Cổ phiếu ngành ngân hàng: Bao giờ nổi sóng?

Chừng nào tín dụng chưa tăng trưởng mạnh mẽ trở

lại, lợi nhuận của các ngân hàng sẽ chỉ có xu

hướng ổn định chứ khó tạo được sự đột biến.

Trong thời gian qua, trong khi cổ phiếu các ngành khác

như bất động sản, vật liệu xây dựng, thủy sản đua

nhau tăng giá, tiếp sức cho đà đi lên mạnh mẽ của VNIndex thì cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng gần như

đứng im và không có nhiều biến động.

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cổ phiếu ngành ngân hàng: Bao giờ nổi sóng?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cổ phiếu ngành ngân hàng: Bao giờ nổi sóng? Chừng nào tín dụng chưa tăng trưởng mạnh mẽ trở lại, lợi nhuận của các ngân hàng sẽ chỉ có xu hướng ổn định chứ khó tạo được sự đột biến. Trong thời gian qua, trong khi cổ phiếu các ngành khác như bất động sản, vật liệu xây dựng, thủy sản… đua nhau tăng giá, tiếp sức cho đà đi lên mạnh mẽ của VN- Index thì cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng gần như đứng im và không có nhiều biến động. Điển hình là STB ở sàn HOSE trong suốt 3 tháng qua giá chỉ dao động trong một khoảng hẹp từ 28.000 đến 32.000 đồng/cp, trong khi ACB ở sàn NHX cũng chỉ đi ngang trong dải giá hẹp từ 44.000 đến 48.000 đồng/cp. Dưới góc nhìn của kinh tế vĩ mô, sự “yên ắng” của cổ phiếu ngành ngân hàng trong suốt những tháng qua có thể được lý giải bởi hai nhân tố: giới hạn tăng trưởng tín dụng và lãi suất cơ bản. Tăng trưởng tín dụng: liệu có nóng hơn vào cuối năm? Do phần lớn nguồn thu của các ngân hàng Việt Nam vẫn đến từ mảng tín dụng (trên 60%, đối với một số ngân hàng nhỏ, tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn) nên lợi nhuận của ngành ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào tăng trưởng tín dụng hàng năm. Theo số liệu mới nhất, tăng trưởng tín dụng tính đến hết tháng 10/2009 đã ở trên mức 33%, cao hơn 3% so với chủ trương giới hạn tăng trưởng tín dụng dưới 30% đã được NHNN đặt ra. Theo thông lệ, tín dụng thường tăng nóng vào những tháng cuối năm do nhu cầu vay vốn lớn nhằm chuẩn bị nguồn hàng cho dịp Tết Nguyên đán của các doanh nghiệp. Nếu điều này tiếp tục tái diễn trong năm nay, liệu tăng trưởng tín dụng có còn lên mức cao hơn nữa? Thực tế, từ những số liệu có được, tín dụng trong 2 tháng cuối năm sẽ khó có khả năng tăng nóng hơn mức hiện nay. Có 2 nguyên nhân chủ yếu lý giải cho điều này: Thứ nhất, NHNN sẽ sớm có các biện pháp kiểm tra hoạt động cho vay nhằm hạ nhiệt tín dụng; thứ hai, một lượng vốn lớn cho vay kích cầu ngắn hạn sẽ đáo hạn trong vòng 2 tháng tới. Do gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn có thời hạn cho vay tối đa là 8 tháng nên ước tính sẽ có khoảng hơn 200.000 tỷ đồng vốn kích cầu (khoảng trên 10% tổng dư nợ của nền kinh tế) giải ngân vào quý 1 và quý 2 năm nay sẽ đến thời điểm đáo hạn vào tháng 11 và tháng 12. Một lượng vốn lớn thu hồi về sẽ tạo “room’ cho các khoản vay mới, khiến tăng trưởng tín dụng nhiều khả năng sẽ không thể tăng mạnh hơn mức 33% hiện nay. Chừng nào, tín dụng chưa tăng trưởng mạnh mẽ trở lại, lợi nhuận của các ngân hàng sẽ chỉ có xu hướng ổn định chứ khó tạo được sự đột biến. Lãi suất cơ bản: gây khó cho các ngân hàng Với định hướng giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 7% đến hết năm 2009, lãi suất cho vay đầu ra của các ngân hàng sẽ không thể vượt mức 10,5% trong khi những cuộc đua lãi suất huy động hiện vẫn không ngừng tái diễn. Mảng tín dụng tiêu dùng với cơ chế thoáng hơn khi được áp dụng lãi suất thỏa thuận vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu lợi nhuận của các ngân hàng. Hơn thế nữa, hoạt động này cũng đang bị kiểm tra và theo dõi rất sát sao từ phía NHNN. Chênh lệch lãi suất đầu vào- đầu ra ngày càng thu hẹp sẽ khiến cho lợi nhuận của các ngân hàng tiếp tục khó khăn. Với 2 lý do trên, cổ phiếu ngành ngân hàng nhiều khả năng sẽ chỉ ấm lên bắt đầu từ quý 1, quý 2 năm sau khi trần tăng trưởng tín dụng đã được “cởi trói” và lãi suất cơ bản được điều chỉnh tăng nhằm ngăn ngừa lạm phát. Còn trong hai tháng còn lại của năm nay, nhìn từ góc độ kinh tế vĩ mô, cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ khó có khả năng gây "sóng”. Tất nhiên, loại trừ một số ngân hàng có lợi nhuận đột biến từ bán cổ phiếu quỹ, trái phiếu, hoàn nhập dự phòng…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfco_phieu_nganh_ngan_hang.pdf
Tài liệu liên quan