Đánh giá hiện trạng điều tra - Nghiên cứu khoa học cơ bản về TNMT biển - Hải đảo Việt Nam

Trong bài báo này tác giả tóm tắt tình hình điều tra/nghiên cứu cơ bản biển của thế

giới và Việt Nam, phân tích lýdo và sự cần thiết của điều tra cơ bản-nghiên cứu biển và đề xuất

một số ýkiến nhằm thúc đẩy điều tra cơ bản-nghiên cứu biển ở Việt Nam. Tình trạng điều tra cơ

bản-nghiên cứu biển và đảo của Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn, chúng ta chưa có hạ tầng cơ sở

và đội ngũ nghiên cứu tầm cỡ thế giới, trên diễn đàn quốc tế vắng bóng các nhà khoa học Việt

Nam nghiên cứu về biển đảo. Việt Nam cũng chưa có được các cơ sở dữ liệu quốc gia đầy đủ

chính xác dùng chung về biển đảo để phục vụ cho chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế và

bảo vệ an ninh quốc phòng. Thế kỷ 21 toàn thế giới tiến ra đại dương, Việt Nam chúng ta cần

sớm có học thuyết phát triển biển quốc gia nói chung và về vấn đề điều tra cơ bản-nghiên cứu

biển nói riêng. Để có được những thành tựu trên chúng ta cần phải có Bộ dữ liệu biển nền chuẩn

của quốc gia, dùng chung cho các ngành kinh tế biển, đồng thời dùng cho việc hoạch định chính

sách quản lýbiển quốc gia và trao đổi liên thông quốc tế. Việc xây dựng Bộ dữ liệu biển quốc

gia sẽ phải dựa trên số liệu của các hoạt động điều tra cơ bản-nghiên cứu biển quốc gia và trao

đổi với các Trung tâm dữ liệu biển toàn cầu.

pdf11 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá hiện trạng điều tra - Nghiên cứu khoa học cơ bản về TNMT biển - Hải đảo Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vực B&HĐ về lập bản đồ địa hình đáy biển, hải đồ các vùng biển Việt Nam; điều tra ĐC&KS biển nông ven bờ đến 100 m nước; khí hydrat và khoáng sản biển sâu đến 2500 m nước; điều tra, đánh giá về môi trường biển (nguồn thải, tải lượng chất thải); HST biển; nguồn lợi biển (thủy sản); quan trắc tổng hợp, điều tra định kỳ về khí tượng thủy văn biển; điều tra tổng hợp phục vụ quản lý dải ven biển; phục vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển Việt Nam; điều tra tổng hợp một số đảo chính, quan trọng; một số vũng, vịnh ven biển; xây dựng cơ sở dữ liệu B&HĐ. - Nhiều tiến bộ KHCN đã được sử dụng, áp dụng, ứng dụng như: áp dụng các học thuyết về kiến tạo, sinh khoáng hiện đại trong điều tra ĐC&KS (đo vẽ lập bản đồ địa chất và khoáng sản trên biển; thành lập các bản đồ địa chất Biển Đông...); ông nghệ phân tích ảnh viễn thám; công nghệ tin học; công nghệ địa vật lý mới, đặc biệt là các thiết bị, máy móc đo địa chấn trên trên biển; đo trọng lực độ chính xác cao; ứng dụng các phần mềm xử lý, phân tích tài liệu địa vật lý: địa chấn, sonar quét sườn; công nghệ định vị dẫn đường, đo sâu hồi âm đa tia; công nghệ khoan thổi; công nghệ phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm; chế tạo và đưa vào sử dụng một số máy đo địa vật lý (từ, xạ phổ) trên biển. Chế tạo và đưa vào sử dụng một số thiết bị phục vụ điều tra địa chất khoáng sản biển ven bờ. - Bước đầu nghiên cứu, tiếp thu công nghệ nước ngoài về điều tra, đánh giá khí hydrat và các khoáng sản biển sâu. Việc áp dụng, ứng dụng các thành tựu KH&CN của nước ngoài và trong nước đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ của lĩnh vực B&HĐ của Việt Nam, trong một số trường hợp đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, so với các nước phát triển nhất thì trình độ công nghệ của nước ta trong lĩnh vực B&HĐ còn ở mức rất khiêm tốn. - Về phạm vi không gian của các Chương trình chủ yếu là ven bờ trải dài từ Bắc đến Nam bao gồm bờ tây vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan vùng lãnh hải Việt Nam, vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, tuy nhiên chưa bao quát đầy đủ đồng bộ vùng thềm lục địa cũng như vùng biển Việt Nam. Thách thức - Chưa hình thành được Mạng lưới điểm, tuyến, khu vực điều tra khảo sát quốc gia chung tính chất điều tra khảo sát là do các đề tài tự đề xuất cho phù hợp với mục tiêu nội dung nghiên cứu của từng đề tài trong từng Chương trình. Điều này không phù hợp với tính chất chung của một Chương trình điều tra cơ bản nghiên cứu biển theo nghĩa khoa học thuần túy. Việc điều tra chuyên đề theo lĩnh vực đưa về các đề tài đã làm khó cho công tác kiểm soát, rất có thể gây lãng phí vì mỗi đề tài chi phí cho công tác khảo sát này lên tới 30-45% tổng số kinh phí của mỗi đề tài. - Chưa có quy hoạch Mạng lưới quốc gia các Viện, Trung tâm điều tra cơ bản- nghiên cứu biển chủ chốt, thiếu các chuyên gia đầu ngành trong hoạch định chính sách và đảm nhiệm nhiệm vụ ĐTCB quốc gia - Các Chương trình đều kèm theo hệ thống các đề tài. Các đề tài đều có báo cáo tổng kết và nộp lưu trữ vào Cục Thông tin của Bộ KHCN. Tuy nhiên các ấn phẩm của mỗi Chương trình để lại báo cáo chung không thống nhất qua từng giai đoạn. Đặc biệt thiếu các bài báo đăng tải có giá trị khoa học quốc tế cũng như các giá trị khoa học ghi dấu ấn của từng Chương trình. Việc thiếu thông tin trao đổi chính thức đã dẫn đến hệ quả là có không ít đề tài sử dụng các kết quả điều tra khảo sát nghiên cứu trước đó không minh bạch. Nhiều đề tài đã thực hiện không tuyên truyền phổ biến được gây lãng phí cho Nhà nước. - Do thiếu vắng vai trò quy hoạch chung về điều tra cơ bản-nghiên cứu biển của hệ thống 8 Chương trình KHCN biển dẫn đến không xem xét đến vai trò của hệ thống tàu điều tra khảo sát cũng như hệ thống thiết bị quan trắc đo đạc được sử dụng trong mỗi Chương trình. Đây cũng là một vấn đề quan trọng mấu chốt trong điều tra nghiên cứu biển Việt Nam. - Do khó khăn về quản lý chung cũng như quan điểm chủ quyền bảo vệ lãnh hải, các Chương trình biển thiếu hẳn yếu tố hợp tác quốc tế về điều tra nghiên cứu biển. Điều này dẫn đến hệ lụy là kết quả nghiên cứu Hải dương học của Việt Nam rất khó đăng tải trong các tạp chí quốc tế có uy tín. Mặt khác vì Việt Nam thiếu tàu nghiên cứu biển đạt chuẩn quốc tế vì vậy các hợp tác quốc tế rất khó thành công do rất khó khăn trong thủ tục hành chính và hạn chế kinh phí thuê tầu nước ngoài. - Thông tin kết quả, cơ sở dữ liệu biển quốc gia điều tra cơ bản-nghiên cứu biển từ các Chương trình không được công bố rộng rãi. Vì vậy, các nhà khoa học, nhà quản lý cũng như hoạt động các chương trình sau khó khăn trong việc tiếp cận, cập nhật thông tin, sử dụng các kết quả đã có. - Việt Nam vẫn chưa có Trung tâm Dữ liệu biển Quốc gia và hầu như chưa có mối quan hệ với các Trung tâm Dữ liệu biển Quốc tế? Mà trước hết là các Trung tâm lớn như Trung tâm A ở Wasington (Hoa Kỳ), Trung tâm B ở Obnhinsk (Nga), Trung tâm C ở Australia và Trung tâm D ở ThiênTân (Trung Quốc) theo hệ thống quản lý và đánh giá của Tổ chức Khí tượng Thế giói (WMO) và Ủy ban Hải Dương học Liên Chính phủ (IOC), Tổ chức Thủy đạc quốc tế (IHO), Ủy ban liên chính phủ biển Bắc Thái Bình Dương (PICES),.. Việt Nam cũng chưa có nhiều mối quan hệ trao đổi dữ liệu và thông tin. - Các công trình nghiên cứu để được đăng tải vào các tạp chí có chỉ số khoa học cao thì trước hết phải phải được làm rõ nguồn dữ liệu đưa vào, thiết bị và tầu quan trắc nào. - Đề án Chính phủ 47 về điều tra tổng hợp TNMT biển đã đầu tư cho nhiều nội dung trong đó có 3 nội dung quan trọng là đề xuất với Nhà nước thành lập Trung tâm Dữ liệu biển Quốc gia, ban hành các Quy chuẩn Kỹ thuật thống nhất phục vụ cho điều tra nghiên cứu, dự báo biển trong điều kiện phát triển mạnh của khoa học, công nghệ hiện đại quốc tế và hình thành được Đội tầu nghiên cứu biển có tầm cỡ khu vực. Rất mong 3 nội dung này được công báo để các nhà Khoa học biển/Hải dương học Việt Nam tăng cường niềm tin vào sự nghiệp tiến ra biển, ra xa hơn nữa với những kiến thức, công nghệ hiện đại. 4. Đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý ĐT/NCCB biển 1. Xây dựng Chiến lược (chương trình, đề án, dự án, đề tài, ..) trọng điểm quốc gia Điều tra/Nghiên cứu cơ bản tài nguyên - môi trường biển; 2. Hòan thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và các nội dung hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển. 3. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về Điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển cấp quốc gia; rà soát phân công nhiệm vụ điều tra cơ bản giữa các Bộ, ngành và các địa phương ven biển; nâng cao vai trò, vị thế của chính quyền các địa phương trong nhiệm vụ quản lý vùng ven biển. 4. Quy hoạch Hệ thống các tổ chức Viện, các Trung tâm về Điều tra cơ bản TNMT biển và hệ thống thíết bị quan trắc, khảo sát-điều tra, tàu thuyền, hệ thống mạng lưới các điểm, trạm quan trắc, điều tra biển, đảo. 5. Đa dạng hóa các hình thức hợp tác với các nước phát triển trong lĩnh vực ĐTCB tài nguyên - môi trường biển để tiếp nhận chuyển giao công nghệ, đồng thời tổ chức đào tạo lại, đào tạo mới, hình thành đội ngũ chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia khoa học đầu đàn, cán bộ quản lý nhà nước có trình độ cao về tài nguyên - môi trường biển. 6. Bảo đảm và đa dạng hóa nguồn lực tài chính để thực hiện thực hiện ĐTCB trong 1 thời gian dài 15-20 năm liên tục. 7. Thiết lập cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá và giao nộp, lưu trữ số liệu ĐTCB về TNMT biển. 8. Hoàn thiện CSDL quốc gia về TNMT biển và trao đổi, liên thông với CSDL biển toàn cầu. Sơm thành lập Đội tầu nghiên cứu-khảo sát biển và mạng lưới quan trắc thường kỳ TNMT biển. 9. Sớm hoàn thiện và đưa vào hoạt động Trung tâm Dữ liệu biển Quốc gia, thực hiện trao đổi các thông tin, dữ liệu về TNMT biển, đưa lên website dùng chung. 10. Nhanh chóng có sự đổi mới về Tổ chức, Nội dung các Chương trình Điều tra Nghiên cứu biển Quốc gia phù hợp với Luật số 82 / 2015/QH13- Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo đáp yêu cầu trao đổi hợp tác quốc tế phục vụ phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chủ quyền quốc gia. 11. Thành lập bảo tàng TNMT biển tổng hợp quốc gia tại Hà Nội. Tài liệu tham khảo 1. Dư Văn Toán. Các bước phát triển của Hải dương học. Tập san Địa cầu, 2003. Hội Địa vật lý Việt Nam. 2. Nguyễn Lê Tuấn, Dư Văn Toán, Trần Bình Trọng, Lưu Thành Trung. Nghiên cứu khoa học về biển và hải đảo. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường. 5/2015. 3. Đặng Ngọc Thanh (Chủ biên), 2001. Đánh giá tổng hợp kết quả thực hiện các chương trình điều tra nghiên cứu biển cấp Nhà nước 1977 -2000. Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Hợp tác quốc tế trong điều tra, nghiên cứu TNMT biển. Viện KHCN Việt Nam, Bộ TNMT. HTKH. Hà Nội, 2011

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdtcb_tnmt_bien_2015_toan_4615.pdf
Tài liệu liên quan