Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Quốc Tế Quảng Cáo Truyền Thông Inca

Trong thời kỳ kinh tế thị trường đầy khó khăn và thách thức như hiện nay thì việc tìm kiếm lợi nhuận của các doanh nghiệp luôn là vấn đề được các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất. Mỗi doanh nghiệp đều vạch ra cho mình những phương hướng và biện pháp khác nhau tuy nhiên vẫn có một phương hướng chung đó là tìm cách giảm chi phí và thực thi những giải pháp nhằm hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Để làm được điều này đòi hỏi phòng kế toán tài chính của Doanh nghiệp phải rất nỗ lực để đưa ra được những số liệu chính xác, mà vẫn đúng với chế độ kế toán hiện hành. Đặc biệt là bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, vì bộ phận này liên quan trực tiếp đến việc đưa ra giá của sản phẩm và tập hợp hết các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. Điều đó có nghĩa số liệu mà bộ phận này đưa ra luôn là căn cứ để chủ Doanh nghiệp có thể đưa ra các giải pháp hợp lý nhất để Doanh nghiệp có lợi nhuận cao. Vì vậy có thể nói tầm quan trọng của bộ phận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là rất lớn đối với mọi doanh nghiệp.

Thấy rõ được tầm quan trọng trên, cùng với quá trình học tại trường em đã chọn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài :

“ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Quốc Tế Quảng Cáo Truyền Thông Inca ,,

Khái quát chuyên đề gồm các mục sau:

Lời nói đầu

Chương I : Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công ty TNHH Quốc Tế Quảng Cáo Truyền Thông Inca.

Chương II : Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Quốc Tế Quảng Cáo Truyền Thông Inca.

Chương III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Quốc Tế Quảng Cáo Truyền Thông Inca.

Kết luận

 

doc64 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Quốc Tế Quảng Cáo Truyền Thông Inca, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ kinh tế thị trường đầy khó khăn và thách thức như hiện nay thì việc tìm kiếm lợi nhuận của các doanh nghiệp luôn là vấn đề được các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất. Mỗi doanh nghiệp đều vạch ra cho mình những phương hướng và biện pháp khác nhau tuy nhiên vẫn có một phương hướng chung đó là tìm cách giảm chi phí và thực thi những giải pháp nhằm hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Để làm được điều này đòi hỏi phòng kế toán tài chính của Doanh nghiệp phải rất nỗ lực để đưa ra được những số liệu chính xác, mà vẫn đúng với chế độ kế toán hiện hành. Đặc biệt là bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, vì bộ phận này liên quan trực tiếp đến việc đưa ra giá của sản phẩm và tập hợp hết các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. Điều đó có nghĩa số liệu mà bộ phận này đưa ra luôn là căn cứ để chủ Doanh nghiệp có thể đưa ra các giải pháp hợp lý nhất để Doanh nghiệp có lợi nhuận cao. Vì vậy có thể nói tầm quan trọng của bộ phận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là rất lớn đối với mọi doanh nghiệp. Thấy rõ được tầm quan trọng trên, cùng với quá trình học tại trường em đã chọn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài : “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Quốc Tế Quảng Cáo Truyền Thông Inca ,, Khái quát chuyên đề gồm các mục sau: Lời nói đầu Chương I : Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công ty TNHH Quốc Tế Quảng Cáo Truyền Thông Inca. Chương II : Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Quốc Tế Quảng Cáo Truyền Thông Inca. Chương III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Quốc Tế Quảng Cáo Truyền Thông Inca. Kết luận CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ QUẢNG CÁO TRUYỀN THÔNG INCA 1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty INCA Công ty Inca là một công ty chuyên về lĩnh vực thiết kế đồ họa và in ấn, các sản phẩm của công ty rất đa dạng, các sản phẩm đó chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sử dụng của các khách sạn lớn như Khách sạn InterContinental Hanoi Westlake, Sofitel Legend Metropole Hanoi, Khách sạn Sheraton Hà Nội…các sản phẩm chủ yếu của công ty cụ thể là: Bảng 1: DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG TY STT Tên sản phẩm Đơn vị tính 1 Tiêu đề thư Tờ 2 Kẹp phai Chiếc 3 Phong bì Chiếc 4 Brochure Quyển 5 Tờ rơi Tờ 6 Hộp quà tặng Chiếc 7 Bưu thiếp Tờ 8 Logo file 9 Thiết kế brochure file 10 Lịch tường Quyển 11 Phiếu thông tin cho khách Tờ 12 Thực đơn Quyển ……. ……………………… ……….. Để đánh giá các sản phẩm đạt chất lượng, công ty đưa ra tiêu chí cho các sản phẩm in ấn và thiết kế là khác nhau Đối với các sản phẩm là thiết kế được coi là chất lượng cần có các yếu tố sau: tính thẩm mỹ cao, đúng tiêu chí của khách hàng, tính bền vững và đặc biệt phải đạt tiêu chuẩn về bản quyền của sản phẩm (tức là không sao chép bất kể từ đâu: mạng internet, của người khác…). Đối với các sản phẩm là đồ in ấn thì sản phẩm được coi là đạt chất lượng khi hội tụ đủ các yếu tố sau: màu sắc đẹp đúng với market, đúng chất liệu giấy, quy cách gia công phải sắc nét, tinh tế. Vì các sản phẩm của công ty làm ra đều là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của sử dụng đồ in ấn cho khách sạn nên các sản phẩm đều mang tính đơn chiếc và được sản xuất theo nhu cầu của khách hay theo đơn đặt hàng chứ không sản xuất hàng loạt để bán ra thị trường được. Tất cả các sản phẩm của Công ty đa số đều làm theo đơn đặt hàng của khách và mỗi đơn đặt hàng đều quy định thời gian nhất định để giao hàng, hơn nữa các sản phẩm này mang tính chất sử dụng thường xuyên hoặc chỉ theo thời vụ nên thời gian sản xuất tương đối ngắn chỉ trong thời gian từ 5 đến 10 ngày phải xong 01 đơn hàng để giao cho khách. Chính vì vậy các sản phẩm dở dang cuối kỳ là rất ít, hơn nữa kế toán chỉ theo dõi các sản phẩm trên đơn đặt hàng mà thời gian đơn đặt hàng thường hạn chế nên hầu như là không được phép có sản phẩm dở dang trong thời gian dài. 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty INCA 1.2.1 Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm. Khi nhận được đơn đặt hàng hoặc hợp đồng của khách yêu cầu thiết kế hay in ấn một sản phẩm nào đó, phòng kế hoạch phải phân tích tính chất và nội dung của sản phẩn sau đó bàn giao cụ thể cho từng bộ phận và tạo nên một quy trình công nghệ hoàn thiện như sau: - Giai đoạn thiết kế sản phẩm (nếu có) Sau khi nhận được bàn giao cụ thể yêu cầu của sản phẩm từ phòng kế hoạch, phòng thiết kế phải có trách nhiệm tạo nên được sản phẩm vừa có tính thẩm mỹ cao vừa đúng theo yêu cầu và mục đích sử dụng của khách. Khi hoàn thiện sản phẩm bàn giao cho khách hàng duyệt và đồng ý thì tiến hành bàn giao cho bộ phận tiếp theo hay cũng là giai đoạn tiếp theo để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. - Giai đoạn bình bản: Khi nhận được bàn giao cụ thể từ bộ phận thiết kế (nếu có) hoặc nhận bàn giao trực tiếp từ phòng kế hoạch (nếu sản phẩm đặt in đã có thiết kế của khách) thì bộ phận cần sắp xếp theo các khổ in sao cho hợp lý nhất, khoa học nhất và tiết kiệm được chi phí cho công ty nhưng vẫn đảm bảo sản phẩm in ra không sai hỏng. Ví dụ như với in 01 cuốn sách 20 trang thì phải sắp xếp trang nào ở tay in nào sao cho khi gấp thành quyển không bị nhầm trang. Sau đó được dán lên tờ mica tuỳ theo tài liệu được in trên máy in nào. - Giai đoạn phơi bản: Tại giai đoạn này các tờ bình mica được chế vào khuôn kẽm để tạo bản khuôn và đưa vào giai đoạn in. - Giai đoạn in: Bộ phận in nhận nguyên vật liệu ( giấy, mực in) theo yêu cầu của phòng kế hoạch về sản phẩm in và vật tư in ở kho của Công ty, nhận bản kẽm ở bộ phận phơi bản đưa sang. Các khuôn kẽm này mắc lên máy in để chạy sẽ tạo ra các loại sản phẩm in theo mẫu khuôn kẽm. - Giai đoạn gia công và hoàn thiện: Sau khi đã in xong, để đưa ra được sản phẩm hoàn thiện theo yêu cầu của khách thì các sản phẩm cần được chuyển sang giai đoạn gia công như: xén, bế, gập, dán vào tay trang (đối với sách) đóng ghim, cán bóng, cán mờ, phủ UV, ép thêm nhũ … tùy theo yêu cầu cụ thể của từng sản phẩm. Khi sản phẩm hoàn thành thì được chuyển sang bộ phận kiểm tra chất lượng của in, gia công, sau đó đóng gói theo cách thức dễ kiểm đếm để giao cho khách hàng. Sơ đồ 1. Sơ đồ quy trình công nghệ Thiết kế sản phẩm Kiểm tra chất lượng Đóng gói nhập kho Gia công Giai đoạn in Bình và phơi bản Giấy + Mực Vật liệu khác 1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất Tương ứng với mỗi giai đoạn công nghệ, Công ty có các bộ phận khác nhau để đảm nhiệm việc sắp xếp tổ chức thành các tổ chức quản lý. Bộ máy của Công ty gọn nhẹ theo theo cơ cấu tổ chức quản lý một cấp. Ban giám đốc của Công ty bao gồm Giám đốc và Phó giám đốc. - Giám đốc Công ty: là người đứng đầu bộ máy quản lý, là đại diện pháp nhân của Công ty trong các quan hệ đối tác và chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đồng thời cũng là người bao quát toàn bộ mọi hoạt động của công ty - Phó giám đốc: có nhiệm vụ giúp giám đốc, phụ trách về sản xuất, điều độ sản xuất, tình hình hoạt động kinh doanh đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục và được uỷ quyền khi giám đốc vắng mặt. - Phòng kế hoạch: nhận trực tiếp sự điều hành của Phó Giám đốc, sắp xếp công việc cho các bộ phận sản xuất để tiến hành thiết kế hoặc in ấn cho sản phẩm nào trước, giao cụ thể từng việc cho từng phân xưởng trong bộ phận sản xuất. - Bộ phận sản xuất: bao gồm các phân xưởng khác nhau nhận nhiệm vụ trực tiếp từ phòng kế hoạch và công việc của các bộ phận sản xuất như một dây truyền liền mạch và liên quan đến nhau nhưng đều có một nhiệm vụ chung là thực hiện quá trình sản xuất và hoàn tất việc đóng gói sản phẩm để giao cho khách hàng. 1.3. Quản lý chi phí sản xuất của công ty. Công tác quản lý chi phí sản xuất trong sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Công tác quản lý chi phí sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước cho phép doanh nghiệp sản xuất tự chủ trong hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi, đảm bảo có lợi. Càng tiết kiệm được nhiều chi phí sản xuất thì càng có điều kiện để hạ giá thành sản phẩm. Ở nước ta hiện nay, yếu tố cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, cho nên việc tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là vấn đề vừa là mục đích, vừa là chiến lược mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Để hoàn thành tốt những mục tiêu trên thì từng bộ phận trong công ty đều phải có những nhiệm vụ cụ thể trong quản lý chi phí sản xuất như sau: Ban giám đốc: kiểm tra giám sát một cách đầy đủ công việc của từng phòng ban từng bộ phận trong công ty. Đưa ra những chiến lược và phương pháp cụ thể để mọi nhân viên đều có mục tiêu phấn đầu vì công ty giúp Công ty có được thành tích cao nhất. Phòng kỹ thuật: tìm hiểu và nghiên cứu để đưa ra những kỹ thuật tiên tiến phù hợp với tình hình công ty để tiết kiệm được nhiên liệu, nhân công, … mà sản phẩm làm ra vẫn đạt được chất lượng đúng theo yêu cầu. Phòng kế toán: Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành thích hợp. Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và yếu tố chi phí quy định, xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng các khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định. Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp và tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện kịp thời khả năng tiềm tàng đề xuất biện pháp thích hợp để phấn đấu không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Đối với các phân xưởng: Là bộ phận trực tiếp liên quan nhiều nhất đến các chi phí phát sinh do đó nhiệm vụ đối với các phân xưởng là rất lớn vừa phải tiết kiệm chi phí vừa phải làm ra những sản phẩm đạt chất lượng cao. Do vậy các phân xưởng nhận Nguyên vật liệu, nhiên liệu để sản xuất cần kiểm tra kỹ về số lượng, chất lượng sau đó đem đi sử dụng cũng cần lưu ý tiết kiệm lượng bù hao giấy khi in, khi gia công, tiết kiệm mực in… rồi chi phí vận chuyển khi giao hàng. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ QUẢNG CÁO TRUYỀN THÔNG INCA 2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Quốc Tế Quảng Cáo Truyền Thông Inca. * Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Công ty TNHH Quốc Tế Quảng Cáo Truyền Thông Inca có hoạt động chính là thiết kế và in ấn các loại sản phẩm in ấn dành cho khách sạn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến hành dựa vào các đơn đặt hàng của khách hàng với khối lượng sản phẩm in luôn thay đổi. Quy trình công nghệ sản xuất được bố trí thành các bước công nghệ rõ ràng và khép kín. Bên cạnh đó sản phẩm của Công ty lại mang tính chất đặc thù riêng của ngành in, hoạt động sản xuất diễn ra liên tục gối đầu nhau. Xuất phát từ những điều kiện cụ thể đó của Công ty và để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, công tác hạch toán kế toán, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm hay chính là cách tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng. * Phân loại chi phí sản xuất Công ty TNHH Quốc Tế Quảng Cáo Truyền Thông Inca là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh do đó tất yếu phải tính giá thành sản phẩm. Để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm kế toán phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí. - Chi phí NVL trực tiếp bao gồm: + Chi phí về NVL chính: giấy + Chi phí về NVL khác: mực, kẽm, lô in, các hóa chất khác... + Công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất: găng tay, khẩu trang... - Chi phí nhân công trực tiếp gồm toàn bộ số tiền công và các khoản phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp, nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên quản lý các phòng ban. Chi phí sản xuất chung bao gồm: các chi phí về điện, nước, điện thoại phục vụ cho nhu cầu của Công ty, các chi phí về phim, gia công, cán láng... * Công tác quản lý chi phí sản xuất Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm người quản lý nắm được tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thực tế của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm lao vụ cũng như kết quả toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là vừa và nhỏ nhưng sản phẩm lại hết sức đa dạng, mỗi đơn đặt hàng là những sản phẩm với yêu cầu về nẫu mã và chất lượng khác nhau. Do đó công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lại càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn từ đó đòi hỏi kế toán phải đi sâu, quản lý chặt chẽ theo từng loại sản phẩm. 2.1.1. Kế toán chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp 2.1.1.1 – Nội dung NVL là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong sản xuất, nó là yếu tố chính nhằm tạo ra sản phẩm. Công ty INCA với hoạt động chính là in ấn và gia công sản phẩm do đó NVL mà Công ty sử dụng là những vật liệu mang tính chất đặc thù của ngành in, gồm giấy, mực, kẽm, lô in, vật liệu và các hoá chất khác.... Chi phí NVL của Công ty thường chiếm tới 75% giá thành sản phẩm, đó là một tỉ lệ lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Vì vậy việc tập hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời CP NVL có tầm quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm, đồng thời góp phần tìm ra các biện pháp sử dụng hợp lý tiết kiệm NVL từ đó giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm. NVL của Công ty được hạch toán chi tiết tới tài khoản cấp 2 và chia làm những loại sau: Loại 1 : Giấy, được theo dõi trên tài khoản 1521. Đây được coi là vật liệu không thể thiếu được trong quá trình sản xuất của Công ty. Chi phí vật liệu giấy thường chiếm tới 60% - 70% trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Loại 2 : Bao gồm toàn bộ các chi phí khác như mực, kẽm, lô in, hoá chất các loại... Đây là những vật liệu góp phần nâng cao tính năng hoàn thiện sản phẩm in. Kế toán vật liệu tiến hành hạch toán toàn bộ các khoản chi phí vật liệu kể trên vào chi phí NVL trực tiếp. Ngoài ra kế toán NVL còn tính vào chi phí NVL trực tiếp cả các chi phí về CCDC như: khẩu trang, găng tay,... phục vụ cho sản xuất. Vật liệu giấy của Công ty được chia thành nhiều chủng loại khác nhau như: giấy offset, giấy couches, giấy Conqueror... Trong mỗi loại giấy này lại có nhiều loại và khác nhau về định lượng cũng như khuôn khổ. VD: Offset - 100g/ m2 (65*86) Offset - 100g/ m2 (79*109) Couches - 150 g/ m2 (79*109) Couches - 105 g/ m2 (65*86) Conqueror Brilliant white wove 100 g/m2 (43 x 61 cm) Về mực cũng như giấy, chủng loại Công ty sử dụng rất đa dạng, nhiều loại, nhiều màu sắc khác nhau như: mực đen, đỏ, mực xanh, mực vàng... trong mỗi loại mực lại bao gồm mực của Nhật, Trung Quốc, Đức, Đài Loan....Do tính chất đa dạng như vậy nên khi đặt hàng, khách hàng phải nói rõ sản phẩm của mình cần màu sắc gì và có mẫu mầu kèm theo để trong quá trình sản xuất công nhân có thể theo đó mà lựa chọn các loại mực cho thích hợp với những mẫu mã kiểu cách của khách hàng đặt. Như vậy trong quá trình sản xuất Công ty chỉ được tiến hành sản xuất sau khi đã ký hợp đồng in với khách hàng. Việc hạch toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Quốc Tế Quảng Cáo Truyền Thông Inca hiện nay được thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại NVL được hạch toán một cách thường xuyên liên tục. 2.1.1.2 – Tài khoản sử dụng Để theo dõi các tài khoản chi phí NVL trực tiếp, kế toán Công ty sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”: Bên Nợ: Tập hợp chi phí NVL xuất dùng cho việc in ấn của Công ty Bên Có: Giá trị NVL xuất dùng không hết nhập lại kho hoặc kết chuyển sang kỳ sau. Kết chuyển chi phí NVL Trực tiếp sử dụng trong kỳ vào giá thành. Tài khoản 621 được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí và cuối kỳ không có số dư 2.1.1.3 – Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết: Khi một hợp đồng được ký với khách hàng, phòng kế hoạch sẽ lập một lệnh sản xuất, ghi rõ những yêu cầu về sản phẩm in. Các phân xưởng khi tiến hành sản xuất sẽ dựa trên lệnh sản xuất đó viết phiếu xin lĩnh vật tư đưa lên phòng kế toán để phòng kế toán viết phiếu xuất vật tư. Biểu 01 Công ty TNHH Quốc Tế Quảng CáoTruyền Thông Inca Phiếu Xuất Kho Ngày 8 tháng 1 năm 2010 Số : 55 TK Nợ : 621 TK Có : 152 Họ Tên người nhận hàng: Phạm văn Nhật (PX In) Lĩnh tại kho số 1 Lý do xuất kho: Xuất nguyên vật liệu các loại Đơn vị tính:Đồng STT Tên vật tư ĐVT SL Đơn giá (đ) Thành tiền Ghi chú A B C 1 2 3 1 Giấy CQR 300grm Ram 860 34.500 29.670.000 2 Giấy in Couche 250 grm kg 961 19.365 18.609.765 3 Giấy CQR 120 Grm Ram 1000 16.300 16.300.000 4 Giấy in Couche 200 gsm Kg 1500 19.365 29.047.500 5 Giấy Offset 250 gsm Kg 760 19.365 14.717.400 Tổng cộng 108.344.665 Cộng thành tiền(viết bằng chữ): Một trăm lẻ tám triệu ba trăm bốn bốn nghìn sáu trăm sáu lăm đồng chẵn. Người lĩnh Kế toán Thủ kho Giám đốc Công ty Biểu 02 Công ty TNHH Quốc Tế Quảng CáoTruyền Thông Inca Phiếu Xuất Kho Ngày 10 tháng 1 năm 2010 Số : 56 TK Nợ : 621 TK Có : 152 Họ Tên người nhận hàng: Phạm văn Nhật (PX in) Lĩnh tại kho số 2 Lý do xuất kho: Xuất vật tư, nhiên liệu các loại Đơn vị tính:Đồng STT Tên vật tư ĐVT SL Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Dầu hoả lít 40 12.500 500.000 2 Mực đỏ nhật kg 10 150.000 1.500.000 3 Mực đen Kg 16 140.000 2.240.000 4 Mực Xanh Kg 09 145.000 1.305.000 5 Mực vàng Kg 04 150.000 600.000 6 Kẽm TQ tấm 50 64.500 3.225.000 7 Lưỡi dao trổ nhỏ hộp 01 20.000 20.000 8 Xà phòng hộp 03 6.000 18.000 Tổng cộng 9.408.000 Cộng thành tiền(viết bằng chữ): Chín triệu bốn trăm lẻ tám đồng chẵn Người lĩnh Kế toán Thủ kho Giám đốc Công ty Hiện nay NVL xuất kho được Công ty xác định theo phương pháp nhập trước xuất trước. Các vật liệu như mực, vật liệu khác thì kế toán không xác định được riêng cho từng đơn đặt hàng nhưng riêng vật liệu giấy thì kế toán sẽ căn cứ vào phiếu xin xuất giấy do phòng kế hoạch đó tính toán cho từng đơn đặt hàng để viết phiếu xuất giấy. Đồng thời kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào toàn bộ số phiếu xuất giấy trong tháng để lập Sổ chi tiết tài khoản 621: Chi phí NVL (Biểu 03): Biểu 03 Công ty TNHH Quốc Tế Quảng Cáo Truyền Thông Inca Sổ chi tiết CPNVL TT – (TK 621) Cho phân xưởng in Đơn vị tính:Đồng NT ghi sổ Chứng từ GS Diễn giải Số tiền Chi phí Phân tích theo khoản mục Chi phí SH NT Giấy sx Vật tư Vật liệu khác 01/2010 09 08/01 Xuất giấy sản xuất 108.344.665 108.344.665 10 10/01 Xuất Vật tư 9.408.000 9.408.000 Cộng P/ S T1/2010 117.752.665 108.344.665 9.408.000 2.1.1.4 – Quy trình ghi sổ tổng hợp Cuối tháng kế toán VL chuyển toàn bộ chứng từ gốc cho kế toán tổng hợp tập hợp các chi phí NVL phát sinh trong tháng để lập chứng từ ghi sổ (biểu 4) vào sổ đăng ký chứng từ và vào sổ cái TK 621 – CP NVL TT (Biểu 5) theo định khoản: Nợ TK 621 _ CP NVL TT: 117.752.665 (PX in) Có TK 152 _ NVL: 117.752.665 Biểu 04 Công ty TNHH Quốc Tế Quảng Cáo Truyền Thông Inca Chứng từ ghi sổ Ngày 5 tháng 01 năm 2010 Số 9 Đơn vị tính: Đồng STT Trích yếu Tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 6 1 Xuất giấy T1/2010 621 152 108.344.665 Cộng 108.344.665 Người vào sổ Giám đốc Biểu 05: Công ty TNHH Quốc Tế Quảng Cáo Truyền Thông Inca Chứng từ ghi sổ Ngày 10 tháng 01 năm 2010 Số 10 Đơn vị tính: Đồng STT Trích yếu Tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 6 1 Xuất Vật tư T1/2010 621 152 9.408.000 Cộng 9.408.000 Người vào sổ Giám đốc Biểu 06: Công ty TNHH Quốc Tế Quảng Cáo Truyền Thông Inca Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Số tiền SH NT 09 05/01/2010 108.344.665 10 10/01/2010 9.408.000 …. … … Biểu 07 Công ty TNHH Quốc Tế Quảng Cáo Truyền Thông Inca SỔ CÁI Quý I Năm 2010 Tên tài khoản : Chi phí NVL trực tiếp Số hiệu TK 621 Đơn vị tính: Đồng NT ghi sổ Chứng từ GS Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh SH NT Nợ Có 01/2010 09 05/01 Xuất giấy sản xuất (PX in) 1521 108.344.665 10 10/01 Vật tư (PX in) 1522 9.408.000 15 12/01 Vật liệu khác (PX GC) 1523 28.159.700 02/2010 78 03/02 Xuất giấy sản xuất (PX in) 1521 322.354.621 80 04/02 Xuất vật tư (PX BB) 1522 4.522.000 82 06/02 Vật liệu khác (PX GC) 1523 67.061.577 03/2010 152 03/03 Xuất giấy sản xuất (PX in) 1521 535.752.066 155 05/03 Xuất vật tư (PX in) 1522 8.265.000 156 06/03 Xuất vật tư (PX BB) 152 5.230.000 160 08/03 Vật liệu khác (PX GC) 1523 102.411.321 31/03 31/03 Kết chuyển CPNVL TT 154 1.191.508.950 Cộng Q1/2010 1.191.508.950 1.191.508.950 Người lập biểu Giám đốc 2.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.1.2.1 Nội dung Thực hiện quan điểm làm theo năng lực hưởng theo lao động, hiện nay thu nhập của người lao động ở Công ty INCA chủ yếu là tiền lương và tiền thưởng. Việc trả lương cho người lao động không chỉ dựa vào thang bảng lương, hợp đồng lao động mà còn căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty được xác định bằng toàn bộ chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên các phòng ban của Công ty Đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì việc trả lương sẽ căn cứ vào kết quả làm việc của chính họ và đó là việc áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Tiền lương TTế = Sản phẩm TTế * Đơn giá tiền lương Việc xác định đơn giá tiền lương ở mỗi bộ phận sản xuất là khác nhau, do vậy khi tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất kế toán cần nắm vững được đơn giá tiền lương cho từng loại công việc cụ thể. Cùng với việc lập bảng thanh toán tiền lương kế toán phải tính toán các khoản trích theo lương như : BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích nộp (Biểu 6) 2.1.2.2 – Tài khoản sử dụng Để theo dõi các khoản phát sinh chi phí nhân công của Công ty kế toán sử dụng tài khoản 622: “chi phí nhân công trực tiếp” Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm vào tài khoản tính giá thành Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư Bảng 2: Công ty TNHH Quốc Tế Quảng CáoTruyền Thông Inca Bảng phân bổ Tiền lương – BHXH Tháng 1/2010 Đơn vị tính : Đồng Số TK ghi nợ TK334 TK338 Tổng cộng TT Lương Khác Cộng Có KPCĐ 2% BHXH 16% BHYT 3% BHTN 1% Cộng 1 TK 622- CPNCTT 128,500,000 128,500,000 2,570,000 20,560,000 3,855,000 1,285,000 28,270,000 156,770,000 PX chế bản 36,000,000 36,000,000 720,000 5,760,000 1,080,000 360,000 7,920,000 43,920,000 PX in offset 78,500,000 78,500,000 1,570,000 12,560,000 2,355,000 785,000 17,270,000 95,770,000 PX gia công 14,000,000 14,000,000 280,000 2,240,000 420,000 140,000 3,080,000 17,080,000 2 TK 627- CPSXC 10,450,000 10,450,000 209,000 1,672,000 313,500 104,500 2,299,000 12,749,000 PX chế bản 2,400,000 2,400,000 48,000 384,000 72,000 24,000 528,000 2,928,000 PX in offset 6,000,000 6,000,000 120,000 960,000 180,000 60,000 1,320,000 7,320,000 PX sách 2,050,000 2,050,000 41,000 328,000 61,500 20,500 451,000 2,501,000 3 TK642- CPQLDN 32,000,000 32,000,000 640,000 5,120,000 960,000 320,000 7,040,000 39,040,000 4 TK 334 - Phải trả CNV - - - 0 10,257,000 2,564,250 1,709,500 14,530,750 14,530,750 Cộng 170,950,000 - 170,950,000 3,419,000 37,609,000 7,692,750 3,419,000 52,139,750 2.1.2.3 – Quy trình ghi số chi tiết Từ các chứng từ gốc cùng bảng phân bổ tiền lương kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết tài khoản 622: chi phí nhân công trực tiếp (Biểu 8) Biểu 8 Công ty TNHH Quốc Tế Quảng Cáo Truyền Thông Inca Sổ chi tiết Quý I năm 2010 CP NCTT – (TK 622) Đơn vị tính: Đồng NT ghi sổ Chứng từ GS Diễn giải Số tiền CP Phân tích theo phân xưởng SH NT Vi tính Bình bản In Offet Gia công Cộng lương Trích theo lương 01/2010 16 15/01 Lương chế bản 36.000.000 36.000.000 18 15/01 Lương in Offset 78.500.000 78.500.000 22 29/01 Lương Gia công 14.000.000 14.000.000 29 31/01 Cộng lương T1/2010 128.500.000 128.500.000 29 31/01 Các khoản TTL 6.150.000 6.150.000 31/01 Cộng P/S T1/2010 134.650.000 36.000.000 .... 78.500.000 14.000.000 128.500.000 6.150.000 2.1.2.4 – Quy trình ghi sổ tổng hợp Cuối tháng kế toán tổng hợp tập hợp chứng từ gốc để lập chứng từ ghi sổ, vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, và sổ cái Tài khoản 622: chi phí NCTT. VD: T 1/2010 tổng các khoản trích BH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112587.doc
Tài liệu liên quan