Dân số học và một số thước đo cơ bản

+ Mục đích yêu cầu:

- Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về dân số, Dân số học, các quá trình dân số, thước đo cơ bản của Dân số học dùng trong nghiên cứu về dân số. Trên cơ sở đó học viên hiểu, nắm được kiến thức cơ bản vận dụng trong học tập, thi kiểm tra và giải một số bài tập của Dân số học

 

doc10 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dân số học và một số thước đo cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1 DÂN SỐ HỌC VÀ MỘT SỐ THƯỚC ĐO CƠ BẢN + Mục đích yêu cầu: - Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về dân số, Dân số học, các quá trình dân số, thước đo cơ bản của Dân số học dùng trong nghiên cứu về dân số. Trên cơ sở đó học viên hiểu, nắm được kiến thức cơ bản vận dụng trong học tập, thi kiểm tra và giải một số bài tập của Dân số học + Nội dung: I. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của Dân số học II. Một số thước đo cơ bản của Dân số học + Thời gian lên lớp: 2 tiết + Phương pháp: Phân tích, diễn giảng + Tài liệu nghiên cứu: Giáo trình dân số - kế hoạch hoá gia đình, Nxb QĐND. 1996 Dân số học, Học viện CTQG HCM. 2004 Tập bài giảng Dân số - Môi trường phát triển và nâng cao nhận thức giới. NỘI DUNG I. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của Dân số học 1. Đối tượng nghiên cứu của Dân số học a. Một số tiền đề ra đời của Dân số học Từ xưa đã có những học giả và các nhà tư tưởng quan tâm đến vấn đề dân số. Nổi lên là một số quan điểm có ảnh hưởng đến sự ra đời của Dân số học. *Quan điểm của Malthus. Thế kỷ 18 ở châu Âu (1766 – 1843) đã công bố tác phẩm: Về các nguyên lý dân số và ảnh hưởng của nó đối với sự hoàn thiện xã hội trong tương lai của Malthus. Trong đó ông cho rằng, dân số là vấn đề sinh học là vận động tự nhiên, là hành động bản năng của con người, xã hội không thể can thiệp vào các quá trình dân số, do đó tình trạng dân số tăng nhanh, nên đói nghèo, bệnh tật là tất yếu. Để hạn chế tăng nhanh dân số phải tăng tuổi kết hôn, để cho nghèo đói, bệnh dịch và tiến hành chiến tranh để giảm bớt dân số là điều cần thiết. + Quan điểm của Malthus đã chỉ ra nguyên nhân của sự mất cân bằng về dân số và hệ quả đối với kinh tế - xã hội. + Đưa ra giải pháp giải quyết cân bằng dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội, nhưng quan điểm của Ông là sai lầm mang tính cực đoan, vô nhân đạo. *Lý thuyết dân số tối ưu cho rằng dân số thế giới có ba loại, bao gồm + Các dân tộc có dân số quá ít, các dân tộc có dân số quá đông và các dân tộc có dân số vừa phải là loại tối ưu. + Vì vậy, hướng các dân tộc trên thế giới cần phải duy trì một số lượng dân số tối ưu là điều cần thiết. *Lý thuyết quá độ dân số, xuất hiện ở Tây Âu với những nước đã chuyển trạng thái dân số từ cổ điển sang dân số hiện đại. Đây là lý thuyết phản ánh quá trình biến đổi dân số từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác hợp lý hơn trên cơ sở biến đổi của kinh tế – xã hội từ nông nghiệp sang công nghiệp hiện đại. Quan điểm này đưa ra cách nhìn tổng quát, cần thiết cho nghiên cứu Dân số học. Thuyết quá độ dân số chỉ ra quá trình phát triển dân số theo 3 thời kỳ đó là: Trước quá độ; thời kỳ quá độ; thời kỳ sau quá độ. *Tư tưởng của C.Mác (1818 – 1883), trong Hệ tư tưởng Đức C. Mác và Ph.Ăng ghen đã viết: Theo quan niệm duy vật thì suy cho cùng, sản xuất ra của cải vật chất là yếu tố quyết định sự phát triển lịch sử. Biểu hiện ở 2 dạng: + Một là, sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt, thức ăn, quần áo, nhà ở và các vật dụng sinh hoạt khác + Hai là, sản xuất ra chính bản thân con người là sự tiếp tục nòi gống. Từ đó, C. Mác cho rằng, Nhà nước cần có trách nhiệm xác định phát triển dân số một cách hợp lý để tạo ra sự phát triển cho xã hội. Như vậy việc khẳng định rõ sản xuất vật chất quyết định trực tiếp sự tồn tại của xã hội, tái sản xuất ra con người là tiền đề của tái sản xuất vật chất. Con người có đủ khả năng điều tiết các quá trình dân số hợp lý nhằm phục vụ tích cực cho sự phát triển, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Đây là tư tưởng khoa học mang tính kinh điển về mối quan hệ giữa dân số và phát triển làm tiền đề cho nghiên cứu Dân số học. b. Đối tượng nghiên cứu của Dân số học. - Dân số học là khoa học nghiên cứu về dân số bao gồm quy mô, thành phần, phân bố, sự gia tăng dân số và những đặc trưng khác về dân số với kinh tế - xã hội cũng nguyên nhân, hậu quả của sự thay đổi những yếu tố trên. Nói cách khác, Dân số học là khoa học về dân số, có nhiệm vụ nghiên cứu các quy luật tái sản xuất dân cư trong những điều kiện lịch sử, kinh tế xã hội cụ thể trên một lãnh thổ nhất định.  Tuy có nhiều định nghĩa về Dân số học của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau đưa ra, nhưng chung quy lại, các định nghĩa đều có một số điểm chung nhất định: Dân số học là môn khoa học xã hội độc lập, nghiên cứu tính quy luật của tái sản xuất dân cư thông qua các chỉ báo cơ bản như sinh, tử, chuyển cư, hôn nhân... và các điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến nó.  - Đối tượng nghiên cứu của Dân số học: Khoa học Dân số học có đối tượng nghiên cứu là quá trình tái sản xuất dân số; nghiên cứu tính quy luật của quá trình dân số trong mối liên hệ với các điều kiện kinh tế xã hội cụ thể. - Mối quan hệ giữa Dân số học với các môn khoa học khác. Dân số học luôn có mối quan hệ với các môn khoa học khác như: Dân tộc học, Sử học, Xã hội học, Tâm lý học, Sinh học, Y học, Chính trị, Pháp luật, Địa lý 2. Chức năng của Dân số học a. Chức năng thế giới quan của Dân số học - Cung cấp những kiến thức cơ bản của quá trình tái sản xuất dân số. - Trang bị cách xem xét toàn diện, lịch sử, cụ thể, khoa học về quá trình tái sản xuất dân số một cách đúng đắn trong đời sống thực tiễn. b. Chức năng dự báo - Qua nghiên cứu về các quá trình dân số trong lịch sử; trong hiện tại, tìm ra tính quy luật vận động và phát triển của các quá trình dân số, cũng như mối liên hệ của các quá trình này với điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. - Đưa ra những dự báo khoa học về các quá trình dân số trong giai đoạn tiếp theo. c. Chức năng tổ chức quản lý xã hội - Dân số học cung cấp luận cứ khoa học cho hoạch định chính sách dân số thế giới, khu vực, quốc gia. - Dân số học còn tham gia vào việc định hướng dư luận xã hội, điều chỉnh hành vi, hướng dẫn hành động của cá nhân và cộng đồng xã hội theo các chuẩn mực, hành vi dân số đúng đắn. 3. Nhiệm vụ của Dân số học Dân số học có các nhiệm vụ cơ bản là: a. Nghiên cứu các quá trình tái sản xuất dân số - Quá trình sinh sản, tử vong, di dân - Qua đó, làm phong phú thêm nhận thức về vấn đề dân số . b. Nghiên cứu làm rõ các nhân tố tác động đến các quá trình dân số Dân số học làm rõ mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội.. c. Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số Thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông dân số để nâng cao dân trí, ý thức pháp luật trong thực hiện chính sách dân số của toàn xã hội, 4. Phương pháp nghiên cứu của Dân số học. a. Phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử - Khi nghiên cứu các quá trình dân số trong sự tác động qua lại với môi trường tự nhiên, xã hội và các quá trình kinh tế - xã hội khác. - Mặt khác, việc nghiên cứu dân số trong từng mối quan hệ lịch sử, cụ thể để làm rõ các vấn đề về dân số. b. Phương pháp toán thống kê Khi nghiên cứu về dân số phải có một số lượng đủ lớn hoặc với một thời gian đủ dài thì các sự kiện, quá trình dân số mới thực sự bộc lộ quy luật, tính quy luật của nó một cách rõ ràng. (khoảng thời gian 1 năm, 5 năm hay 10 năm). c. Phương pháp mô hình hoá. - Với các mô hình như tháp dân số, các bảng biểu (bảng sống, bảng chết, kết hôn, ly hôn, di dân vv..) thể hiện các quá trình dân số được xây dựng thông qua các mối tương quan hàm số hoặc hệ các hàm số toán học. Ngoài ra, Dân số học còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp đồ thị, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, điều tra xã hội học. II. Một số thước đo cơ bản của Dân số học 1. Quá trình sinh sản a. Tỷ suất sinh Có nhiều cách đo mức sinh, trong đó có các công cụ đánh giá mức sinh như sau: - Tỷ suất sinh thô ( CBR ) Khái niệm: Tỷ suất sinh thô là số trẻ em sinh ra sống trong năm tính trên 1000 dân. Cách đo này dễ tính toán, được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu mức sinh, nhưng nó bị ảnh hưởng của cơ cấu tuổi và giới tính. - Tỷ suất sinh chung ( GFR ) Khái niệm: Tỷ suất sinh chung là số trẻ em sinh ra sống trong năm tính trên 1000 phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ (15 - 49 tuổi) Thước đo này chưa phản ánh được mức sinh của từng độ tuổi, nhóm tuổi khác nhau của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. - Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi ( ASFRx ) Khái niệm: Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi là số trẻ em sinh ra sống trong năm tính trên 1000 phụ nữ của một độ tuổi hoặc một nhóm tuổi nhất định. Là cách tính khá phức tạp, phản ánh được mức sinh của từng độ tuổi, nhóm tuổi của phụ nữ, nhưng chưa phản ánh được số con trung bình của mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. - Tổng tỷ suất sinh ( TFR ) Khái niệm: Tổng tỷ suất sinh là tổng các tỷ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi của một năm nào đó Là thước đo nhằm nhận biết được mức sinh thay thế và dùng để dự báo quy mô dân số trong tương lai. b. Các yếu tố ảnh hư ởng đến quá trình sinh sản: - Các yếu tố tự nhiên - Các yếu tố xã hội - Yếu tố kinh tế - Chính sách dân số - Ảnh hưởng của di dân và đô thị hoá * Những yếu tố tự nhiên sinh vật: - Sinh đẻ trước hết là hiện tượng sinh học của tự nhiên, vậy nó chịu tác động của các yếu tố này. Mỗi sinh vật theo qui luật tự nhiên đều trải qua các giai đoạn sinh ra, lớn lên trưởng thành và diệt vong. Con người cũng vậy, không phải ở bất cứ độ tuổi nào cũng có khả năng sinh đẻ. Vì vậy cơ cấu tuổi và giới có ảnh hưởng rất lớn đến mức sinh. Nơi nào cơ cấu tuổi và giới thuận lợi cho sự phát triển sinh sản thì nơi đó có mức sinh cao và ngược lại. - Đối với mỗi dân tộc cũng có mức sinh khác nhau. Dân tộc được xét đến trên nhiều khía cạnh. Với khía cạnh tự nhiên sinh vật, mỗi dân tộc được coi là 1 giống người và có khả năng sinh sản khác nhau. Môi trường sống cũng có ảnh hưởng đến mức sinh. * Phong tục tập quán và tâm lý xã hội: - Mỗi hình thái KT-XH, mỗi dân tộc đều có các phong tục tập quán và tâm lý XH khác nhau. Những phong tục tập quán và tâm lý XH đó xuất hiện và tồn tại trên những cơ sở thực tế khách quan. Khi những cơ sở này thay đổi thì phong tục tập quán và tâm lý XH cũng thay đổi theo. Tuy nhiên, khi tồn tại XH thay đổi, những ý thức XH chưa hoàn toàn thay đổi. Tập quán và tâm lý XH có liên quan đến mức sinh. Tập quán kết hôn sớm, muốn có nhiều con, thích con trai.. là tập quán và tâm lý chung của XH cũ. Các thuyết "trời sinh voi, sinh cỏ", "lắm con nhiều phúc".. đã khuyến khích đẻ nhiều và người ta tự hào khi có nhiều con. Dư luận XH lên án những người không hôn nhân con cái, không chỉ về trách nhiệm tình cảm các bậc cha me mà còn đảm bảo KT cho cha mẹ lúc ốm đau, khi tuổi già. Đặc biệt mức chết của trẻ em là nguyên nhân làm tăng mức sinh, sinh bù, sinh dự phòng. Khi cơ sở KT đã thay đổi thì trong đó tập quán tâm lý về hôn nhân và sinh đẻ cũng thay đổi theo. * Những nhân tố KT: - Nhóm nhân tố này rất đa dạng và tác động theo nhiều hướng khác nhau, ảnh hưởng của nó đối với biến động tự nhiên dân số nói chung và mức sinh nói riêng. Theo quan niệm của đa số các nhà nhân khẩu học thì đời sống thấp sẽ sinh đẻ cao và ngược lại. Mức sinh trong thời đại phong kiến cao hơn mức sinh dưới CNTB. Dân số ở các nước kém phát triển tăng nhanh hơn các nước KT phát triển. Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu kĩ cũng đưa ra kết luận rằng mức sinh tỷ lệ nghịch với mức sống. * Các yếu tố kỹ thuật: - Trình độ phát triển kỹ thuật càng cao, đặc biệt là những thành tựu về y học càng tạo điều kiện cho con người chủ động điều tiết mức sinh. Nếu vô sinh đã có những biện pháp giúp sinh đẻ được. Các biện pháp kỹ thuật chuyên môn cũng giúp sinh đẻ có kế hoạch, sinh đẻ theo mong muốn. * Chính sách dân số chính là sự can thiệp và tác động của nhà nước trong việc điều tiết các quá trình dân số. Đó là toàn bộ chủ trương chính sách và biện pháp có liên quan đến dân số và sự vận động dân số. Chính sách dân số bao gồm chính sách liên quan đến sinh đẻ, chính sách tác động làm giảm mức chết, điều tiết di cư.. Trong chính sách điều tiết mức sinh có chính sách khuyến khích sinh đẻ và giảm sinh. Trong thời gian từ 1960 trở lại đây, nhà nước ta thường xuyên áp dụng chính sách giảm sinh. Để thực hiện, nhà nước đã sử dụng các biện pháp sau: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đáy là giải pháp mang tính tích cực quyết định sự thành công của chính sách dân số. Đảm bảo đủ kinh phí cho công tác dân số. Kiện toàn hệ thống tổ chức làm công tác dân số KHHGĐ. Công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền. Công tác dịch vụ KHHGĐ, Các biên pháp hành chính.. 2. Quá trình tử vong a. Tỷ suất chết - Chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả những biểu hiện của sự sống, tại một thời điểm nào đó sau khi có sự kiện sinh sống xảy ra mà không có khả năng nào khôi phục lại được. - Tỷ suất chết thô (CDR) Khái niệm: tỷ suất chết thô là số người chết tính trên 1000 dân trong một năm nhất định. Cách tính này đơn giản dễ thu thập số liệu trong nghiên cứu về mức chết, nhưng chưa phản ánh được theo tuổi và giới tính - Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi (ASDRx ) Khái niệm: Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi là số người chết tính trên 1000 dân của một độ tuổi hoặc nhóm tuổi nhất định trong năm. Thước đo này đòi hỏi phải có hệ thống số liệu chi tiết ở từng độ tuổi và cơ cấu trong từng độ tuổi của dân số. - Tỷ suất chết không tuổi ( IMR ) Khái niệm: Tỷ suất chết không tuổi là số trẻ em chết trước một tuổi tính trên 1000 trẻ em sinh ra sống trong cùng năm. Là cách đo dễ tính toán, nhưng là chỉ báo quan trọng và nhạy cảm đánh giá mức sống của dân cư phòng chữa bệnh của quốc gia liên quan đến tuổi thọ trung bình của dân cư. b. Các yếu tố tác động đến tử vong - Mức sống của dân cư. - Trình độ phát triển y học, mạng lưới y tế, vệ sinh phòng bệnh. - Môi trường sống. - Cơ cấu dân cư. - Các yếu tố khác 3. Di dân a. Các khái niệm. - Khái niệm di dân: Di dân theo nghĩa rộng là sự di chuyển bất kỳ của con người trong không gian và thời gian nhất định. Di dân theo nghĩa hẹp là sự di chuyển của dân cư từ đơn vị lãnh thổ này sang đơn vị lãnh thổ khác nhằm xác lập nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định (Liên hợp quốc). - Khái niệm xuất cư và nhập cư b. Phân loại di dân - Theo ranh giới hành chính lãnh thổ (quốc gia, tỉnh, huyện) - Theo độ dài thời gian - Theo cách thức tổ chức - Một số công thức tính di dân Tính chênh lệch di dân (M) = I - O Tính quy mô di dân (Q) Q = I + O Tính cường độ di dân (C) C = Q/ Pt c. Các yếu tố ảnh hư ởng đến di dân Một số nguyên nhân như sau: - Nguyên nhân hút - đẩy tại vùng chuyển đến và vùng chuyển đi - Nguyên nhân có liên quan đến đồng thuận trong di cư 4. Cách tính thay đổi dân số a. Phương trình cân bằng dân số Pt = Po + (B - D) + (I - O) b. Gia tăng dân số tự nhiên. Là gia tăng dân số do kết quả của quá trình sinh và chết tạo nên không có sự tham gia của quá trình di dân. - Tỷ suất tăng tự nhiên dân số (NIR) c. Tỷ suất phát triển dân số (PGR) d. Bùng nổ dân số. Bùng nổ dân số là hiện tượng dân số tăng quá nhanh, tỷ suất sinh quá cao, chết thấp làm cho thời gian dân số tăng gấp đôi bị rút ngắn. Là thời kỳ dần chuyển sang giai đoạn dân số ổn định. Kết luận Dân số học là một khoa học có đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu riêng. Các quá trình dân số được biểu hiện thông qua các thước đo cơ bản đó là quá trình sinh sản, quá trình tử vong, quá trình di dân và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dân số.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docb_ds1_0103.doc