Đề cương bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh

 - Nội dung khái niệm gồm :

+ Chủ nghĩa Mác – Lênin.

+ Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Tinh hoa văn hoá dân tộc.

+ Tinh hoa văn hoá nhân loại.

+ Giải phóng con người.

 - Cảm nghĩ về Hồ Chí Minh.

 - Cảm nghĩ khi tiếp cận môn khoa học tư tưởng Hồ Chí Minh.

 - Mối quan hệ biện chứng giữa môn tư tưởng Hồ Chí Minh với môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và các môn khoa học xã hội và nhân văn.

 - Mối quan hệ biện chứng giữa môn tư tưởng Hồ Chí Minh với môn chuyên ngành mà sinh viên (học viên) đang theo học.

 

doc29 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề cương bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa Tổ quốc. + Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình thống nhất độc lập dân chủ và giàu mạnh. + Góp phần tích cực vào sự tiến bộ của thế giới. III. Xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ. 1. Xây dựng một nhà nước hợp pháp, hợp hiến. 16/1/1946 tổ chức tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu trực tiếp và bỏ phiếu kín lập ra quốc hội và từ đó lập ra chính phủ và các cơ quan bộ máy chính thức khác của nhà nước mới. 2/3/1946 Quốc hội khoá I họp Hồ Chí Minh Được bầu làm chủ tịch. Chính phủ có đủ tư cách pháp lý để giải quyết những vấn đề đối nội đối ngoại ở nước ta. 2. Hoạt động quản lý Nhà nước bằng hiến pháp, pháp luật và chủ động đưa pháp luật vào cuộc sống. Quản lý nhà nước là bằng bộ máy và nhiều biện pháp khác, quan trọng là bằng hệ thống pháp luật là biện pháp – đạo luật cơ bàn của nhà nước. Các bản hiến pháp năm 1946 và 1959 là bản chất thiết chế và hoạt động của nhà nước mới. Các cơ quan của nhà nước phải gương mẫu chấp hành một cách nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật. Việc thực thi pháp luật có quan hệ rất tốt đến trình độ dân trí của nhân dân. IV. Xây dựng nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu quả. 1. Xây dựng đội ngũ công nhân viên chức có đủ đức và tài. Cán bộ công chức là những người vừa có đức vừa có tài, trong đó đức là gốc, đội ngũ ấy phải được tổ chức hợp lý, có hiệu quả, yêu cầu phải: + Tuyệt đối trung thành với cách mạng. + Hăng hái thành thạo công việc, giỏi chuyên môn nghiệp vụ. + Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân. + Cán bộ công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn “ thắng không kiêu, bại không nản”. + Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh trong sạch của nhà nước. 2. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của nhà nước. Đặc quyển đặc lợi. Tham ô, lãng phí, quan liêu. Tù túng, chia rẻ, kiêu ngạo. 3. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đối với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng. Yêu cầu pháp luật phải thẳng tay trừng trị kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy có địa vị nào, làm nghề nghiệp gì. Dùng sức mạnh uy tín của mình để cảm hoá những người có lỗi lầm, kéo họ đến với cách mạng giáo dục những người mắc khuyết điểm để họ tránh phạm pháp. V. Kết luận Xây dựng nhà nước ngang tầm nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới là hết sức cần thiết, do đó nhà nước : + Bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân. + Kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước. + Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước. CHƯƠNG VII TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI I. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề văn hoá mới. 1. Định nghĩa về văn hoá và quan điểm về xây dựng nền văn hoá mới. Định nghĩa về văn hoá : + Theo Hồ Chí Minh : về lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát sinh ra ngôn ngữ, chủ nghĩa, đạo đức, pháp luật. Những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn ờ và các phương thức sử dụng, đó là văn hoá. + Thực tế văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người sáng tạo ra đáp ứng sự sinh tồn, mục đích cuộc sống của loài người. Quan điểm về xây dựng nền văn hoá mới + Xây dựng tâm lý, tinh thần độc lập, tự cường. + Xây dựng xã hội : mọi sự có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội. + Xây dựng chính trị: dân quyền + Xây dựng kinh tế. 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hoá. Quan điểm về vị trí, vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội: + Văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến thức thượng tầng. + Văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Quan điểm về tính chất của nền văn hoá : + Tính dân tộc. + Tính khoa học. + Tính đại chúng. Quan điểm về chức năng của văn hoá : + Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp + Mở rộng, hiểu biết, nâng cao dân trí. Bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh, hướng con người đến chân thiện, để hoàn thiện bản thân. Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hoá : a. Văn hoá giáo dục : Mục tiêu để thực hiện cả 3 chức năng của văn hoá thông qua việc dạy và học phải thích hợp, học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Nội dung giáo dục phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam. + Giáo dục toàn diện: cả văn hoá, chính trị, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, lao động. + Tiến hành cải cách giáo dục. + Phối hợp 3 khâu : gia đình, nhà trường và xã hội. + Học ở mọi nơi, mọi lúc, học mọi người, học suốt đời, coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo. Học không bao giờ đủ, còn sống còn phải học. Phương châm, phương pháp giáo dục : + Phương châm : Học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế, học tập kết hợp với lao động. + Phương pháp : Giáo dục phải phù hợp với mục tiêu giáo dục. Cách dạy phải phù hợp với trình độ người học, lứa tuổi, dạy từ dễ đến khó, kết hợp học với vui chơi, giải trí lành mạnh. Biện pháp nêu gương với phong trào thi đua. + Đội ngũ giáo viên : Phải có đạo đức cách mạng, yêu nghề, yên tâm công tác, đoàn kết và hợp tác với đồng nghiệp, gắn với chuyên môn, thuần thục về phương pháp. Phải là một tấm gương sáng về đạo đức, về học tập “học không biết chán, dạy không biết mỏi”. b. Văn hoá văn nghệ. - Văn hoá – Văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng. - Văn nghệ phải gắn với thực tiễn, đời sống của nhân dân. - Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc. c. Văn hoá đời sống : - Văn hoá đời sống thực chất là đời sống mới gồm : + Đạo đức mới : thực hiện cần, kiệm, liêm, chính. + Lối sống mới : sống có lý tưởng, có đạo đức, cần phải sửa đổi cách ăn cách mặc, cách đi lại, chỉ là phong cách sống, phong cách làm việc là lối sống mới. + Nếp sống mới : nếp sống văn minh, làm cho lối sống mới dần thành thói quen, thành phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. II. Tư tưởng Hồ Chí Minh đạo đức. 1. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức. + Đạo đức là cái gốc của người cách mạng. + Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của Chủ nghĩa xã hội. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng. + Trung với nước, hiếu với dân. Phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất. Trung thành với sự nghiệp cứu nước và giữ nước. Nước là nước của dân, dân là chủ nhân của đất nước. + Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Cần: lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ, có kế hoạch, có sáng tạo, có năng suất cao với tinh thần tự lực cánh sinh “ lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, nguồn sống nguồn hạnh phúc của chúng ta, là lao động tốt.” Kiệm : tiết kiệm thời gian, công sức, của cải của nhân dân “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi” không phô trương, liên hoan, chè chén tiết kiệm là quốc sách. Liêm : luôn tôn trọng của công và của nhân dân, trong sạch không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng, sống có giới hạn vừa phải, không quá độ, quá đáng. Chính: thẳng thắn, đúng đắn. Đối với mình : không được tự cao, tự đại, tự phụ phải khiêm tốn, học hỏi, phát triển cái hay, sửa chữa cái dở của mình. Đối với người : không nịnh người trên, không khinh người dưới, thật thà không dối trá. Đối với việc : phải để việc công lên trên, lên trước, việc thiện nhỏ mấy cũng làm, việc ác nhỏ mấy cũng tránh. Các yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau ai cũng phải thực hiện, thước đo là nền tảng, đạo đức con người. => Chí công vô tư, là công bằng, công tâm, làm việc gì cũng không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc, nêu cao chủ nghĩa tập thể, từ bỏ chủ nghĩa cá nhân “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. + Thương yêu con người, sống có tình nghĩa. Một phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Một tình cảm rộng lớn. Xây dựng trên lập trường giai cấp công nhân. Mỗi người phải chặt chẽ, nghiêm khắc với mình, ruộng đất, độ lượng và giàu lòng vị tha với người khác. + Có tinh thần quốc tế trong sáng. Một phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của đạo đức Chủ nghĩa xã hội. Sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu. Giúp bạn là tự giúp mình. Thực hiện mục tiêu của thời đại. Bốn phương vô sản đều là anh em. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới. + Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức. + Xây đi đôi với chống. + Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời. 2. Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. - Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. ( đọc trang 260 – 270 ) III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới 1. Quan niệm Hồ Chí Minh về con người. - Con người được nhìn nhận như một chính thể. + Một chính thể thống nhất về tâm lực, thể lực và các hoạt động của nó. Xu hướng vươn lên cái chân - thiện - mỹ. Đa dạng trong quan hệ, tính cách và hoàn cảnh. + Sự thống nhất của 2 mặt đối lập : Tính muôn mặt xã hội: thiện, tốt, hiền… Tính bản năng mặt sinh hoạt : ác, xấu, dữ con người cụ thể lịch sử. + Theo nghĩa rộng trong một số trường hợp : phẩm giá con người. + Đặt trong một bối cảnh cụ thể : mối quan hệ xã hội giai cấp, giới tính, nghề nghiệp, khối thống nhất cộng đồng dân tộc, quan hệ quốc tế. + Con người hiện thực, cụ thể, khách quan. Bản chất con người mang tính xã hội. + Xác lập các mối quan hệ giữa người với người. + Con người là sản phẩm của xã hội. 3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược “trồng người”. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người. + Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. + Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người. Quan điểm Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người” + “Trồng người” là yêu cầu khách quan vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng. “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Hồ Chí Minh mượn câu nói của Quản Trọng ( Trung Quốc) để nói lên sự nghiệp giáo dục, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định như vậy 14/5/2009 trên HTV. + Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa. + Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nội dung, phương pháp, giáo dục phải toàn diện cả đức, trí, thể, mỹ. Hai mặt đức, tài thống nhất với nhau không tách rời, trong đó đức là gốc là nền tảng cho tài năng phát triển. IV. Kết luận - Hồ Chí Minh có những đóng góp quan trọng về lĩnh vực văn hoá và đạo đức, về mặt lý luận và thực tiễn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdecuong_tutuonghcm_7274.doc
Tài liệu liên quan