Công bằng và nền kinh tế toàn cầu

 

Bởi vậy, rất nhiều người theo chủ nghĩa thế giới đã tập trung sự nghiên cứu của họ tới những ảnh hưởng của “hệ thống kinh tế thế giới” đối với đói nghèo và sự phân phối thu nhập toàn cầu. Thomas Pogge, nhà triết học nổi tiếng theo Chủ nghĩa thế giới, đã khẳng định rằng “các quốc gia giàu có và cư dân của nó đã bắt nền kinh tế toàn cầu vận hành theo một trật tự, mà ở đó, hàng triệu người phải chết rất đáng tiếc mỗi năm bởi các lý do liên quan tới đói nghèo”. Mặc dầu các chính sách của quốc gia và các lực lượng kinh tế cũng có thể hỗ trợ để xóa bỏ đói nghèo, bất công, rõ ràng trật tự kinh tế toàn cầu cần được cải cách lại để nếu không thể xóa hết thì cũng phải giảm thiểu các vấn đề này.

 

doc13 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Công bằng và nền kinh tế toàn cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trật tự kinh tế toàn cầu cần được cải cách lại để nếu không thể xóa hết thì cũng phải giảm thiểu các vấn đề này. Tình trạng đói nghèo trên toàn thế giới cũng là một chủ đề gây nhiều chú ý của các nhà kinh tế. Các nghiên cứu gần đây đã tập trung vào những ảnh hưởng của trật tự thế giới ngày nay lên người nghèo ở các nước đang phát triển. Chẳng hạn như các nghiên cứu của Ngân hàng thế giới và Quĩ tiền tệ quốc tế thường hướng vào thể chế thương mại quốc tế hiện hành, đặc biệt là hệ thống bảo hộ và hàng rào thuế quan mà các nước phát triển đang áp dụng. Theo các nghiên cứu này, “chính sách thuế của các nước công nghiệp phát triển cản trở mạnh mẽ hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển hơn là hàng hóa nhập khẩu từ các nước phát triển khác.” Thuế bảo hộ đánh vào các loại hàng hóa đòi hỏi nhiều nhân công của các nước đang phát triển vẫn còn rất cao, chẳng hạn như thuế dệt may và quần áo cao gấp ba lần mức trung bình của các loại hàng khác. Nhìn chung, các sản phẩm xuất khẩu của các nước đang phát triển nằm trong danh sách đánh thuế cao chiếm tới khoảng hơn 11% trong tổng số toàn bộ mặt hàng xuất khẩu. Hơn nữa, hàng rào thuế quan chống lại các nước đang phát triển đang được sử dụng rất rộng rãi (thuế quan tăng khi giá trị tăng). Bảng 2: Thuế đánh vào sản phẩm công nghiệp của các nước đang phát triển Sản phẩm Thuế (Sau vòng đàm phán Uruguay) Các sản phẩm công nghiệp - Nguyên liệu thô - Nửa hoàn thiện - Sản phẩm hoàn thiện 0.8 2.8 6.2 Sản phẩm công nghiệp nhiệt đới Nguyên liệu thô Nửa hoàn thiện Sản phẩm hoàn thiện 0.0 3.4 2.4 Sản phẩm dựa trên nguồn gốc tự nhiên Nguyên liệu thô Nửa hoàn thiện Sản phẩm hoàn thiện 2.0 2.0 5.9 Nguồn: Quĩ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới, Market Access for Developing Countries’s Exports, (Washington, DC, 27/4/2001), tr. 23 Như ở bảng 2 chúng ta có thể thấy, đây là mức thuế áp dụng sau Vòng đàm phán Uruguay. Trung bình, mức thuế đối với nguyên liệu thô của các sản phẩm công nghiệp là không đáng kể, nhỏ hơn 1%, nhưng lại nhảy lên tới 6.2% đối với sản phẩm hoàn thiện. Tương tự, đối với sản phẩm dựa trên nguồn gốc tự nhiên bị áp dụng mức thuế 2% với sản phẩm thô, nhưng lên tới 5.9% cho sản phẩm hoàn thiện. Như các tổ chức quốc tế đã kết luận, hàng rào thuế quan thường nhắm vào “các sản phẩm mà ở đó các nước phát triển có lợi thế so sánh.” Hệ thống thuế trong các quan hệ thương mại này đang ảnh hưởng như thế nào tới người nghèo trên thế giới? Câu hỏi này chính là bước tiếp theo trong nghiên cứu của chủ nghĩa thế giới. Cách nhìn của chủ nghĩa thế giới đối với công bằng trong kinh tế quốc tế đặt ra những thử thách cả về lý thuyết lẫn chính sách. Nó mâu thuẫn với ý kiến cho rằng đói nghèo và bất bình đẳng phần lớn là do các yếu tố nội sinh, và có thể giải quyết thông qua các chính sách đối nội của những người “communitarian”, và nó cũng trái ngược với quan điểm của chủ nghĩa tự do quốc tế chủ nghĩa là công bằng được tìm thấy trong quan hệ kinh tế giữa các quốc gia. Nó buộc chúng ta phải tự hỏi liệu trật tự thế giới mà chúng ta đã tạo ra thực sự có lợi hay không đối với cuộc sống của người nghèo. Và như chúng ta đã thấy, có những lý do để tin rằng cấu trúc thể chế thương mại quốc tế hiện hành đang bị làm nghiêng theo hướng chống lại lợi ích của họ. Từ lý thuyết tới chính sách: Công bằng kinh tế và hệ thống quốc tế Liệu các lý thuyết về công bằng kinh tế có thực sự tác động tới các chính sách chung? Câu trả lời có thể làm kinh ngạc những người đã từng xem xét kinh tế chính trị trên góc độ lợi ích vật chất, nhưng rõ ràng là “có”. Trong phần này, chúng ta sẽ thấy Ngân hàng thế giới và Quĩ tiền tệ quốc tế đang tiếp cận tới công bằng trong kinh tế quốc tế theo hướng gần giống với chủ nghĩa thế giới, có nghĩa là họ đang đặt vị trí ưu tiên cho việc xóa bỏ đói nghèo giữa nhiều nhiệm vụ khác. Và như Ngân hàng thế giới đã khẳng định “Nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo được coi là cấp bách nhất đối với loài người ngày nay”. Chúng ta hãy giả định rằng các tổ chức tài chính quốc tế đang tiếp cận tới công bằng kinh tế quốc tế bằng cách đưa người dân của các nước đang phát triển thoát khỏi đói nghèo. Như vậy các nước giàu phải có nghĩa vụ giúp đỡ các nước kém phát triển, bởi như thế là đã gián tiếp giúp đỡ người nghèo. Vậy chung ta phải làm gì để thực hiện hướng tiếp cận tới công bằng kinh tế quốc tế theo cách như thế? Vấn đề đầu tiên liên quan tới các khu vực được khẳng định là chưa công bằng. Đầu tiên, hệ thống phúc lợi xã hội đã không đáp ứng được yêu cầu phân phối đầy đủ cho người nghèo, và không cung cấp cho họ những cơ hội thích đáng (chẳng hạn như giáo dục, y tế…), và thứ hai là xã hội đã không đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản của người nghèo. Vấn đề thường gặp tiếp theo là tại sao hệ thống phúc lợi xã hội lại không tồn tại hoặc không hoạt động tại các quốc gia này, và liệu các biện pháp viện trợ bổ xung có thực sự là biện pháp thích hợp cho sự thiếu hụt này? Các chương trình viện trợ để giúp đỡ người nghèo hiện nay bao gồm giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Theo Quĩ tiền tệ quốc tế “nhiều quốc gia thực hiện chương trình viện trợ PRGF đang tăng các khoản chi tiêu đối với giáo dục và chăm sóc sức khỏe, tính theo phần trăm GDP, chi tiêu chính phủ, hay tính theo đầu người”. Cần phải nói rằng, Quĩ tiền tệ quốc tế đã khẳng định nhiệm vụ của họ là phải giám sát xem liệu các chương trình này có thực sự hữu ích với người nghèo. Trong tương lai, cần có những phân tích kỹ lưỡng hơn về nghèo đói và xã hội. Chẳng hạn như mức chi tiêu bổ sung cho giáo dục có thể bị dành cho các quan chức có đặc quyền hơn là cho các trường tiểu học. Hãy giả sử rằng các chương trình viện trợ để xóa đói giảm nghèo đang được thực hiện có hiệu quả. Nhu vậy, lý do mà hệ thống phúc lợi xã hội của một quốc gia hoạt động kém hiệu quả là ngân quỹ quốc gia không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Bởi vì ngân quĩ của chính phủ là có hạn, nên những người có thu nhập thấp nhất sẽ được hưởng rất ít phúc lợi. Do đó, cộng đồng quốc tế phải có nghĩa vụ cung cấp tiền của để đáp ứng nhu cầu của những người chưa được chính phủ chăm sóc do hạn chế của ngân sách quốc gia. Trong ba xu hướng tiếp cận tới công bằng kinh tế trình bày ở trên, các chương trình viện trợ người nghèo do nhiều tổ chức quốc tế thực hiện ngày nay đang được sự cảm tình của những người theo chủ nghĩa thế giới. Thực tế là chủ nghĩa này đang có những ảnh hưởng ngày càng lớn so với những năm đầu của thời kỳ hậu chiến. Một số quốc gia, nhất là các quốc gia tham chiến xác định rất rõ ràng nhiệm vụ viện trợ của mình. Có thể xu hướng này có được là do sự mở rộng của các giá trị tự do và dân chủ, với việc đề cao các giá trị cá nhân. Một kiểu “prioritarianism” đang được sử dụng rộng rãi với ý nghĩa “nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là giúp đỡ những người nghèo khổ, cần được bảo vệ”, bất kể họ sống ở đâu. Việc tìm hiểu các lý thuyết phát triển mới này, và nghiên cứu xem các vấn đề đó hưởng như thế nào tới các nhà hoạch định chính sách có thể giúp chúng ta hiểu được cộng đồng quốc tế xây dựng như thế nào, trong thực tiễn, cách tiếp cận của mình về công bằng kinh tế. Kết luận Vậy các chương trình nghiên cứu cần làm gì để xây dựng một lý thuyết về công bằng kinh tế quốc tế? Có một điểm xuất phát, đó là nghiên cứu các ảnh hưởng của những qui tắc và thủ tục hình thành nên nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Hệ thống này rõ ràng là không trung lập, nó ủng hộ con đường phát triển của một số quốc gia so với các quốc gia khác. Nhiều công trình phân tích, phê bình cần được thực hiện đối với các tổ chức kinh tế như WTO, IMF, WB. Người ta có thể tự hỏi liệu các qui định thương mại hiện thời, vốn được xây dựng trên cơ sở quyền lợi của các bên, có nên được xây dựng lại để các nước đang phát triển có thêm tiếng nói? Câu hỏi tương tự cũng có thể đặt ra đối với hệ thống điều hành IMF, WTO… Những vấn đề này, và còn nhiều vấn đề khác liên quan đến nhiệm cân bằng sân chơi của các quan hệ kinh tế quốc tế, cần được bỏ thêm nhiều công sức đề nghiên cứu. Trong việc giải quyết các vấn đề của công bằng kinh tế quốc tế, cả lý thuyết lẫn phân tích chính trị đều có thể thu được nhiều kết quả từ việc hợp tác chặt chẽ giữa các nhà kinh tế và triết học. Thực tế, hiện nay họ chưa thực sự cộng tác với nhau có hiệu quả, mà làm việc rất xa rời nhau, tự phát triển những mô hình lý thuyết cho riêng mình. Điều này có thể làm số lượng các lý thuyết thêm phong phú, nhưng nếu như có một sự trao đổi nào đó thì chắc chắn sẽ rất bổ ích, chẳng hạn như việc kết hợp giữa lý thuyết và các số liệu thực tế về tình trạng hiện nay của nền kinh tế toàn cầu và các thành phần của nó ở các quốc gia. Khi được trang bị những kiến thức như thế, thì chắc chắn những chính sách chúng ta đưa ra sẽ có tính khả thi cao. Hy vọng những phân tích về các mô hình và một vài dữ liệu liên quan sẽ cung cấp một nền tảng cho các nghiên cứu sâu hơn. Khi mà lời nhận định “kinh tế quốc tế đang gặp nhiều vấn đề không ổn” đang được chấp nhận rộng rãi, thì việc phân tích một cách sáng tỏ và kỹ lưỡng hơn về toàn cầu hóa sẽ là một trong các đóng góp lớn của kinh tế học cho hệ thống chính trị thế giới đương đại. UBQGHTKTQT - (Ethan Kapstein, Tạp chí “Challenge” 9-10/2005 )

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docjhadgolal;gkuYFHSDPAD[GKAKHFKDAGJA (3).doc