Chuyên đề Nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây

Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT huyện Hoài Đức đã thu hút được khách hàng ngày càng nhiều đến mở tài khoản tiền gửi thanh toán, công tác thanh toán luôn đảm bảo kịp thời về vốn để đáp ứng nhu cầu chi trả thường xuyên của khách hàng

Tính đến 31/12/2007 đạt:531.112triệu đồng, tăng 153.781 triệu so với đầu năm.tốc độ tăng trưởng 40,75%, nguồn vốn tăng vững chắc, đáp ứng được nhu cầu vốn phát triển kinh tế xã hội của huyện

Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt thực sự là một lĩnh vực quan trọng không thể thiếu được trong nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Với vai trò là trung gian thanh toán thì ngân hàng thực sự là cầu nối giữa các thành phần kinh tế và cá nhân trong thanh toán

Song đối tượng thanh toán qua ngân hàng còn hẹp, chủ yếu là kinh tế quốc doanh, các cơ quan, đoàn thể nhà nước và một phần kinh tế ngoài quốc doanh.Hầu hết kinh tế ngoài quốc doanh chưa mở tài khoản tại ngân hàng và thanh toán qua ngân hàng, do vậy ngân hàng không thể huy động triệt để các nguồn nhàn rỗi trong nền kinh tế.Thủ tục thanh toán còn phức tạp chưa thuận tiện. Việc thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản tại ngân hàng khác hệ thống, khác địa phương còn phức tạp, chậm trễ, luân chuyển chứng từ phải qua nhiều Ngân hàng.Các thể thức thanh toán còn hạn chế, chưa đa dạng để phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Từ thực tế trên và trước yêu cầu đổi mới của hệ thống ngân hàng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì việc hoàn thiện và phát triển hơn nữa các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt là một yêu cầu cấp thiết đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Từ luận điểm này tôi đã nghiên cứu đề tài :

“Nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây”

Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương chính:

Chương 1:Tổng quan chung về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Chương 2:Tổng quan về chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây

Chương 3:Giải pháp phát triển hoạt động TTKDTM tại NHNo&PTNT huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây

 

doc69 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT huyện Hoài Đức đã thu hút được khách hàng ngày càng nhiều đến mở tài khoản tiền gửi thanh toán, công tác thanh toán luôn đảm bảo kịp thời về vốn để đáp ứng nhu cầu chi trả thường xuyên của khách hàng Tính đến 31/12/2007 đạt:531.112triệu đồng, tăng 153.781 triệu so với đầu năm.tốc độ tăng trưởng 40,75%, nguồn vốn tăng vững chắc, đáp ứng được nhu cầu vốn phát triển kinh tế xã hội của huyện Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt thực sự là một lĩnh vực quan trọng không thể thiếu được trong nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Với vai trò là trung gian thanh toán thì ngân hàng thực sự là cầu nối giữa các thành phần kinh tế và cá nhân trong thanh toán Song đối tượng thanh toán qua ngân hàng còn hẹp, chủ yếu là kinh tế quốc doanh, các cơ quan, đoàn thể nhà nước và một phần kinh tế ngoài quốc doanh.Hầu hết kinh tế ngoài quốc doanh chưa mở tài khoản tại ngân hàng và thanh toán qua ngân hàng, do vậy ngân hàng không thể huy động triệt để các nguồn nhàn rỗi trong nền kinh tế.Thủ tục thanh toán còn phức tạp chưa thuận tiện. Việc thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản tại ngân hàng khác hệ thống, khác địa phương còn phức tạp, chậm trễ, luân chuyển chứng từ phải qua nhiều Ngân hàng.Các thể thức thanh toán còn hạn chế, chưa đa dạng để phù hợp với nền kinh tế thị trường. Từ thực tế trên và trước yêu cầu đổi mới của hệ thống ngân hàng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì việc hoàn thiện và phát triển hơn nữa các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt là một yêu cầu cấp thiết đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Từ luận điểm này tôi đã nghiên cứu đề tài : “Nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây” Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương chính: Chương 1:Tổng quan chung về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt Chương 2:Tổng quan về chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây Chương 3:Giải pháp phát triển hoạt động TTKDTM tại NHNo&PTNT huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Khái niệm Ngân hàng thương mại (NHTM) là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước. Ngân hàng thương mại nhà nước: là ngân hàng thương mại do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của nhà nước. Ngân hàng thương mại cổ phần: là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của ngân hàng nhà nước. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại Hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn được coi là hoạt động cơ bản, có tính chất sống còn đối với bất kì một ngân hàng thương mại nào, vì hoạt động này tạo ra nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Theo pháp luật cho phép, các ngân hàng thương mại được phép huy động vốn bằng những hình thức sau: - Nhận tiền gửi: là hình thức huy động vốn chủ yếu của các ngân hàng thương mại bao gồm: + Nhận tiền gửi không kì hạn của các tổ chức + Nhận tiền gửi không kì hạn của các cá nhân + Nhận tiền gửi có kì hạn (tiền gửi tiết kiệm) của các cá nhân, tổ chức đoàn thể xã hội + Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận - Các hình thức huy động vốn khác như: vay vốn ở các ngân hàng thương mại khác, vay tại ngân hàng nhà nước… 1.1.2.2 Hoạt động tín dụng Là hoạt động cơ bản, có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế xã hội vì thông qua hoạt động này mà hệ thống ngân hàng thương mại cung cấp một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế, nhờ khối lượng vốn này mà nền kinh tế sẽ phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức: - Cho vay: Ngân hàng thương mại được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức: + Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. + Cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. - Bảo lãnh: Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một ngân hàng thương mại không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước quy định. Chỉ các ngân hàng thương mại được phép thực hiện thanh toán quốc tế mới được thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác mà người nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài. - Chiết khấu: Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức, cá nhân. . Tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác - Cho thuê tài chính: Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. - Bao thanh toán - Tài trợ xuất, nhập khẩu 1.1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Là hoạt động quan trọng và có tính đặc thù của ngân hàng thương mại, nhờ hoạt động này mà các giao dịch thanh toán của toàn bộ nền kinh tế được thực hiện thông suốt và thuận lợi, đồng thời qua hoạt động này mà góp phần làm giảm lượng tiền mặt lưu hành trong nền kinh tế. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm: - Mở tài khoản giao dịch cho các khách hàng là pháp nhân hoặc thế nhân trong và ngoài nước - Cung ứng các phương tiện thanh toán - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng - Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ - Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép - Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. - Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước.Việc tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép 1.1.2.4 Các hoạt động khác Ngoài 3 mặt hoạt động trên các ngân hàng thương mại còn được thực hiện các hoạt động khác phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình đồng thời không bị luật pháp nghiêm cấm. Bao gồm: - Góp vốn và mua cổ phần: Ngân hàng thương mại được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác trong nước theo quy định của pháp luật. Mức góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại trong một doanh nghiệp, tổng mức góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại trong tất cả các doanh nghiệp không được vượt quá mức tối đa theo quy định của Ngân hàng Nhà nước - .Ngân hàng thương mại được tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép, ngân hàng thương mại được trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có (sau đây gọi tắt là công ty trực thuộc) để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. - Ngân hàng thương mại được quyền ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý - Ngân hàng thương mại được cung ứng dịch vụ bảo hiểm; được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật - Ngân hàng thương mại được cung ứng các dịch vụ: + Tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức trực tiếp tư vấn cho khách hàng hoặc thành lập công ty trực thuộc theo quy định của pháp luật + Bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật - Ngân hàng thương mại không được trực tiếp kinh doanh bất động sản. - Ngân hàng thương mại được trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để thực hiện kinh doanh khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật 1.1.3 Các dịch vụ ngân hàng Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp.Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả * Mua bán ngoại tệ Đây là 1 trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện.Mua bán ngoại tệ tức là một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ.Những giao dịch mua bán ngoại tệ có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn * Nhận tiền gửi Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động được tiền.Một trong những nguồn quan trọng là nhận tiền gửi.Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn. * Bảo quản vật có giá Các ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản.Ngân hàng giữ vàng giao cho khách tờ biên nhận (giấy chứng nhận do ngân hàng phát hành). Do khả năng chi trả bất cứ lúc nào cho giấy chứng nhận, nên giấy chứng nhận đã được sử dụng như tiền-dùng để thanh toán các khoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng phát hành.Lợi ích của việc sử dụng phương tiện thanh toán bằng giấy thay cho bằng kim loại đã khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để đổi lấy giấy chứng nhận của ngân hàng. Đó là hình thức đầu tiên của giấy bạc ngân hàng.Ngày nay, vật có giá được tách khỏi tiền gửi và khách hàng phải trả phí bảo quản. * Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán Khi các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng, họ nhận thấy ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ.Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền không cần phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách (còn được gọi là séc), khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ nhận được tiền. Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt (an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí) đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho các doanh nhân.Khi ngân hàng mở chi nhánh, thanh toán qua ngân hàng được mở rộng phạm vi, càng tạo nhiều tiện ích cho các doanh nhân.Như vậy, một dịch vụ mới, quan trọng nhất được phát triển đó là tài khoản tiền gửi giao dịch cho phép người gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thể thức thanh toán được phát triển như Uỷ nhiệm chi, nhờ thu, L/C, thanh toán bằng điện, thẻ… * Quản lí ngân quĩ Các ngân hàng thường mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và nhiều cá nhân. Nhờ đó , ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng. Do có kinh nghiệm trong quản lí ngân quĩ và khả năng trong việc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách dịch vụ quản lí ngân quĩ, trong đó ngân hàng đồng ý quản lí việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán * Tài trợ các hoạt động của Chính Phủ Do nhu cầu chi tiêu lớn và thường là cấp bách trong khi thu không đủ. Chính phủ các nước đều muốn tiếp cận với các khoản cho vay của ngân hàng. Trong điều kiện các ngân hàng tư nhân không muốn tài trợ cho Chính phủ vì rủi ro cao, Chính phủ thường dùng một số đặc quyền trao đổi lấy các khoản vay của những ngân hàng lớn. * Bảo lãnh Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng rất lớn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của các khách hàng, nên ngân hàng có uy tín trong bảo lãnh cho khách hàng. Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh. Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác… * Cho thuê thiết bị trung và dài hạn Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn thuê các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê. Hợp đồng cho thuê thường phải đảm bảo yêu cầu khách hàng phải trả tới hơn 2/3 giá trị của tài sản cho thuê. Do vậy, cho thuê của ngân hàng cũng có nhiều điểm giống như cho vay, và được xếp vào tín dụng trung và dài hạn * Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn Hoạt động trong lĩnh vực tài chính các ngân hàng có rất nhiều chuyên gia về quản lí tài chính .Vì vậy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lí tài sản và quản lí hoạt động tài chính hộ.Dịch vụ uỷ thác phát triển sang cả uỷ thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ, uỷ thác phát hành, uỷ thác đầu tư… * Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán Đây là một trong những lí do chính khiến các ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác mà không phải nhờ đến người kinh doanh chứng khoán.Một số trường hợp, các ngân hàng tổ chức ra công ty chứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán. * Cung cấp các dịch vụ đại lí Nhiều ngân hàng (thường ngân hàng lớn) cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lí cho các ngân hàng khác như thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ… HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 1.2.1 Khái niệm Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là chỉ các nghiệp vụ chi trả hàng,dịch vụ và các khoản thanh toán khác trong nền kinh tế quốc dân được thực hiện bằng cách trích chuyển tài khoản trong hệ thống tín dụng hoặc bù trừ công nợ mà không sử dụng đến tiền mặt. Xét về bản chất, TTKDTM phản ánh sự vận động của vật tư hàng hoá, dịch vụ trong lưu thông. Sự phát triển rộng khắp của của TTKDTM trong nền kinh tế thị trường hiện đại là yêu cầu tất yếu của sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế hàng hoá. Do kinh tế hàng hoá phát triển mạnh, khối lượng hàng hoá, dịch vụ trao đổi trong nước cũng như nước ngoài tăng nhanh, tất yếu phải có cách thức trả tiền thuận tiện, an toàn và tiết kiệm. Mặt khác, TTKDTM còn gắn với sự phát triển của hệ thống tài chính-tín dụng, đặc biệt là sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Sự tồn tại và phát triển của hệ thống này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các cá nhân mở tài khoản tiền gửi và thanh toán tiền hàng dịch vụ thông qua việc trích chuyển tài khoản trong hệ thống này. 1.2.2 Đặc điểm Với những ưu thế hơn hẳn phương thức thanh toán bằng tiền mặt thì TTKDTM có những đặc trưng: - Thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng tiền chuyển khoản (còn gọi là tiền ghi sổ, bút tệ). Đây là đặc điểm cơ bản nhất của TTKDTM, việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích tiền chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nước trên cơ sở các chứng từ hợp lệ hay bằng cách bù trừ lẫn nhau. - Trong TTKDTM, mỗi khoản thanh toán ít nhất có 3 bên tham gia, đó là: Người trả tiền, người thụ hưởng và các trung gian thanh toán. Người trả tiền: có thể là người mua hàng, nhận dịch vụ, người nộp thuế, trả nợ hoặc là người chuyển nhượng một khoản tiền nào đó cho người khác do thiện chí hay do luật định. Người trả tiền đóng vai trò quyết định trong quá trình thanh toán đã được người thụ hưởng khởi xướng trước. Người trả tiền có nhiệm vụ phải trả đúng hạn số tiền phải trả và phải tôn trọng những thủ tục cần thiết như lập và nộp chứng từ theo mẫu quy định và theo những thời hạn quy định hoặc được thoả thuận trước. Người trả tiền có quyền từ chối thanh toán nếu các chủ thể khác vi phạm những cam kết hay những quy định đã thủa thuận giữa hai bên. Người thụ hưởng: là người được hưởng một khoản tiền nào đó do đã giao hàng, cung ứng dịch vụ hay do luật định hoặc do thiện chí của người khác. Đối với người thụ hưởng là người bán hàng hay cung ứng dịch vụ thì cơ sở để nhận tiền là các chứng từ hay hoá đơn giao hàng. Trong trường hợp người thụ hưởng với tư cách là các tổ chức tài chính, cơ sở nhận tiền là những quy định, lệnh điều chuyển của cấp trên. Trường hợp người thụ hưởng là chủ nợ thì cơ sở để nhận tiền là các hợp đồng hay khế ước vay nợ. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: Là các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác được Ngân hàng trung ương cho phép - Chứng từ thanh toán: Là các phương tiện chuyển tải những điều kiện thanh toán và được sử dụng làm căn cứ thực hiện việc chi trả. Chứng từ thanh toán gồm các lệnh thu, lệnh chi do chính người thụ hưởng hay người trả tiền lập ra. Tuỳ theo từng hình thức thanh toán cụ thể mà các chứng từ thanh toán có những mức độ phức tạp khác nhau. Những nội dung cơ bản trên chứng từ thường là: tên, địa chỉ người trả tiền và người thụ hưởng, số tiền trả, lý do trả tiền, chữ kí và dấu của chủ tài khoản và kế toán trưởng hay người thừa hành trực tiếp lập chứng từ. 1.2.3 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Tuỳ trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước, ở mỗi thời kì và tùy theo thói quen của dân cư mà mỗi nước có thể sử dụng các hình thức TTKDTM khác nhau cho phù hợp Hiện nay các nước đã sử dụnh các hình thức TTKDTM: Thanh toán bằng séc Thanh toán bằng lệnh chi hoặc uỷ nhiệm chi Thanh toán bằng nhờ thu hoặc uỷ nhiệm thu. Thanh toán bằng thư tín dụng Thanh toán bằng thẻ ngân hang Các dịch vụ thanh toán hiện đại khác: + Dịch vụ ngân hang trực tuyến (online banking services) + Dịch vụ trả lương tự động +Dịch vụ trả gốc và lãi vay tự động Từ sau 1986 nước ta xoá bỏ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước, đã nhiều lần thay đổi các văn bản quy định về hình thức TTKDTM. Thời kì bắt đầu đổi mới hệ thống ngân hàng những năm 1990-1991, hình thức TTKDTM được thực hiện bởi quy định số 101/QĐ ngày 31/07/1991 bao gồm 4 hình thức thanh toán: Thanh toán bằng Séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thư tín dụng Sau 1 quá trình thực hiện quy định trên, NHNN nhận thấy 4 hình thức TTKDTM chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng. Vì thế năm 2001 theo Nghị định số 64/2001/NĐ-CP của chính phủ ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước ngày 26/3/2002 về ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, hiện nay thanh toán qua ngân hàng có các hình thức sau: - Thanh toán bằng séc. - Thanh toán bằng lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi. - Thanh toán bằng nhờ thu hoặc ủy nhiệm thu. - Thanh toán bằng thư tín dụng. - Thanh toán bằng thẻ ngân hàng. 1.2.3.1 Thanh toán bằng séc * Khái niệm: Séc là phương tiện thanh toán do người kí phát lập dưới hình thức chứng từ theo mẫu in sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh toán trả không điều kiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng có tên trên séc hay cho chính người cầm tờ séc. - Nguòi kí phát, nguòi được trả tiền, nguòi thụ hưởng + Người kí phát: Là người lập và kí tên trên séc để ra lệnh cho người thực hiện thanh toán thay mặt mình trả số tiền ghi trên séc. + Người được trả tiền là người mà người kí phát chỉ định có quyền hưởng hoặc chuyển nhượng quyền hưởng đối với số tiền ghi trên tờ séc. + Người thụ hưởng là người cầm tờ séc mà tờ séc đó có tên người được hưởng tiền là chính mình, hoặc ghi cụm từ “Trả cho người cầm séc”; hoặc đã được chuyển nhượng bằng kí hậu cho mình thông qua dãy chữ kí chuyển nhượng liên tục. Ở Việt Nam văn bản pháp lý cao nhất chi phối thanh toán séc là Nghị định 159/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10-12-2003 về “Quy chế phát hành và sử dụng séc” -Séc lĩnh tiền mặt. Séc lĩnh tiền mặt là loại séc chỉ dùng để rút tiền mặt tại ngân hàng nơi khách mở tài khoản. Thủ tục phát hành séc lĩnh tiền mặt. Người phát hành séc phải ghi rõ họ tên của pháp nhân (hoặc cá nhân), địa chỉ, số hiệu tài khoản, tên ngân hàng giữ tài khoản của người thụ hưởng vào vị trí quy định trên tờ séc. Cách thanh toán: Khi lĩnh tiền, người lĩnh tiền phải nộp tờ séc lĩnh tiền mặt vào ngân hàng nơi người phát hành séc mở tài khoản. Khi nhận được tờ séc lĩnh tiền mặt và giấy ủy quyền lĩnh tiền mặt (nếu có), cán bộ ngân hàng làm thủ tục chi tiền theo chế độ hiện hành. - Séc trả vào tài khoản. Séc trả tiền vào tài khoản là loại séc chỉ được thanh toán bằng cách trích chuyển tài khoản giữa các chủ thể thanh toán mà không được dùng để rút tiền mặt tại ngân hàng . Phạm vi áp dụng: Séc trả tiền vào tài khoản dùng để thanh toàn giữa các khách hàng mở tài khoản chi nhánh ngân hàng. Nếu khách hàng dùng séc thanh toán khác chi nhánh ngân hàng thì các chi nhánh đó phải tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Quy trình thanh toán: Trường hợp các khách hàng mở tài khoản tại cùng một chi nhánh ngân hàng (1) Người trả tiền Người thụ hưởng (3) (2) (4) Ngân hàng Chú thích: Người trả tiền phát hành séc và giao cho người thụ hưởng. Người thụ hưởng tiếp nhận séc, sau đó lập 3 liên bảng kê, nộp séc vào ngân hàng. Ngân hàng kiểm tra tờ séc và số dư tài khoản của người trả tiền, ghi có vào tài khoản và báo có cho người thụ hưởng. Trường hợp các khách hàng mở tài khoản tại 2 chi nhánh ngân hàng.: (1) Người trả tiền Người thụ hưởng (4) (2) (6) (3) Ngân hàng thực hiện thanh toán Ngân hàng thu hộ (5) Chú thích: Người trả tiền phát hành séc giao cho người thụ hưởng. Người thụ hưởng nộp séc và bảng kê nộp séc vào ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền. Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng kiểm tra chứng từ, sau đó chuyển tờ séc và bảng kê cho ngân hàng phục vụ người trả tiền. Ngân hàng thực hiện thanh toán ghi nợ và tài khoản thanh toán số tiền trên séc và báo nợ cho người trả tiền. Ngân hàng thực hiện thanh toán lập chứng từ thanh toán bù trừ và chuyển cho ngân hàng thu hộ để thanh toán cho người thụ hưởng. Ngân hàng thu hộ ghi có vào tài khoản tiền gửi thanh toán số tiền ghi trên séc và báo có cho người thụ hưởng. Séc được ngân hàng đảm bảo chi trả (gọi tắt là séc bảo chi) Séc bảo chi là loại séc thanh toán được ngân hàng đảm bảo chi trả bằng cách trích trước số tiền trên tờ séc từ tài khoản tiền của người trả tiền sang tài khoản đảm bảo khả năng thanh toán séc. Phạm vi áp dung: Thanh toán giữa các khách hàng có mở tài khoản tại cùng một chi nhánh ngân hàng hoặc khác ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Thanh toán giữa các khách hàng có mở tài khoản tại các chi nhánh ngân hàng cùng hệ thống trong phạm vi cả nước. Quy trình thanh toán Trường hợp các khách hàng mở TK tại cùng một chi nhánh ngân hàng: (2) Người trả tiền Người thụ hưởng (1) (3) (4) Ngân hàng Chú thích: Người trả tiền làm thủ tục bảo chi séc. 1a- người trả tiền lập 2 liên giấy “yêu cầu bảo chi séc” kèm tờ séc đã ghi đầy đủ các yếu tố nộp vào ngân hàng để xin bảo chi séc. 1b- Ngân hàng đối chiếu giấy “yêu cầu bảo chi séc” và tờ séc, số dư tài khoản của người phát hành, nếu đủ điều kiện thì tiến hành trích tiền từ tài khoản gửi tiền chuyển vào tài khoản đảm bảo thanh toán séc. Sau đó đóng dấu “bảo chi” lên tờ séc và giao séc cho khách hàng. Người trả tiền giao séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hóa, dịch vụ. Người thụ hưởng lập bảng kê nộp séc kèm các tờ séc nộp vào ngân hàng xin thanh toán. Ngân hàng thu hộ kiểm tra kí hiệu mật trên séc và các yếu tố cần thiết khác sau đó ghi Có vào tài khoản tiền gửi và báo Có cho người thụ hưởng. Ngân hàng tất toán tài khoản đảm bảo thanh toán séc. Trường hợp các khách hàng mở tài khoản tại 2 chi nhánh ngân hàng: (2) Người trả tiền Người thụ hưởng (1) (5) (3) Ngân hàng thực hiện thanh toán Ngân hàng thu hộ (4) Chú thích: Người trả tiền làm thủ tục bảo chi séc: Người trả tiền giao séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hóa dịch vụ. Khi nhận tờ séc bảo chi, người thụ hưởng phải kiểm tra các yếu tố, đặc biệt yếu tố bảo chi séc, tiến hành lập bảng kê kèm tờ séc nộp vào ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền. Ngân hàng kiểm tra các yếu tố cần thiết, tiến hành ghi Có vào tài khoản gửi thanh toán số tiền trên séc và báo Có cho người thụ hưởng, đồng thời chuyển các chứng từ sang ngân hàng thực hiện thanh toán. Ngân hàng thực hiện thanh toán tất toán tài khoản “đảm bảo thanh toán séc”. 1.2.3.2 Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi-chuyển tiền * Khái niệm: Uỷ nhiệm chi (UNC) là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước yêu cầu Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ mình (nơi mở tài khoản tiền gửi) trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng. Uỷ nhiệm chi được dùng để thanh toán các khoản trả tiền hàng,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2778.doc
Tài liệu liên quan