Chuyển giao kết quả nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ

Vai trò của quyền Sở hữu tri tuệ trong hoạt động chuyển giao các kết quả nghiên cứu

Chuyển giao kết quả nghiên cứu - Những vấn đề cần lưu ý trong đàm phán và giao kết hợp đồng

 

ppt53 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 971 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyển giao kết quả nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆNội dungVai trò của quyền Sở hữu tri tuệ trong hoạt động chuyển giao các kết quả nghiên cứuChuyển giao kết quả nghiên cứu - Những vấn đề cần lưu ý trong đàm phán và giao kết hợp đồng I. Vai trò của quyền Sở hữu trí tuệ trong hoạt động chuyển giao các kết quả nghiên cứu. Chu trình sáng tạo trí tuệ Bảo hộ THƯƠNG MẠISáng tạoCác đối tượng quyền SHTT phát sinh trong hoạt động nghiên cứu Đăng ký Sáng chế Giải pháp hữu íchKiểu dáng Nhãn hiệu Không đăng ký Bí mật kinh doanh Tên thương mại Quyền tác giả Phần mềm*Nhiệm vụ của các trường đại học Đào tạo Nghiên cứu - Đóng góp cho cộng đồng, nghĩa là đưa các kết quả nghiên cứu vào thực tế.Vai trò của quyền SHTT trong hoạt động chuyển giao kết quả nghiên cứu* Ảnh hưởng của quyền SHTT trong hoạt động chuyển giao:+ Xác lập quyền SHTT trước khi chuyển giao:Làm tăng giá trị công nghệ chuyển giao Ngăn chặn rủi ro Có cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp Tránh được việc ăn cắp công nghệ + Không xác lập quyền SHTT trước khi chuyển giaoBị ép giá khi chuyển giaoRủi ro cho bên nhận khi khai thác công nghệ làm ảnh hưởng đến việc tiếp nhận công nghệ chuyển giaoKhông có cơ sở pháp ý để bảo vệ quyền khi có tranh chấpBị chiếm đoạt công nghệ * Sự tác động trực tiếp của quyền SHTT đến hoạt động nghiên cứu – chuyển giao + Nghiên cứu trùng lặp với quyền mà người khác đã bảo hộ; + Xâm phạm quyền của người khác+ Khai thác thương mại bất hợp pháp dẫn đến tranh chấp+ Phân chia lợi ích không đồng đều làm giảm đi động lực sáng tạo + Thương mại hóa kết quả của người khác CÁC QUYỀN CỦA CHỦ SỞ HỮUXác lập, chiếm hữuSử dụng, khai thác Tự mình Chuyển giao Nhượng quyềnChủ sở hữu Định đoạt- Ngăn cấm người khác Chấm dứt sử dụng trái phép Yêu cầu xử lý vi phạm Tôn trọng quyền của người khácSỬ DỤNG KHAI THÁC TSTTHợp pháp: chủ sở hữu tự sử dụng; chuyển giao quyền sử dụng Bất hợp pháp: Không xin phép chủ sở hữu khi sử dụng; Chiếm đoạt kết quả của ngươì khác để sử dụng/ chuyển giao cho người khác sử dụngII. Chuyển giao kết quả nghiên cứu - Những vấn đề cần lưu ý trong đàm phán và giao kết hợp đồngCác hình thức tạo ra sản phẩm nghiên cứuĐồng nghiên cứu: Công ty và trường đại học cùng tham gia thực hiện dự án nghiên cứu. Hợp đồng nghiên cứu: Công ty giao các dự án nghiên cứu cụ thể cho trường đại học. HĐ chuyển giao KQNC: Trường đại học chuyển giao các kết quả nghiên cứu của họ cho công ty và/hoặc ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng với công ty đó.Trường đại học thành lập các doanh nghiệp khai thác kết quả nghiên cứu.1. Khai thác kết quả nghiên cứuSử dụng Chuyển giao Quyền sử dụng: - Độc quyền - Không độc quyền - Lixăng thứ cấp- Chuyển giao quyền sở hữu (mua, bán) - Góp vốn kinh doanh2. Chuyển giao 2.1 Xác định đối tượng chuyển giao :Công nghệ / Sản phẩm công nghệ Một phần / toàn bộ công nghệ Quyền SHTT được chuyển giaoCông nghệ chuyển giaoBí quyết kỹ thuật; Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu; Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu trí tuệ.Các đối tượng chuyển giaoBán:Tác giảChủ sở hữuNgười sử dụngMua:Quyền sử dụngQuyền phát triểnQuyền bán sản phẩmQuyền chuyển giao lạiQuyền được bảo vệQuyền độc quyền*Hình thức chuyển giao1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập;2. Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng sau đây:a) Dự án đầu tư; b) Hợp đồng nhượng quyền thương mại;c) Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;d) Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ;3. Hình thức chuyển giao công nghệ khác theo quy định của pháp luật. *Xác định phương thức chuyển giaoTheo mức độ chủ động của bên giao 1. Hợp đồng chìa khóa trao tay: Hợp đồng cung cấp từng phần Chuyển giao toàn bộ Chuyển giao bí quyết CN hoặc dịch vụ kỹ thuật 2. Thiết kế ngược. Theo đơn đặt hàng Theo chiều sâu công nghệ chuyển giao 1. Chuyển giao công nghệ dọc: công nghệ đã hoặc đang trong quá trình nghiên cứu hoặc thực nghiệm. 2. Chuyển giao ngang: công nghệ đã hoàn thiện và thương mại hóa ít nhất 1 lần *Phạm vi chuyển giao Lãnh thổ Thời hạn chuyển giao Li-xăng thứ cấpQuyền phát triển sản phẩm Thực hiện các bước chuyển giao- Tiếp thị trực tiếp đến khách hàng tiềm năng. - Trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ thương mại. - Tìm kiếm và thương thảo về địa điểm trình diễn trước công chúng- Mời các khách hàng tiềm năng đến dự các buổi trình diễn- Thực hiện các hoạt động truyền thông đại chúngĐàm phán Kỹ năng đàm phán Nội dung đàm phán Kết quả đàm phán Lập Hợp đồng chuyển giao Nguyên tắc lập hợp đồng - Mọi hoạt động chuyển giao phải thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản.- Nên lập danh mục máy móc, thiết bị, tài liệu kèm theo (nếu có).- Tách các đối tượng SHTT thành 1 phần riêng trong hợp đồng CGCN (nếu có).Nguyên tắc lập hợp đồng chuyển giaoKhông kèm các điều khoản chuyển giao công nghệ trong một hợp đồng mua bán máy móc thiết bị.Không bao gồm hoặc thay thế các điều khoản trong hợp đồng CGCN bằng các thỏa thuận, hợp đồng khác.Không để bên giao lập HĐ CGCN.Bất cứ tài liệu nào được liệt kê thì được coi là một phần của hợp đồng. Nên đăng ký xác nhận Hợp đồng CGCN tại cơ quan quản lý nhà nước.*Nội dung hợp đồng CGCN (1)Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra;Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ;Phương thức chuyển giao công nghệ;Quyền và nghĩa vụ của các bênTên hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ tên công nghệ được chuyển giao;Giá, phương thức thanh toán;Thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng;*Nội dung hợp đồng (2)8. Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng;9. Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ;10. Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao;11. Phạt vi phạm hợp đồng;12. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;13. Pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp;14. Cơ quan giải quyết tranh chấp;15. Các thoả thuận khác không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.*Quyền lợi của bên nhận (1)Quyền sử dụng đối tượng SHTT :Phạm vi sử dụng (trong lãnh thổ của bên nhận)Phần CN được bộc lộ, chuyển giaoQuyền liên quan đến sản phẩm:Sản xuất và bán sản phẩmPhát triển sản phẩmQuyền sử dụng nhãn hiệu trên sản phẩmQuyền chuyển giao thứ cấp, chuyển giao lạiQuyền phát triển đối tượng SHTTQuyền đăng ký SHCN của những cải tiến mới*Quyền lợi của bên nhận (2)Quyền chia xẻ thông tin công nghệ:Trong suốt thời gian hợp đồngQuyền được giám định công nghệ:Giám định đồng bộKết thúc hợp đồng (trả tiền lần cuối)Quyền sử dụng tiếp công nghệ:Chỉ trả tiền đói với những quyền còn thời gian bảo hộQuyền của bên nhận khi bị bên thứ ba xâm phạm hoặc hạn chế sử dụng đối tượng SHTT*Các cam kết của bên giaoQuyền chuyển giao (chủ sở hữu hợp pháp)Cam kết chất lượng công nghệNăng lực chuyển giao, hỗ trợTiến độ chuyển giao, đào tạo, hỗ trợ, bảo hànhĐảm bảo không có bên thứ 3 gây cản trở cho bên nhận.Cam kết bảo hành công nghệCam kết giá có lợi cho bên nhânCam kết các bảo hộ SHCN còn thời gian bảo hộ và đăng ký tại lãnh thổ bên nhận (VN)*Phạm vi chuyển giaoa) Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng CN; b) Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba;c) Lĩnh vực sử dụng công nghệ; d) Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ; đ) Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;e) Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra; g) Các quyền khác liên quan đến CN được chuyển giao.(*Phương thức chuyển giao1. Chuyển giao tài liệu về công nghệ.2. Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ theo thời hạn quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.3. Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào sản xuất với chất lượng công nghệ và chất lượng sản phẩm đạt các chỉ tiêu và tiến độ quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.4. Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.*CHUYỂN GIAO QUYỀN SHTT TRONG HỌAT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Chuyển giao quyền SHTT bao gồm: - Chuyển giao quyền sở hữu - Chuyển giao quyền sử dụng Trong hợp đồng chuyển giao công nghệ nếu có các đối tượng quyền SHTT phải tiến hành chuyển giao theo quy định của Luật SHTT Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp - Chuyển giao quyền sở hữu: là việc chủ sở hữu quyền SHCN chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.- Việc chuyển nhượng phải được thực hiện dưới hỡnh thức hợp đồng bằng văn bản Hợp đồng chuyển nhượng phải có các nội dung chủ yếu: 1. Tên và địa chỉ đầy đủ của các bên;2. Căn cứ chuyển nhượng;3. Giá chuyển nhượng;4. Quyền và nghĩa vụ của các bên.Chuyển giao quyền sử dụng : - Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN là việc chủ sở hữu đối tượng SHCN cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng SHCN thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.- Việc chuyển giao phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bảnCÁC DẠNG HỢP ĐỒNG Hợp đồng độc quyền: trong phạm vi và thời hạn chuyển giao: - Bên nhận: độc quyền sử dụng, - Bên giao: không được cấp li-xăng cho bên thứ ba và chỉ được sử dụng nếu bên nhận cho phép; Hợp đồng không độc quyền trong phạm vi và thời hạn chuyển giao: - Bên nhận: có quyền sử dụng, - Bên giao: có quyền sử dụng và cấp li-xăng không độc quyền cho bên thứ ba; Hợp đồng thứ cấp: Bên giao là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN đó theo một hợp đồng khácNỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG - Hợp đồng phải có các nội dung chủ yếu: a) Tên và địa chỉ đầy đủ của các bên; b) Căn cứ chuyển giao; c) Dạng hợp đồng; d) Phạm vi chuyển giao: giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ; đ) Thời hạn hợp đồng; e) Giá chuyển giao; g) Quyền và nghĩa vụ của các bên.NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG (TIẾP THEO) - Hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên nhận, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên giao, nếu có mặc nhiên bị vô hiệu. Hạn chế các điều khỏan hạn chế bất hợp lý trong hợp đồngKhông được cấm bên nhận cải tiến đối tượng được giao (trừ nhãn hiệu).Hạn chế bên nhận xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ sang những Quốc gia mà Bên giao không nắm giữ quyền. Buộc bên nhận phải mua linh kiện, nguyên liệu hoặc thiết bị cuả bên giao/cuả bên thứ ba do bên giao chỉ định.Cấm bên nhận được khiếu kiện về hiệu lực cuả quyền sở hữu /quyền chuyển giao cuả bên giao. Hiệu lực hợp đồng - Đối với Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, Nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng), Thiết kế bố trí : Hîp ®ång chuyÓn nh­îng quyền sở hữu chØ cã hiÖu lùc khi ®· ®­îc ®¨ng kýHîp ®ång sö dông cã hiÖu lùc gi÷a c¸c bªn, nh­ng chØ cã gi¸ trÞ ph¸p lý ®èi víi bªn thø ba khi ®· ®­îc ®¨ng ký. Lưu ý: Hîp ®ång sö dông ®èi t­îng SHCN mÆc nhiªn bÞ chÊm døt hiÖu lùc nÕu quyÒn SHCN cña bªn giao chÊm døt.* Chuyển giao quyền tác giảChuyển nhượng quyền tác giả: là việc chủ sở hữu quyền tác giả chuyển quyền sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng.Tác giả: Không được chuyển quyền nhân thân Nếu chủ sở hữu là đồng sở hữu: phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng sở hữu. Lưu ý:Trường hợp có thể tách ra từng phần độc lập thì có thể chuyển phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả Tên, địa chỉ bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.Căn cứ chuyển nhượngGiá, phương thức thanh toán Quyền và nghĩa vụ của các bên Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng* Chuyển quyền sử dụng tác phẩm Chuyển quyền sử dụng tác phẩm: là việc chủ sở hữu tác phẩm cho phép người khác sử dụng có thời hạn toàn bộ/một phần tác phẩm.Tác giả: không được chuyển quyền nhân thân Nếu chủ sở hữu là đồng sở hữu: phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng sở hữu. Lưu ý:Trường hợp có thể tách ra từng phần độc lập thì có thể chuyển phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.- Có thể chuyển giao thứ cấp nếu chủ sở hữu cho phép.Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quanTên, địa chỉ bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.Căn cứ chuyển quyền Phạm vi chuyển giao quyềnGiá, phương htức thanh toánQuyền và nghĩa vụ các bênTrách nhiệm do vi phạm hợp đồng3. Kỹ năng đàm phán Chuyển giao công nghệ* Những điều cần lưu ý khi đàm phán:- Khi đàm phán chuyển giao công nghệ cần lưu ý đến các đối tượng quyền SHTT.- Nếu trong hợp đồng CGCN có chuyển giao đối tượng quyền SHTT phải tiến hành thủ tục theo quy định của Luật SHTT (lập hợp đồng riêng)Phân biệt CGCN với Chuyển giao quyền SHTT Lưu ý các điều khoản bất hợp lý trong hợp đồng * Phân tích các điều kiện ngoại cảnh+ Các mối quan hệ với bên ngoài- Đối tác: hợp tác; nhà cung cấp; nhà phân phối; khách hàng (bao gồm cả license, franchise); người hỗ trợ (chính quyền/ cơ quan quản lý; người khác)- Đối thủ: đối thủ cạnh tranh, người có khả năng xâm phạm TSTT; - Người cản trở (chính quyền/cơ quan quản lý; người khác) * Phân tích các điều kiện ngoại cảnh (tt)+ Các điều kiện môi trường, ngoại cảnh- Môi trường pháp lý: cơ chế bảo hộ SHTT, chính sách hỗ trợ sáng tạo, chính sách đầu tư, thương mại- Môi trường xã hội: tâm lý xã hội (người tiêu dùng, truyền thống)*Chuẩn bị trước khi đàm phán+ Trước khi đàm phán tức là trước khi tiếp cận với đối tác, bên có quyền công nghệ cần phải:Dành thời gian để xác định mục tiêu kinh doanh, Đánh giá độc lực, nghiên cứu đối tác và quyết định tầm quan trọng của các điều khoản chính trong hợp đồng. Chuẩn bị kỹ tài liệu, các quyền sở hữu trí tuệ có  thể chuyển giao.  Chuẩn bị trước khi đàm phán(tt)+ Việc chuẩn bị đàm phán chuyển giao công nghệ được bắt đầu bằng cách đặt ra những câu hỏi và phải tự trả lời các câu hỏi này một cách suôn sẻ trước khi bắt đầu đàm phán. Chẳng hạn như: Mục tiêu của việc chuyển giao công nghệ là gì? Để đạt được mục tiêu này cần phải đưa ra những thoả thuận gì? Những tác động nào mà bạn muốn tránh?Tại sao đối tác lại muốn có thoả thuận này?* Lập kế hoạch để thực hiện cuộc đàm phán Trước khi đàm phán có thể giới thiệu sản phẩm của mình trên phương tiện thông tin đại chúng.Tham gia một hội chợ hoặc một hội nghị thương mại nào đó để giới thiệu công nghệ.Thời gian để thoả thuận tạm thời.Thời gian thoả thuận cuối cùng Chuẩn bị dữ liệu và tài liệu: bản mô tả kỹ thuật, các bản dự thảo hợp đồng , các thông tin liên quan đến công nghệ chuyển giao. Chọn người có khả năng tham gia cuộc đàm phán.  * Chuẩn bị soạn thảo hợp đồng(1)Để hợp  đồng được soạn thảo một cách hoàn chỉnh, trước hết phải xác định những nội dung chính tức là những vấn đề chủ chốt của hợp đồng. Để không bị bỏ sót các nội dung cần đưa vào hợp đồng, nên liệt kê tất cả những điều khoản chính của hợp đồng một cách ngắn gọn ra một tờ giấy. Việc đưa ra danh mục các điều khoản chính giúp cho việc giữ được mục tiêu của cuộc đàm phán đồng thời giúp cho nhóm đàm phán giữ được quan điểm nhất quán, tránh được tình trạng mỗi thành viên trong nhóm có thể nói một kiểu khác nhau trong qúa trình đàm phán.Chuẩn bị soạn thảo hợp đồng(2)Chuẩn bị những nội dung chính trong hợp đồng:Đối tượng chuyển giao công nghệ là gì?  Đã hoàn thiện chưa ? Ai có quyền Sở hữu Trí tuệ đối với công nghệ (xác định chủ sở hữu của công nghệ)Loại quyền nào được chuyển giao? Phạm vi quyền? Phạm vi lãnh thổ? Chuyển giao độc quyền hay không độc quyền?Các điều khoản về tài chính: Giá chuyển giao? Hình thức thanh toán?Thực hiện / bảo đảm/ bồi thường nếu vi phạm hợp đồng?Sự phát triển của công nghệ theo thời gian * Chiến lược đàm phánĐối với mỗi điều khoản được liệt kê trong danh mục,cần phải xác định trước đâu là “giới hạn cuối cùng” và giới hạn cuối cùng này không nên thay đổi từng bước trong quá trình đàm phán mà nó chỉ được bộc lộ vào cuối quá trình đàm phán.Đưa ra những phán đoán về giới hạn đầu tiên cũng như giới hạn cuối cùng của phía đối tác trong quá trình đàm phán có thể là gì? để nếu không đạt được giới hạn cuối cùng mà mình đã đặt ra thì phải có phương án thay thế.Không nên chấp nhận những thoả thuận sơ bộ và nên tìm hiểu đâu là điểm mạnh và đâu là mục tiêu của nhóm đàm phán đối tác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuyen_giao_ket_qua_nc_1605.ppt
Tài liệu liên quan