Đại cương Văn hóa Việt Nam - Bài 3: Diễn trình lịch sử văn hóa Việt Nam

Mục tiêu bài học:

- Xác định được văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ

- Phát hiện tính quy luật trong sự vận động của lịch sử Văn hóa Việt Nam

pdf36 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đại cương Văn hóa Việt Nam - Bài 3: Diễn trình lịch sử văn hóa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015105206 1 ĐẠI CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM Giảng viên: TS. Lê Ngọc Thông 1 v1.0015105206 BÀI 3 DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM Giảng viên: TS. Lê Ngọc Thông 2 v1.0015105206 • Xác định được văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ. • Phát hiện tính quy luật trong sự vận động của lịch sử văn hóa Việt Nam. MỤC TIÊU BÀI HỌC 3 v1.0015105206 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ • Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin. • Xã hội học. • Văn hóa học. 4 v1.0015105206 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. • Tham gia nghiên cứu thực tế và xây dựng bài học cho bản thân. 5 v1.0015105206 CẤU TRÚC NỘI DUNG 3.1 Văn hóa Việt Nam tiền sử và sơ sử 3.2 Văn hóa Việt Nam thiên niên kỉ đầu công nguyên 3.3 Văn hóa Việt Nam thời tự chủ 3.4 Văn hóa Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc 3.5 Văn hóa Việt Nam thời kỳ hiện đại 6 v1.0015105206 CẤU TRÚC NỘI DUNG 7 Lớp văn hóa bản địa Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực Lớp văn hóa giao lưu với văn hóa phương Tây Văn hóa thời kỳ Bắc thuộc Văn hóa hiện đại Văn hóa Văn Lang - Âu Lạc Văn hóa tiền sử Văn hóa thời kỳ Pháp thuộc Văn hóa Đại Việt LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM v1.0015105206 3.1. VĂN HÓA VIỆT NAM TIỀN SỬ, SƠ SỬ 3.1.1. Văn hóa Việt Nam thời tiền sử 3.1.2. Văn hóa Việt Nam thời sơ sử 8 v1.0015105206 3.1.1. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI TIỀN SỬ • Thời gian và không gian văn hóa - lịch sử  Trước khi xuất hiện nền văn minh cổ đại (trước khi hình thành nhà nước - quốc gia - từ thiên niên kỉ thứ nhất TCN  cuối thời đại đá mới).  Khu vực châu Á gió mùa hình thành một cơ tầng văn hoá chung của cư dân Đông Nam Á: văn hoá nghề nông - một phức thể văn hoá lúa nước có ba yếu tố: văn hoá núi, văn hoá đồng bằng và văn hoá biển (yếu tố đồng bằng có sau nhưng đóng vai trò chủ đạo). Nền văn hóa Thời đại Thời gian Tác dụng Núi Đọ Đá cũ Hàng chục vạn năm kéo dài cho đến một vạn năm đến ngày nay. Chuyển từ kinh tế khai thác sang kinh tế sản xuất, thực sự bước vào lĩnh vực sáng tạo văn hoá, làm thành một trung tâm nông nghiệp và công nghiệp đá xưa nhất thế giới. Sơn Vĩ (Phú Thọ) Hậu kỳ đá cũ Từ 20 đến 15 nghìn năm trước công nguyên. Hòa Bình Đá giữa Từ 12.000 đến 7.000 năm cách ngày nay. Bắc Sơn (Lạng Sơn) Đá mới Từ 11.000 năm đến 7.000 năm cách nay. 9 v1.0015105206 3.1.2. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI SƠ SỬ 3 trung tâm văn hóa lớn Văn hóa Đồng Nai (miền Nam) Văn hóa Sa Huỳnh (miền Nam) Văn hóa Đông Sơn (miền Bắc) 10 v1.0015105206 3.1.2. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI SƠ SỬ Bản đồ Việt Nam thời sơ sử 11 v1.0015105206 3.1.2. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI SƠ SỬ (tiếp theo) 12 • Đặc điểm văn hóa Việt Nam thời sơ sử:  Hình thành nền tảng của văn hoá Việt Nam, hình thành cốt lõi của người Việt cổ.  Phác thảo thời nguyên về một nền văn hóa quốc gia dân tộc đa tộc người về sau.  Văn hoá bản địa - nội sinh, nằm trong cơ tầng văn hoá chung của khu vực văn hoá Đông Nam Á thời đó.  Đỉnh cao là văn hoá Đông Sơn, văn hoá Sa Huỳnh và văn hoá Đồng Nai (phát triển thành ba nền văn minh lớn ở Đông Nam Á, ứng với ba quốc gia cổ đại là Văn Lang - Âu Lạc, Chăm Pa và Phù Nam).  Ý thức quốc gia dân tộc của người Việt đã sớm hình thành. v1.0015105206 3.1.2. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI SƠ SỬ (tiếp theo) • Thành tựu văn hóa Việt Nam thời sơ sử:  Kỹ thuật: Cách mạng luyện kim với nghề đúc đồng dần hoàn thiện.  Kinh tế: Hình thành nền văn minh nông nghiệp lúa nước: thuần dưỡng một số gia súc (bò trâu, gà vịt, heo), biết dùng trâu, bò để cày bừa, biết trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, thạo nghề đi biển đánh bắt hải sản;  Ngoại giao: Quan hệ giao lưu mật thiết với các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ.  Tổ chức xã hội:  Tổ chức xóm làng dựa trên cơ cấu nông thôn kiểu Á châu.  Nhà nước mới hình thành bóc lột công xã, đại diện cho lợi ích chung của công xã.  Ở các vùng núi tổ chức bộ lạc, trung du và đồng bằng tổ chức liên minh bộ lạc.  Đời sống tinh thần:  Thể hiện đậm nét bản lĩnh, truyền thống, cốt cách, lối sống và lẽ sống: đoàn kết, gắn bó, tôn trọng người già và phụ nữ, biết ơn và tôn thờ tổ tiên, anh hùng nghĩa sĩ  Nền văn học dân gian hình thành và phát triển đặc biệt là các thể loại như thần thoại, truyền thuyết,...  Tạo ra hệ thống văn tự, chữ viết “khoa đẩu”. 13 v1.0015105206 3.2. VĂN HÓA VIỆT NAM THIÊN NIÊN KỈ ĐẦU CÔNG NGUYÊN 14 3.2.1. Giới thiệu chung 3.2.2. Văn hóa thời kỳ Bắc thuộc v1.0015105206 3.2.1. GIỚI THIỆU CHUNG • Trong khoảng mười thế kỷ đầu công nguyên. • Ba nền văn hóa  Ba nền văn hoá này có những nét chung do có chung cơ tầng văn hoá Đông Nam Á, nhưng cũng lại có những nét riêng do từng vùng có những đặc điểm và số phận lịch sử khác nhau. • Năm 179 TCN, Âu Lạc bị nước Nam Việt thôn tính. • Năm 111 TCN, Nam Việt bị đế quốc Hán thôn tính. • Việt Nam hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc. • Bối cảnh văn hoá lịch sử:  Tiếp xúc cưỡng bức văn hoá Việt - Hán.  Tiếp xúc văn hoá Việt Ấn.  Giữ gìn, bảo tồn và phát triển bản sắc dân tộc, bản sắc văn hoá. 15 Văn hoá Óc Eo ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long Văn hoá Chămpa ở ven biển miền Trung Văn hoá của cộng đồng cư dân châu thổ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ v1.0015105206 3.2.2. VĂN HÓA THỜI KỲ BẮC THUỘC 16 • Dấu ấn văn hoá thời kỳ Bắc thuộc áp đặt vào Việt Nam mà ngày nay vẫn còn ảnh hưởng rõ nét là các học thuyết, các tôn giáo của phương Đông, là sự du nhập Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo. • Trên cơ sở văn minh nông nghiệp và xóm làng, người Việt tiếp thu một số yếu tố văn hoá Trung Quốc, Ấn Độ và vùng biển phương Nam. • Chống Bắc thuộc bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc (tiếng nói, tín ngưỡng dân gian và lễ hội dân tộc, văn nghệ dân gian). • Khuynh hướng văn hóa Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc:  Khuynh hướng Hán hoá là mưu đồ có ý thức của bọn đô hộ và tay sai.  Khuynh hướng Việt hoá nhằm gìn giữ và phát huy những tinh hoa văn hoá cổ truyền từ đã có từ thời Văn Lang - Âu Lạc, mặt khác còn tiếp thu, hội nhập những yếu tố văn hoá bên ngoài để làm phong phú văn hoá Việt; sắp xếp, cấu trúc lại nền tảng văn hoá Việt. Khuynh hướng này là chủ đạo v1.0015105206 3.2.2. VĂN HÓA THỜI KỲ BẮC THUỘC 17 Hán hóa Việt hóa Chủ nghĩa “bình thiên hạ”. Chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập tự chủ, tinh thần tự lập tự cường. Nhà nước đế chế và tổ chức chính quyền đô hộ theo cơ cấu quận huyện. Cộng đồng xóm làng. Sức mạnh của một đế chế lớn mạnh. Sức mạnh đoàn kết toàn dân. Đô hộ. Khởi nghĩa chống Bắc thuộc. Khởi nghĩa nhân dân phát triển thành chiến tranh nhân dân giải phóngdân tộc. Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử  thắng lợi vẻ vang. Sự đối lập của hai khuynh hướng v1.0015105206 3.2.2. VĂN HÓA THỜI KỲ BẮC THUỘC (tiếp theo) 18 • Văn hóa châu thổ Bắc Bộ thời Bắc thuộc:  Bối cảnh lịch sử  Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Nam Việt, đổi vùng đất của Âu Lạc thành châu Giao Chỉ, dưới đó là bảy quận, với chức quan đầu châu là Thứ sử, đầu quận là Thái thú.  Từ năm 179 TCN – 938 SCN.  Thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. • Các đặc trưng văn hóa cơ bản  Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt – Hán.  Giao lưu văn hóa tự nhiên Việt – Ấn.  Đấu tranh giữ gìn, bảo tồn, phát triển bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa bằng cách bảo tồn những giá trị truyền thống đã đuợc định hình, phát triển trong giai đoạn văn hóa Đông Sơn và bằng cách thâu hóa yếu tố văn hóa mới, để chống lại xu hướng đồng hóa văn hóa của vương triều Hán. v1.0015105206 3.2.2. VĂN HÓA THỜI KỲ BẮC THUỘC (tiếp theo) • Văn hóa Chămpa  Văn minh Chămpa đã tắt từ vài trăm năm.  Con người da đồng hun, mũi cao, mắt sâu, tóc xoăn.  Văn học: Huyền tích, lễ hội Katé, di tích Chăm và ảnh hưởng văn hóa Chăm.  Ngôn ngữ Chăm vẫn là sinh ngữ (ngôn ngữ là sản phẩm/thành phần văn hóa). Văn hóa Chămpa đã và vẫn là một bộ phận hợp thành.  Kế thừa di sản văn hóa Sa Huỳnh và chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Ấn Độ.  Tổ chức nhà nước: Vua được xem là hậu thân của thần trên mặt đất, được đồng nhất với thần Siva.  Tín ngưỡng: Thờ cúng tổ tiên, thờ quốc mẫu PoIưNagar, tục thờ linga.  Tôn giáo chính thống: Đạo Bàlamôn.  Tiếp nhận ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ về chữ viết, lịch, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, vũ điệu. 19 v1.0015105206 3.2.2. VĂN HÓA THỜI KỲ BẮC THUỘC (tiếp theo) 20 • Văn hóa Óc Eo  Vương quốc Phù Nam: tồn tại khoảng đầu thế kỷ I  627.  Đặc điểm văn hóa:  Nghề buôn bán phát triển (thương cảng Óc Eo), biết sử dụng tiền vàng, đồng, thiếc để trao đổi.  Tín ngưỡng đa thần: ảnh hưởng cả Bàlamôn giáo lẫn Phật giáo.  Kiến trúc nhà cửa, đô thị phong phú, quy hoạch hợp lý.  Nghề thủ công phát triển, đa dạng và tinh xảo: chế tác trang sức bằng vàng, gia công kim loại màu (thiếc). v1.0015105206 3.3. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KỲ TỰ CHỦ 21 a. Bối cảnh văn hóa lịch sử - các triều đại • Năm 938, Ngô Quyền xưng Ngô Vương định đô ở Cổ Loa. • Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, đặt tên nước Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa Lư. • Năm 981, Lê Hoàn lập ra nhà Tiền Lê. • Năm 1010, Nhà Lý dời đô về Đại La, đổi tên thành là Thăng Long. • Đến năm 1954 đổi tên nước Đại Việt. • Năm 1226, nhà Trần thay nhà Lý. • Năm 1400, nhà Hồ thay nhà Trần, mất nước vào tay quân Minh. • Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, lập ra nhà Hậu Lê. • Năm 1527 nhà Mạc giành ngôi, sau đó là thời kì Nam Bắc Triều và xung đột Lê – Mạc. • Từ năm 1570 đến 1786, Đàng Trong Đàng Ngoài và Trịnh Nguyễn phân tranh. • Năm 1771, khởi nghĩa Tây Sơn, Nhà Nguyễn (1802) đặt nền móng cai trị đất nước. • Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. v1.0015105206 3.3. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KỲ TỰ CHỦ (tiếp theo) 22 b. Đặc điểm diễn trình lịch sử • Các vương triều liên tục thay thế nhau xây dựng một quốc gia tự chủ. • Sự thay thế vẫn là dòng chảy lịch sử liên tục. • Đất nước được mở rộng về phương Nam. • Các cuộc xâm lược liên tiếp của phong kiến Phương Bắc và những cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước của cư dân Việt Nam. • Diễn trình lịch sử chống ngoại xâm:  Năm 981, nhà Tiền Lê với sự xâm lược của quân Tống.  Từ năm 1075 đến 1077, nhà Lý kháng chiến chống quân Tống.  Năm 1258, nhà Trần kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ I, lần thứ II.  Năm 1288, chống quân Nguyên lần III với nhiều chiến thắng vẻ vang.  Năm 1406, quân Minh xâm lược.  Năm 1428, chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn.  Năm 1784, chiến thắng quân Xiêm. Văn hóa Việt trỗi dậy, vươn tới đỉnh cao.  Năm 1788 – 1789, Tây Sơn đại phá quân Thanh. v1.0015105206 3.3. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KỲ TỰ CHỦ (tiếp theo) 23 b. Đặc điểm diễn trình lịch sử • Nhận xét  Liên tục chống xâm lược là một nét đặc biệt của lịch sử Việt Nam thời tự chủ.  Văn hóa Việt Nam trỗi dậy, vươn lên, đạt tới đỉnh cao.  Ba lần phục hưng văn hóa dân tộc:  Lần 1, thời Lý – Trần, sau thời kỳ Bắc thuộc.  Lần 2, thế kỉ XV, từ đời Lê Thái Tổ đến đời Lê Thánh Tông.  Lần 3, vào cuối thế kỉ XVIII.  Văn hóa Việt Nam thay đổi cả về lượng lẫn về chất qua từng giai đoạn. v1.0015105206 3.3. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KỲ TỰ CHỦ (tiếp theo) c. Đặc trưng văn hóa thời Lý Trần 24 Văn hóa thời Lý – Trần Văn hóa bác họcHệ tư tưởngVăn hóa vật chất v1.0015105206 3.3. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KỲ TỰ CHỦ (tiếp theo) 25 c. Văn hóa thời Lý – Trần • Văn hóa vật chất – đặc điểm  Kiến trúc thời Lý phát triển rất mạnh.  Di tích còn lại như: Chùa Giạm, chùa Một Cột, tháp Báo Thiên  Mỹ thuật thời Lý chủ yếu là kiến trúc ở các ngôi chùa và tượng Phật.  Nghệ thuật điêu khắc trên đá, trên gốm thể hiện phong cách đặc sắc và tay nghề thuần thục.  Nhiều nghề thủ công rất phát triển ở thời Lý: Nghề dệt, gốm, mỹ nghệ  Thời Trần, nghề thủ công có bước phát triển mới.  Hình thành làng nghề chuyên sản xuất một mặt hàng nhất định.  Thăng Long mở rộng chia thành 61 phố phường. v1.0015105206 3.3. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KỲ TỰ CHỦ (tiếp theo) 26 c. Văn hóa thời Lý – Trần • Hệ tư tưởng  Chính sách Tam Giáo Đồng Nguyên (Nho – Phật – Đạo) phát triển dung hòa.  Thế kỉ X, Phật giáo phát triển lớn, nhiều chùa chiền xuất hiện, vua và quý tộc rất sùng đạo Phật.  Năm 1031, nhà Lý xây 950 chùa.  Năm 1129, khánh thành 84000 bảo tháp bằng đất nung. v1.0015105206 3.3. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KỲ TỰ CHỦ (tiếp theo) 27 c. Văn hóa thời Lý- Trần • Về giáo dục  Nhà lý bắt đầu chăm lo việc học tập và thi cử, tuyển chọn quan lại cho bộ máy hành chính.  Năm 1070, lập Văn Miếu, mở Quốc Tử Giám, năm 1075, mở khoa thi đầu tiên.  Nho giáo cùng với chữ Hán bắt đầu có địa vị trong xã hội.  Văn miếu Quốc Tử Giám.  Đến nhà Trần, lập Quốc Học viện cho con em quý tộc, quan lại vào học năm 1247. Nhà Trần đặt danh hiệu Tam Khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) trong các kì thi Đình.  Nho sĩ ngày càng đông đảo, Nho giáo dần phát triển lấn át Phật giáo.  Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV có 2 khuynh hướng cơ bản:  Tư tưởng chính trị xã hội gắn với thực tiễn.  Chủ nghĩa duy tâm có tính chất tín ngưỡng. v1.0015105206 3.3. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KỲ TỰ CHỦ (tiếp theo) 28 c. Văn hóa thời Lý – Trần • Văn hóa bác học  Văn học chữ viết hình thành từ hai nguồn: các trí thức Phật giáo, trí thức Nho giáo:  Từ thế kỷ X đến thế kỷ XII có trên 50 tác giả, đa số là nhà sư.  Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV có trên 60 tác giả là nho sĩ.  Văn học thời Lý chủ yếu là thơ, như Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt, Chiếu Dời Đô của Lý Công Uẩn.  Thời Trần phát triển mạnh mẽ thơ chữ Nôm, tiêu biểu là Trần Nhân Tông với Cư trần lạc đạo phú, Mạc Đĩnh Chi với Giáo tử phú.  Nghệ thuật ca múa, nhạc, tuồng chèo ra đời và phát triển.  Cuối thời Trần, Nhà Hồ thay thế (1400-1407), coi trọng chữ Nôm, làm thơ Nôm, dịch sách Nôm. v1.0015105206 3.3. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KỲ TỰ CHỦ (tiếp theo) • Hệ tư tưởng:  Nhà Mạc chống tư tưởng độc tôn Nho giáo của nhà Lê.  Sự suy sụp của Nho giáo kéo dài đến đầu thế kỷ XIX.  Từ thế kỷ XVI, tôn giáo mới du nhập vào nước ta, Kito giáo xuất hiện nhưng gặp nhiều khó khăn từ phía triều đình nhà Nguyễn.  Từ thế kỷ XIX, các giáo sĩ truyền đạo học tiếng Việt, dùng chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Việt, chữ Quốc ngữ dần xuất hiện.  Sự xuất hiện chữ Quốc ngữ đưa văn hóa phát triển lên một bước mới.  Đàng Trong là vùng đất mới, diễn trình lịch sử của văn hóa có những nét riêng biệt. • Văn hóa bác học:  Tháng 4/1407 nhà Minh chiếm Đại Việt, đổi nước ta thành quận Giao Chỉ, thủ tiêu nền độc lập nước ta, chiếm đóng quân sự, thủ tiêu nền văn hóa nước ta bằng mọi cách: đập phá văn bia, đốt tất cả sách của người Việt, bắt ăn mặc kiểu Trung Quốc.  Sự cưỡng bức về chính trị, văn hóa dẫn đến sự giao thoa văn hóa cưỡng bức, cả dân tộc Việt phải giữ gìn bản sắc văn hóa của mình. 29 v1.0015105206 3.3. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KỲ TỰ CHỦ (tiếp theo) 30 • Kinh tế - xã hội thời Hậu Lê  Quan tâm đê điều, công trình thủy lợi.  Các ngành nghề, làng nghề phát triển trở lại.  Nghề dệt, gốm, đúc đồng cũng phát triển.  Ngoại thương có phần hạn chế.  Thăng Long với 36 phố phường, buôn bán và thủ công nghiệp phát triển. v1.0015105206 3.3. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KỲ TỰ CHỦ (tiếp theo) • Giáo dục thời Hậu Lê  Chú trọng mở mang giáo dục, nhưng theo hướng Nho giáo.  Quốc Tử Giám hay Thái Học Viện là cơ quan giáo dục lớn nhất, theo hướng chính quy.  Xuất hiện trường học tư.  Con em bình dân đều được đi học, đi thi.  Tổ chức thi Hương, thi Hội.  Ban hành Luật Hồng Đức.  Văn học chữ Nôm không ngừng phát triển như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, hội Tao Đàn cùng Lê Thánh Tôn.  Phát triển về mặt khoa học như Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.  Thời kỳ phục hưng của văn hóa Đại Việt 31 v1.0015105206 3.3. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KỲ TỰ CHỦ (tiếp theo) 32 • Văn hóa nghệ thuật  Văn học chữ Nôm, truyện Nôm như Vương Tường, Tô Công Phụng.  Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm tiêu biểu.  Xuất hiện nhiều tác giả xuất sắc như: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.  Kiến trúc đình làng phát triển mạnh, những đình làng được xây dựng như: Đình Bảng (Bắc Ninh), đình Thạch Lỗi (Hưng Yên), các pho tượng chùa Tây Phương.  Đáng chú ý là kinh đô Huế thời Nguyễn, kiến trúc đồ sộ, kiên cố, khuynh hướng thành quân sự.  Điêu khắc tượng người và thú ở các lăng mộ như tượng rồng, tượng các con cù, chạm nổi. v1.0015105206 3.3. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KỲ TỰ CHỦ (tiếp theo) 33 • Nhận xét chung  Diễn trình văn hóa Việt Nam thời kỳ tự chủ đã phát triển với nhiều nét đặc biệt.  Sự phát triển cả về chất và lượng của các thành tố văn hóa đã làm cho văn hóa Việt Nam đạt tới trình độ rực rỡ nhất lúc ấy.  Ba lần văn hóa phục hưng, khẳng định bản sắc và bản lĩnh của một dân tộc đã trưởng thành, quốc gia văn hiến, là một sức mạnh để hội nhập thế giới hiện đại. v1.0015105206 3.4. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC 34 • Bối cảnh lịch sử văn hóa  Bối cảnh lịch sử:  1858: Pháp xâm lược Việt Nam.  1884: Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp.  8/1945: Cách mạng tháng Tám thành công.  Bối cảnh văn hóa:  Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt Pháp.  Giao lưu văn hóa tự nguyện với thế giới Đông Tây.  Văn hóa phương Tây tác động toàn diện lên mọi lĩnh vực đời sống:  Hệ tư tưởng: trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản và tư tưởng Mác - Lênin.  Các tư tưởng tự do, dân chủ, bình đẳng được tiếp thu và phổ biến rộng rãi.  Văn hóa vật chất: Đô thị phát triển, kéo theo sự phát triển của kiến trúc đô thị, giao thông vận tải, khoa học kỹ thuật.  Văn hóa xã hội tinh thần: Chuyển biến mạnh mẽ theo hướng Âu hóa trên nhiều lĩnh vực (giáo dục, chữ viết, văn học, nghệ thuật). v1.0015105206 3.5.VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KỲ HIỆN ĐẠI • Văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp phát triển mạnh mẽ. • Các giá trị văn hóa truyền thống được kế thừa và nâng cao. • Giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng. 35 v1.0015105206 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 36 Bài học đã đề cập đến các nội dung sau đây: • Văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ. • Tính quy luật trong sự vận động của lịch sử văn hóa Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfivc101_bai3_v1_0015105206_8758.pdf