Đề cương chi tiết môn Triết học

Triết học là một trong những hỡnh thỏi ý thức xó hội, là học thuyết nghiờn cứu về nhưng vấn đề chung nhất của tự nhiờn, xó hội, con người của mối quan hệ giữa con người nói chung và tư duy của con người núi riờng với thế giới xung quanh họ.

Triết học là một trong những hỡnh thỏi ý thức xó hội xuất hiện từ khỏ sớm trong lịch sử. Nú cú nguồn gốc từ nhận thức và nguồn gốc xó hội. Xuất phỏt từ yờu cầu đũi hỏi cần phải khỏi quỏt húa, trỡu tượng húa những tri thức của con người và chỉ khi con người đạt đến một trỡnh độ khỏi quỏt, trỡu tượng nhất định thỡ mới xuất hiện triết học. Mặt khỏc về mặt xó hội, sự phỏt triển của sản xuất xó hội cũng phải phỏt triển đến một trỡnh độ nhất định, cú sự phân công lao động trí óc, lao động chõn tay thỡ mới có điều kiện xuất hiện những triết gia, những trường phỏi triết học. Triết học nghiờn cứu những quy luật chung nhất cú trong cả xó hội, tự nhiên, tư duy con người. Sự nghiờn cứu của triết học dựa trên cơ sở tổng kết sự khỏi quỏt lịch sử của cỏc nghành khoa học, dựa trên tư liệu cảc cỏc nghành khoa học đó, đồng thời dựa trên cơ sở tổng kết chớnh lịch sử của bản thõn triết học.

Triết học cũng như những khoa học khỏc phải giải quyết rất nhiều vấn đề cú liờn quan với nhau, trong đó vấn đề cực kỡ quan trọng và là điểm xuất phát để giải quyết những vấn đề cũn lại được gọi là vấn đề cơ bản của triết học

 

doc28 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề cương chi tiết môn Triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo thành nội dung vật chất của quá trình sản xuất; không một quá trình sản xuất hiện thực nào có thể diễn ra nếu thiếu một trong hai nhân tố là người lao động và tư liệu sản xuất. Thế nhưng, chỉ có lực lượng sản xuất vẫn chưa thể diễn ra quá trình sản xuất hiện thực được mà cần phải có những quan hệ sản xuất đóng vai trò là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất ấy. 16. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? Lực lượng sản xuất là sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất (trước hết là công cụ lao động) và người lao động với kinh nghiệm kỹ năng, thói quen và tri thức nhất định để sản xuất ra sản phẩm. Trong lực lượng sản xuất có tư liệu sản xuất và người lao động, trong đó, Tư liệu sản xuất có tư liệu lao động và đối tượng lao động, trong tư liệu lao động có công cụ lao động và tư liệu phụ, Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên bằng khả năng chinh phục khám phá giới tự nhiên của con người. Chỉ khi nào có sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất và người lao động thì mới là lực lượng sản xuất đúng nghĩa của nó. + Người lao động với tư cách là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất với sức khỏe thể chất, kinh nghiệm, kỹ năng lao động, trình độ lao động là nhân tố chủ yếu hàng đầu của lực lượng sản xuất. + Công cụ lao động :Là nhân tố quan trọng của lực lượng sản xuất, là khí quan vật chất để nối dài, nhân lên sức mạnh của con người trong quá trình lao động biến đổi thế giới tự nhiên, nó là ý thức đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất. VÍ DỤ: Nông dân phong kiến.Con trâu đi trước cái cày đi sau nên năng suất lao động thấp. Nông dân hiện nay, áp dụng công cụ lao động máy móc vào sản xuất nên năng suất lao động cao. +Đối tượng lao động: gồm hai loại : Là những cái có sẵn trong giới tự nhiên(đất đai, rừng, biển..), đã qua sơ chế (bông, sợi...). Ngoài ra, theo triết học Mác-Lênin thì ngày nay tri thức khoa học phổ biến ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những tri thức khoa học này được vận dụng nhanh chóng và rộng rãi vào sản xuất vật chất. Nó thẩm thấu vào quá trình sản xuất vật chất cho năng suất lao động cao. Quan hệ sản xuất chính là quan hệ giữa người với người trong sản xuất và tái sản xuất. Thể hiện ở 3 mặt: -Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất. -Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất. -Quan hệ phân phối sản phẩm sản xuất. Ba mối quan hệ này có ảnh hưởng, tác động, chi phối lẫn nhau. Trong đó, quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là quan trọng nhất. Bởi lẽ, ai nắm tư liệu sản xuất trong tay, người đó sẽ quyết định cách thức tổ chức, quản lý sản xuất và cách thức phân phối sản phẩm lao động. Ngày nay quyền sử dụng và quyền sở hữu trong sản xuất nhiều khi liên hệ gắn với nhau. Quy luật Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất *Vai trò quết định của lực lượng sản xuất với Quan hệ sản xuất: Sản xuất chỉ phát triển thuận lợi khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất . Lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất, Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội Lực lượng sản xuất là lực lượng thường xuyên biến đổi và đổi mới kéo theo quan hệ sản xuất thay đổi. Lực lượng sản xuất phát triển đến 1 lúc nào thì mâu thuẩn với Quan hệ sản xuất và dẫn đến mâu thuẫn gay gắt, kết quả là phá vỡ Quan hệ sản xuất cũ, thiết lập Quan hệ sản xuất mới phù hợp. Sự thay đổi này thường thường trong xã hội thông qua cách mạng xã hội. Sự tác động trở lại của Quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất : Quan hệ sản xuất tác động trở lại vì Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội, còn lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất. Vì thế hình thức tác động trở lại nội dung. Quan hệ sản xuất quy định mục đích của nền sản xuất, sản xuất cho ai, đem lại lợi ích cho ai, nó kích thích động lực để người sản xuất sáng tạo hoặc không kích thích. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất thì thúc đẩy lực lượng sản xuất và sản xuất phát triển, ngược lại Quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất thì cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất. +Trình độ lực lượng sản xuất là trình độ của công cụ lao động, trình độ của người lao động, trình độ phân công lao động. + Khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất nghĩa là Quan hệ sản xuất tạo ra phương thức kết hợp tốt nhất giữa người lao động với tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm. Biểu hiện của sự phù hợp này là trong cơ quan xí nghiệp sản xuất hàng hóa nhiều và tốt, năng suất lao động tăng, người lao động hăng hái sản xuất. +Khi quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện hai khía cạnh -Quan hệ sản xuất lạc hậu lỗi thời với trình độ lực lượng sản xuất. -Quan hệ sản xuất vượt quá xa trình độ lực lượng sản xuất. Ai sẽ là người phát hiện ra quan hệ sản xuất phù hợp hay không phù hợp trình độ của lực lượng sản xuất.Đó chính là nhân tố chủ quan, là con người, chính con người phát hiện. Nếu phát hiện sớm thì trả giá ít, phát hiện muộn thì trả giá nhiều. Như vậy, biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là sự tác động qua lại giữa chúng được thực hiện theo công thức sau: Phù hợp – không phù hợp - phù hợp - không phù hợp - phù hợp... Chính nhờ vào Phương thức sản xuất luôn vận động làm cho xã hội phát triển từ hình thái này sang hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn. 17. Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội? Khái niệm tồn tại xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Các yếu tố cơ bản tạo thành tồn tại xã hội bao gồm: phương thức sản xuất vật chất, các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý và dân cư. Các yếu tố đó tồn tại trong mối thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau, tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội, trong đó, phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất. Khái niệm ý thức xã hội dùng để chỉ toàn bộ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.Đời sống tinh thần bao gồm ý thức xã hội và hoạt động của con người trong lĩnh vực tinh thần. Vì thế ý thức xã hội chỉ là một bộ phận của đời sống tinh thần Ý thức xã hội rất đa dạng, có thể phân tích ý thức xã hội theo hai trình độ và hai phương thức phản ánh đối với tồn tại xã hội, đó là tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội -Tâm lý xã hội là bao gồm toàn bộ những tình cảm, tâm trạng, tập quán... của cộng đồng người được hình thành 1 cách tự phát từ cuộc sống con người. Đây là sự phản ánh trực tiếp và tự phát đối với hoàn cảnh sống của họ. -Hệ tư tưởng là những quan điểm tư tưởng đã được khái quát hóa hệ thống hóa dưới dạng các học thuyết về chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo, khoa họclà sự phản ánh gián tiếp và tự giác đối với tồn tại xã hội. Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội là 2 trình độ, 2 phương thức phản ánh khác nhau của ý thức xã hội đối với cùng 1 tồn tại xã hội, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, tuy nhiên, không phải tâm lý xã hội tự nó sản sinh ra hệ tư tưởng xã hội. Ngoài ra còn có thể phân biệt ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận: -Ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức, những quan niệmcủa những con người trong một cộng đồng người nhất định, được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiẽn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa thành lý luận. -Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm đã được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, qui luật. Trong xã hội có giai cấp thì ý thức xã hội cũng có tính giai cấp, phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất và lợi ích khác nhau, đối lập nhau giữa các giai cấp. Khi nào xuất hiện giai cấp, nhà nước thì khi đó ý thức xã hội mang tính giai cấp. Giai cấp nào nắm quyền thống trị thì ý thức xã hội phục vụ cho giai cấp đó. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội vì ý thức xã hội là sự phản ánh đối với tồn tại xã hội và phụ thuộc vào tồn tại xã hội; mỗi khi tồn tại xã hội (nhất là phương thức sản xuất) biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyển, triết học, đạo đức,văn hóa, nghệ thuật, tất yếu sẽ biến đổi theo. Cho nên ở những thời kỳ lịch sử khác nhau nếu chúng ta thấy có những lý luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau thì đó là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quyết định. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phải một cách giản đơn trực tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian. Không phải bất cứ tư tưởng, quan niệm, lý luận hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ khi nào xét đến cùng thì chúng ta mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tế được phản ánh bằng cách này hay cách khác trong các tư tưởng ấy. 18. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội? Quan điểm duy vật biện chứng về xã hội không chỉ khẳng định tính quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội mà còn làm sáng tỏ những nội dung của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội. * Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội - Ý thức xã hội chỉ là cái phản ánh của tồn tại xã hội nên luôn biến đổi sau khi tồn tại xã hội đã biến đổi. - Ý thức xã hội thường tồn tại lâu dài, chậm thay đổi do thói quen, truyền thống và do tính bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội. - Ýthức xã hội luôn gắn với lợi ích của giai cấp, tập đoàn người trong xã hội. Vì vậy, những tư tưởng cũ lạc hậu, thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ, bảo vệ lợi ích của họ. * Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội - Ý thức xã hội tiến bộ có khả năng vượt trước tồn tại xã hội. - Ý thức xã hội có thể dự báo tương lai, dự kiến khả năng sẽ tới và sẽ có tác dụng chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào việc giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra. * Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội - Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, trong quá trình phản ánh ý thức xã hội luôn có tính kế thừa các giá trị của nhân loại để lại. *Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng Trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội, các hình thái ý thức xã hội như ý thức chính trị, đạo đức pháp quyền tôn giáo, triết học. không thể thay thế nhau, không thể tách rời nhau nhưng ảnh hưởng lẫn nhau xâm nhập vào nhau trên cơ sở phản ánh tồn tại xã hội. Do điều kiện lịch sử cụ thể mà trong mỗi giai đoạn lịch sử hình thái ý thức xã hội nào đó nổi trội và đóng vai trò chi phối các hình thái ý thức xã hội khác. Trong xã hội có giai cấp, hình thái ý thức chính trị có ảnh hưởng to lớn nhất vì nó giữ vị trí định hướng chi phối đối với các hình thái ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. *Ý thúc xã hội có khả năng tác động trở lại tồn tại xã hội Ý thức xã hội không chỉ chịu sự phân phối quy định của tồn tại xã hội mà nó còn tác động trở lại đối với tồn tại xã hội đây là 1 biểu hiện quan trọng của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, sự tác động này phải thông qua hoạt động của con người và diễn ra theo 2 khuynh hướng khác nhau. -Tác động tích cực: Nếu ý thức xã hội phản ánh đúng quy luật vận động phát triển của tồn tại xã hội thì thông qua hoạt động của con người nó có thể tác động tích cực đến sự tồn tại của xã hội thúc đẩy xã hội phát triển. -Tác động tiêu cực: Nếu ý thức xã hội lạc hậu phản ánh đúng quy luật vận động của sự tồn tại phát triển của xã hội, ý thức xã hội phản ánh tiến bộ nhất là ý thức chính trị sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của tồn tại xã hội. 19. Các mặt cơ bản của hình thái kinh tế xã hội? Hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau. Trong đó Lực lượng sản xuất: là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ sản xuất: tồn tại với tư cách là hình thức kinh tế của sự phát triển lực lượng sản xuất và với tư cách là cái hợp thành nên cơ sở kinh tế của xã hội mà trên đó dựng lên một hệ thống kiến trúc thượng tầng chính trị, pháp luật, tôn giáo nó quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho nó. Quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội. Kiến trúc thượng tầng là yếu tố được hình thành và phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng, và là công cụ để bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó. Ngoài ra, các hình thái kinh tế - xã hội còn có quan hệ về gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác. Nó còn bao gồm các lĩnh vực chính trị, lĩnh vực tư tưởng và lĩnh vực xã hội. Mỗi lĩnh vực của hình thái kinh tế-xã hội vừa tồn tại độc lập với nhau, vừa tác động qua lại, thống nhất với nhau gắn bó với quan hệ sản xuất và cùng biến đổi với sự biến đổi của quan hệ sản xuất. 20. Quan điểm trước Mác về bản chất con người? Quan niệm về con người trong triết học phương Đông Trong triết học Trung Hoa cổ đại, vấn đề bản tính con người được quan tâm hàng đầu. Nho gia cho rằng bản tính con người là thiện, Pháp gia cho rằng bản tính con người là bất thiện. Đạo gia nhấn mạnh bản tính tự nhiên của con người. Từ sự khác nhau về quan niệm của các trường phái về bản chất con người đã dẫn đến những quan điểm khác nhau về các vấn đề chính trị, đạo đức, xã hội. Triết học Ấn Độ cổ đại cũng có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất con người. Phật giáo khẳng định bản tính vô ngã (không có cái tôi), vô thường (luôn thay đổi) và tính hướng thiện của con người. Các trường phái khác đề cập nhiều tới con người tâm linh. Quan niệm về con người trong triết học phương Tây Trong triết học phương Tây có hai khuynh hướng cơ bản là duy vật và duy tâm trong quan niệm về con người. Các nhà duy vật từ cổ đại đã khẳng định bản chất vật chất tự nhiên của con người, coi con người cũng như vạn vật trong tự nhiên không có gì là thần bí. Tiêu biểu là quan niệm duy vật theo tinh thần nguyên tử luận của Đêmôcrít về con người. Ông cho nguyên tử là cơ sở để tạo nên thể xác và linh hồn con người. Đến thời kỳ phục hưng và cận đại con người được đề cập một cách hiện thực hơn mặc dù còn mang tính cơ học. Các nhà duy tâm thì ngược lại, chú trọng hoạt động lý tính của con người. Họ coi con người là sản phẩm của những lực lượng siêu tự nhiên. Ví dụ, như quan niệm của Platôn ở Hy Lạp cổ đại; của Đêcáctơ thời cận đại; Hêghen trong triết học cổ điển đức, v.v. Có thể nói, Phoiơbắc là nhà duy vật lỗi lạc trước Mác có quan điểm duy vật, tiến bộ về con người. Không phải ngẫu nhiên mà triết học của ông được gọi là triết học duy vật nhân bản. Tuy nhiên, Phoiơbắc mới thấy con người có tính loài, con người sinh học, con người tự nhiên. Ông chưa thấy con người xã hội, con người giai cấp, lịch sử. Ông đã sai khi cho răng tình yêu là yếu tố quyết định con người. Các nhà triết học phương Tây hiện đại cũng chú ý khai thác nhiều khía cạnh phi lý tính của con người như Phơrớt, triết học hiện sinh của J.Sactơrơ, v.v. Nhìn chung, các quan niệm trước và ngoài Mác xem xét con người phiến diện, nhìn nhận con người còn trừu tượng, chung chung, phi thực tiễn, phi lịch sử, phi giai cấp. 21. Quan điểm của CNDVLS về bản chất con người? Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học, đồng thời khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội. Tiền đề vật chất đầu tiên quy sự tồn tại của con người là giới tự nhiên. Cũng do đó, bản tính tự nhiên của con người bao hàm trong nó tất cả bản tính sinh học, tính loài của nó. Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người. Vì vậy, có thể nói: Giới tự nhiên là "thân thể vô cơ của con người"; con người là một bộ phận của tự nhiên; là kết quả của quá trình phát triển và tiến hoá lâu dài của môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người. Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là phương diện xã hội của nó. Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn đề con người một cách toàn diện, cụ thể, trong toàn bộ tính hiện thực xã hội của nó, mà trước hết là lao động sản xuất ra của cải vật chất.Thông qua hoạt động sản xuất vật chất; con người đã làm thay đổi, cải biến giới tự nhiên. Hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con người. Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội. Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của con người luôn luôn bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật khác nhau, nhưng thống nhất với nhau: Hệ thống các quy luật tự nhiên, Hệ thống các quy luật tâm lý-ý thức, Hệ thống các quy luật xã hội. Ba hệ thống quy luật trên cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong đời sống con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội. Mối quan hệ sinh học và xã hội là cơ sở để hình thành hệ thống các nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong đời sống con người như nhu cầu ăn, mặc, ở; nhu cầu tái sản xuất xã hội; nhu cầu tình cảm; nhu cầu thẩm mỹ và hưởng thụ các giá trị tinh thần. Với phương pháp luận duy vật biện chứng, chúng ta thấy rằng quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội, cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong mỗi con người là thống nhất. Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật. Hai mặt trên thống nhất với nhau, hoà quyện vào nhau để tạo thành con người viết hoa, con người tự nhiên - xã hội. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội Từ những quan niệm đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả ba mối quan hệ đó, suy đến cùng, đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người. C.Mác đã phát biểu: "Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội". Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Chỉ trong các mối quan hệ xã hội con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người mà mặt tự nhiên tồn tại trong sự thống nhất với mặt xã hội; ngay cả việc thực hiện những nhu cầu sinh vật ở con người cũng đã mang tính xã hội. Quan niệm bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội mới giúp cho chúng ta nhận thức đúng đắn, tránh khỏi cách hiểu thô thiển về mặt tự nhiên, cái sinh vật ở con người. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh. Song, điều quan trọng hơn cả là, con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội Với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội. Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tự nhiên. Con người thì trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình. Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con người thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra. Không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do đó, không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người. Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Do vậy, bản chất con người, trong mối quan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động biến đổi, cũng phải thay đổi cho phù hợp. Bản chất con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người. Mặc dù là "tổng hoà các quan hệ xã hội", con người có vai trò tích cực trong tiến trình lịch sử với tư cách là chủ thể sáng tạo. Thông qua đó, bản chất con người cũng vận động biến đổi cho phù hợp. Có thể nói rằng, mỗi sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng với sự vận động và biến đổi của bản chất con người. Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn. Hoàn cảnh đó chính là toàn bộ môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục. Thông qua đó, con người tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau: hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển của phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng con người tới hoạt động vật chất. Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdecuongmac1_4234.doc
Tài liệu liên quan