Đại cương về giải phẫu và sinh lý

- Tăng quá trình thải nhiệt là cơchếquan trọng đểcơthểchống nóng. Nó là kết

quảcủa sựgiãn mạch dưới da, tăng bài tiết mồhôi và tăng thông khí:

+ Giãn mạch dưới da khiến cho máu đến da tăng lên, một mặt làm tăng nhiệt độ

của da, làm dễdàng cho tăng tỏa nhiệt bằng phương thức truyền nhiệt; mặt khác

làm dễdàng cho hiện tượng thấm nước qua da và tăng bài tiết mồhôi.

pdf196 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đại cương về giải phẫu và sinh lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i: gai chỉ (chức năng xúc giác) và gai đài (chức năng vị giác). Phần sau có các tuyến hạnh nhân lưỡi − Mặt dưới: niêm mạc mỏng, nhẵn, trong suốt và có nhiều tĩnh mạch nổi lên. Ở 2 bên nếp hãm lưỡi có những lỗ ống tiết của tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi. II. THỰC QUẢN 1. Hình thể ngoài Thực quản là một ống dài khoảng 25cm, mặt trong nhẵn, có 3 chổ hẹp gọi là eo: eo nhẫn, eo phế chủ và eo hoành. 2. Cấu tạo: Từ ngoài vào trong thực quản chia làm 3 lớp: − Lớp cơ: có tác dụng co rút để đẩy thức ăn xuống dạ dày − Lớp dưới niêm mạc có nhiều mạch máu và thần kinh − Lớp niêm mạc có những nếp dọc để dãn ra khi nuốt thức ăn 3. Liên quan: − Đoạn cổ: thực quản ở nông và đi gần cột sống Giải phẫu và sinh lý   148       − Đoạn ngực: thực quản ở sâu trong trung thất, liên với tâm nhĩ trái, do đó khi nhĩ trái to sẽ chèn thực quản gây khó nuốt − Đoạn hoành: thực quản chui qua lỗ cơ hoành − Đoạn bụng: thực quản nối với dạ dày qua lỗ tâm vị của dạ dày III. DẠ DÀY Dạ dày là chỗ phình của ống tiêu hoá, nối giữa thực quản và tá tràng. Dạ dày nằm ở tầng trên mạc treo đại tràng ngang, trong ô dưới hoành trái. Dạ dày là nơi nhận thức ăn, nhào trộn thức ăn với dịch vị đế thành nhũ trấp rồi đẩy xuống tá tràng. 1. Hình Thể Ngoài Hình thể ngoài dạ dày thay đổi tuỳ theo tuổi, giới, tư thế và cách quan sát. Bình thường trên hình chụp X-quang dạ dày có hình chữ J hay hình tù và, gồm hai phần: 1.1 Phần đứng − Chiếm 2/3 trên, nằm dọc sườn trái cột sống gồm có: − Đáy vị hay phình vị lớn: là phần cao nhất của dạ dày, lên tới khoang liên sườn V bên trái, phần này thường chứa khí, nên khi gõ vào vùng này có tiếng vang (gọi là khoang trống Trau be). − Thân vị ở dưới đáy vị, nằm bên trái cột sống. 1.2 Phần ngang: nằm vắt ngang trước cột sống thắt lưng, dưới mũi ức, ở trong ô trên đoạn đầu của phần này phình to gọi là hang vị. Phần tiếp theo thu nhỏ dần và chạy chếch lên trên sang phải tạo thành ống môn vị thông với môn vị qua lỗ môn vị Kích thước dạ dày thay đổi nhiều, bình thường dạ dày dài 25 cm, rộng 12 cm, thể tích trung bình 1-2 lít. Giải phẫu và sinh lý   149       2. Cấu Tạo: Kể từ nông vào sâu dạ dày có 4 lớp. − Lớp thanh mạc: chính là phần phúc mạc bọc dạ dày. − Lớp cơ: dầy và chắc: gồm 3 loại thớ (thớ dọc ở nông, thớ vòng ở giữa, thớ chéo ở trong), đặc biệt các thớ cơ vòng phát triển nhiều và tập trung ở môn vị tạo nên cơ thắt môn vị. − Lớp dưới niêm mạc: là tổ chức liên kết lỏng lẻo, dễ xô đẩy, có nhiều mạch thần kinh. − Lớp niêm mạc: có các tuyến tiết dịch vị. Khi dạ dày rỗng niêm mạc gấp thành nhiều nếp, khi dạ dày căng niêm mạc dãn phẳng. 3. Liên Quan: 3.1 Mặt trước: có 2 phần liên quan − Phần trên liên quan với ngực trên 1 diện về chiều cao từ liên sườn V bên trái tới bờ dưới lồng ngực, về chiều ngang từ bờ trái xương ức tới đường nách trước, ở đây có gan lách vào giữa tấm sụp sườn trái với mặt trước của dạ dày, đặc biệt phình vị lớn của dạ dày chỉ cách thành ngực bởi cơ hoành và túi bịt màng phổi, nên bình thường gõ vào vùng dưới hoành trái thấy tiếng vang gọi là vùng gõ vang của phình vị lớn. − Phần dưới: liên quan với thành bụng trước, trên một diện hình tam giác gọi là tam giác Labbé. Được giới hạn: ở bên phải ứng với bờ trước của gan, ở bên trái ứng với bờ sườn trái, ở dưới là đường nối giữa hai sụn sườn 9 với nhau. 3.2 Mặt sau − Mặt sau của đáy vị dính sát vào cơ hoành, qua đó liên quan với tim và màng ngoài tim. Giải phẫu và sinh lý   150       − Mặt sau thân vị chính là thành trước của hậu cung mạc nối, qua đó liên quan với thận, tuyến thượng thận trái, với thân và đuôi tụy. − Mặt sau phần ngang dạ dày nằm trên mạc treo kết tràng ngang, qua đó liên quan với đầu tụy, góc tá hồng tràng và các quai ruột non. 3.3 Hai bờ cong − Bờ cong nhỏ có hai phần đứng và ngang, giữa hai phần này là khuyết góc. Ở trước có gan che phủ, mạc nối nhỏ nối từ bờ cong nhỏ đến rốn gan, sau mạc nối nhỏ liên quan với tiền đình hậu cung mạc nối, các nhánh của động mạch thân tạng, động mạch chủ bụng, đám rối tạng (đám rối dương). Dọc bờ này có cung mạch bờ cong vị bé. − Bờ cong lớn liên quan lần lượt: ở trên xuống có mạc treo vị hoành, ở giữa có mạc nối vị tỳ, ở dưới có mạc nối lớn bám dọc theo bờ cong lớn. Dọc theo bờ cong lớn có vòng mạch bờ cong vị lớn. 3.4 Hai đầu (lỗ) − Đầu trên: có tâm vị là lỗ thông thực quản với dạ dày, tương ứng với khớp ức sườn VII. Phía trước tâm vị liên quan với thuỳ trái của gan, ở sau liên quan với động mạch chủ bụng và với cột trụ của cơ hoành. Dây thần kinh X trái đi sát mặt trước của tâm vị rồi phân nhánh vào mặt trước dạ dày, dây thần kinh X phải đi ở mặt sau rồi phân nhánh vào mặt sau dạ dày − Đầu dưới: có lỗ môn vị thông xuống tá tràng. Phía trước liên quan với thuỳ vuông của gan, phía sau với tiền đình của hậu cung mạc nối, bờ trên và dưới có mạc nối nhỏ và mạc nối lớn bám (môn vị di động trong hai lá của mạc nối lớn và nhỏ) Giải phẫu và sinh lý   151       IV. RUỘT Ruột là ống tiêu hoá nối tiếp dạ dày, gồm có tá tràng, tiểu tràng (ruột non) và đại tràng (ruột già) 1. Tá tràng: Tá tràng là phần đầu của ruột nối tiếp dạ dày, đi từ môn vị tới góc tá hỗng tràng, ở ngang mức đốt sống thắt lưng I – IV 1.1. Hình thể ngoài: Tá tràng có hình dạng giống chữ C, chia làm 4 đoạn quay quanh đầu tuỵ − Đoạn ngang trên (hành tá tràng): đi từ môn vị tới dưới cổ túi mật − Đoạn xuống: chuyển hướng xuống dưới tới ngang mức cực dưới thận phải − Đoạn ngang dưới: chuyển hướng đi từ phải sang trái, tới bờ trái cột sống thắt lưng − Đoạn lên: đi lên phía trên và sang trái, dọc theo mặt trái của đốt sống thắt lưng thứ 2. Như vậy trên đường đi tá tràng tạo thành 3 góc gấp là: góc tá tràng trên, góc tá tràng dưới và góc tá – hỗng tràng. 1.2. Hình thể trong: Đi từ ngoài vào trong tá tràng có 4 lớp: − Lớp thanh mạc ở ngoài cùng − Lớp cơ trơn: thớ dọc ở ngoài, thớ vòng ở trong − Lớp dưới niêm mạc − Lớp niêm mạc: có các nhung mao, nhú tá bé (ống tuỵ phụ đổ vào) và nhú tá lớn (ống mật chủ và ống tuỵ chính cùng đổ vào). Giải phẫu và sinh lý   152       2. Ruột non: 2.1 Hình thể ngoài: − Ruột non bao gồm: hồng tràng và hồi tràng. Chiều dài từ 5 - 9 m, trung bình 6,5 m, riêng đoạn hồi tràng chỉ dài 70 - 80 cm − Ruột non được cố định vào thành bụng sau bởi mạc treo tràng trên nên có 2 bờ, 1 bờ chính là chỗ mạc treo bám, còn 1 bờ tự do (hay bờ ruột). − Bình thường tiểu tràng có màu hồng, có lúc màu đỏ sẫm hoặc màu xanh (tùy giai đoạn tiêu hoá). − Nhìn chung tiểu tràng cuộn lại thành các quai tiểu tràng, có từ 14 - 16 quai 2.2 Liên quan: − Phía trước qua mạc nối lớn, liên quan với các lớp của thành bụng trước. − Phía sau ở bên trái liên quan với đại tràng xuống, với các tạng ở sau phúc mạc; bên phải liên quan với manh trùng tràng, với đại tràng lên. − Phía trên liên quan với đại tràng ngang, mạc treo đại tràng ngang và một phần nhỏ của khối tá tụy. − Phía dưới liên quan với các tạng nằm trong chậu hông bé (bàng quang, sinh dục, trực tràng). 2.3 Cấu tạo: Cũng như tá tràng, trong hỗng - hồi tràng cũng có 4 lớp: − Lớp thanh mạc: chính là phần phúc mạc sau khi bọc quanh tiểu tràng rồi liên tiếp với hai lá mạc treo của nó. Nên có một phần ruột không có phúc mạc che phủ. − Lớp cơ: gồm hai loại thớ: thớ dọc ở ngoài, thớ vòng ở trong, các thớ dọc ở chỗ bờ mạc treo rất thưa và mỏng. Giải phẫu và sinh lý   153       − Lớp dưới niêm mạc: rất chắc và có nhiều huyết quản. − Lớp niêm mạc: gồm có những nhung mao, các van ruột, các tuyến, các nang bạch huyết. Đặc biệt là các nang bạch huyết tập trung nhiều ở đoạn cuối của ruột tạo thành từng mảng gọi là mảng Payer 3. Ruột già: Ruột già còn được gọi là ruột kết, kết tràng hay đại tràng, là phần cuối của ống tiêu hoá, tiếp theo ruột non từ góc hồi manh tràng đến hậu môn và gồm có 3 phần chính: manh tràng, kết tràng, trực tràng. Ruột già có hình chữ u lộn ngược, xếp xung quanh ổ bụng, quây lấy các quai tiểu tràng từ phải sang trái. Nhìn chung, ruột già có đường kính giảm dần từ manh tràng đến trực tràng, trung bình từ 3 - 7 cái. Chiều dài của ruột già từ 1,4 - 1,8 m (l/4 kích thước ruột non) và có đặc điểm khác với ruột non: − Hình thể: to hơn, có 3 dải cơ dọc, có bướu ruột, có các bờm mỡ (trong bờm mỡ có động mạch). − Màu xám, ít mạch máu nuôi dưỡng, chứa đựng các chất cạn bã nên dễ hoại tử và nhiễm trùng. Theo vị trí ruột già phân chia từng đoạn, cứ 1 đoạn di động lại có 1 đoạn cố định lần lượt: − Manh tràng và ruột thừa (khối manh trùng tràng) là phần di động nằm ở hố chậu phải. − Kết tràng lên là phần cố định nằm dọc mạng sườn phải. − Kết tràng ngang là phần di động đi từ góc gan đến góc tỳ. − Kết tràng xuống là phần cố định nằm dọc mạng sườn trái. − Kết tràng chậu hông hay sigma là phần di động nằm trong chậu hông. − Trực tràng là đoạn cuối của kết tràng, nằm trong chậu hông bé Giải phẫu và sinh lý   154       Theo sinh lý, bệnh lý cũng như mạch máu và thần kinh: ruột già được chia làm 2 đoạn lớn, ranh giới giữa 2 đoạn tương ứng với bờ trong khúc II tá tràng. − Kết tràng phải: gồm manh tràng, kết tràng lên, góc gan, và một phần cố định của kết tràng ngang. − Kết tràng trái: gồm 2/3 di động của kết tràng ngang, góc tỳ, kết tràng xuống, kết tràng chậu hông và trực tràng. Về cấu tạo: ruột già cũng có 4 lớp như các đoạn khác của ống tiêu hoá. V. TUYẾN TUỴ Tụy: là một tuyến thuộc bộ máy tiêu hoá vừa ngoại tiết, tiết ra dịch tụy đổ vào ruột giúp cho sự tiêu hoá các chất đường, đạm, mỡ, vừa nội tiết ra Insuline đổ vào máu có tác dụng điều hoà đường huyết. 1. Vị trí, kích thước − Tụy tạng đi từ khúc II tá tràng chạy chếch lên trên và sang trái tới gần rốn tỳ, nằm vắt ngang sát mặt trước cột sống thắt lưng, phần lớn ở tầng trên, phần nhỏ ở tầng dưới rễ mạc treo kết tràng ngang. − Tụy nặng khoảng 80 gr và có kích thước: chiều dài 15 cm, chiều cao 6 cm, chiều dầy 3 cm. 2. Hình thể ngoài và phân chia Tụy tạng lúc còn tươi màu trắng hồng, hình giống cái móc hay cái búa, dẹt theo chiều trước sau và có 3 phần: 2.1. Đầu tụy Đầu tụy: dẹt, hình gần vuông, có tá tràng quây quanh. Phía dưới đầu tụy tách ra một móc gọi là mỏm móc (tiểu tụy Winslow) quặp lấy bó mạch mạc treo tràng trên. Giải phẫu và sinh lý   155       Giữa đầu và thân tụy có khuyết tụy go bó mạch mạc treo tràng trên ấn lên tạo thành. 2.2. Thân tụy Nằm trong 2 lá của mạc treo vị sau, đi từ khuyết tụy chạy chếch lên trên sang trái áp sát vào thành bụng sau với hai độ cong: lõm ra trước ôm lấy mặt sau dạ dày, lõm ra sau ôm lấy cột sống. có động mạch lách chạy dọc bờ trên mặt sau thân tụy. 2.3. Đuôi tụy Tiếp theo thân tụy, nằm trong 2 lá mạc nối tụy tỳ, di động và liên quan chặt chẽ tới cuống tỳ. Đuôi tụy có thể dài hoặc ngắn, tròn hay dẹt và ở phía trước trên có động mạch lách lướt qua để đi vào rốn lách (tỳ). 3. Các ống tiết của tụy − Phần nội tiết: tiết insuline đổ thẳng vào máu qua các mao mạch trong tuyến. − Phần ngoại tiết các ống tiết trên tiểu thùy đổ vào các ống tiết lớn. 3.1. Ống tụy chính: chạy theo trục của thân, đuôi tụy đến khuyết tụy thì bẻ gập cong xuống dưới rồi chạy qua đầu tụy tới đổ vào bóng gan tụy. Trên đường đi nhận các nhánh bên nên toàn bộ ống tụy chính nhìn như một gân lá cây. 3.2. Ống tụy phụ: tách ra từ ống tụy chính ở khuyết tụy, chạy chếch lên trên tới nhú tá bé. VI. MÀNG BỤNG Phúc mạc hay màng bụng (peritoneum) là một thanh mạc phủ tất cả các thành của ổ bụng, bao bọc các tạng thuộc bộ máy tiêu hoá (kể cả các bó mạch thần kinh của tạng đó) và che phủ phía trước, hoặc phía trên các tạng tiết niệu và sinh dục. Giải phẫu và sinh lý   156       1. Hình tượng về phúc mạc Ta xem phúc mạc như một lớp sơn quét không để hở một chỗ nào trong ổ bụng, các tạng, các mạch, thần kinh chạy vào các tạng đó hay từ tạng nọ đến tạng kia. * Một số khái niệm: − Ổ bụng: là khoang kín giới hạn xung quanh là thành bụng, trên là cơ hoành, dưới là đáy chậu. Trong ổ bụng chứa tất cả các tạng và chứa phúc mạc. − Ổ phúc mạc: là một khoang kín (trừ ở nữ) nằm trong ổ bụng giới hạn bởi phúc mạc tạng và phúc mạc thành. Ổ phúc mạc là một khoang ảo vì các thành của nó áp sát vào nhau và áp sát vào thành bụng. − Phúc mạc thành: là phần phúc mạc lót mặt trong thành bụng. − Phúc mạc tạng (peritoneum visceralis): là phần phúc mạc bọc mặt ngoài các tạng. Liên tiếp giữa phúc mạc thành và phúc mạc tạng là các nếp phúc mạc gồm: − Mạc treo: treo các tạng thuộc ống tiêu hoá vào thành bụng, có nhiều mạch máu đi kèm. − Mạc chằng hay dây chằng: buộc vào thành bụng, các tạng không thuộc ống tiêu hoá có ít mạch thần kinh. − Mạc nối: nối tạng nọ vàn tạng kia và cũng có mạch máu, thần anh đi kèm. Tạng trong ổ phúc mạc là tạng nằm hoàn toàn trong ổ phúc mạc, không có phúc mạc tạng bao phủ, buồng trứng là tạng duy nhất nằm trong ổ phúc mạc. Giải phẫu và sinh lý   157       Tạng trong phúc mạc là tạng được phúc mạc che phủ, mặt ngoài của các tạng có mạc treo hoặc mạc chằng. Tạng ngoài phúc mạc là tạng chỉ có một phần phúc mạc che phủ, mặt ngoài của tạng không có mạc treo hoặc mạc chằng. Người ta chia ra làm 2 loại: − Tạng sau phúc mạc như thận, niệu quản. − Tạng dưới phúc mạc gồm các tạng niệu dục trong chậu hông bé như bàng quang túi tinh, tử cung... 2. Cấu tạo và chức năng của phúc mạc: 2.1. Cấu tạo của phúc mạc Phúc mạc gồm có 2 lớp: − Lớp thanh mạc là lớp tế bào thượng mô trơn láng óng ánh và tiết ra một lớp dịch mỏng làm thấm ướt phúc mạc để trượt lên nhau dễ dàng. Khi bị viêm hay trầy sát thì các tạng rất dễ dính vào nhau hoặc dính vào thành bụng. − Lớp dưới thanh mạc là tổ chức sợi liên kết có độ đàn hồi cao, nhờ đó mà phúc mạc có độ chắc chắn và đàn hồi, giúp ta khâu nối các tạng có phúc mạc rất dễ dàng. 2.2. Vai trò và chức năng của phúc mạc − Phúc mạc lót mặt trong ổ bụng và bao bọc các tạng để che chở và làm cho thành các tạng vững chắc thêm. − Nhờ tính trơn láng giúp cho các tạng di động dễ dàng − Có vai trò đề kháng với sự nhiễm trùng. Khi bị chấn thương hay nhiễm trùng phúc mạc tiết dịch. Khi có nhiễm trùng phúc mạc đến quây cô lập tạng viêm. Khi phúc mạc bị viêm, tính trơn láng mắt gây dính phúc mạc. Giải phẫu và sinh lý   158       − Phúc mạc có khả năng hấp thụ rất nhanh nhờ có diện tích bề mặt rộng nên khi tiêm dịch vào phúc mạc sẽ được hấp thụ ngay. − Chức năng phụ của phúc mạc là dự trữ mỡ. VII. SINH LÝ TIÊU HOÁ Chức năng chính của ống tiêu hóa là cung cấp cho cơ thể liên tục, đầy đủ các chất nước, điện giải và chất dinh dưỡng. Để hoàn thành nhiệm vụ này ống tiêu hóa có các hoạt động: − Hoạt động cơ học: giúp nghiền nát , nhào trộn và di chuyển thức ăn dọc theo ống tiêu hóa. − Hoạt động bài tiết và hoạt động hóa học: cung cấp dịch tiêu hóa để phân giải thức ăn thành chất đơn giản ( về cấu trúc hóa học ) để có thể hấp thu được . − Hoạt động hấp thu: hấp thu các sản phẩm tiêu hóa, nước và chất điện giải cho cơ thể. Các chức năng trên được kiểm soát bởi hệ thần kinh và các hormon. 1. TIÊU HOÁ Ở MIỆNG VÀ THỰC QUẢN Miệng là nơi tiếp nhận thức ăn và bắt đầu tiêu hoá thức ăn. Thức ăn được nghiền nát, nhào trộn với nước bọt rồi được đẩy xuống thực quản. 1.1. Hoạt động cơ học ở miệng và thực quản 1.1.1. Nhai − Nhai là hoạt động cơ học nhằm nghiền thức ăn thành những phần tử nhỏ rồi trộn lẫn với nước bọt làm tăng diện tiếp xúc với nước bọt và làm thức ăn trơn dễ nuốt. Giải phẫu và sinh lý   159       − Khi nhai, hàm trên cố định, hàm dưới cử động (nâng lên, hạ xuống) nhờ hoạt động của các cơ hàm. Nhai là động tác vừa chủ động vừa tự động. Nhai tự động nhờ các phản xạ không điều kiện do thức ăn kích thích vào răng và niêm mạc miệng gây nên. Người ta cũng nhai một cách có ý thức trong những trường hợp nhất định như nhai thuốc, nhai thức ăn khó nhai. 1.1.2. Nuốt − Nuốt là hoạt động cơ học của miệng và thực quản, đưa thức ăn từ miệng xuống sát tâm vị. Nuốt là động tác nửa chủ động. Khi nuốt, miệng ngậm lại, lưỡi nâng lên ép vào vòm miệng dồn viên thức ăn từ miệng vào họng. Từ họng, nuốt được thực hiện tự động nhờ một loạt phản xạ không điều kiện gọi là "phản xạ ruột". Phản xạ ruột giúp cho thức ăn đi đến một đoạn nào đó thì đoạn đó và đoạn trước đó co lại, đoạn dưới tiếp theo giãn ra, thức ăn được đẩy dần về phía dạ dày mà không phụ thuộc vào trọng lực của thức ăn (người treo ngược vẫn nuốt được). Khi làn sóng nhu động của phản xạ nuốt đi xuống đến cơ vòng của dạ dày thực quản, cơ vòng giãn ra, thức ăn vào dạ dày. − Phản xạ nuốt được thực hiện với sự tham gia của các sợi cảm giác của dây tam thoa, dây IX. Trung tâm của phản xạ nằm ở hành não. Đường truyền ra là dây V, IX, X và dây XII. 1.2. Bài tiết nước bọt 1.2.1. Thành phần và tính chất của nước bọt Nước bọt là sản phẩm bài tiết của tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi, tuyến mang tai và các tuyến lẻ nằm ở niêm mạc miệng. Các tuyến gồm 2 loại tế bào: Tế bào bài tiết nước và enzym tiêu hoá, tế bào bài tiết chất nhầy. Nước bọt tinh khiết là dịch lỏng, trong suốt, pH = 6,5. Thành phần chính của nước bọt là: Giải phẫu và sinh lý   160       − Nước chiếm 98,5 – 99% − Enzym amylase, hoạt động mạnh nhất ở pH = 6,5, mất hoạt tính ở pH < 4, phân giải tinh bột chín thành đường maltose. − Mucin là glycoprotein kiềm hoà tan, làm cho nước bọt quánh, bảo vệ niêm mạc và làm trơn thức ăn dễ nuốt. − Chất khoáng: Trong nước bọt có nhiều Na+, K+, Ca2+, HCO3-, Cl-. − Các chất khác: Nước bọt còn có những chất bài tiết theo như: Kháng nguyên của hồng cầu và một số chất sát khuẩn thiocyanat, lysozyme, kháng thể. 1.2.2. Điều hoà bài tiết nước bọt Nước bọt được bài tiết liên tục, nhưng tăng lên mạnh trong bữa ăn chủ yếu nhờ cơ chế thần kinh thông qua các phản xạ. − Phản xạ không điều kiện gây bài tiết nước bọt bởi các kích thích vào răng miệng. − Phản xạ có điều kiện: Phản xạ này được phát động bởi kích thích có liên quan đến việc ăn uống (hình thể, màu sắc, mùi, vị của thức ăn...). Các phản xạ bài tiết nước bọt đều thông qua hệ thống thần kinh tự chủ, chủ yếu là thần kinh phó giao cảm. Kích thích phó giao cảm gây bài tiết nước bọt loãng, ít chất nhầy. Kích thích giao cảm gây bài tiết ít nước bọt từ tuyến dưới hàm, tuyến mang tai không bài tiết. Atropin làm giảm bài tiết, eserin làm tăng bài tiết, nicotin liều thấp làm tăng bài tiết, liều cao làm giảm bài tiết. Sự cung cấp máu cho các tuyến cũng ảnh hưởng tới bài tiết. Khi các tuyến nước bọt bài tiết, các tế bào cũng sản xuất ra bradykinin làm giãn mạch, cung cấp máu cho các tuyến. Giải phẫu và sinh lý   161       1.3. Kết quả tiêu hoá ở miệng − Nước bọt có tác dụng bước đầu tiêu hoá thức ăn. Amylase phân giải tinh bột chín thành đường maltose. − Nước bọt làm các mảnh thức ăn dính vào nhau tạo thành viên và bôi trơn thức ăn để dễ nuốt 2. TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY 2.1. Hoạt động cơ học của dạ dày 2.1.1. Chức năng chứa đựng thức ăn của dạ dày Thức ăn vào đến đâu, thân dạ dày giãn ra đến đấy để chứa đựng thức ăn, do vậy áp suất trong dạ dày không tăng lên, không cản trở việc nuốt thức ăn. Khi thức ăn vào dạ dày, nó được xếp thành những vòng tròn đồng tâm. Thức ăn mới đến nằm ở giữa, thức ăn đến trước nằm ở sát thành dạ dày. Phần thức ăn đến trước được ngấm dịch vị và được tiêu hoá một phần rồi được nhu động dạ dày đưa dần tới phần hang vị, phần thức ăn vào sau chưa ngấm dịch vị nên tinh bột vẫn tiếp tục được tiêu hoá bởi amylase của nước bọt. 2.1.2. Mở - đóng tâm vị Khi viên thức ăn tới gần cơ thắt dạ dày - thực quản thì cơ này giãn ra, sóng nhu động đẩy viên thức ăn xuống dạ dày. Khi viên thức ăn vào dạ dày làm cho môi trường trong dạ dày bớt acid, tạo nên kích thích ở dạ dày làm cơ thắt co lại. Nhờ cơ chế này, tâm vị mở ra rồi đóng lại ngay ngăn cản thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Nếu như cơ thắt dạ dày thực quản không mở ra thì việc tống thức ăn từ thực quản xuống dạ dày bị cản trở, thức ăn ứ lại ở thực quản hàng giờ. Tình trạng này kéo dài thực quản bị giãn ra có thể chứa tới 1 lít thức ăn. Thức ăn bị giữ lại ở thực quản lâu sẽ bị thối rữa gây loét niêm mạc thực quản, có thể gây vỡ thực quản. Tăng độ acid của dạ dày (viêm, loét dạ dày) làm cơ thắt tâm vị dễ mở ra gây triệu chứng ợ hơi, ợ chua. Giải phẫu và sinh lý   162       2.1.3. Co bóp của dạ dày Khi dạ dày rỗng, thỉnh thoảng có một đợt co bóp yếu, các co bóp này ngày càng mạnh và sát lại nhau tạo thành những cơn co bóp khi đói. Co bóp đói thường mạnh nhất ở người trẻ tuổi, đặc biệt là khi hạ glucose trong máu. Khoảng 5 đến 10 phút sau khi thức ăn vào dạ dày, các nhu động của vùng thân và vùng hang xuất hiện. Lúc đầu, nhu động ở vùng thân rồi lan dần theo kiểu làn sóng tới môn vị, càng lan xa thì làn sóng co bóp càng mạnh. Làn sóng nhu động làm cho dịch vị ngấm sâu vào khối thức ăn, làm tan rã phần ngoại vi của khối thức ăn và kéo những mảnh thức ăn đưa xuống hang vị. Ở vùng hang vị nhu động có tác dụng nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị. 2.1.4. Mở đóng môn vị Lớp cơ vòng môn vị dày gấp đôi cơ vùng hang vị, cơ này luôn ở trạng thái co trương lực nhẹ, cơ này còn được gọi là cơ thắt môn vị. Cơ thắt môn vị thường hé mở đủ để nước và các chất bán lỏng đi qua, thức ăn có kích thước lớn hoặc ở thể rắn sẽ bị ngăn lại. Khi một phần lớn thức ăn đã được nhào trộn với dịch vị, nhu động ở phần hang vị trở nên rất mạnh tạo nên một áp suất 50 - 70 cm H2O để đẩy thức ăn xuống tá tràng. Mỗi co bóp đẩy được vài mililit thức ăn. Tốc độ của việc tống thức ăn từ dạ dày xuống ruột chịu sự điều hoà của các yếu tố thần kinh và thể dịch. Ở dạ dày: Thức ăn kích thích dây X bài tiết gastrin, làm tăng cường độ nhu động của vùng hang đồng thời làm co giãn cơ thắt môn vị. Ở ruột: Vị trấp có độ acid cao được đưa xuống tá tràng gây phản xạ ruột - dạ dày. Phản xạ này ức chế nhu động vùng hang và làm co thắt môn vị. Môn vị được mở ra khi vị trấp được trung hoà bởi dịch tụy và dịch ruột. Như vậy, Giải phẫu và sinh lý   163       môn vị đóng từng đợt giúp cho sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non được dễ dàng và triệt để. 2.1.5. Điều hoà hoạt động cơ học của dạ dày Hoạt động cơ học của dạ dày được điều hoà bằng đường thần kinh và thể dịch. − Thần kinh: Hoạt động cơ học của dạ dày do đám rối Auerbach chi phối. Dây X kích thích đám rối Auerbach làm tăng vận động của dạ dày. Cắt bỏ dây X hoặc tiêm atropin làm giảm nhu động dạ dày nên có thể gây đầy bụng. − Thể dịch: Các hormon gastrin, molitin, histamin của ống tiêu hoá có tác dụng làm tăng hoạt động cơ học của dạ dày. 2.2. Hoạt động bài tiết dịch vị 2.2.1. Tuyến dạ dày Dịch vị là sản phẩm bài tiết của các tuyến dạ dày và những tế bào tiết nhầy nằm ở niêm mạc dạ dày. Có ba loại tuyến đó là: − Tuyến nằm ở vùng thân và đáy dạ dày bài tiết HCl, pepsinogen, chất nhầy và yếu tố nội. − Tuyến môn vị có ở vùng hang bài tiết chất nhầy, một ít pepsinogen và gastrin. Dịch vị được bài tiết suốt ngày đêm (3 lít/ngày), nhưng bài tiết ít khi đói, nhiều trong bữa ăn (1,5 lít). Trong bữa ăn, dịch vị được bài tiết nhiều hay ít phụ thuộc lượng protein trong thức ăn, thức ăn thô hay được nghiền nhỏ..., và sự bài tiết này kéo dài 3 – 5 giờ sau bữa ăn. 2.2.2. Tác dụng của HCl − Tạo pH cần thiết để hoạt hoá pepsinogen thành pepsin. − Tạo pH tối thuận cho pepsin hoạt động. − Sát khuẩn: Diệt các vi khuẩn có trong thức ăn. Giải phẫu và sinh lý   164       − Phá vỡ lớp vỏ bọc sợi cơ của thức ăn. − Thủy phân cellulose của thực vật non. − Tham gia cơ chế mở môn vị. 2.2.3. Nhóm các enzyme tiêu hoá − Pepsin: được bài tiết dưới dạng chưa hoat động là pepsinogen. − Pepsinogen được hoạt hoá bởi HCl và một ít pepsin đã được hoạt hoá trước đó. Pepsin hoạt động ở môi trường có pH tối thuận là 1,5 - 3,1 bất hoạt ở môi trường có pH ≥ 5. − Pepsin phân giải protein, ngoài ra pepsin còn có tác dụng tiêu hoá collagen là thành phần cơ bản của mô liên kết giữa các tế bào của thịt để enzym tiêu hoá thấm vào thịt và tiêu hoá các protein của tế bào. Pepsin chỉ tiêu hoá khoảng 10 - 20% protein của thức ăn. 2.2.4. Chất nhầy: chất nhầy tạo thành màng dai, kiềm, bao phủ toàn bộ niêm mạc dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh tác dụng của HCl và pepsin. Chất nhầy còn làm cho thức ăn trơn, dễ xuống ruột. 2.2.5. Yếu tố nội: giúp cho vitamin B12 được hấp thu ở hồi tràng. Bệnh nhân bị viêm dạ dày mạn tính hoặc bị cắt dạ dày, thiếu yếu tố nội nên thường xuyên mắc chứng thiếu máu ác tính do thiếu vitamin B12. 2.2.6. Điều hoà bài tiết dịch vị 2.2.6.1. Điều hoà bằng đường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgp_sl_3592.pdf
Tài liệu liên quan