.1.2.1 Mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh: 55 3.1.2.2 Biện pháp thực hiện 55 3.2 Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I khi hội nhập 60 3.2.1 Đối với Sở giao dịch I NHNo&PTNT VN 60 3.2.1.1 Xử lý nợ tồn đọng trong Sở giao dịch. 60 3.2.1.3 Nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn ở mức độ cao về tài sản có 62 3.2.1.4 Hoàn thiện và phát triển hệ thông bảo hiểm tín dụng 63 3.2.1.5 Lập quỹ dự phòng rủi ro theo các nghiệp vụ hoạt động và đối tượng có rủi ro 63 3.2.1.6 Tăng cường năng lực quản lý và kinh doanh cuả cán bộ, nhân viên ngân hàng 64 3.2.1.7 Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng và công khai hóa tài chính, tăng cường công tác kiểm soát và kiểm toán nội bộ NHTM 64 3.2.1.8 Liên kết, các tổ chức tín dụng (TCTD) nên có biện pháp cùng nhau xây dựng mối liên hệ thông tin 65 3.3 Kiến nghị đối với Sở giao dịch 66 3.3.1 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT VN 66 3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN 66 3.3.2.1 Nâng cao vai trò, trách nhiệm của ngân hàng nhà nước 66 3.3.2.2 Nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát của NHNN đối với mọi hoạt động của các ngân hàng thương mại 67 3.3.2.3 Hệ thống các giải pháp đảm bảo an ninh trong hệ thống ngân hàng thương mại. 68 3.3.2.4 Hoàn thiện hệ thống pháp luật và kiện toàn nền tảng pháp lý trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. 68 KẾT LUẬN 70 Danh mục tài liệu tham khảo 71 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT WB: Ngân hàng thế giới NHTM: Ngân hàng thương mại IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á AFTA: Hiệp hội mậu dịch tự do các nước ASEAN APEC: Tổ chức diễn đàn kinh tế Thái Bình Dương WTO: Tổ chức thương mại Thế giới WP: Nhóm công tác về Việt Nam gia nhập WTO PNTR: Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam. NHTW: Ngân hàng Trung ương VTC: Vốn tự có TCTĐ: Tổ chức tín dụng NH: Ngân hàng ICB: Ngân hàng công thương ICBV: Ngân hàng công thương Việt Nam CUB: Ngân hàng Cathay United VNĐ: Tiền Việt Nam đồng BIDV: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam NHTMQD: Ngân hàng thương mại quốc doanh. NHNo&PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. SGD: Sở giao dịch VCB: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. GDP: Tổng sản phẩm quốc nội. USD: Đô la Mỹ Habubank: Ngân hàng nhà Hà Nội. Techcombank: Ngân hàng kỹ thương NHNN: Ngân hàng Nhà nước ACB: NGân hàng thương mại cổ phần Á Châu ROE: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có bình quân ROA: Tỷ suất sinh lời trên tài sản bình quân NIM: Tỷ lệ lãi biên BFSD: Chỉ tiêu sức mạnh tài chính độc lập AFAS: Hiệp định khung về thương mại dịch vụ ASEAN: Hiệp hội các nước châu Á Thái Bình Dương TTCK: Thị trường chứng khoán HĐQT: Hội đồng quản trị CSTT: Chính sách tiền tệ TSC: Tài sản có CPH: Cổ phần hóa TCT: Tổng Công ty DANH MỤC BẢNG BIỂU 1. HỘP: BOX 1.1: Nhận định của Phó thống đốc ngân hàng nhà nước về an ninh tài chính trong các ngân hàng thương mại 15 BOX 2.1 Thực trạng dư nợ của một số NHTMQD Việt Nam 37 BOX 3.1 Nhận định của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam về ngân hàng sau khi gia nhập WTO 55 BOX 3.2 Phân loại nợ trong các ngân hàng thương mại 61 2. BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1 Dư nợ cho vay theo thời gian 38 Bảng 2.2: Dư nợ cho vay phân theo loại tiền 39 Bảng 2.3 Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế 40 Bảng 2.4: Tình hình dự trữ bắt buộc 43 Bảng 2.5: Tình hình dự trữ thanh toán 44 3. BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng tiền gửi tại Sở giao dịch ( theo nguồn huy động) 36 Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng tiền gửi tại Sở giao dịch ( phân theo loại tiền) 36 Biểu đồ 2.3 Doanh số cho vay của Sở giao dịch 38 Biểu đồ 2.4 Dư nợ cho vay phân theo thời gian 39 Biểu đồ 2.5 Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế 40 Biểu đồ 2.6 Tỷ trọng nợ quá hạn của Sở giao dịch năm 2007 41 Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Sở giao dịch 42 LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của việc chọn đề tài Ngày 7/11/2006, khi tiếng búa của Tổng giám đốc Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Pascal Lamy vang lên, hàng chục triệu người dân Việt Nam hân hoan trong niềm vui hội nhập. Gia nhập vào đại gia đình WTO là Việt Nam chúng ta bước vào cánh cửa của nền kinh tế thế giới với tư cách là một thành viên được đối xử bình đẳng, công bằng như 149 thành viên khác của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này. Thuận lợi rất nhiều nhưng khó khăn cũng không thiếu. Một trong những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập là việc đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam. Đảm bảo an ninh tài chính ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi một quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá nền kinh tế tài chính đang diễn ra nhanh, mạnh mẽ như hiện nay. Đối với Việt Nam hiện nay, một nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN thì việc đảm bảo an ninh tài chính càng có ý nghĩa quan trọng, là môt trong những điều kiện tiên quyết để phát triển nền kinh tế với tốc độ cao, ổn định. Các ngân hàng thương mại hiện nay đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sang cổ phần hoá, nhưng tiềm lực tài chính còn mỏng, trình độ thấp cho nên vẫn tồn tại nhiều thuận lợi cũng như thách thức, trở ngại đối với việc đảm bảo an ninh tài chính trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính có liên quan tới mọi mặt của nền kinh tế nhưng lại hết sức nhạy cảm đối với những biến động của thị trường. Nếu không có ngay các biện pháp củng cố và giữ vững an ninh tài chính cho các hệ thống các ngân hàng thương mại thì không những hệ thống các ngân hàng hoạt động không hiệu quả mà rủi ro cao dẫn tới khủng hoảng tài chính tiền tệ, gây ra đổ vỡ dây chuyền, tác động xấu tới toàn bộ sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta. An ninh tài chính, trong đó có an ninh tài đối với các ngân hàng thương mại không phải là một khái niệm hoàn toàn mới, song chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống và được biết tới rộng rãi và được đánh giá đúng vai trò của nó ở Việt Nam, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế của Việt nam hiện nay. Phần lớn số NHTM nước ta đều ở tình trạng an toàn thấp, chưa đáp ứng các chuẩn mực về an toàn, không chỉ của quốc tế mà ngay cả theo chuẩn mực quy định của Việt Nam. Với những hạn chế về trình độ tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ và công nghệ, thì nhiều NHTM khó có thể cải thiện mức độ an toàn của mình cũng như bảo đảm sự vững mạnh trong hoạt động ngân hàng. Ðó là chưa nói tới sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Xuất phát từ nhu cầu và sự cần thiết trên cộng thêm quá trình tìm hiểu thực tế trong thời gian thực tập tại Sở giao dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, em chọn đề tài : Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I NHNo & PTNT VN để phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu Đưa ra lý luận cơ bản về an ninh tài chính và tầm quan trọng của an ninh tài chính trong các ngân hàng thương mại Đánh giá thực trạng việc đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I NHNo& PTNT VN, từ đó tìm hiểu các nguyên nhân gây ra những tồn tại trong công tác này. Đề xuất hệ thống các giải pháp tài chính nhằm đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I khi hội nhập Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về an ninh tài chính tại Sở giao dịch I, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I NHNo&PTNT VN. Đề tài tập trung tìm hiểu về an ninh tài chính tại Sở giao dịch I trong những năm gần đây ( số liệu cụ thể trong 3năm gần đây nhất ) Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Đề tài đã sử dụng các phương pháp cụ thể như nhau: phương pháp điều tra, phương pháp phan tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp tổng kết kinh nghiệm.. Kết cấu của đề tài Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, nội dung của chuyên đề tốt nghiệp bao gồm 3 chương: Chương 1:Những vấn đề cơ bản về an ninh tài chính đối với các ngân hàng thương mại. Chương 2 : Thực trạng an ninh tài chính tại sở giao dịch I NHNo & PTNT Việt Nam Chương 3: Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI An ninh tài chính Một số khái niệm về an ninh tài chính Từ trước tới nay, khi nhắc tới an ninh, người ta thường nghĩ ngay đến an ninh chính trị, quân sự, xã hội và việc đảm bảo an ninh bằng các biện pháp vũ trang, thiết chế luật pháp cưỡng chế thi hành pháp luật, và vấn đề an ninh cũng gắn chặt với chủ quyền quốc gia. Gần đây, khái niệm an ninh đã được mở rộng sang các lĩnh vực kinh tế, tài chính và đặc biệt đã được nâng lên tầm quan trọng trong khu vực và trên thế giới sau khi chứng kiến một số sự mất ổn định về kinh tế của một quốc gia không chỉ đe doạ an ninh của quốc gia đó mà còn có thể trở thành ngòi nổ dẫn tới khủng hoảng toàn diện, đe doạ sự ổn định của khu vực và toàn cầu dưới tác động của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Vấn đề an ninh tài chính càng ngày càng trở nên quan trọng đối với một quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá nền kinh tế đang diễn ra nhanh và mạnh như hiện nay. An ninh tài chính không phải là một khái niệm hoàn toàn mới nhưng vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống, đặc biệt là an ninh tài chính trong vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế. Thêm vào đó, vấn đề an ninh tài chính gắn bó chặt chẽ với những điều kiện cụ thể của từng nước, cho nên để đưa ra một định nghĩa chung chính xác là một vấn đề cần được nghiên cứu cụ thể. Dù các quan niệm về an ninh ở các nước khác nhau có những sự khác nhau nhất định song tất cả đều thống nhất ở một điểm, an ninh là chỉ một tình trạng hay trạng thái không bị nguy hiểm, và bảo đảm an ninh đồng nghĩa với việc không để rơi vào tình trạng nguy hiểm. Theo các học giả người Trung Quốc, an ninh quốc gia và khái niệm chính trị cơ bản nhất, trong đó an ninh kinh tế là hạt nhân của an ninh quốc gia. Người Nga lại cho rằng an ninh kinh tế là trạng thái mà trong đó một quốc gia có đủ sự tự chủ để hoạch định chính sách phát triển kinh tế của nước mình mà không bị sự can thiệp của bên ngoài. Trước đây, khi nói về an ninh kinh tế là chỉ an ninh về tài nguyên, bảo đảm việc cung cấp tài nguyên có hiệu quả. Ngày nay, an ninh kinh tế quốc gia chỉ đảm bảo an ninh cung cấp tài nguyên và an ninh thị trường sản phẩm là chưa đủ, quan trọng là phải tranh thủ giành ưu thế trong lĩnh vực kỹ thuật cao và kỹ thuật mới, nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu ngành nghề theo hướng thúc đẩy phát triển các ngành kỹ thuật cao và mới, đẩy nhanh tốc độ sản phẩm hoá tri thức và bảo hộ quyền sở hữu tri thức. Gần đây một số nhà kinh tế Việt Nam cho rằng: “An ninh tài chính chính là sự đảm bảo cho hệ thống tài chính tiền tệ được ổn định lâu dài, có thể ngăn ngừa một cách hiệu quả những tác động tiêu cực, trong mối đe doạ từ trong nước cũng như từ nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Dưới ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hoá và tự do hoá tài chính các nước phải đối mặt với rủi ro tài chính ngày càng lớn và khủng hoảng tài chính đã trở thành mối đe doạ chủ yếu đến an ninh kinh tế thế giới. Chính vì vậy, tăng cường an ninh tài chính, hoàn thiện và cải cách thể chế giám sát tài chính, thiết lập cơ chế ứng phó tiền tệ cần thiết, cơ chế ngăn chặn rủi ro linh hoạt, tăng cường phối hợp và hợp tác với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực tài chính, đã trở thành nội dung chính của an ninh kinh tế. Từ đó ta có thể thấy được an ninh tài chính là một khái niệm cơ bản, là điều kiện thiết yếu để một nền tài chính tồn tại và phát triển, cũng như đảm bảo an ninh kinh tế và phát triển bền vững. Vậy an ninh tài chính là gì? An ninh tài chính là một khái niệm cơ bản để chỉ một tình trạng tài chính ổn định, an toàn, vững mạnh và không bị khủng hoảng. Ổn định được hiểu là duy trì được hoạt động bình thường, không có những biến động đột ngột, thất thường. Tuy nhiên, ổn định không có nghĩa là cố gắng giữ nguyên mọi thứ như cũ mà là giữ được ổn định trong tiến trình phát triển đi lên, không ngừng cải tiến và hoàn thiện. Theo giới tài chính quốc tế, ổn định tài chính là cực kỳ quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và không thể có ổn định tài chính nếu thiếu hệ thống tài chính mạnh. An toàn được hiểu là trạng thái không bị nguy hiểm từ phía các tác động bên trong và bên ngoài. Giữ an toàn đồng nghĩa với không tự mình gây hại cho mình đồng thời ngăn chặn và chồng lại được sự tấn công phá hoại từ bên ngoài. Nếu ổn định là tiền đề có tính chất nền tảng thì an toàn là cốt lõi chi phối toàn bộ quá trình vận động của tình trạng tài chính. Vững mạnh là cơ sở cho sự ổn định và an toàn, một trạng thái tài chính yếu không thể giữ được ổn định và an toàn, một trạng thái tài chính yếu không thể giữ được ổn định và đảm bảo an toàn. Quan điểm về an ninh tài chính trong hoạt động tín dụng, ngân hàng. Theo Ngân hàng thế giới (WB): “Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi chủ yếu ở dạng không kỳ hạn hoặc tiền gửi được phép rút ra với một thông báo ngắn hạn( tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các khoản tiết kiệm)” Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Các ngân hàng gồm nhiều loại như ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư,...Nhiều nước, trong đó có Việt Nam phát triển loại ngân hàng tổng hợp(universal bank) kết hợp hoạt động của ngân hàng thương mại với ngân hàng đầu tư, dịch vụ bảo hiểm, cho thuê tài chính... Như vậy, an ninh tài chính đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng là việc đảm báo hoạt động của các tổ chức tín dụng được tiến hành một cách ổn định, an toàn và vững mạnh. Ba nguyên tắc đó được sử dụng cho các hoạt động ngân hàng cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và thanh toán (một trong những hoạt động chủ yếu của cấp tín dụng) của các ngân hàng. Tình trạng tài chính của một ngân hàng hay hệ thống ngân hàng tại một thời điểm được mô tả trong bảng cân đối của ngân hàng và những thay đổi trong bảng cân đối qua mỗi thời điểm phản ánh diễn biến tình trạng tài chính của ngân hàng qua từng giai đoạn. Bên cạnh những hoạt động phản ánh trong bảng cân đối, nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động ngoài bảng cân đối liên quan tới mua bán các công cụ tài chính và tạo ra thu nhập nhờ các khoản lệ phí và bán những khoản cho vay ,.. các hoạt động ngoài bảng cân đối làm tăng rủi ro của các ngân hàng và buộc ngân hàng phải tăng cường quản lý rủi ro của các hoạt động ngoài bảng cân đối. An ninh tài chính là vấn đề đặt lên hàng đầu cho sự tồn tại và phát triển các ngân hàng trong kinh tế thị trường. Nó bao trùm lên tất cả các mặt hoạt động và là chỉ tiêu cuối cùng đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong mối quan hệ với sự tăng trưởng của các ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự cần thiết đảm bảo an ninh tài chính của các ngân hàng không nằm ngoài những yếu tố kinh tế xuất phát từ bản thân hoạt động của ngân hàng và mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động ngân hàng với các hoạt động kinh tế-xã hội. Ngân hàng là một ngành nhạy cảm, do có quan hệ giao dịch với nhiều loại khách hàng ( doanh nghiệp, các nhân);nhiều tổ chức tín dụng, tài chính trung gian...Hoạt động của ngân hàng gắn liền với mọi hoạt động kinh tế-xã hội không chỉ ở trong nước mà còn trên phạm vi thế giới. Chính từ bản chất đó, hoạt động của ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro”tiềm ẩn”, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Có nhiều loại rủi ro xảy ra trong hoạt động ngân hàng như: rủi ro rín dụng, rủi ro lãi suất. rủi ro hối đoái, rủi ro thanh toán,...nhưng tiêu biểu nhất, trầm trọng nhất là rủi ro tín dụng. Do đặc thù của hoạt động ngân hàng, các ngân hàng không thể tự mình chống đỡ rủi ro. Nếu có sự thất thoát dù chỉ ở một ngân hàng và ở một mức độ nhất định nào đó cũng sẽ đe doạ đến tính an toàn và ổn định của cả hệ thống ngân hàng. Dù rủi ro xảy ra ở một ngân hàng hay rủi ro hệ thống đều gây nên sự xuất hiện bất ngờ, thất thoát tài sản, hiệu quả kinh doanh giảm sút nhanh chóng, đe dọa đến tình hình tài chính của ngân hàng. Tóm lại, an ninh tài chính trong ngân hàng là trạng thái các tài sản( tài sản nợ- nguồn vốn, tài sản có, tài sản ròng) ổn định, an toàn và vững mạnh. Bảo đảm an ninh tài chính đối với hoạt động của các NHTM nói chung và của một ngân hàng nói riêng là việc sử dụng các biện pháp giữ cho các tài sản của ngân hàng đó luôn luôn ổn định, an toàn, vững mạnh và không khủng hoảng. Thiết lập được mạng lưới an ninh có khả năng phòng ngừa, ứng phó kịp thời, nhanh nhạy, hiệu quả đối với các loại hình tội phạm kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng phát triển với hình thức ngày càng đa dạng, phức tạp, tính chất mức độ vi phạm ngày càng tinh vi. Sự cần thiết phải đảm bảo an ninh tài chính trong thời kỳ hội nhập. Tiến trình Việt Nam ra nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trong giai đoạn hiện nay. Cùng với chính sách mở cửa, quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với kinh tế khu vực và thế giới là một tất yếu khách quan. Trên thực tế, nước ta đã và đang từng bước tham gia vào quá trình phân công, hợp tác quốc tế và quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới. Việt Nam hiện đã mở rộng mạnh mẽ quan hệ kinh tế song phương và đa phương, phát triển quan hệ đầu tư với gần 70 nước và lãnh thổ; bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á(ADB). Bên cạnh đó, ngày 28/7/1995 nước ta đã gia nhập Hiệp hội Mậu dịch tự do các nước ASEAN (AFTA). Tháng 11/1998 , Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Diễn đàn kính tế Thái Bình Dương (APEC). APEC với 21 nước thành viên chiếm hơn ½ GNP của thế giới và khoảng 80% khối lượng mậu dịch với Việt Nam đang là mối quan tâm lớn trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta cũng như các nước khác trên thế giới. Ngày 10/7/2000 chúng ta đã ký Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ và hiệp định này đã có hiệu lực vào năm 2001. Việt Nam chính thức nộp đơn gia nhập WTO tháng 1/1995. Năm 1996, tại WTO, Nhóm Công tác (WP) về Việt Nam gia nhập WTO được thành lập với sự tham gia của trên 20 nước (hiện nay con số này là gần 40). Đến tháng 8/2001, ta chính thức đưa ra Bản chào ban đầu về hàng hóa và dịch vụ (Ininitial Offer) để bước vào giai đoạn đàm phán thực chất về mở cửa thị trường với các nước thành viên Ban Công tác. Sau gần 11 năm đàm phán, vào cuối năm 2006, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ ta tham dự “Lễ kết nạp Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO”. Tại Lễ gia nhập ngày 7/11/2006, Phó Thủ tướng và các thành viên WTO đã chứng kiến việc ký Nghị định thư gia nhập giữa Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy. Vào ngày 9/12/2006, quốc hội Mỹ đã thông qua “Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam (PNTR)”, và vào ngày 20/12/2006 Tổng thống Mỹ G.Bush ký thông qua dự luật trao quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam. Dự luật này được thông qua đã đánh dấu việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ song phương giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế-thương mại. Trên đây là những bước đi quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Quá trình hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới sẽ tạo ra cho chúng ta những thuận lợi, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế, trong đó có vấn đề đảm bảo an ninh tài chính trong các ngân hàng thương mại Sự cần thiết phải đảm bảo an ninh tài chính trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam sẽ có tác động tới rất nhiều lĩnh vực, nhiều yếu tố, trong đó có các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là các nhân tố bên ngoài ngân hàng như trạng thái phát triển kinh tế, sự biến động của thị trường, chính sách pháp luật của nhà nước...Khi Việt Nam gia nhập WTO, và tới năm 2010 khi mà các ngân hàng thương mại nước ngoài có thể kinh doanh, phát triển tại Việt Nam thì thi trường của các ngân hàng thương mại trong nước sẽ bị sụt giảm một cách nghiêm trọng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ phải đối mặt với mức độ cạnh tranh cao hơn trước. Các ngân hàng thương mại Việt Nam với vốn và kinh nghiệm non nớt sẽ phải đối mặt với những ngân hàng dày dặn kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật hiện đại, tiềm lực tài chính to lớn và lợi thế cạnh tranh cao.Ngoài ra, các quy định của Chính phủ sẽ phải thay đổi cho phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế, hay các hiệp ước mà Việt Nam tham gia. Các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ khó lòng có được sự bảo trợ của nhà nước cũng như của NHTW như hiện nay... Những sự thay đổi của các nhân tố bên ngoài này sẽ có tác động với mức độ, tính chất và khía cạnh khác nhau tới an ninh tài chính trong ngân hàng thương mại. Đối với Việt Nam, sự biến động về tình hình an ninh tài chính trong ngân hàng thương mại sẽ tác động tới các khâu còn lại trong hệ thống tài chính quốc gia. Nghĩa là, tình hình tài chính của ngân hàng thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế-xã hội nói chung, tài chính quốc gia nói riêng và tới việc đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Xét trong phạm vi doanh nghiệp, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có tác động đến an ninh tài chính của ngân hàng thương mại và toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vây, việc đảm bảo cho hoạt động tài chính của ngân hàng được an toàn, ổn định, hiệu quả trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới là một tất yếu khách quan BOX 1.1: Nhận định của Phó thống đốc ngân hàng nhà nước về an ninh tài chính trong các ngân hàng thương mại Theo Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Trần Minh Tuấn, cùng với sức ép về cạnh tranh,  gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang đặt ra cho hệ thống ngân hàng Thương mại Việt Nam những thách thức về việc đảm bảo an ninh tài chính. Ông Tuấn cho rằng bảo đảm an ninh tài chính cần được coi là một trong những giải pháp hàng đầu để hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động an toàn, ổn định, hiệu quả và bền vững trong điều kiện tiềm lực và kinh nghiệm còn thiếu và yếu hơn rất nhiều so với hệ thống ngân hàng ở các nước thành viên WTO khác. Ông Tuấn nhìn nhận hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang hoạt động tương đối ổn định, có những đóng góp quan trọng và thúc đẩy tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2753.doc
Tài liệu liên quan