Đạo đức công vụ

Công chức và thực thi

công việc của nhà nước

• Đạo đức thực thi công vụ

của công chức

• Pháp luật về đạo đức

công vụ

pdf119 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đạo đức công vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạo phải dựa trên một chuẩn mực “vô tư, không vụ lợi” • Tôn trọng PL, hỗ trợ công dân tôn trọng PL (càng quy định cụ thể “tiêu chuẩn đạo đức trong khi thi hành công vụ càng dễ làm cho những quy định đó có hiệu lực Các yếu tố đạo đức công vụ: • Dựa trên 2 yếu tố cơ bản : công việc và con người để thực thi công việc Đạo đức cá nhân của công chức : những giá trị mà từng cá nhân hướng tới Đạo đức xã hội của công chức: cá nhân tồn tại trong một cộng đồng, trong một giai đoạn lịch sử Đạo đức nghề nghiệp của công chức : là một người lao động, hoạt động nghề nghiệp có tính chất đặc biệt Những quy định cụ thể liên quan đến công chức khi thi hành công vụ Đạo đức cá nhân ảnh hưởng gì đến thực thi công vụ ? • Công chức là một công dân, phải tuân thủ các quy định của PL • Công chức là người tạo ra khuôn khổ PL • Công chức là người triển khai tổ chức thực hiện PL đưa chuẩn mực đạo đức vào đời sống xã hội Đạo đức xã hội ảnh hưởng gì đến thực thi công vụ ? • Đạo đức XH là chuẩn mực của các giá trị của từng giai đoạn phát triển của XH và gắn liền với các hình thái XH khác nhau.(vd) Đạo đức nghề nghiệp ảnh hưởng gì đến thực thi công vụ • Đạo đức nghề nghiệp của công chức là đạo đức của việc cung cấp dịch vụ cho công dân và cho tổ chức. • Đạo đức nghề nghiệp : trung thực, khách quan, không thiên vị, có kỹ năng phân tích, tổng hợp để tham mưu đúng cho lãnh đạo • Là một chuẩn mực để đánh giá con người • ĐĐ nghề nghiệp phải được đưa vào PL để gắn liền chặt chẽ với công vụ. • PL là một trong những chuẩn mực của đạo đức nghề nghiệp Đạo đức nghề nghiệp ảnh hưởng gì đến thực thi công vụ • Chuẩn mực thực thi công vụ của công chức được quy định chặt chẽ (quy trình thủ tục công khai, minh bạch ) thì lãng phí, tham ô, hối lộ và tham nhũng sẽ hạn chế. • Công việc mà công chức đảm nhận mang tính uỷ thác của công dân, xã hội và nhà nước do đó phải hướng đến sự đáp ứng mong đợi của người dân, xã hội và nhà nước trong thực thi công vụ Nguyên tắc thực thi công vụ • Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật • Bảo vệ lợi ích của NN, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân • Công khai, minh bạch và đúng thẩm quyền • Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả • Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ PL ảnh hưởng như thế nào đến đạo đức công vụ? Chương 5 : Pháp luật về đạo đức công vụ PL về đạo đức công vụ :Nguyên tắc chung để xây dựng PL về đạo đức công vụ • Công chức khi tiến hành thực thi công vụ phải tuân thủ những chuẩn mực vừa mang tính đạo đức xã hội; đạo đức nghề nghiệp với những chuẩn mực quy định mang tính PL của nhà nước trong các quan hệ giữa con người với con người; giữa con người với xã hội; giữa con người với các tổ chức trên cơ sở hướng đến các lợi ích chung. Nguyên tắc ( tiếp theo) • Đạo đức công chức trong quá trình thực thi công vụ phải xây dựng và đưa ra các chuẩn mực liên quan đến các loại quan hệ mà công chức có : - Quan hệ với nhân dân - Quan hệ với đồng nghiệp - Quan hệ với cấp trên - Quan hệ với cấp dưới - Quan hệ với các tổ chức nhà nước bên ngoài - Quan hệ với các tổ chức chính trị, CT - XH Nguyên tắc (tiếp theo) • Quy định những chuẩn mực về cách ứng xử, giao tiếp như : - Chấp hành đúng quy định - Tận tình , chu đáo, lắng nghe Khía cạnh pháp lý của đạo đức công vụ thường cần quy định những vấn đề sau • Cách ứng xử của CC khi thi hành công vụ • Quyền lợi, nghĩa vụ • Trách nhiệm và chịu trách nhiệm. Những hình phạt, kỷ luật đối với vi phạm • Những điều công chức không được làm • Những điều công chức không nên làm • Chuẩn mực trong thực thi công việc • Chuẩn mực bắt buộc về học tập và nâng cao trình độ • Vấn đề thuộc về cá nhân công chức ngoài những quy định chung của công dân Nghĩa vụ • Nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng cơ bản của đời sống con người. • Phạm trù nghĩa vụ phản ánh mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể và giữa cá nhân với xã hội. • Việc thực hiện nghĩa vụ tốt hay xấu là thước đo đặc thù nói lên tình trạng tiến bộ hay suy thoái của một xã hội nhất định Trách nhiệm : • Là những gì mà công chức, nhà quản lý thực hiện một cách nghiêm chỉnh, đúng PL NN quy định cho họ phải làm. Đó chính là những nhiệm vụ được giao cho từng vị trí, từng chức vụ. Trách nhiệm đối với thực thi công vụ • Quy định những điều “phải làm”: nhiệm vụ • Quy định những điều “được làm”: được làm những điều PL không cấm nhưng phải đảm bảo các yêu cầu đề ra (không làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, của các tổ chức khác và của các công dân) • Quy định những điều “không được làm” một số việc do tính đặc trưng của công việc trong các cơ quan NN. Xử lý vi phạm kỷ luật thực thi công vụ • Tham nhũng • Cẩu thả • Hối lộ • Lạm dụng quyền hạn của công chức • Lãng phí Đạo đức công vụ • Là vấn đề quan trọng. NN luôn chủ động xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức – pháp lý cho hành vi công chức trong hoạt động công vụ • Hệ thống PLVN đã xuất hiện và ngày càng hoàn chỉnh chế định pháp lý này • Các qppl và các quy phạm đạo đức có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong việc xác lập các chuẩn mực, nguyên tắc hành động cho công chức trong hoạt động công vụ Nội dung đạo đức công vụ được thể hiện trong văn bản PL VN • SL 76 ngày 20/ 5/1950 :” Công chức Việt Nam phải đem tất cả sức lực và tâm trí, theo đúng đường lối của Chính phủ và nhằm lợi ích của nhân dân mà làm việc” (Lời nói đầu) • “CC VN phải phục vụ nhân dân, trung thành với Chính phủ, tôn trọng kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và tránh làm việc có hại đến thanh danh công chức hay đến sự hoạt động của bộ máy nhà nước. Cộng chức VN phải cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư” Hiến pháp 1980 • Điều 8 : Tất cả cơ quan NN và nhân viên NN phải hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nghiêm cấm mọi biểu hiện quan liêu hách dịch, cửa quyền” Hiến pháp 1992 • Điều 8 : Các cơ quan NN, cán bộ và viên chức NN phải tôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng” Đạo đức của cán bộ, công chức • Cán bộ, công chức phải cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG CHỨC là sự cam kết của công chức với nhà nước khi gia nhập công vụ. Đó là các hành vi ứng xử bắt buộc đối với công chức. Đặc điểm của nghĩa vụ Nghĩa vụ mang tính bắt buộc, cưỡng chế. Nghĩa vụ được lụât pháp luật quy định. Nghĩa vụ một chiều, không có tranh luận, thảo luận Mỗi một quốc gia quy định nghĩa vụ khác nhau Luật CB,CC: • Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân • 1. Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia. • 2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân. • 3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. • 4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. • Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ • 1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. • 2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước. • 3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. • 4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao. • 5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. • Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu • Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật này, cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây: • 1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; • 2. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức; • 3. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; • 4. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân; • 5. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức; Luật CB,CC Những quy định nhằm đảm bảo trật tự lao động trong các cơ quan NN Các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật: • Khiển trách; • Cảnh cáo; • Hạ bậc lương; • Giáng chức; • Cách chức; • Buộc thôi việc. Những điều CBCC không được làm • Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ • 1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công. • 2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật. • 3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi. • 4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức. Những điều CBCC không được làm • Điều 19. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước • 1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức. • 2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài. Những điều CBCC không được làm • Điều 20. Những việc khác cán bộ, công chức không được làm • Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfslide_bai_giang_mon_dao_duc_cong_vu_3417.pdf
Tài liệu liên quan