Chuyên đề Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng-Thu tiền tại Công ty TNHH Kiểm toán Thế giới mới (NWA)

Để đáp ứng nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế tài chính nhằm nâng cao chất lượng quản lý kinh tế trong nền kinh tế quốc dân ,vấn đề kiểm tra kiểm soát chất lượng làm lành mạnh hoá các thông tin tài chính trong nền kinh tế quốc dân là một nhu cầu cấp thiết, giúp cho nền kinh tế thị trường có thể đứng vững và có thể phát triển toàn diện về mọi mặt. Nó điều tiết nền kinh tế đi đúng hướng và hạn chế được những khủng hoảng có thể xảy ra trong nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy mà kiểm toán ra đời như một sự tất yếu và sự thành lập của Công ty TNHH kiểm toán Thế giới mới (NWA) cũng nằm trong xu thế đó.

Là một trong những công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam, Công ty TNHH kiểm toán Thế giới mới luôn cố gắng đáp ứng tốt nhất nhu cầu kiểm toán của các khách hàng trong nước và ngoài nước. Doanh thu của công ty kể từ khi thành lập luôn tăng, năm sau lớn hơn năm trước. Dịch vụ kiểm toán của Công ty cung cấp luôn được các khách hàng khen ngợi.

Qua đợt thực tập nghiệp vụ kiểm toán tại Công ty TNHH kiểm toán Thế giới mới (NWA), dựa vào các tài liệu thu thập được qua sự tìm hiểu về chương trình kiểm toán và quá trình đi thực tế đến các công ty khách hàng của công ty đã giúp em hoàn thành Chuyên đề tôt nghiệp với đề tài: "Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng-thu tiền tại Công ty TNHH Kiểm toán Thế giới mới (NWA)”. Chuyên đề khái quát về những nét chính trong quá trình hình thành và phát triển của công ty, về thực tế kiểm toán chu trình bán hàng-thu tiền của Công ty tại hai khách hàng, những nhận xét, đánh giá của em về sự hoạt động đó. Chuyên đề tốt nghiệp gồm ba phần chính như sau:

Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH kiểm toán Thế giới mới (NWA)

Chương 2: Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền do Công ty TNHH kiểm toán Thế giới mới (NWA) thực hiện.

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền do Công ty TNHH Kiểm toán Thế giới mới (NWA) thực hiện.

 

doc87 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng-Thu tiền tại Công ty TNHH Kiểm toán Thế giới mới (NWA), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Để đáp ứng nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế tài chính nhằm nâng cao chất lượng quản lý kinh tế trong nền kinh tế quốc dân ,vấn đề kiểm tra kiểm soát chất lượng làm lành mạnh hoá các thông tin tài chính trong nền kinh tế quốc dân là một nhu cầu cấp thiết, giúp cho nền kinh tế thị trường có thể đứng vững và có thể phát triển toàn diện về mọi mặt. Nó điều tiết nền kinh tế đi đúng hướng và hạn chế được những khủng hoảng có thể xảy ra trong nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy mà kiểm toán ra đời như một sự tất yếu và sự thành lập của Công ty TNHH kiểm toán Thế giới mới (NWA) cũng nằm trong xu thế đó. Là một trong những công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam, Công ty TNHH kiểm toán Thế giới mới luôn cố gắng đáp ứng tốt nhất nhu cầu kiểm toán của các khách hàng trong nước và ngoài nước. Doanh thu của công ty kể từ khi thành lập luôn tăng, năm sau lớn hơn năm trước. Dịch vụ kiểm toán của Công ty cung cấp luôn được các khách hàng khen ngợi. Qua đợt thực tập nghiệp vụ kiểm toán tại Công ty TNHH kiểm toán Thế giới mới (NWA), dựa vào các tài liệu thu thập được qua sự tìm hiểu về chương trình kiểm toán và quá trình đi thực tế đến các công ty khách hàng của công ty đã giúp em hoàn thành Chuyên đề tôt nghiệp với đề tài: "Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng-thu tiền tại Công ty TNHH Kiểm toán Thế giới mới (NWA)”. Chuyên đề khái quát về những nét chính trong quá trình hình thành và phát triển của công ty, về thực tế kiểm toán chu trình bán hàng-thu tiền của Công ty tại hai khách hàng, những nhận xét, đánh giá của em về sự hoạt động đó. Chuyên đề tốt nghiệp gồm ba phần chính như sau: Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH kiểm toán Thế giới mới (NWA) Chương 2: Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền do Công ty TNHH kiểm toán Thế giới mới (NWA) thực hiện. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền do Công ty TNHH Kiểm toán Thế giới mới (NWA) thực hiện. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN THẾ GIỚI MỚI (NWA) 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán Thế giới mới Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN THẾ GIỚI MỚI Tên giao dịch: NEW WORLD AUDITING COMPANY LIMITED Tên viết tắt: NWA CO., LTD Địa chỉ trụ sở: PHÒNG 1107, TOÀ NHÀ 71 NGUYỄN CHÍ THANH, PHƯỜNG LÁNG HẠ, QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI Điện thoại: (844) 2.88.33.66 Fax: (844). 2.55.33.66 Email: nwa@nwa.vn/www.nwa.vn Số Đăng ký kinh doanh: 0102028267 Ngày cấp: 22/09/2006. THAY ĐỔI LẦN CUỐI NGÀY 08/10/2007 Tình trạng hoạt động: ĐANG HOẠT ĐỘNG Loại hình doanh nghiệp: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN Loại hình hoạt động: DOANH NGHIỆP Người đại diện theo pháp luật: Giám đốc: TRƯƠNG THỊ THẢO Vốn điều lệ: 2.000.000.000 VND Công ty TNHH kiểm toán thế giới mới (NWA) là nhà cung cấp các dịch vụ kiểm toán, kế toán và tư vấn kinh doanh được thành lập vào ngày 22 tháng 09 năm 2006, đăng ký trụ sở tại số 11, ngõ 19, phố Vạn Bảo, phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đến ngày 08/10/2007, Công ty đổi trụ sở về phòng 1107, tòa nhà 71 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. NWA được thành lập bởi các kiểm toán viên công chứng và chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp đã và đang hoạt động trong ngành kiểm toán và tư vấn trong những ngày khi dịch vụ kiểm toán phát triển tại Việt Nam. Những lợi thế này cho phép NWA tập hợp được những nhân lực hùng hậu có thể cung cấp các dịch vụ vừa phù hợp với đặc điểm của Việt Nam, vừa theo các tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu trên thế giới. Kể từ khi hoạt động, tuy quy mô còn nhỏ nhưng Công ty luôn đạt được những thành tích xuất sắc, được các khách hàng tin cậy. Trong 3 năm hoạt động, từ năm 2006 đến năm 2008, doanh thu của Công ty luôn tăng ổn định, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, thị trường ngày càng phát triển. Đặc biệt, riêng trong năm 2006, tuy mới thành lập nhưng Công ty đã đạt được doanh thu rất cao nhờ có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có quan hệ tốt với khách hàng. Tình hình kinh doanh của đơn vị trong những năm gần đây được tóm tắt trong bảng sau, trong đó số liệu năm 2008 là số liệu 9 tháng đầu năm (số liệu đã được làm tròn). Bảng 1.1: Bảng tổng kết doanh thu 3 năm gần đây tại Công ty NWA Đơn vị: triệu đồng Năm Loại dịch vụ 2006 2007 2008 Kiểm toán BCTC 840 1030 1530 Kiểm toán XDCB 470 560 860 Tư vấn 250 370 410 Dịch vụ khác 100 210 320 Tổng 1660 2170 3120 Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh thu của Công ty từ năm 2006 đến 9 tháng đầu năm 2008 liên tục tăng, và mức tăng khá đều đặn. Trong đó, doanh thu dịch vụ kiểm toán BCTC năm 2007 tăng 22.6% so với năm 2006, 9 tháng đầu năm 2008 tăng 48,5% so với năm 2007, đây là một mức tăng vọt. Doanh thu dịch vụ kiểm toán XDCB năm 2007 tăng 19.1% so với năm 2006, năm 2008 tăng 53.6% so với năm 2007. Doanh thu dịch vụ tư vấn năm 2007 tăng 48% so với năm 2006, năm 2008 tăng 10.8% so với năm 2007. Doanh thu dịch vụ khác năm 2007 tăng 110% so với năm 2006, năm 2008 tăng 52.4% so với năm 2007. Tổng doanh thu năm 2007 tăng 30.7% so với năm 2006, năm 2008 tăng 43.8% so với năm 2007. Như vậy doanh thu của Công ty liên tục tăng đặc biệt ở các lĩnh vực kiểm toán BCTC, kiểm toán XDCB. Dịch vụ tư vấn tuy có tăng ít hơn nhưng vẫn ở mức cao. Tuy những tháng cuối năm 2008, các công ty đều bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nên doanh thu giảm nhưng 9 tháng đầu năm 2008, Công ty vẫn có mức doanh thu tăng khá cao. Điều này chứng tỏ khả năng phát triển của Công ty rất cao. 1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán Thế giới mới Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hợp lý là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công trong hoạt động của các công ty kiểm toán. Vì vậy, Công ty đã hết sức quan tâm đến việc tổ chức bộ máy công ty phù hợp nhất trong điều kiện quy mô công ty còn vừa và nhỏ. Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban trong Công ty: Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ: Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của Công ty; Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn; Quyết định dự án đầu tư và phương thức đầu tư đối với các dự án có giá trị trên 30% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của Công ty; Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 30% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của Công ty; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng; Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng; Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của Công ty; Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý Công ty; Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; Sửa đổi, bổ sung Điều lệ và Quy chế tài chính của Công ty; Quyết định tổ chức lại công ty; Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty; Quyết định tiếp nhận thành viên mới, chuyển nhượng phần góp vốn cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty kiêm Giám đốc Công ty. Giám đốc Công ty có các quyền và nhiệm vụ: Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên; Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên; Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên; Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên; Thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên; Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ này và theo pháp luật. Giám đốc có thể uỷ quyền thường xuyên hoặc uỷ quyền vụ việc cho cán bộ cấp dưới trong các công việc và giao dịch của Công ty. Ngoại trừ những trường hợp đã được uỷ quyền, phân công, nếu Giám đốc vắng mặt, Phó Giám đốc Công ty có thể thay mặt Giám đốc xử lý công việc cấp thiết nhưng ngay sau đó phải báo cáo để Giám đốc phê duyệt. Giám đốc Công ty có các nghĩa vụ sau đây: Tuân thủ các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của Công ty và chủ sở hữu Công ty; Trung thành với lợi ích của Công ty và chủ sở hữu Công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của Công ty, không được lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của Công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho Công ty về các doanh nghiệp mà Giám đốc và người có liên quan của Giám đốc làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối; Không được tiết lộ bí mật của Công ty, trừ trường hợp được Hội đồng thành viên chấp thuận; Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này. Giám đốc không được tăng lương, trả thưởng khi Công ty không có khả năng thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn. Giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện: Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Có chứng chỉ Kiểm toán viên cấp Nhà nước trước thời điểm được bổ nhiệm (ký hợp đồng) ít nhất là 3 năm, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn tài chính kế toán, quản trị kinh doanh và trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu khác của Công ty. Công ty có các Phó Giám đốc và Kế toán trưởng do Hội đồng thành viên bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng theo đề nghị của Giám đốc. Các Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành Công ty theo phân công và uỷ quyền của Giám đốc; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền. Việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán, thống kê của Công ty; giúp Giám đốc giám sát công tác tài chính, kế toán, thống kê tại Công ty theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán, thống kê; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền. Việc uỷ quyền phải thực hiện bằng văn bản. Phó Giám đốc, Kế toán trưởng có thể được bổ nhiệm không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn theo quyết định của Hội đồng thành viên. Chủ nhiệm kiểm toán do Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật sau khi được Hội đồng thành viên chấp thuận. Số lượng, nhiệm vụ của chủ nhiệm kiểm toán do Giám đốc quyết định sau khi được Hội đồng thành viên chấp thuận. Chủ nhiệm kiểm toán giúp Giám đốc Công ty quản lý, điều hành công tác chuyên môn theo lĩnh vực được phân công; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Phòng Kiểm toán được chia thành hai bộ phận phụ trách lĩnh vực XDCB và các lĩnh vực khác (công nghiệp, thương mại, dịch vụ, dự án...). Phòng Tư vấn Tài chính thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn doanh nghiệp và tư vấn nguồn nhân lực, tư vấn quản trị doanh nghiệp… Phòng Thuế hoạt động độc lập thực hiện các dịch vụ tư vấn về thuế và luật pháp. Phòng Hành chính bao gồm bộ phận tài chính, kế toán và bộ phận tin học. Phòng kế toán bao gồm 3 nhân viên kế toán, trong đó có một kế toán trưởng kiêm kế toán thanh toán và chi tiết, một kế toán TSCĐ kiêm kế toán thanh toán với khách hàng về cung cấp dịch vụ, một kế toán vật tư kiêm thủ quỹ. Các nhân viên kế toán cũng là các kiểm toán viên của công ty. Kì kế toán năm của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm, riêng năm 2006 do mới thành lập kỳ kế toán công ty bắt đầu từ ngày 22/09/2006 đến hết ngày 31/12/2006. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép là đồng Việt Nam (VNĐ), nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng Việt Nam theo giá trị thực tế của Ngân hàng giao dịch tại thời điểm phát sinh. Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ (các nghiệp vụ về hàng tồn kho thường không nhiều hoặc không có). Tất cả TSCĐ của Công ty đều được ghi chép theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế. Hệ thống sổ sách kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức Chứng từ ghi sổ. Ngoài ra, Công ty còn có bộ phận văn phòng để giúp đỡ các nhân viên trong quá trình làm việc. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH kiểm toán Thế giới mới (NWA) Hội đồng thành viên Giám đốc Phòng nghiệp vụ Phòng tư vấn Phòng hành chính Kiểm toán tài chính 1,2 Kiểm toán xây dựng Tư vấn tài chính Tư vấn thuế Phòng tin học Phòng kế toán, tài chính Các phó giám đốc Chủ nhiệm kiểm toán 1.3 Các loại hình dịch vụ và khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán Thế giới mới *Về thị trường và khách hàng của Công ty: Công ty chủ yếu thực hiện kiểm toán tại các tỉnh, thành phố trong nước. Kiểm toán trong các lĩnh vực: doanh nghiệp nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Các ngành nghề của công ty khách hàng: sản xuất, dịch vụ, thương mại, bưu chính viễn thông, hàng không,…Trong đó, khách hàng chủ yếu của Công ty là các tập đoàn bưu chính viễn thông. *Với đặc điểm về thị trường và khách hàng như trên, các dịch vụ của Công ty cũng được thiết kế phù hợp, bao gồm: dịch vụ kiểm toán (kiểm toán BCTC, kiểm toán quyết toán vốn đầu tư, kiểm toán xây dựng cơ bản); dịch vụ tư vấn (tư vấn tài chính, tư vấn thuế, tư vấn giải pháp công nghệ thông tin); dịch vụ kế toán và các dịch vụ khác. 1.3.1 Dịch vụ kiểm toán BCTC Yếu tố quan trọng nhất trong thành công của Công ty là nguồn nhân lực. Với năng lực chuyên môn, được đào tạo tốt, năng động, sáng tạo, có phong cách làm việc chuyên nghiệp và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, khả năng nắm bắt vấn đề , thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, Công ty luôn cung cấp dịch vụ có chất lượng cao. Đội ngũ nhân viên luôn nắm bắt các hướng dẫn mới về các chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam, các quy định về pháp lý và tài chính hiện hành. Các hoạt động chính trong kiểm toán BCTC là kiểm toán theo luật định về BCTC, quyết toán vốn đầu tư, XDCB; kiểm toán BCTC để báo cáo thuế; kiểm toán chi phí hoạt động; kiểm toán nội bộ; định giá doanh nghiệp; soát xét thông tin tài chính; soát xét thông tin tài chính dựa theo các thủ tục thỏa thuận trước; soát xét việc tuân thủ pháp luật. Đồng thời, Công ty NWA có thể cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình tái cấu trúc, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể. 1.3.2 Dịch vụ kế toán Với những kiểm toán viên hành nghề đã làm việc trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán, từ những ngày đầu xuất hiện ở Việt Nam, Công ty đã cung cấp các dịch vụ đa dạng cho khách hàng, bao gồm lập sổ sách, lập ngân sách và lập các BCTC định kỳ. Công ty cũng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuyển đổi các BCTC được lập dựa trên chuẩn mực kế toán Việt Nam tương ứng với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi (GAAPs) của các quốc gia khác. Điểm nổi bật trong dịch vụ kế toán của Công ty là khả năng thiết kế hệ thống kế toán đáp ứng các tiêu chuẩn đặc thù của các tổ chức nước ngoài nhưng vẫn tuân thủ theo chế độ tài chính kế toán Việt Nam theo yêu cầu của Bộ Tài chính. Để đáp ứng nhu cầu hội nhập của nền kinh tế và cập nhật liên tục sự đổi mới của hoạt động tài chính kế toán của Việt Nam, Công ty đã ứng dụng các kỹ thuật, cách tiếp cận, phương pháp tiên tiến của Việt Nam và thế giới khi cung cấp các dịch vụ kế toán nhằm đảm bảo dịch vụ cung cấp đạt chất lượng tốt nhất. Dịch vụ kế toán của Công ty bao gồm: Tổng hợp và lập các báo cáo kế toán tài chính hoặc báo cáo quản trị; soát xét báo cáo tài chính; xem xét các phần hành kế toán; thiết kế, triển khai và hỗ trợ vận hành hệ thống kế toán; thiết kế, triển khai và hỗ trợ vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ; tư vấn hệ thống kế toán tính giá thành; tư vấn hệ thống kế toán; cung cấp dịch vụ lập sổ sách kế toán; cung cấp dịch vụ huấn luyện kế toán tại doanh nghiệp; đăng ký chế độ kế toán Việt Nam. 1.3.3 Dịch vụ tư vấn Giải pháp CNTT Các hoạt động trong dịch vụ này là: chẩn đoán hệ thống dịch vụ CNTT; lựa chọn, quản lý dự án và triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp “ERP”; an toàn dữ liệu và quản lý rủi ro; quản lý và điều hành hệ thống các dịch vụ CNTT; xây dựng chiến lược CNTT; giải pháp phân tích dữ liệu và kết xuất báo cáo quản lý. Các dịch vụ trên giúp cho công ty khách hàng bố trí và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực và vật lực; an toàn dữ liệu và quản lý rủi ro; điều hành và quản trị hệ thống CNTT được lên kế hoạch và được thực hiện một cách triệt để; hệ thống thông tin quản lý cung cấp thông tin kịp thời, chính xác giúp ban giám đốc ra quyết định chính xác. 1.3.4 Dịch vụ tư vấn thuế và tuân thủ NWA luôn trợ giúp các khách hàng lập kế hoạch thuế một cách hiệu quả nhằm đạt đến mục tiêu kinh doanh, đồng thời giúp khách hàng giảm thiểu tác động về thuế đối với các hoạt động kinh doanh. Dịch vụ của Công ty bao gồm: đánh giá tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế; quản lý rủi ro về thuế; dịch vụ tư vấn thuế trọn gói; hỗ trợ quyết toán thuế; soát xét về thuế và lập hồ sơ tuân thủ; xin ưu đãi thuế; xây dựng cấu trúc thuế; soát xét tờ khai thuế do doanh nghiệp, cá nhân tự lập; lập tờ khai thuế cho cá nhân, cho cả người kê khai bên ngoài; đại diện cho khách hàng làm việc với các cơ quan thuế; lập hồ sơ giải trình và xin hoàn thuế; lập kế hoạch chiến lược về thuế; tư vấn khách hàng các ảnh hưởng về thuế đối với các hợp đồng dự tính hoặc các quyết định tài chính; đưa ra ý kiến về ảnh hưởng thuế đối với các xử lý kế toán; đóng vai trò là nhà tư vấn chính cho các vấn đề về thuế. 1.3.5 Các dịch vụ chuyên ngành khác Ngoài các dịch vụ trên, Công ty còn thực hiện các dịch vụ trên các hoạt động: mua bán và sáp nhập; tư vấn quản lý doanh nghiệp; đánh giá doanh nghiệp; tái cấu trúc doanh nghiệp; lập chiến lược và kế hoạch kinh doanh; dịch vụ quản lý rủi ro; dịch vụ tính lương; dịch vụ tuân thủ về lao động; tài chính doanh nghiệp; dịch vụ giấy phép; dịch vụ đào tạo. *Với đặc điểm về thị trường, khách hàng và các dịch vụ cung cấp hết sức đa dạng như trên, Công ty NWA cần có một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, am hiểu về nhiều lĩnh vực, nhiệt tình, năng động, sáng tạo và được bố trí một cách hợp lý. Toàn công ty, ngoài Giám đốc, phó Giám đốc và chủ nhiệm kiểm toán, công ty có 25 nhân viên, trong đó có 15 nam và 10 nữ. Các nhân viên trong công ty đều có trình độ đại học và trên đại học, có năng lực chuyên môn và sự am hiểu về các lĩnh vực khác, đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ của các khách hàng. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên công ty vẫn còn ít nên chưa đủ để đáp ứng hết nhu cầu kiểm toán của các khách hàng đặc biệt trong mùa kiểm toán. 1.4 Đặc điểm quy trình kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán Thế giới mới Quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán Thế giới mới (NWA) thực hiện gồm 4 bước sau: Bước 1: Chấp nhận khách hàng kiểm toán Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán Bước 3: Thực hiện kế hoạch kiểm toán Bước 4: Kết thúc kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán Chấp nhận khách hàng kiểm toán Chấp nhận kiểm toán là bước đầu tiên cho bất kỳ một cuộc kiểm toán. Việc chấp nhận kiểm toán có liên quan đến uy tín của cả công ty kiểm toán và công ty khách hàng. Do đó, đây là khâu hết sức quan trọng, đặc biệt đối với việc kiểm toán cho một khách hàng mới. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận kiểm toán gồm: năng lực kiểm toán viên; tính liêm chính của Ban quản trị công ty khách hàng; khả năng kiểm soát về chất lượng của cuộc kiểm toán của công ty kiểm toán; việc đánh giá các rủi ro; lý do thay đổi kiểm toán của công ty khách hàng hoặc lý do thay đổi nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán; thỏa thuận về giá phí kiểm toán. Các phương pháp áp dụng trong bước này là điều tra, phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu ( từ công ty, trong hồ sơ kiểm toán với những công ty đã kiểm toán trước đó, tài liệu từ các trang web của ngành, từ Ủy ban chứng khoán, từ các kiểm toán viên tiền nhiệm). Khi các công việc trên đã hoàn tất, việc chấp nhận kiểm toán sẽ được thể hiện qua thư hẹn kiểm toán hoặc hợp đồng kiểm toán. Công ty cần chuẩn bị thông báo, yêu cầu chuẩn bị báo cáo đối với công ty khách hàng và chuẩn bị nhân sự. Lập kế hoạch kiểm toán Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên bắt đầu lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế hoạch kiểm toán chi tiết. Trong bước này, kiểm toán viên thực hiện các công việc sau: Sơ đồ 1.2: Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán Thu thập thông tin cơ sở Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Thực hiện thủ tục phân tích Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Thiết kế chương trình kiểm toán Thu thập thông tin cơ sở Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên bắt đầu lập kế hoạch kiểm toán tổng quát: Tìm hiểu nghành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng. Cụ thể, mỗi nghành nghề có một hệ thống kế toán riêng và có những nguyên tắc đặc thù. Để tìm hiểu ngành nghề kinh doanh của công ty khách hàng có thể trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm hoặc trực tiếp trao đổi với nhân viên, ban giám đốc của khách hàng. Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán thường xuyên. Tham quan nhà xưởng, kho bãi, trụ sở làm việc của công ty khách hàng: để biết tổng thể về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khách hàng, về sản phẩm tồn kho, dây truyền công nghệ, cách phân công công tác, phong cách quản lý điều hành của ban giám đốc. Nhận diện các bên hữu quan: thông qua phỏng vấn ban giám đốc, xem sổ theo dõi cổ đông, các bên tham gia góp vốn, hoặc sổ theo dõi khách hàng. Từ đó dự đoán các vấn đề có thể phát sinh để hoạch định một kế hoạch kiểm toán phù hợp hơn. Dự kiến nhu cầu đối với các chuyên gia bên ngoài: kiểm toán viên phải đánh giá khả năng chuyên môn, mục đích, phạm vi công việc của họ, cũng như việc sử dụng tài liệu của các chuyên gia bên ngoài cho các mục tiêu kiểm toán. Ngoài ra, còn phải xem xét mối quan hệ giữa các chuyên gia bên ngoài với khách hàng hoặc các yếu tố có thể ảnh hưởng tới tính khách quan của chuyên gia đó. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với Ban giám đốc khách hàng bao gồm các loại sau: Giấy phép thành lập và điều lệ thành lập của công ty khách hàng: nắm bắt được quá trình hình thành, mục tiêu hoạt động và những lĩnh vực kinh doanh hợp pháp của đơn vị. Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, biên bản thanh tra, kiểm tra của năm hiện hành hoặc một vài năm trước. Biên bản họp của hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc. Các hợp đồng và cam kết quan trọng. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro Nếu ở các bước trên, kiểm toán viên mới chỉ thu thập được các thông tin mang tính khách quan về khách hàng thì ở bước này, kiểm toán viên sẽ căn cứ vào các thông tin đã thu thập được để đánh giá, nhận xét nhằm đưa ra một kế hoạch kiểm toán phù hợp. Đánh giá mức trọng yếu Ước tính ban đầu về mức trọng yếu Ý nghĩa: việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu giúp cho kiểm toán viên lập kế hoạch để thu thập bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ và thích hợp. Cụ thể, nếu kiểm toán viên ước lượng mức trọng yếu càng thấp thì độ chính xác của các số liệu trên các báo cáo tài chính càng cao và do đó số lượng bằng chứng cần thu thập càng nhiều và ngược lại. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu: Yếu tố định lượng của tính trọng yếu : kiểm toán viên sử dụng các bảng hướng dẫn của công ty kiểm toán trong việc xác định ban đầu về tính trọng yếu. Trong đó, thu nhập thuần trước thuế, tài sản lưu động, tổng tài sản… thường được chọn làm chỉ tiêu làm gốc. Yếu tố định tính của tính trọng yếu: Trong thực tế để đánh giá một sai sót có phải là trọng yếu hay không thì kiểm toán viên không chỉ đánh giá về mặt giá trị mà còn phải đánh giá về mặt bản chất của sai sót đó, trong đó có một số sai sót luôn được coi là trọng yếu bất kể quy mô lớn hay nhỏ. VD: Các gian lận thường được xem là hệ trọng hơn các sai sót với cùng một quy mô tiền tệ. Phân bổ các ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục: Sau khi kiểm toán viên có được ước lượng ban đầu về tính trọng yếu thì kiểm toán viên cần phân bổ mức trọng yếu này cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính, đó chính là sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục Cơ sở để tiến hành phân bổ: dựa vào bản chất của các khoản mục, đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kinh nghiệm của kiểm toán viên và chi phí kiểm toán cho từng khoản mục. Trong thực tế khả năng xảy ra sai sót cũng như chi phí kiểm toán cho từng khoản mục thường khó dự đoán trước, cho nên sự phân bổ ban đầu ước lượng về mức trọng yếu thường mang tính chủ quan đòi hỏi xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Đánh giá rủi ro

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111396.doc
Tài liệu liên quan