Công trình Tu sửa đập ma rên – hệ thống Tân Giang

- Tên dự án: TU SỬA ĐẬP MA RÊN – HỆ THỐNG TÂN GIANG

- Vị trí xây dựng: Đập Ma Rên nằm trên sông Lu cách hồ Tân Giang khoảng 8,5km về phía hạ lưu thuộc xã Nhị Hà, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Đập dâng có vị trí địa lý như sau:

Vĩ độ Bắc: 11o 19’ 55”

Kinh độ Đông: 108o 51’ 08”

- Khu hưởng lợi: Xã Phước Hữu

- Chủ đầu tư : Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL Ninh Thuận

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Công trình Tu sửa đập ma rên – hệ thống Tân Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HIỆN TRẠNG công trình (Ảnh chụp tháng 11 năm 2010) Dòng chảy dưới đáy công trình tạo hố xoáy Mặt đập bằng đá xây bị tróc vữa PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN 1.1. Giới thiệu công trình - Tên dự án: TU SỬA ĐẬP MA RÊN – HỆ THỐNG TÂN GIANG - Vị trí xây dựng: Đập Ma Rên nằm trên sông Lu cách hồ Tân Giang khoảng 8,5km về phía hạ lưu thuộc xã Nhị Hà, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Đập dâng có vị trí địa lý như sau: Vĩ độ Bắc: 11o 19’ 55” Kinh độ Đông: 108o 51’ 08” - Khu hưởng lợi: Xã Phước Hữu - Chủ đầu tư : Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL Ninh Thuận 1.2. Nhiệm vụ công trình - Dâng nước tưới tự chảy cho 880ha diện tích đất canh tác cho Xã Phước Hữu. - Kết hợp cấp nước cho dân sinh và phát triển chăn nuôi. 1.3. Quy mô xây dựng - Về quy mô đập: + Cao trình đỉnh đập: +29,5m + Chiều dài đập: 169m - Về kết cấu đập: Đập dâng bằng đá xây - Về hiện trạng đập: + Được xây dựng và sử dụng đã lâu từ năm 1984 + Hiện nay đập bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng do chưa được tu sửa từ lúc xây dựng đến nay + Địa chất nền đập chủ yếu là cuội sỏi, dòng thấm phát triển theo thời gian gây xói ngầm nhiều đoạn dưới thân đập + Dưới thân đập nhiều chỗ bị xói nền, rỗng dưới đáy tạo hố xoáy ở hạ lưu gây hỏng đập, bể tiêu năng + Nhiều đoạn bề mặt đập, bể tiêu năng bằng đá xây thì bị tróc vữa + Đơn vị quản lý nhiều lần dùng bao tải để gia cố chỗ bị xói nhưng đó chỉ là biện pháp tạm thời, công trình cần được sửa chữa gấp. - Dự kiến biện pháp tu sửa: + Những đoạn đập xung yếu bị vỡ, hư hỏng, xói ngầm thì phá bỏ. Xây mới đoạn bị vỡ mặt ngoài bọc BTCT, bên trong đổ đá hộc, cắm chân khay thượng, hạ lưu. + Nâng cấp toàn bộ mặt đập mặt ngoài bọc BTCT, cắm chân khay xuống đến tầng đá gốc đảm bảo ổn định cho đập, sửa chữa hoặc làm mới bể tiêu năng. + Khoan phụt chống thấm, chống xói cho nền đập và bể tiêu năng. 1.4. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 1.4.1. Điều kiện địa hình Tỉnh Ninh Thuận có địa hình bao gồm cả 3 dạng: miền núi, đồng bằng, miền ven biển + Địa hình đồi núi: Bao bọc 3 mặt: phía Bắc và phía Nam là hai dãy núi cao chạy ra sát biển, phía tây là vùng núi cao của tỉnh Lâm Đồng. Vùng núi có độ cao từ 200m ÷ 1000m, vùng đồi có độ cao từ 400m ÷ 600m. + Địa hình tích tụ thềm sông: Đây là vùng bán sơn địa dốc thoải, phân cách yếu, độ cao từ 30m ÷ 50m, cục bộ có một số đồi cao từ 100m ÷ 200m. + Địa hình đồng bằng ven biển: Được bao bọc ở giữa. Được tạo bởi Abeni mới của hệ thống sông ngòi ven biển. Là miền bằng phẳng, có cao độ dưới 20m, hơi dốc về phía biển. Đây là vùng diện tích đất nông nghiệp quan trọng nhất của tỉnh Ninh Thuận. + Địa hình đồi cát trắng ven biển: Được tạo thành bởi trầm tích biển, gió, đó là các đồi cát, cồn cát lớn nối tiếp nhau từ Phan Rang đến sông Lũy. Vùng này đất khô hạn và hầu như không có thảm thực vật. Đập dâng Ma Rên thuộc hệ thống Tân Giang nằm trong vùng địa hình tích tụ thềm sông và đồng bằng ven biển, vì vậy có những đặc điểm địa hình, địa mạo của vùng này như: - Phía thượng lưu địa hình bị phân cách vừa, đồi núi thấp, độ dốc địa hình vừa. - Dần về phía hạ lưu là vùng đồng bằng rộng, địa hình bằng phẳng ít bị chia cắt. - Hướng dốc địa hình chung là hướng Tây sang Đông. - Cao độ khu tưới biến đổi từ Ñ 50,00 ÷ Ñ 10,00 Nhìn chung địa hình khu tưới Hệ thống Tân Giang khá bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. 1.4.2. Điều kiện địa chất Đặc điểm địa chất chung của tỉnh Ninh Thuận gồm các vùng: + Vùng ven biển: Phía trên cùng là lớp cát dày hàng chục mét, phía dưới là lớp san hô, vỏ nghêu sò, tiếp đó là lớp san hô cứng chắc. + Vùng đồng bằng: Trên cùng là lớp đất bồi tích trẻ và cổ, dày trên 1m, kế đến là lớp cát dày 10 ÷ 12m, dưới cùng là lớp đá gốc. + Vùng bán sơn địa: Thành phần trầm tích phổ biến là cát, cuội sỏi, ít bột sét, dưới cùng là lớp đá gốc. Đá thuộc giới MEZOZOI (MZ), hệ Jura muộn (J3), phức hệ định quán –pha 2 (gdJ3đq2), có thành phần là Granodiorit biotit horblend, màu xám trắng, đốm đen, cấu tạo khối, kiến trúc nủa tự hình hạt trung. + Vùng đồi, núi cao: Được hình thành từ khối Granit, các trầm tích và trầm tích phún xuất. Trong đó Đập Ma Rên thuộc Hệ thống Tân Giang nằm trong vùng bán sơn địa và vùng đồng bằng. 1.4.3. Đặc điểm thủy văn Trong vùng dự án không có trạm đo mưa nên phải dùng mạng luới trạm khí tượng đo mưa xung quanh để nghiên cứu. Mạng lưới trạm khí tượng N0 Trạm Vĩ độ Kinh độ Số năm 1 Phan Rang 11o34’ 108o59’ 62 2 Nha Hố 11o42’ 108o54’ 26 3 Nhị Hà 14o28’ 108o40’ 19 Mạng lưới trạm thuỷ văn N0 Tên trạm F(km2) Thời kỳ quan trắc Ghi chú 1 Tân Giang 158 1996 – 1998 Dừng đo 2 Cà Giây 155 1992 – 1994 Dừng đo 3 Sông Quao 300 1980 – 1986 Dừng đo 4 Sông Lũy 964 1978 – 2004 Trạm thủy văn cấp I 5 Sông Con 13 1985 – 1988 Dừng đo 6 Tân Mỹ 1978 – 2004 Trạm thủy văn đo mực nước 2. Các căn cỨ pháp lý đỂ lẬP đỀ cương tỔng quát KHẢO SÁT, THIẾT KẾ 2.1. Cơ sở pháp lý Căn cứ Quyết định số 2847/QĐ-UBND ngày 29/12/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận Về việc phân bổ kinh phí cho các đơn vị, địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ năm 2010 (đợt 2) 2.2. Các quy trình, quy phạm áp dụng Tiêu chuẩn ngành 14TCN 186-2006: “Thành phần khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thuỷ lợi” Tiêu chuẩn ngành 14TCN 40-2002: “Quy phạm đo kênh và xác định tim công trình trên kênh” ban hành theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BNN ngày 04/6/2002 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT. Tiêu chuẩn ngành 14TCN 102-2002: “Quy phạm khống chế mặt bằng cơ sở công trình thuỷ lợi” ban hành theo Quyết định số 4/2002/QĐ-BNN ngày 07/01/2002 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT. Tiêu chuẩn ngành 14TCN 22-2002: “Quy phạm khống chế cao độ cơ sở công trình thuỷ lợi”. Tiêu chuẩn ngành 14TCN 141-2005: “Quy phạm đo vẽ mặt cắt, bình đồ địa hình”. Tiêu chuẩn ngành 14TCN 195-2006: “Thành phần khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thuỷ lợi” Quy trình kỹ thuật khoan tay 14TCN 6-85 QT.TL.B-7-77 ban hành theo quyết định số 192KT/QĐ ngày 20/9/1977. Tiêu chuẩn ngành 14TCN 145-2005: “Hướng dẫn lập đề cương khảo sát thiết kế công trình thủy lợi”. Tiêu chuẩn ngành 14TCN 171-2006: “Thành phần, nội dung lập Báo cáo đầu tư, Dự án đầu tư, và báo cáo kinh tế kỹ thuật các dự án thủy lợi”. Tiêu chuẩn TCXDVN 285-2002: “Các công trình thuỷ lợi – Các quy định chủ yếu về thiết kế” ban hành theo Quyết định số: 26/2002/QĐ-BXD ngày 28/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng. Và một số tiêu chuẩn khác có liên quan. PHẦN 2 NỘI DUNG YÊU CẦU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT ĐỐI VỚI CÁC CHUYÊN NGÀNH 1. ĐỊA HÌNH 1.1. Yêu cầu kỹ thuật Cao độ sử dụng hệ cao độ quốc gia. Toạ độ sử dụng hệ cao độ quốc gia VN 2000. Khống chế toạ độ bằng lưới đường chuyền cấp 1, cấp 2. Khống chế cao độ bằng thủy chuẩn hạng 4 và thủy chuẩn kỹ thuật. Tài liệu đảm bảo đủ thành phần, nội dung, khối lượng phục vụ cho công tác lập Báo Cáo KTKT giai đoạn này và kế thừa cho giai đoạn sau. Hình thức tài liệu được thể hiện trên máy vi tính. 1.2. Tiêu chuẩn, kỹ thuật áp dụng Căn cứ vào tiêu chuẩn ngành 14TCN 186: 2006 -Thành phần khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thuỷ lợi. Tiêu chuẩn ngành 14TCN-40-2002: “Quy phạm đo kênh và xác định tim công trình trên kênh” ban hành theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BNN ngày 04/6/2002 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT. Tiêu chuẩn ngành 14TCN-22-2002: “Quy phạm khống chế cao độ cơ sở công trình thuỷ lợi”. Tiêu chuẩn ngành 14TCN-102-2002: “Quy phạm khống chế mặt bằng cơ sở công trình thuỷ lợi” ban hành theo Quyết định số 4/2002/QĐ-BNN ngày 07/01/2002 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT. Tiêu chuẩn ngành 14TCN-141-2005: “Quy phạm đo vẽ mặt cắt, bình đồ địa hình”. Một số tiêu chuẩn khác có liên quan. Một số phần mềm chuyên dùng khác. 1.3. Tài liệu địa hình thu thập - Tài liệu địa hình thu thập gồm: Bản đồ địa hình tỉ lệ: 1/50.000; 1/25.000; 1/10.000. 1.4. Thành phần, nội dung khảo sát địa hình thực hiện a. Xây dựng lưới khống chế tọa độ: Khống chế lưới đường chuyền cấp 1, cấp 2 theo sơ đồ hình khoá là phù hợp. Lưới đường chuyền cấp 1, cấp 2 được đo qua máy toàn đạc điện tử GTS 226, SET 3B. Đo nối toạ độ Nhà nước VN 2000. Trường hợp đặc biệt sử dụng GPS 1 tần hoặc 2 tần như SR 530 hoặc chuyển toạ độ từ vùng lân cận tới khu đo với thời gian quan sát từ 1 đến 2 giờ. Các chỉ tiêu của lưới đạt: DS/S = 1:10.000 (ĐC – 1). DS/S = 1:5.000 (ĐC – 2). Góc đo trong lưới theo phương pháp toàn vòng qua máy có độ chính xác 1”. Đo 3 vòng đo cho đường chuyền cấp 1. Đo 2 vòng đo cho đường chuyền cấp 2. Sai số khép tuyến: fß =A10”, N (ĐC – C1). fß =A20”, N (ĐC – C2). Sai số khép toạ độ: fS/S = 1/10.000, (ĐC – C1). fS/S = 1/5.000, (ĐC – C2). Tất cả các điểm đường chuyền cấp 1, cấp 2 được chôn mốc bê tông 15x15x60cm. - Khắc tên điểm: ĐC I-I (I = 1¸n). ĐC II-I (I = 1¸n). Bình sai và xử lý số liệu trên máy vi tính qua phương pháp gián tiếp có điều kiện mã BSK-HEC I. Sơ hoạ và thống kê theo mẫu qui định 14 TCN 22 – 2002. Mọi qui định tuân theo quy phạm Khống chế mặt bằng cơ sở trong công trình thủy lợi 14TCN 22 – 2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. b. Xây dựng lưới khống chế cao độ: Lưới thuỷ chuẩn hạng 4, thủy chuẩn kỹ thuật tuân theo mọi qui định (Qui phạm 14 TCN 102 - 2002). “Khống chế cao độ cơ sở trong công trình thuỷ lợi”. Hệ cao độ quốc gia Mũi Nai, Hà Tiên. Trường hợp đặc biệt sử dụng GPS. Qui trình đo khép kín tuyến thuỷ chuẩn hạng 4, đo theo phương pháp hình học với máy C3-20 và C41,…có độ chính xác 1mm/1km Đo qua các điểm đường chuyền cấp 1, cấp 2, điểm thủy chuẩn hạng 4 có trong khu dự án, các chỉ tiêu của lưới đạt: - Thủy chuẩn hạng 4 khoảng cách từ máy đến mia: 90m - Sai số khép cao độ của tuyến: fh = A20mm , L=Km. - Thủy chuẩn kỹ thuật khoảng cách từ máy đến mia: 150m. - Thuỷ chuẩn kỹ thuật đo qua các trạm đặt máy đo vẽ, điểm cắt dọc, điểm giữa cắt ngang đảm bảo độ tin cậy fh = A50mm , L=Km. c. Đo vẽ bình đồ: Bình đồ đầu mối đo vẽ tỉ lệ 1/500, tạo thành một hệ thống nhất. Phương pháp đo vẽ: Toàn đạc điện tử qua máy GTS226, SET 3B với sổ đo điện tử Feilbook hoặc card, trực tiếp tự động ngoài thực địa. Mọi qui định tuân theo “Qui phạm đo vẽ bản đồ địa hình 1:5000 ¸ 1:500” (Phần ngoài trời ) Mã số 96TCN 43-90. Bình đồ phải thể hiện được đầy đủ, chi tiết hiện trạng công trình, địa hình địa vật, dáng đất thay đổi. Đặc biệt những vị trí xói lở, hư hỏng của tuyến đập. d. Đo vẽ cắt dọc, cắt ngang: - Đo vẽ cắt dọc: Đo vẽ cắt dọc tuyến đập, tuyến đường quản lý với tỷ lệ 1/200. Cắt dọc đo theo phương pháp phối hợp, chiều dài đo qua thước thép loại 10m, 20m. Bình quân 25m/1điểm. Địa hình thay đổi, có nhiều địa vật thì mật độ điểm tăng dày hơn. Sai số đo chiều dài đạt: DS/S = 1/2000 Sai số đo cao độ thủy chuẩn kỹ thuật đạt: fh = A60mm, L=Km - Đo vẽ cắt ngang: Cắt ngang đo vuông góc với tuyến cắt dọc hiện hữu, mật độ trung bình 25m/1mặt cắt. Tại những vị trí biến đổi cần tăng độ dày mặt cắt. Chiều rộng mặt cắt ngang bao trùm toàn bộ mặt bằng công trình. Vẽ cắt ngang trên máy tính qua phần mềm Autocad với tỷ lệ 1/200 1.5. Khối lượng khảo sát địa hình BẢNG KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH TT NỘI DUNG ĐƠN VỊ CẤP ĐH DIỄN GIẢI (m*m) KHỐI LƯỢNG I Đo vẽ bình đồ Bình đồ cụm đầu mối đo dưới nước, tỷ lệ 1/500; đường đồng mức 0,5m ha III 300*170 5,1 II Đo vẽ trắc dọc, ngang 1 Cắt dọc tuyến đập đo dưới nước 100m III 1,7 2 Cắt ngang tuyến đập đo dưới nước 100m III 170/25*100 6,8 III Khống chế mặt bằng Đường chuyền cấp 2 điểm III 4 IV Khống chế cao độ 1 Thủy chuẩn hạng 4 km III 7,0 2 Thủy chuẩn kỹ thuật km III 2,0 1.6. Chi phí khảo sát địa hình Căn cứ vào khối lượng khảo sát địa hình nêu trên. Căn cứ đơn giá hiện hành cho công tác khảo sát số: 769/UBND-KT ngày 10/03/2008 của UBND tỉnh Ninh Thuận. Căn cứ Thông tư Hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình XDCB số: 05/2009/TT-BXD ngày 15/4/2009 của Bộ Xây Dựng. Căn cứ Quyết định số 1261/2010/QĐ-UBND ngày 27 tháng 07 năm 2010 Về việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Chi phí khảo sát địa hình chi tiết xem Phụ lục 1 2. ĐỊA CHẤT 2.1. Yêu cầu kỹ thuật Tuân thủ các tiêu chuẩn về khảo sát địa chất 14TCN 195-2006 Các mặt cắt địa chất phải dựa vào tài liệu địa hình để vẽ Tất cả các tài liệu về địa chất phải được lập trên máy tính và giao nộp bằng hồ sơ bản vẽ và đĩa CD Yêu cầu về bảo quản mẫu và nõn khoan theo các quy định hiện hành Hồ sơ được lập theo các quy định hiện hành. Trong báo cáo cần đánh giá tình hình địa chất vùng tuyến, vật liệu xây dựng và những kiến nghị về các vấn đề cần quan tâm khi thiết kế các hạng mục công trình 2.2. Tiêu chuẩn, kỹ thuật áp dụng Tiêu chuẩn ngành 14TCN 195-2006: “Thành phần khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thuỷ lợi” Quy trình kỹ thuật khoan tay 14TCN 6-85 QT.TL.B-7-77 ban hành theo quyết định số 192KT/QĐ ngày 20/9/1977. TCVN 4419-1987: Khảo sát cho xây dựng – nguyên tắc cơ bản. 22 TCN 259-2000: Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình. TCVN 1991: Đất xây dựng, phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển, bảo quản mẫu. 14 TCN 32-2005 đến 14 TCN 140-2005 và 14 TCN 146-2005 đến 14 TCN 149-2005: Các tiêu chuẩn về thí nghiệm đất trong xây dựng công trình thuỷ lợi Một số tiêu chuẩn khác có liên quan. 2.3. Mục đích, yêu cầu Tìm hiểu và đánh giá chung điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn toàn bộ khu vực dự án. Khoan thăm dò xác định địa tầng các tuyến công trình. Đánh giá chỉ tiêu cơ lý nền công trình, vật liệu. 2.4. Thành phần, nội dung khảo sát địa chất thực hiện a. Công tác khoan thăm dò: Nhằm mục đích tìm hiểu các lớp đất đệ tứ, mức độ phong hoá của đá, tính phân lớp, tính thấm, mực nước ngầm xuất hiện và ổn định, kết cấu, trạng thái của đất, đá để lấy mẫu thí nghiệm và lập các mặt cắt địa chất. Vị trí và độ sâu của các hố khoan do Chủ nhiệm địa chất bố trí trên bản đồ địa hình hoặc chỉ trực tiếp tại thực địa. Đối với các tất cả các hố khoan ở khu vực đầu mối được khoan đến độ sâu thiết kế (đối với đập độ sâu hố khoan bằng 2/3H 1H – với H chiều cao đập), trong trường hợp chưa khoan đến độ sâu thiết kế nhưng đã khoan vào sâu trong đá phong hoá nhẹ - tươi 5m thì được phép dừng khoan, đối với các hố đã khoan hết chiều sâu thiết kế mà vẫn chưa khoan tới đá gốc phong hoá nhẹ - tươi thì phải tiếp tục khoan nhưng chiều sâu tăng thêm không vượt quá 5m cho mỗi hố. Các hiện tượng đặc biệt trong quá trình khoan như mất nước, mất nõn khoan, tụt cần khoan ... phải được ghi chép tỉ mỉ, xác định độ sâu chính xác và báo cho Chủ nhiệm đồ án. Tiến hành lấy mẫu thí nghiệm, bao gói và bảo quản mẫu theo quy định. Đo mực nước ngầm trong hố khoan vào đầu và cuối mỗi ca. Sau khi kết thúc hố khoan tiến hành lấp hố theo quy trình kỹ thuật khoan. Trên mốc bê tông phải ghi rõ tên hố, độ sâu, đơn vị thực hiện, thời gian hoàn thành (trừ những hố dưới nước). b. Công tác lấy mẫu thí nghiệm: Trong quá trình khoan đào sẽ tiến hành lấy mẫu đất nguyên dạng, nếu đất hạt thô thì lấy mẫu rời. Mật độ và độ sâu lấy mẫu được bố trí sao cho các lớp đất đều có khoảng 4 mẫu đại diện. c. Công tác thí nghiệm hiện trường: Thí nghiệm ép nước: Trong quá trình khoan tiến hành ép nước thí nghiệm trong các hố khoan tại tầng đá gốc theo tiêu chuẩn hiện hành. Ép nước theo 3 cấp áp lực trên đồng hồ: với áp lực 1,0-1,5-1,0 kG/cm2 đối với đoạn ép đầu; với áp lực 1,5-3,0-1,5 kG/cm2 đối với đoạn ép tiếp theo khi hố khoan có từ 2 đoạn ép trở lên. Chiều dài đoạn ép tiêu chuẩn là 5m, có thể tăng lên nếu đá có tính thấm yếu và giảm đi khi đá nứt nẻ mạnh. Thí nghiệm đổ nước: thực hiện trong tầng đất, đá gốc phong hoá nứt nẻ mạnh. Chiều dài đoạn thí nghiệm khoảng 3 - 5m. Đổ nước bao gồm đổ đáy và vách. Tuỳ theo mức độ tiêu hao nước mà quyết định biện pháp đổ có đầu nước thay đổi (khi thấm ít) hoặc đầu nước không đổi (khi thấm nhiều). d. Công tác thí nghiệm trong phòng: Thực hiện tại phòng thí nghiệm được trang bị đủ các thiết bị theo tiêu chuẩn phòng LAB. Đối với các mẫu nguyên dạng thí nghiệm xác định 17 chỉ tiêu cơ lý, mẫu không nguyên dạng thí nghiệm xác định 13 chỉ tiêu cơ lý. 2.6. Khối lượng - Khoan thăm dò địa chất: Khoan thăm dò địa chất tuyến công trình đầu mối nhằm xác định cấu tạo địa tầng và các chỉ tiêu cơ lý của của các lớp đất đá. Qua thực địa cho thấy địa chất vùng tuyến công trình đầu mối chủ yếu là đá phong hóa, cuội sỏi hoặc đất cứng nên không thể khoan tay được, cần phải bố trí khoan máy toàn bộ trên các tuyến công trình. + Theo tiêu chuẩn, thực hiện theo 1 mặt cắt dọc tại tim tuyến chọn 3 hố và 3 mặt cắt ngang 9 hố (bao gồm cả 3 hố ở tim) vuông góc với tim tuyến (1 mặt cắt dọc sông và 2 mặt cắt ngang vai). Độ sâu các hố khoan ở lòng sông từ 2/31H (H là chiều cao đập), các vị trí khác bằng 1/31/2H. Khi khoan tới độ sâu bằng chiều cao đập mà gặp tầng thấm nước mạnh (cát, cuội sỏi,....) thì tiếp tục khoan tới tầng thấm nước yếu. Khi khoan mà gặp đá gốc sớm thì cần khoan vào đá nguyên khai tối thiểu 3m. Trong trường hợp này thì cần khoan sâu đến tầng đá gốc để phục vụ cho việc thiết kế sau này. Khối lượng các hố khoan dự kiến TT TÊN HỐ KHOAN VỊ TRÍ HỐ KHOAN CẤP I-III CẤP VII-VIII TỔNG ĐỘ SÂU (m) (m) (m) (m) TUYẾN ĐẬP 17,0 13,0 30,0 1 KM1 Tim 7,0 5,0 12,0 2 KM2 Tim 5,0 4,0 9,0 3 KM3 Tim 5,0 4,0 9,0 - Thí nghiệm ngoài trời: + Ép nước thí nghiệm: Thực hiện ép nước thí nghiệm cho nền xác định lượng mất nước, hệ số thấm để lựa chọn phương pháp thiết kế xử lý nền (nếu cần). Thực hiện ép nước thí nghiệm cho các lỗ khoan của đập đầu mối, trung bình ép 5m/đoạn. Dự kiến có 1 đới đá nứt nẻ, phong hóa. Mỗi đới cần ép tối thiểu 1 giá trị K. Vậy khối lượng thực hiện ép nước thí nghiệm 3điểm*1đoạn = 3 đoạn. + Đổ nước thí nghiệm trong lỗ khoan: Mỗi lớp đá phong hóa hoàn toàn, đá phong hóa mạnh cần có 1¸2 lần đổ nước. Dự kiến có 2 lớp, vậy ta cần đổ nước thí nghiệm khoảng 3điểm*1lần*2lớp = 6 lần; - Thí nghiệm trong phòng: + Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý đất: Theo quy định thực hiện thí nghiệm 46 mẫu nguyên dạng cho một lớp đất. Đối với đất không lấy được mẫu nguyên dạng, cần phải lấy mẫu phá hủy bằng 1/2 số lượng mẫu nguyên dạng. Dự kiến nền đập có 3 lớp, cần phải thực hiện thí nghiệm cho 3 mẫu đất nguyên dạng; 6 mẫu đất phá huỷ; + Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của đá: Theo quy định số lượng từ 23 mẫu. Chọn 3 mẫu để thí nghiệm. Bảng tổng hợp khối lượng khảo sát địa chất dự kiến TT Hạng mục Đơn vị Cấp ĐC Khối lượng I Tuyến đập 1 Khoan máy m 30,0 - Cấp đất đá I-III 17,0 VII-VIII 13,0 2 Đổ nước thí nghiệm trong hố khoan lần 6 3 Ép nước thí nghiệm trong hố khoan đoạn 3 4 Thí nghiệm mẫu đất nguyên dạng 17CT mẫu 3 5 Thí nghiệm mẫu đất phá huỷ 13CT mẫu 6 6 Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của mẫu đá mẫu 3 2.7. Chi phí khảo sát địa chất thực hiện Căn cứ vào khối lượng khảo sát địa chất nêu trên. Căn cứ đơn giá hiện hành cho công tác khảo sát số: 769/UBND-KT ngày 10/03/2008 của UBND tỉnh Ninh Thuận. Căn cứ Thông tư Hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình XDCB số: 05/2009/TT-BXD ngày 15/4/2009 của Bộ Xây Dựng. Căn cứ Quyết định số 1261/2010/QĐ-UBND ngày 27 tháng 07 năm 2010 Về việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Chi phí khảo sát địa chất chi tiết xem Phụ lục 2 3. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT THU THẬP SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN Thu thập các số liệu về tình hình lưới trạm khí tượng thuỷ văn khu vực như: Tên trạm, vị trí, cao độ, chuỗi tài liệu đo đạc… Điều tra vết lũ, thời gian lũ, mức độ sa bồi tại vị trí tuyến công trình và ở hạ lưu, ưu tiên số liệu điều tra vào những năm xảy ra lũ lớn, lịch sử và trong mấy năm gần đây. Thu thập các tài liệu địa hình: bản đồ địa hình tỉ lệ 1/25.000; 1/10.000; mốc cao toạ độ Quốc gia… 4. ĐIỀU TRA THU THẬP VỀ MÔI TRƯỜNG Điều tra đánh giá về tình hình môi trường vùng dự án như: tình hình nguồn nước, chất lượng nước, môi trường ô nhiễm, vi khí hậu… Điều tra khảo sát phân tích hiện trạng tài nguyên môi trường Thu thập số liệu liên quan đến môi trường vùng dự án trước khi có công trình để đánh giá các tác động tích cực, tiêu cực sau khi xây dựng công trình 5. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN - Tài nguyên đất và thổ ngưỡng: Thu thập bản đồ tài nguyên đất và thổ ngưỡng của vùng dự án. Đánh giá thực trạng sử dụng đất và phương hướng quy hoạch sử dụng và phát triển đất trong vùng dự án. - Tài nguyên nước: Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước trong vùng dự án, trên các mặt: Sử dụng, khai thác, bảo vệ. Nghiên cứu và phân tích quy hoạch sử dụng tổng hợp, khai thác, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước. 6. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DÂN SINH – KINH TẾ – XÃ HỘI Điều tra thu thập tình hình dân sinh kinh tế trong khu hưởng lợi của dự án: dân số, lao động và phân bố lao động, các ngành sản xuất, tình hình dân trí, dân tộc, tôn giáo, các cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội như trường học, bệnh viện, giao thông, điện, thông tin liên lạc…. trong 3 năm gần đây; thu thập niên giám thống kê. Điều tra hiện trạng các ngành kinh tế khác: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lâm nghiệp, tình hình sản xuất, hiện trạng cũng như phương hướng qui hoạch các ngành kinh tế. Nhu cầu nước cho dân sinh, các ngành kinh tế khác… Thu thập tất cả các tài liệu về phương hướng phát triển kinh tế xã hội chung của xã, huyện. PHẦN 3 NỘI DUNG và yêU CẦU THIẾT KẾ 1. NỘI DUNG Từ tài liệu địa hình, địa chất, tìm nguyên nhân hư hỏng của công trình từ đó đưa ra các biện pháp xử lý, tu sửa hợp lý. Đưa ra được các phương án thiết kế từ đó lựa chọn phương án phù hợp nhất, đảm bảo giữ ổn định, làm việc an toàn của công trình khi mưa lũ về. Đưa ra được các biện pháp thi công đảm bảo tiến độ công trình. Từ số liệu thiết kế tính dự toán xây dựng công trình. 2. YÊU CẦU THIẾT KẾ Bản vẽ thiết kế phải thể hiện được rõ ràng, chính xác, từng vị trí. Phương án thiết kế Tu sửa Đập Ma Rên cụ thể như sau: Những đoạn đập xung yếu bị vỡ, hư hỏng, xói ngầm thì phá bỏ. Xây mới đoạn bị vỡ mặt ngoài bọc BTCT, bên trong độn đá hộc, cắm chân khay thượng, hạ lưu. Nâng cấp toàn bộ mặt đập mặt ngoài bọc BTCT, cắm chân khay xuống đến tầng đá gốc đảm bảo ổn định cho đập, sửa chữa hoặc làm mới bể tiêu năng. Khoan phụt chống thấm, chống xói cho nền đập và bể tiêu năng. 3. THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Nghiên cứu đặc điểm của khu vực xây dựng công trình để đề xuất phương án tổ chức thi công hợp lý. Nâng cấp, sửa chữa hoặc làm mới hệ thống đường thi công để phục vụ thi công xây dựng công trình. Quy hoạch vật liệu, xác định cự ly khai thác và trữ lượng sử dụng… Xây dựng tổng tiến độ thi công và xác định các yêu cầu về nhân lực, vật tư trang thiết bị phục vụ thi công. Lập thuyết minh, hồ sơ tổ chức thi công theo quy định hiện hành. 4. LẬP DỰ TOÁN, TỔNG DỰ TOÁN Thu thập đầy đủ các tài liệu cơ bản liên quan đến việc lập dự toán: đơn giá, các chế độ xây dựng cơ bản. Lập dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình. Phối hợp với thủy công để tính toán so chọn kinh tế các hạng mục công trình Dự kiến phân chia các gói thầu Dự kiến kế hoạch đầu tư. Lập hồ sơ theo quy định hiện hành. 5. HỒ SƠ KHẢO SÁT, THIẾT KẾ GIAO NỘP 5.1. Hồ sơ khảo sát địa hình Báo cáo kết quả khảo sát địa hình Các bản vẽ địa hình Nhật ký khảo sát 5.2. Hồ sơ khảo sát địa chất Báo cáo kết quả khảo sát địa chất Các bản vẽ mặt cắt địa chất Hình trụ hố khoan, hố đào Các kết quả thí nghiệm Nhật ký khảo sát 5.3. Hồ sơ BC KTKT Thuyết minh BC KTKT Thuyết minh các chuyên đề tính toán thủy văn, thủy nông, thủy công, cơ điện… Các bản vẽ thi công: thủy công, cơ điện, tổ chức thi công… Tổng mức đầu tư xây dựng công trình 5.4. Số lượng và hình thức hồ sơ giao nộp Hồ sơ giao nộp sạch sẽ, rõ ràng, trình bày bằng máy vi tính đáp ứng các yêu cầu theo quy định hiện hành. Số lượng hồ sơ giao nộp là 09 bộ PHẦN 4 dỰ KIẾN KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN 1. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị thiết kế với đơn vị khảo sát để thực hiện chính xác và tốt nhất công tác khảo sát địa hình, địa chất. Phối hợp chặt chẽ với Chủ đầu tư, địa phương và các cơ quan liên quan để đảm bảo chất lượng và kế hoạch của sản phẩm thiết kế. Báo cáo kết quả thực hiện công tác tư vấn theo định kỳ đã xác định trong Biên bản làm việc v/v thương thảo hợp đồng của gói thầu. 2. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN Công tác khảo sát địa hình, địa chất hoàn thành trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư Thời gian hoàn thành công tác thiết kế là 30 ngày (theo hồ sơ đấu thầu và hợp đồng), bắt đầu sau khi công tác khảo sát địa hình – địa chất tiến hành được 30 ngày. 3. CHI PHÍ KHẢO SÁT, LẬP BC KTKT Chi phí tài liệu khảo sát địa hình, địa chất được tính trên cơ sở khối lượng dự kiến khảo sát nêu trên và đơn giá, chế độ chính sách áp dụng tại thời điểm khảo sát (năm 2010) Căn cứ đơn giá hiện hành cho công tác khảo sát số: 769/UBND-KT ngày 10/03/2008 của UBND tỉnh Ninh Thuận. Căn cứ Thông tư Hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình XDCB

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_cuong_dadtxd_dap_ma_ren.doc
Tài liệu liên quan