Đặc trưng văn hóa vùng Tây Bắc

Cùng với quá trình hiện đại hoá kinh tế của đất nước, những

nét văn hoá truyền thống của Việt nam cũng đang dần bị ảnh

hưởng và mai một bởi yếu tố ngoại lai.

- Làn sóng văn hoá Phương Tây đang du nhập làm thay đổi ít

nhiều những giá trị văn hoá truyền thống bản địa. Đây là vấn đề

mà hầu như các quốc gia đang phát triển nào cũng gặp phải đặc

biệt trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền

thống trong thời đại mới.

- Đó là lễ hội truyền thống,là những điệu múa xòa hoa thu hút

bao bạn bè trong và ngoài nước,làm nên nét đặc trung văn hóa của

một vùng miền nói riêng và của đất nc Việt Nam trong sự đa dạng

phong phú nói chung

pdf37 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 2991 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đặc trưng văn hóa vùng Tây Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM VÙNG VĂN HÓA TÂY BẮC - 6 Vùng Văn hóa VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ VÙNG VĂN HÓA VIỆT BẮC VÙNG VĂN HÓA TRUNG BỘ VÙNG VĂN HÓA TÂY NGUYÊN VÙNG VĂN HÓA CHÂU THỔ BẮC BỘ DHTM_TMU ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ VÙNG TÂY BẮC DHTM_TMU Cùng với quá trình hiện đại hoá kinh tế của đất nước, những nét văn hoá truyền thống của Việt nam cũng đang dần bị ảnh hưởng và mai một bởi yếu tố ngoại lai. - Làn sóng văn hoá Phương Tây đang du nhập làm thay đổi ít nhiều những giá trị văn hoá truyền thống bản địa. Đây là vấn đề mà hầu như các quốc gia đang phát triển nào cũng gặp phải đặc biệt trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong thời đại mới. - Đó là lễ hội truyền thống,là những điệu múa xòa hoathu hút bao bạn bè trong và ngoài nước,làm nên nét đặc trung văn hóa của một vùng miền nói riêng và của đất nc Việt Nam trong sự đa dạng phong phú nói chung. DHTM_TMU PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TÂY BẮC PHẦN II: ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ TÂY BẮC  II.1: Văn hoá ở  II.2: Văn hoá sản xuất  II.3: Văn hoá ứng xử  II.4: Văn hoá tín ngưỡng  II.5: Văn hoá nghệ thuật DHTM_TMU DHTM_TMU PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN: 1. Địa hình vùng Tây Bắc: - Được giới hạn:+ Phía đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn. + Phía tây là dãy núi Sông Mã. - Gồm 6 tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Điện Biên Hoà Bình. Với diện tích 5,64 triệu ha, 9,8 triệu dân với 30 dân tộc anh em chung sống - Các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam: + Dãy Hoàng Liên Sơn + Đỉnh cao nhất: Phanxipang, Yam Phình, Pu Luông. DHTM_TMU - Là mảnh đất “ba con sông”, tạo nên ba dải nước màu: trắng, xanh, đỏ: + Sông Mã: nhiều sóng bạc đầu với truyền thuyết nữ thần canh mỏ bạc. + Sông Đà: sâu thẳm xanh đen một màu. + Sông Nặm Tao: đỏ nặng phù sa, hay còn gọi là sông Hồng. DHTM_TMU Sông Mã Sông Đà Sông Nặm Tao (Sông Hồng) DHTM_TMU 2. Khí hậu vùng Tây Bắc: Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa: - Do có độ cao từ 800 – 3000m => khí hậu ngả sang á nhiệt đới. - Một số nơi cao như Sìn Hồ có cả khí hậu ôn đới. - Là nơi có nhiều tiểu vùng khí hậu do có những thung lũng, lòng chảo như vùng Nghĩa Lộ, Điện Biên. Thiên nhiên đa dạng, thổ nhưỡng nhiều loại hình. - Khí hậu mang tính lục điạ rõ hơn Đông Bắc, xuất hiện những hiện tượng thiên nhiên cực đoan. - Giàu có nguồn tài nguyên dưới lòng đất, có nhiều tài nguyên chưa được phát hiện. DHTM_TMU 3. Cảnh quan vùng Tây Bắc: 3 vùng cảnh quan rõ rệt: - Vùng thung lũng lòng chảo thấp: các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, Thái – Kađai. - Vùng giữa: các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer. - Vùng cao: các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao, Tạng Miến DHTM_TMU * Thuận lợi: - Mở rộng các đồng cỏ và phát triển chăn nuôi quy mô lớn, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp. - Điều kiện địa hình, sông ngòi và mưa khá lớn ở thượng nguồn thuỷ năng phong phú. - Khai thác nguồn năng lượng bức xạ mặt trời phong phú này phục vụ các nhu cầu dân sinh. DHTM_TMU • Khó khăn: - Nạn xói mòn diễn ra khá trầm trọng do việc khai hoang sử dụng đất, khai thác rừng,...thiếu quy hoạch; - Nạn lũ quét, sạt lở đất hầu như năm nào cũng gây ra thiệt hại năng nề về người và của. DHTM_TMU II. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI: - Quá trình hình thành tộc người ở Tây Bắc khá phức tạp và đa dạng. - Phân thành 3 lớp dân cư: + Lớp thứ nhất: cư dân Môn – Khơme, từ bắc Việt Nam và Lào. + Lớp thứ hai: các tộc người thuộc ngữ hệ Thái – Kađai. + Lớp thứ ba: cư dân Dao – Tạng Miến, những thế kỉ gần đây là người Mông, người Việt. DHTM_TMU - Dân số thấp, năm 1978 mới có 59 người/km2. - Cư dân đều làm nông nghiệp với 2 loại hình chính: ruộng nước ở thung lũng và nương rẫy ở sườn núi. - Năm 1955, đổi thành Khu Tự Trị Tây Bắc, với các dân tộc: * Thái: các ngành Đen, Trắng, Đỏ * H’mông: các ngành Trắng, Xanh, Đen, Hoa. * Dao: các ngành Quấn Chẹt, Nga Hoàng, Dao đỏ * Mường; Khơmú; Laha; Xinhmun; Tày * Bộ phận người Kinh là con cháu nghĩa binh Hoàng Công Chất. * Bộ phận người Hoa là dòng dõi quân Lưu Vĩnh Phúc. DHTM_TMU - Ngày xưa, cư dân Tây Bắc là một bộ phận của nền văn minh đồng thau Đông Sơn với trống đồng và công cụ bằng đồng. - Người Kháng có tục uống nước bằng mũi và rất giỏi làm thuyền độc mộc Bầu đựng xôi và bầu đựng nước cay hít qua mũi của người Kháng - Sơn La. DHTM_TMU - Người Laha thì mãi đến ngày nay vẫn được người Thái tôn sùng vì được coi là chủ nhân của trống đồng. Cư dân Laha nổi tiếng về hội lễ “mừng mùa măng mọc”. - Đến những năm 60 của thế kỉ này người Mảng vẫn còn bảo lưu xăm những chấm, những vòng tròn có chấm ở giữa, quanh miệng và cằm. Vì thế người Thái gọi là “Xá cằm hoa” tức Xá cằm xăm hoa. DHTM_TMU III. ĐẶC ĐIỂM VĂN HOÁ: 1. Văn hoá ở: - Nhà sàn Thái có mái đầu hồi khum khum hình mai rùa, trên đỉnh đầu hồi ấy có 2 vật trang trí, gọi là “Sừng cuộn” (Khau cút), đầu trên là một vòng tròn xoáy trôn ốc, giống như ngọn rau đớn (Phắc cút). - Bản Thái thường nằm ở ven đồi, chân núi, nhìn ra cánh đồng. - Bản nào ở chân núi đá thì dùng mạch nước ngầm làm nước ăn, gọi là “Mỏ nước” (Bó nặm). DHTM_TMU Ngôi nhà sàn của người Thái DHTM_TMU 2. Văn hoá sản xuất: a, Đối với cư dân vùng thung lũng: - Nổi tiếng vì hệ thống tưới tiêu: Phai Mương  Lái  Lịn. - Nuôi cá ngay trong mực nước của lúa, cá vừa ăn sâu bọ cỏ dại, vừa sục bùn cho tốt lúa  món dâng cúng lễ cơm mới bao giờ cũng có xôi và cá nướng - Dòng suối còn đóng vai trò quan trọng trong tâm linh con người, được coi là vật nữ tính: con suối (Me nặm), thường có những đoạn nước cuốn thành vực (Vắng nặm). DHTM_TMU - Nương rẫy là một bộ phận bổ sung không thể thiếu. Nhờ có nương đồng bào có lúa, rau quả như bầu bí, rau cải, đậu, đu đủ, - Rừng là nơi con người hái rau rừng, lấy thuốc chữa bệnh, thuốc nhuộm, săn bắt thú rừng và khi thất bát mùa màng thì chính rừng, với củ mài, bột báng đã cứu họ khỏi chết đói. - Người Thái bảo vệ rừng ban không chỉ vì nó là biểu tượng văn hoá của quê hương họ, mà còn vì chỉ có ban mới mọc được. DHTM_TMU Hoa ban Tây Bắc DHTM_TMU b, Đối với cư dân vùng rẻo giữa: chủ yếu là cư dân Môn – Khmer. - Hoạt động kinh tế chủ yếu là nương rẫy thấp. - Do các đặc điểm lịch sử buộc họ phải chuyển sang hoạt động nương rẫy là chính. - Năng suất nương rẫy thấp  đời sống thấp kém, hiện tượng du canh du cư phổ biến. c, Đối với cư dân vùng rẻo cao: cư dân Mông, Dao, Tạng, Miến. - Sáng tạo những kĩ thuật canh tác rất đa dạng, kết hợp canh tác khô và cạn. Chính vì vậy đã tạo nên hệ thống ruộng bậc thang khá kỳ vĩ. - Người H’mông trên núi cao, người Kháng, Khơmú, Dao, Laha đều tự nguyện tuân theo luật Thái. DHTM_TMU Sắc nước lấp lánh, ánh lên cả một vùng trời DHTM_TMU Sắc xanh làm nên nét rực rỡ cho vùng trời Tây Bắc DHTM_TMU • KẾT LUẬN: Việc phát huy các luật tục và các lễ hội nông nghiệp của người Thái trong phát triển du lịch Qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc Thái Đen là hướng đi tích cực vừa bảo tồn các di sản văn hóa cộng đồng dân tộc Thái của Việt Nam nói chung và người Thái Đen ở vùng Tây Bắc nói riêng, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực và vùng miền. DHTM_TMU 3. Văn hoá ứng xử: - Người Thái sống chân thật, giản dị và rất hoà thuận. - Không bao giờ trẻ con bị mắng mỏ nặng lời, có sai sót gì người lớn chỉ nhắc nhẹ. - Những lúc khó khăn, đói kém người ta đến họ hàng xin lương thực. - Nếp sống hoà thuận, tôn trọng người già, thương yêu con trẻ và giúp đỡ nhau vô tư là đặc điểm chung của các dân tộc trong vùng. Nụ cười của em bé Tây Bắc DHTM_TMU 4. Văn hoá tín ngưỡng: - Đều có tín ngưỡng “mọi vật có linh hồn” (animisme). - Có đủ loại “hồn” và các loại thần. Thần sông núi, suối khe, đá, cây, súc vật, các lực lượng thiên nhiên như sấm, chớp, mưa, gió. - Người Thái có đến 80 hồn (Xam xếp khoan mang nả. Hả xếp khoan mang lăng), như hồn tóc, hồn lông mày, lông mi, tai, mũi, trán. - Mong muốn thiết lập được mối quan hệ với mọi vật và với tổ tiên.  Đó là mối quan hệ đa diện, đa phương đảm bảo cho tính hợp lí và sự ổn định tất yếu của cuộc sống con người. DHTM_TMU 4. Văn hoá nghệ thuật: - Thể hiện cái nhìn thẩm mĩ của nhân dân Tây Bắc - Có một vài nghệ nhân giỏi sáng tác thơ ca nổi tiếng, tuy đã có chữ viết cổ nhưng tác phẩm của họ vẫn lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng. - Vốn sáng tác ngôn từ giàu có, đủ thể loại (tục ngữ, thành ngữ, đồng dao, giao duyên, ) - Có cả truyện thơ dài hàng ngàn câu như: Tiễn dặn người yêu (Thái), Tiếng hát làm dâu (H’mông), Vườn hoa - Núi cói (Mường) - Có cả truyện thơ lịch sử, như bản sử ca: Dõi theo bước đường chinh chiến của ông cha (Táy pú xơc) hay Lịch sử bản Mường (Quán tố Mường), bộ phận người Mường cũng có những thiên sử thi như ở Hoà Bình, Thanh Hoá. DHTM_TMU - Các truyền thuyết của từng dân tộc, một mặt khẳng định nguồn gốc của họ, mặt khác lại gắn bó với vùng đất, lịch sử của họ trên mỗi vùng đất này. - Đặc biệt là truyền thuyết về hoa ban, dân tộc nào cũng có và cũng thắm đượm tình người. - “Xoè” là đặc sản nghệ thuật múa Thái, là biểu tượng văn hoá Tây Bắc. - Có xoè vòng và xoè điệu, xoè vòng sôi nổi bao nhiêu thì xoè điệu nhẹ nhàng, tinh tế bấy nhiêu. DHTM_TMU Xoè vòng Xoè điệu DHTM_TMU - H’mông nổi tiếng với các điệu múa khèn, đá châm hùng dũng của nam giới. - Người Khơmú và Xinh mun lại độc quyền điệu múa lắc mông, lượn eo DHTM_TMU - Còn điệu Tăng bu (dỗ ống) là sở hữu của người Laha. - Và đến người Mường thì phải được xem múa bông. DHTM_TMU Còn múa Sạp, trừ người H’mông, còn dân tộc nào trong vùng cũng có. DHTM_TMU - Có một sở thích âm nhạc chung, đó là vài chục loại hệ nhạc cụ hơi có lưỡi gà bằng tre, bằng đồng, hay bằng bạc như Pí pặp, khèn bè Thái, sáo và khèn H’mông - Ngoài ra, mỗi dân tộc còn có bản sắc riêng như cây Tính Tảu Thái, đống ôi Mường,.. - Nét chung nữa trong văn hoá Tây Bắc là sở thích trang trí trang phục chăn màn, đồ dùng. DHTM_TMU Trang phục của một số dân tộc Tây Bắc Dao đỏ H’mông Mường Thái trắng DHTM_TMU • KẾT LUẬN: Văn hoá các tộc người vùng Tây Bắc khá phong phú và đa dạng, giàu bản sắc, gắn liền với quá trình tụ cư lâu đời của cư dân từ nhiều nguồn và nhiều thời điểm khác nhau. Điều cần làm là giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, truyền thống và đổi mới tại khu vực này. Có như vậy mới có thể phát triển bền vững kinh tế xã hội ở vùng đất vốn giàu tiềm năng và có kho tàng văn hoá phong phú. DHTM_TMU . Nét văn hóa đặc trưng của vùng miền Tây Bắc đã giúp thế hệ chúng ta hiểu đc phần nào về vùng Tây bắc,hiểu đc phần nào về văn hóa đa dạng Việt Nam,để từ đó,ta tự ý thức đc bản thân mình phải làm thế nào để nét văn hóa ấy vừa mãi được bảo tồn,được tôn trong,được phát huy và được phát triển trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay. Sự phát triển của đất nước dù có nhanh chóng một cách rõ rệt như thế nào đi chăng nữa thì bổn phận của chúng ta vẫn phải kế thừa và phát huy- đó mới chính là nét văn hóa đặc trưng trong tiềm thức của con người Việt. DHTM_TMU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUnlock-bai_giang_co_so_van_hoa_viet_nam_dh_thuong_mai_5_948.pdf