Dân tộc bana

1. Ngôn ngữ, ngữ hệ

- Dân tộc Bana có tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer và chưa

có chữ viết riêng.

- Ngữ hệ Nam Á.

2. Lịch sử

- Người Bana là một trong những cư dân cổ xưa ở Trường Sơn, trước

kia họ sinh sống chủ yếu ở ven biển các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định,

sau di chuyển di chuyển lên Tây Nguyên sinh sống ở các địa hình khác

nhau.

- Cư trú chủ yếu ở vùng Trung Trung Bộ, ven dải Trường Sơn và Tây

Nguyên, các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên

- Họ là tộc người có dân số đông nhất, chiếm vị trí rất quan trọng trong

các lĩnh vực: văn hóa, xã hội ở các cao nguyên miền Trung nước ta.

pdf43 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Dân tộc bana, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững cây le uốn cong (breng) tạo thành một hàng rào xung quanh chỗ nguồn mạch ở đầu máng nước (tờ-nang đác). Dân làng cùng nhau dọn dẹp con đường từ làng ra bến nước cho sạch sẽ, phong quang; vài phụ nữ lo nấu ăn; vài người đàn ông thịt lợn, thịt dê và chuẩn bị lễ vật cho lễ cúng sẽ diễn ra vào khoảng 2 giờ chiều hôm đó. Khi việc chuẩn bị đã hoàn tất, ông chủ làng diện áo và khố đi lên nhà rông lấy tiết lợn, tiết dê trộn với rượu cần và nước lấy từ nguồn, rồi đem tới đầu máng nước, vừa đổ vào máng vừa khấn lên những lời cầu mong cho nguồn nước của làng không bao giờ cạn, cho bến nước mãi mãi sạch sẽ,... Lũ trẻ, cả trai lẫn gái, đã đợi sẵn ở đằng cuối máng nước. Khi già làng cũng xong, chúng thi nhau dùng tay hứng nước và uống; còn phụ nữ các gia đình thì hứng lấy nước đem về nhà nấu cơm, với niềm tin thần nước (giàng đắc) phù hộ cho gia đình mình. Trong khi già làng làm lễ tại bến nước, đồ ăn thức uống đã chuẩn bị được mang đến nhà rông. Món chính để nhắm với rượu thường là thịt lợn nấu với rau dớn hoặc lá sắn. Kết thúc lễ cúng, già làng quay về nhà rông; ông ngồi bên ché rượu đã được buộc dựa vào cột chính trong nhà (ché rượu dành cho già làng – sik krá), cúng mời thần núi, thần sông, thần lúa, về ăn thịt, uống rượu, đồng thời cầu xin các thần phù hộ cho nguồn nước của làng không bao giờ cạn, cuộc sống trong làng yên vui Cúng xong, ông uống một hớp rượu, ăn một miếng gan lợn, rồi chia số còn lại cho mọi người ăn “làm phép”. Trong lúc đó, một đoàn nam thanh niên gõ cồng, chiêng đi vòng quanh nhà rông rồi tiến ra bến nước, sau đó trở lại nhà rông, như cuộc trình diễn nghi thức mời thần nước về nhà rông dự lễ cúng. Kết thúc lễ cúng bến nước là việc dân làng ăn uống cộng đồng tại nhà rông. Khách từ các làng khác cũng đến dự. Khi thức nhắm chế biến từ con lợn lễ vật đã hết, thanh niên đánh cồng, chiêng đi tới từng nhà xin thịt, gạo và rượu. Một số người có thể kéo dài cuộc liên hoan cho đến sáng hôm sau. Đã lâu, ở làng Kon Rbàng không còn duy trì tập tục cúng bến nước nữa, phần vì làng theo Công giáo nên các nghi lễ tín ngưỡng truyền thống phai nhạt dần; phần vì số bến nước nhiều lên, mỗi bến nước chỉ phục vụ những hộ ở gần đó, nghĩa là tính cộng đồng làng đối với bến nước đã biến đổi, khác xưa.  Lễ cúng đất làng: Là lễ hội của người Ba Na sống ở Kon Tum và Gia Lai. Dân làng Ba Na làm lễ cúng đất làng vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch khi chuẩn bị vào vụ sản xuất hoặc khi dọn đến vùng đất mới. Trước hôm dựng làng đồng bào Ba Na làm lễ kéo dài 2 ngày. Họ khấn các thần linh phù hộ cho công việc làm ăn thuận lợi, và thông báo cho thần linh biết công việc làm ăn trong năm mới. 3. Văn học dân gian:  Ca múa dân gian: - Dân ca: gồm 4 thể loại chính: + Hát ru: Do phụ nữ hát khi ru con, giai điệu chậm và mềm mại, nhịp điệu đơn giản và trùng lặp, nội dung dễ hiểu hướng tới giáo dục, con ngoan khỏe, lớn lên chăm làm rẫy, dệt vải, yêu thương bố mẹ và là người tốt. + Hát đồng dao: do trẻ em diễn xướng tập thể, vừa đi, vừa hat, vừa vỗ tay, nội dung nói về các hình ảnh tự nhiên và xã hội ngộ nghĩnh diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. + Hát giao duyên: do nam nữ thanh niên diễn xướng trong giao lưu và tìm hiểu. Nội dung là dùng câu chữ, hình ảnh ẩn dụ để ướm hỏi tình cảm của nhau, thường là hát ở sân nhà rông, trên nương rẫy hay trong đám cưới. + Hát than thở: dùng để kể lể và thể hiện lòng thương tiếc của người phụ nữ, thân nhân người chết trong các đám tang và lễ bỏ mả. - Múa dân gian: + Soang là điệu múa phổ biến nhất của người Ba na, chủ yếu là dùng thân thể (đầu, lưng, eo, hông), cử động của chân tay chỉ là kết hợp. Đội hình xếp hình tròn hoặc hình vòng cung, chiều vận động là chiều ngược kim đồng hồ, từ tây sang đông  trực tiếp hoặc gián tiếp diễn tả và tái hiện lại các sinh hoạt sản xuất và xã hội truyền thống đã và đang diễn ra ở vùng rừng núi của người Ba na. + Múa cồng chiêng là sinh hoạt trung tâm nổi bật thu hút sự chú ý củ tât cả những người tham gia. Có 4 đội, hai đội nam, hai đội nữ, hai đội nam đánh công chiêng, hai dội nữ dàn hàng ngang sau mỗi đội nam để múa soang theo tiết tấu của công chiêng. Điệu múa thể hiện bằng những bước múa, tay nắm tay nhau, lần lượt và liên tiếp đưa ra đằng trước, đằng sau, kết hợp đôi chân di chuyển tịnh tiến theo tiết tấu cồn chiêng. - Âm nhạc dân gian: + Âm nhạc Bana là âm nhạc đơn thanh hay đa thanh. + Âm nhạc Bana là mô phỏng âm thanh và nhịp điệu nguyên sơ của thiên nhiên, của rừng núi. + Đặc biệt không gian âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.  Văn học dân gian và Hơmon: bao gồm nhiều thể loại khác nhau như truyện cổ tích, câu đố, tục ngữ, trường ca hơmon. - Truyện cổ tích phản ánh thế giới quan và triết lí nhân văn của chủ nhân đã sang tạo ra chúng như đề cao trí thông minh, lên án thói hư tật xấu, giải thích nguồn gốc các dân tộc, giải thích quan hệ giữa thế giới người sống với thế giới người chết. - Thơ ca Bana cũng rất phong phú, nói lên tâm tình của con người trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên và xã hội. - Kho tàng tục ngữ của người Bana khá phong phú, nội dung giáo dục đạo đức con người, kinh nghiệm sống. Nó gián tiếp hình tượng hóa, ví von bằng những biểu tượng chứ không đề cập một cách trực tiếp. - Kho tàng câu đố cũng rất phong phú. Nội dung câu đố vừa nói về cái cụ thể, vừa nói về cái trừu tượng. Đối tượng ra đố là các hiên tượng, sự vật trong tự nhiên, các vấn đề quan hệ xã hội, những huyền thoại, những truyền thuyết của người Bana đều liên quan đến giai đoạn con người còn sống lẫn với các thần linh, các vị anh hùng văn hóa (nửa thần), các nhân vật lịch sử với những kỳ tích trong đấu tranh với thiên nhiên hay với giặc giã. - Trường ca Hơmon: là đỉnh cao của văn hóa dân gian Bana. Nội dung: những câu chuyện dài nói về thuở hồng hoang, về chiến công của các anh hùng dân tộc, anh hùng văn hóa trong việc khai sáng ra đất trời và muôn loài, đấu tranh chống lại và chiến thắng cái xấu, cái ác để bảo vệ cái đúng, cái tốt, bảo vệ nhân dân. Địa diểm và thời gian trình diễn: thường là tại nhà rông hay nhà dân, vào những buổi tối của tháng nông nhàn. Thành phần tham gia: gồm người kể chuyện và dân làng. Nghệ thuật ngôn từ: Hơmon là bài ca dài, lời kể và các đoạn thơ đan xen lẫn nhau. Ngôn từ mang tính thơ và luôn có vần điệu. So sánh ví von là thủ pháp đặc trưng đẻ khắc họa y tưởng mà Hơmon muốn thể hiện. 4. Trò chơi dân gian: Phổ biến là các trò chơi : đuổi bắt (đru đra), cướp dây, hất đá, nhảy đập nhịp, thả diều, đá cầu, đi cà kheo, đánh quay, đánh vòng... V. Văn hóa xã hội - Điều hành công việc là hội đồng già làng, đứng đầu là Chủ làng. Chức chủ làng chỉ thấy có ở vùng Kon Tum, họ được coi là gốc của làng, là người được dân tín nhiệm vì am hiểu phong tục tập quán. Chủ làng ở đây thường cha truyền con nối, đôi khi do dân cử, nhất là khi không có người kế thừa, hay vì một lý do nào đó như làm ăn thất bát hoặc làng luôn gặp vận hạn. Người Bana tin rằng chủ làng là do thần linh thừa nhận để hướng dẫn dân làng những điều tốt đẹp. Bởi vậy khi làng gặp vận hạn không hay thì họ tin là thần linh muốn cử người khác thay thế nên phải bầu lại chủ làng. Các chủ làng là những cụ già có uy tín, được dân suy tôn, tham gia hội đồng già làng. - Chủ làng và hội đồng già làng thường điều hành việc sản xuất, chiến đấu, nghi lễ tôn giáo, dựa trên sự nhất trí của toàn làng. Buôn làng: - Làng là từ gọi theo tiếng phổ thông để chỉ một tổ chức xã hội duy nhất, phổ biến chung trong tất cả các cộng đồng dân tộc bản địa ở Kon Tum. Mỗi dân tộc có một tên gọi cụ thể riêng: Dân tộc Ba Na gọi là “Plây”. - Làng là một tổ chức xã hội nhỏ nhất và cũng là duy nhất, có kết cấu chặt chẽ, vẫn hành theo cơ chế tự quản. Già làng được chọn là những người cao tuổi, có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, có đạo đức, uy tín trong cộng đồng làng và mọi thành viên đều chịu sự điều khiển của già làng. - Các dân tộc có số lượng người đông như Xơ Đăng, Bana, Giẻ Triêng, bên cạnh già làng còn có “Hội đồng già làng” là những người đàn ông có độ tuổi trung niên làm chủ các nóc nhà, được lựa chọn theo tập quán, nhưng đứng đầu vẫn là “già làng”. + Làng được đặt nơi bằng phẳng hoặc ven sông suối. Trước đây, cách sắp xếp và bố trí nhà cửa trong làng tương đối thống nhất. Các nhà nằm mặt tập vào nhau, nhà nọ liền kề nhà kia, gần thì có thể bắt ván qua nhà nhau, xa cũng không quá 50m. Thường thì các làng Bana là làng đồng hướng. Hướng của làng là hướng của nhà rông và nhà ở, đó là hướng Nam. Xưa kia, xung quanh làng có một lớp rào bằng tre vót nhọn. Ở những chỗ xung yếu có thêm lớp chông tre. Mỗi làng có một cổng chính ở phía Đông và một vài cổng phụ để dân làng đi rừng, đi rẫy, đi sông suối.  kiểu làng phòng thủ nhằm đối phó với những cuộc đột kích ban đêm của các làng thuộc dân tộc khác. + Làng Bana thường phải di chuyển do nhiều nguyên nhân như dịch bệnh, hỏa hoạn, bị cướp phá hoặc hết đất canh tác. Trước khi chuyển làng, già làng phải làm lễ cúng tại nhà Rông xin phép các thần linh và cầu mong được phù hộ. Sau lễ cúng, già làng và một số thanh niên đi trước để chọn vùng đất tốt để lập làng. Theo quan niệm truyền thống, là chổ đất trương đối bằng phẳng, gần sông suối, có nguồn nước ăn, có rừng làm rẫy. Việc chọn đất gần sông suối ngoài việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân còn nhằm mục đích phòng thủ, lấy sông suối làm chướng ngại tự nhiên. Trên đường đi tìm đất lập làng, người ta kiêng nhìn thấy chim pơ lang trước mặt hay kêu gần ở bên tai. Khi tìm được, người Bana thăm dò ý kiến thần linh bằng nhiều cách khác nhau như nghe gà trống gáy, bói hạt gạo, bói ốc, nắm đầu gà, đun sôi trứngngười Bana thường chuyển làng vào mùa khô. Thường thì người ta chỉ chuyển đồ đạc chứ không chuyển nhà. + Nhà Rông được xây dựng cuối cùng, xây xong, người Bana tổ chức lễ đâm trâu để uống mừng làng mới. Họ lấy gan trâu làm đồ cúng với mục đích xin các thần linh chứng giám và phù hộ cho làng làm ăn thịnh vượng. Về đối ngoại: Chủ làng là người đại diện cho làng trong việc giao tiếp với các làng khác và đón tiếp khách chung của làng. Chức vụ chủ làng không phải cha truyền con nối, mà do dân cử. Giúp việc cho chủ làng là một vài già làng, thường bao gồm 4-5 người đàn ông cao tuổi.các già làng và chủ làng hợp thành hội đồng già làng. Về đối nội: + Khi trong làng có sự kiện gì thì người chủ làng sẽ tập hơp hội đồng già làng lại để bàn bạc và tham khảo và thống nhất ý kiến trước khi quyết định. Trong làng cũng có tòa án phong tục, làm nhiệm vụ xét xử các vi phạm luật tục hay các việc kiện tụng, tranh chấp liên quan đến phong tục. Giúp việc cho chủ làng ngoài hội đồng già làng còn có chỉ huy quân sự, thầy cúng, bà mụ vườn. + Họ có tục kết nghĩa giữa hai làng với nhau. Trai gái hai làng cũng được khuyến khích tìm hiểu nhau và kết hôn với nhau. + Quan hệ làng xóm hiện nay là quan hệ bình đẳng. Các già làng vẫn được kính nể nhưng cán bộ Cách mạng do dân bầu ra là người điều hành công việc xã hội. Lớp trẻ được học hành, nhà rông không phải là nơi tập trung phòng thủ hay luận bàn việc tiến công làng khác mà là nơi hội họp dân làng bàn việc sản xuất và sẵn sàng chiến đấu với giặc ngoại xâm, và là nơi vui chơi giải trí. + Sự giàu có trong làng người Bana thường được so sánh bằng số lượng chiêng, ché quý trong nhà, đàn trâu ngoài chuồng và số người ở mướn (Đăm), số người ở tớ (Đích). Tù binh (Mná) bị người Bana bắt, ít khi được giữ làm Đích. Họ đem bán cho các làng xa. Ngược lại những người giàu có hay thiếu sức lao động lại thường mua tù binh ở nơi khác về làm Đích. Những người nghèo khổ trong xã hội Bana cũng không nhiều. Họ thường thuộc những gia đình neo đơn, con còn nhỏ, người mồ côi, tàn tật, già nua, không nơi nương tựa. 2. Tổ chức dòng họ: - Dòng họ Bana gồm các thành viên là con cháu trực hệ của một ông bà tổ trong một số đời còn nhớ được, thường là 5-6 đời hoặc có thể hơn. - Dòng họ bố và dòng họ mẹ có vai trò như nhau và có bình đẳng với nhau, không phân biệt là con ông bác hay con cô con dì mà nếu ai sinh ra trước thì người đó là anh hoặc chị. Ở người Bana, các con được thừa kế gia tài ngang nhau. 3. Tổ chức gia đình: + Gia đình Bana mang tính chất song hệ. Trước đây, thường là gia đình lớn, bao gồm 3-4 thế hệ. Mỗi gia đình lớn cư trú trong một ngôi nhà dài ngăn thành nhiều buồng cho các cặp vợ chồng và con cái. Đứng đầu mỗi gia đình lớn là người chủ nhà thường là đàn ông hiếm khi là phụ nữ, người già có uy tín được mọi người trong gia đình tôn kính và phục tùng. Các gia đình khá giả đôi khi con có thêm tôi tớ sống. + Người Bana ưa thích một gia đình con đàn cháu đống. Họ thường có tục nuôi con nuôi, tục kết bạn để được nhiều thân thích. Những thành viên trong gia đình thường lao động chung, ăn chung, có tài sản chung. Mọi việc được sắp xếp theo sự điều khiển của chủ nhà, có tập quán phân công lao động theo giới. + Trong số tài sản riêng đó, trừ một số như: tiền bạc, trang sức, chiêng, ché, tấm vải có giá trị, còn những thứ khác như: lương thực, gia súc được dùng để sử dụng chung trong trường hợp cần thiết. Nếu tài sản riêng là con lợn thì sử dụng vào lễ hiến sinh, sau đó phần thịt còn lại được chia cho cả làng, chứ không chỉ chia cho từng căn hộ trong nhà. Song nếu con lợn đó đổi lấy chiêng, ché thì lại thuộc về người nuôi. + Gia đình Bana nghiêng về dòng cha, nhưng không hiếm trường hợp rể về nhà vợ. Điều đó tùy theo ý muốn của hai gia đình, nhất là phía vợ. Địa vị xã hội của đàn ông cũng khá rõ rệt. Họ là người đại diện cho gia đình, giao thiệp với hàng xóm, với khách buôn, điều khiển việc sản xuất. Nhưng họ không tự quyền mà thường thực hiện sau khi đã có sự nhất trí của toàn gia đình. + Trong gia đình, người già được kính trọng, trẻ em được chiều chuộng ít bị nặng lời. Con vợ cả, con vợ lẽ, con nuôi, con đẻ không phân biệt. Việc chia tài sản cũng đồng đều. Trai gái đến tuổi thành niên thì làm lễ cà răng. Từ đấy là con gái thì ra ngủ ở gian giữa để xa bố mẹ, là trai thì tới nhà rông cùng bè bạn. VI. Phong tục tập quán 1.Hôn nhân Người Bana cho phép tự do tìm hiểu và lựa chọn bạn đời, việc cưới xin đều theo nếp cổ truyền. Vợ chồng trẻ ở luân phiên mỗi bên một thời gian theo thỏa thuận của hai gia đình hai bên, sau khi sinh con đầu lòng mới làm nhà riêng. Trước đây trai gái Bana khi đến tuổi trưởng thành (20 đối với nam, 18 đối với nữ), được tự do yêu đương tìm hiểu lẫn nhau, nhưng quyền quyết định đi đến hôn nhân không phải không có ảnh hưởng của cha mẹ. Trong thực tế, nhiều khi cha mẹ can thiệp rất nhiều vào chuyện hôn nhân của con cái. Thậm chí, trong một số trường hợp, quyết định gả cưới của cha mẹ hoàn toàn đi ngược lại mong muốn của các con. Chính vì vậy, trong ngôn ngữ người dân tồn tại hai thuật ngữ hôn nhân. Trong trường hợp trai gái tự do yêu đương và tìm bạn đời tiến tới hôn nhân, người dân gọi là chărơihkơ ding (hôn nhân tự chọn); trong trường hợp cha mẹ quyết định gả bán con theo ý kiến riêng của mình, người dân gọi là mẽ bă pơ giao ăn (cha mẹ gả bán). Việc gả bán con theo ý riêng của cha mẹ thường chỉ xảy ra giữa gia đình giàu có với gia đình nghèo vì lí do kinh tế, hay sắc đẹp. Các gia đình tương đương về điều kiện kinh tế, về địa vị xã hội thì con cái của họ phần lớn tự do tìm hiểu để đi tới hôn nhân. Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời, lựa chọn thông gia dựa trên sự so sánh giàu nghèo đã ít còn được đặt ra như trong quá khứ. Sự chênh lệch về tuổi tác giữa nam và nữ cũng không phải là điều quan trọng. Vấn đề mang tính quyết định để đi tới hôn nhân trong thời điểm hiện tại là trai gái phải yêu thương nhau. Tiêu chuẩn hàng đầu để các chàng trai, cô gái lựa chọn bạn đời là đạo đức, sức khỏe, và tính cần cù, siêng năng, thạo việc. Nguyên tắc hôn nhân của người Bana đã dịch gần hôn nhân người Việt và hệ thống gia tộc ngang cũng như dọc. Nam nữ được tự do hôn nhân nhưng phải được bố mẹ đồng ý. Xã hội Bana đã nghiêng sang chế độ phụ hệ. Vì vậy, chị gái, em gái dựng vợ gả chồng cho con cái phải hỏi ý kiến của anh em trai mình. Xã hội cũng không cho phép trai gái ăn ở với nhau trước khi lấy nhau. Vợ chồng mới cưới coi tập tục phải đến năm sau mới được có con. Hôn nhân một vợ một chồng đã bền vững, ít thấy xảy ra li dị. Việc li dị không chỉ do họ hàng mà do hội đồng già làng thu xếp một cách rất thận trọng. Người Bana trong cùng một họ hàng gần tuyệt đối không được lấy nhau. Vì phạm tội loạn luân bị phạt rất nặng phải trần truồng phải trần truồng ăn vào máng lợn trước công chúng, giống như trường hợp giao hợp với thú vật. Người ta cấm ngặt an hem con dì con già, con cô con cậu và con chú con bác ruột lấy nhau. Trường hợp người cùng một cụ, kỵ tức là đã tách ra khỏi cùng một ông bà hay là đã hơi xa có thể được lấy nhau, sau khi chịu làm một lễ tạ tội với thần linh. Tuy nhiên do có sự phân biệt giữa họ gần và họ xa nên nguyên tắc hôn nhân ngoài dòng họ ở đây được thực thi với hai cấp độ khác nhau. Thứ nhất, toàn bộ các thành viên nam nữ thuộc họ gần tức là con cháu trong vòng ba đời của một ông bà tổ, bao gồm cả bên cha và bên mẹ tuyệt đối không có quan hệ tính giao và hôn nhân. Nếu ai vi phạm quy định đó tức đã mắc tội loạn luân và bị làng xử phạt rất nặng theo luật tục. Họ cho rằng cùng dòng họ lấy nhau là trái với đạo đức, khiến thần linh nổi giận gây ra các tai họa để trừng phạt con người như cháy nhà, dịch bệnh, mất mùa. Dòng họ nào để xảy ra chuyện đó sẽ phải chuẩn bị đủ 3 con trâu, 3 con dê, 3 con gà và 3 ché rượu để cúng thần nhà rông, thần nước để giải hạn cho dân làng và chính hai gia đình đó. Nghi thức trong lễ cúng là chủ nhà đọc lời cúng và đôi trai gái bị phạt lấy một ít tiết của con vật hiến sinh hòa với rượu, đổ vào vỏ bầu đến từng nhà trong làng, dùng cành cây tre nhúng vào quả bầu đựng nước rồi quết lên chân cầu thang với ngụ ý xua đuổi, tẩy uế mọi rủi ro tai họa, mong giàng đừng bắt tội dân làng. Thứ hai, các thành viên nam, nữ thuộc họ xa, tức là con cháu cùng một ông bà tổ, từ đời thứ bốn trở lên tính theo đằng cha cũng có thể lấy được nhau, nhưng phải làm một lễ cúng nhỏ tạ lỗi với tổ tiên. Khi đó họ sẽ không mắc vào tội loạn luân và không vi phạm luật tục. Những trường hợp nam nữ quan hệ tình cảm sâu nặng với nhau mà không đi đến hôn nhân, không làm thủ tục cưới hỏi thì làng bắt vạ một con dê, một con bò hoặc một con gà. Trước đây, trai gái chưa cưới xin có quan hệ với nhau lỡ có con phải tiến hành cúng thần trước khi trỉa lúa, vào khoảng đầu tháng 4, với lễ vật là một con dê và một con lợn. Người dân quan niệm các trường hợp vi phạm này đã làm ảnh hưởng tới thần đất, thần lúa nên phải tiến hành cúng phạt trước khi trỉa lúa nếu không dân làng sẽ mất mùa, đói kém. Vào ngày tổ chức nghi lễ, lễ vật được giết thịt lấy máu trộn với rượu, và đội trai gái phạm tội phải lần lượt mang thứ máu trộn với rượu đó bôi vào từng chân từng chiếc cầu thang lên nhà trong làng, vừa bôi vừa xin lỗi mọi người xin đừng nhớ, xin bỏ qua chuyện cũ. Trong trường hợp người con gái có chửa mà không chịu khai ra bố đứa trẻ thì cô ta sẽ phải chịu hình phạt một mình, từ trách nhiệm chuẩn bị lễ vật tới thực hiện các thủ tục trong lễ cúng. Trường hợp hai bên cùng nhau nhận lỗi thì chàng trai phải chịu trách nhiệm cao hơn. Nếu đã bị phát hiện và thừa nhận là cha của đứa trẻ mà không chịu cưới cô gái và chăm sóc đứa trẻ, ngoài việc nộp phạt, chàng trai phải đền cho cô gái một con bò. Trường hợp người con gái có quan hệ với nhiều người con trai, khi có thai, chàng trai có quan hệ với cô gái sau cùng phải đền nhiều hơn hoặc có thể chia thành các phần trách nhiệm đều nhau. 2. Tang ma Khi trong làng có người chết, họ đánh hồi trống dài, trầm. Và đến tại nhà rông để báo cho dân làng và người đi rẫy, đi rừng biết. Người chết được vuốt mắt, khâm liệm bằng khố, áo, váy mới bỏ gạo, muối và thịt gà vào trong mồm, để một dúm muối lên bong, buộc ngón chân cái và các ngón chân con vào nhau, sau đó được đặt lên nằm ở gian giữa, nhà người giàu thì được nằm trên cáng gỗ. Bà con đến chia buồn, đánh cồng chiêng, múa soang và giúp đỡ gia chủ, thân nhân ngồi quanh thi hài khóc kể lể, tỏ tình thương bằng cách đút cơm vào mồm, phả hơi thuốc vào mặt người chết. Đàn ông có tục tự thương để tỏ lòng thương người quá cố. Vợ chết hoặc con trai có mẹ chết dùng thanh củi đang cháy dí vào ngực cho xém, dùng móng tay sắc cào vào người, dùng dao rạch đùi hay đập đầu nhiều lần vào cột nhà cho chảy máu, vết sẹo đó vừa biểu thị tình cảm vừa là dấu hiệu của sự để tang. Cà ng có nhiều vết sẹo càng được các cô gái khâm phục và để ý. Tập tục này đến những thập niên giữa thế kỷ XX này không còn. Họ chon cất vào buổi tối vì quan niệm rằng: ban đêm dành cho cái chết, ngày dành cho sự sống. Kể từ khi xác chết được đưa từ trên nhà xuống ra nghĩa địa có các nhạc công đeo mặt nạ nhảy múa, đánh cồng chiêng theo điệu dành cho đám tang, đi đầu là các nhạc công, sau đó là thi hài người chết được quấn chiếu đặt trên cáng che do bốn người khênh. Thân nhân vừa đi vừa khóc lóc, kể lể. Ra đến huyệt họ mới đưa xác vào quan tài. Để trong quan tài một quả bầu đựng gạo, một quả bầu đựng nước và một số vật tùy thân: tẩu thuốc, khăn, trước khi lấp mộ, người chết được mở mặt lần cuối để thân nhân nhìn. Tiếp đó, một người thân trong gia đình vợ hoặc cha mẹ của người đã khuất đứng quay lưng lại huyệt mộ, ném xuống một ít đất vài mẩu gỗ để tiễn biệt người chết. Người có mặt nạ cũng làm theo, dùng tay lấp đất đắp thành mộ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfda_n_to_c_bana_3739.pdf
Tài liệu liên quan