Đề cương chi tiết Thiết kế, chế tạo khuôn mẫu

G1 Kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật khuôn

mẫu như: hệ thống dẫn hướng và định vị, hệ thống kênh dẫn nhựa,

hệ thống làm nguội, hệ thống thoát khí và hệ thống đẩy sản phẩm

trong khuôn phun ép nhựa.

1.2, 1.3

G2 Khả năng phân tích, giải thích và lập luận giải quyết các vấn đề về

kỹ thuật khuôn phun ép nhựa.

2.1, 2.2

G3 Kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và khả năng đọc hiểu các tài liệu

kỹ thuật bằng tiếng Anh

3.1,3.2, 3.3

G4 Khả năng thiết kế, tính toán và lập quy trình công nghệ, gia công và

chế tạo các hệ thống trong khuôn phun ép nhựa

pdf12 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề cương chi tiết Thiết kế, chế tạo khuôn mẫu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật cơ khí Trình độ đào tạo: Đại học Chương trình đào tạo: Công nghệ kỹ thuật cơ khí Đề cương chi tiết học phần 1. Tên học phần: Thiết kế, chế tạo khuôn mẫu Mã học phần: MOLD431224 2. Tên tiếng Anh: Mold Design and Manufacturing 3. Số tín chỉ: 3 tín chỉ (3/0/6) (3 tín chỉ lý thuyết, 0 tín chỉ thực hành/thí nghiệm) Phân bố thời gian: 9 tuần (5 tiết lý thuyết + 0*2 tiết thực hành + 10 tiết tự học/ tuần) 4. Các giảng viên phụ trách học phần 1/ GV phụ trách chính: ThS. Trần Minh Thế Uyên 2/ Danh sách giảng viên cùng GD: ThS. Trần Chí Thiên 5. Điều kiện tham gia học tập học phần Môn học tiên quyết: Không Môn học trước: Hình họa - Vẽ kỹ thuật; Dung sai kỹ thuật đo; Công nghệ CAD/CAM-CNC nâng cao 6. Mô tả tóm tắt học phần (Course Description) Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về khuôn, mẫu và các loại khuôn phun ép nhựa để chế tạo sản phẩm. Cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng trong phân loại khuôn, đồng thời cung cấp cho người học các định hướng chính trong ứng dụng khuôn mẫu trong sản xuất công nghiệp. Trang bị kiến thức thiết kế, đường lối thiết kế và chế tạo hoàn thiện bộ khuôn; thiết kế qui trình công nghệ gia công khuôn. 7. Mục tiêu học phần (Course Goals) Mục tiêu (Goals) Mô tả (Goal description) (Học phần này trang bị cho sinh viên) Chuẩn đầu ra CTĐT G1 Kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu như: hệ thống dẫn hướng và định vị, hệ thống kênh dẫn nhựa, hệ thống làm nguội, hệ thống thoát khí và hệ thống đẩy sản phẩm trong khuôn phun ép nhựa. 1.2, 1.3 G2 Khả năng phân tích, giải thích và lập luận giải quyết các vấn đề về kỹ thuật khuôn phun ép nhựa. 2.1, 2.2 G3 Kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và khả năng đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh 3.1,3.2, 3.3 G4 Khả năng thiết kế, tính toán và lập quy trình công nghệ, gia công và chế tạo các hệ thống trong khuôn phun ép nhựa 4.3, 4.4, 4.5 8. Chuẩn đầu ra của học phần 2 Chuẩn đầu ra HP Mô tả (Sau khi học xong môn học này, người học có thể) Chuẩn đầu ra CDIO G1 Trình bày được phân loại các loại khuôn phun ép nhựa. 1.2 Giải thích được nhiệm vụ và yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống trong khuôn phun ép nhựa 1.3 G2 Trình bày được nguyên lý hoạt động của các hệ thống và bộ phận trong khuôn phun ép nhựa bao gồm hệ thống dẫn hướng và định vị, hệ thống kênh dẫn nhựa, hệ thống làm nguội, hệ thống thoát khí và hệ thống đẩy sản phẩm 2.2.1 Có khả năng tự tìm kiếm tài liệu, tự nghiên cứu và trình bày các nội dung chuyên ngành 2.2.3 G3 Có khả năng làm việc trong các nhóm để thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan đến khuôn phun ép nhựa 3.1.1, 3.1.2, 3.2.6 Hiểu được các thuật ngữ tiếng Anh dùng cho khuôn phun ép nhựa 3.3.1 G4 Hiểu rõ quy trình để thiết kế và chế tạo khuôn phun ép nhựa 4.4.1 Chọn được loại khuôn cho sản phẩm cụ thể để thiết kế và chế tạo. Tính toán được số lòng khuôn sẽ thiết kế. 4.3.1 Tính toán được các thông số của các hệ thống dẫn hướng và định vị, hệ thống kênh dẫn nhựa, hệ thống làm nguội, hệ thống thoát khí và hệ thống đẩy sản phẩm để thiết kế bộ khuôn hoàn chỉnh. 4.4.3 Lập được quy trình công nghệ và gia công, chế tạo bộ khuôn 4.5.2 9. Tài liệu học tập  Sách, giáo trình chính: 1. TS. Phạm Sơn Minh, ThS. Trần Minh Thế Uyên – Thiết kế và chế tạo khuôn phun ép nhựa – Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.Hồ Chí Minh – 2014  Sách (TLTK) tham khảo: 1. Georg Menges, How to make injection molds, Hanser – 3rd 2. Daniel Frenkler and Henryk Zawistowski, Hot Runners in Injection Moulds, Rapra Technology Limited, 2001 3. J. Avery, An Overview of Gas-Assist Injection Molding 10. Đánh giá sinh viên: - Thang điểm: 10 - Kế hoạch kiểm tra như sau: Hình thức KT Nội dung Thời điểm Công cụ KT Chuẩn đầu ra KT Tỉ lệ (%) Kiểm tra nhanh 5 phút sau mỗi chủ đề 30 3 Tiểu luận - Báo cáo 50 Nhóm sinh viên được yêu cầu đọc và tìm hiểu về một đề tài. Trước ngày học ít nhất 3 ngày, sinh viên mang file word đã làm lên gặp giảng viên để chỉnh sửa (nếu có). Trong buổi học, nhóm sinh viên báo cáo trước lớp nội dung mình tìm hiểu được. Danh sách các đề tài: PHẦN I: CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ ÉP PHUN 1. Vật liệu nhựa: Trình bày: a) Phân biệt nhựa và cao su: Nguồn gốc xuất xứ và ứng dụng? b) Đặc điểm các loại nhựa nhiệt rắn và nhựa nhiệt dẻo (chỉ trình bày so sánh giữa 2 loại nhựa này để có thể thấy rõ sự khác biệt của 2 loại nhựa này)? c) Các loại chất phụ gia dùng trong công nghệ ép phun? d) Độ nhớt của nhựa là gì? Mối liên quan giữa nhiệt độ, áp suất và thể tích (PVT) của nhựa? e) Kích thước phân tử của một số loại nhựa? 2. Các loại lỗi sản phẩm khi ép phun? a) Sản phẩm bị sai lệch kích thước lắp ghép - Controling Molded Part Dimensions b) Sản phẩm bị nứt - Cracks and Part Breakage c) Sản phẩm bị cong vênh – Warp d) Sản phẩm bị đường hàn – Weldlines e) Sản phẩm có vết dòng nhựa – Jetting f) Sản phẩm có vết lõm bề mặt – Sink Marks g) Sản phẩm có vết xước bề mặt- Splay h) Sản phẩm bị Bavia – Flash i) Sản phẩm bị rỗ khí – Voids j) Sản phẩm bị thiếu nhựa – ShortShot k) Sản phẩm bị cháy - BurnMark Trình bày: Nguyên nhân? Sự hình thành lỗi? Biện pháp khắc phục? 3. Các chú ý về hình dáng hình học của sản phẩm khi thiết kế sản phẩm cho khuôn ép phun a) Beà daøy cuûa saûn phaåm Tuần 1-9 Tiểu luận - Báo cáo 1.1,1.2, 2.1.1, 2.1.2, 3.2.6, 4.4.1, 4.4.1, 4.4.3, 4.4.3 4 b) Goùc bo c) Gaân d) Vaáu loài e) Loã treân saûn phaåm f) Goùc thoaùt khuoân g) Ren treân saûn phaåm h) Under-cut 4. Khuôn 2 tấm (2 plate injection mold) Trình bày: a) Đặc điểm cấu tạo, nhiệm vụ các chi tiết (bộ phận) trong khuôn, nguyên lý hoạt động khuôn 2 tấm và ứng dụng cho những sản phẩm như thế nào? Trong trường hợp nào? b) Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết là khuôn 2 tấm? 5. Khuôn 3 tấm (3 plate injection mold) Trình bày: a) Đặc điểm cấu tạo, nhiệm vụ các chi tiết (bộ phận) trong khuôn – không trình bày lại những chi tiết (bộ phận) nhóm 4 - khuôn 2 tấm đã trình bày, nguyên lý hoạt động khuôn 3 tấm và ứng dụng cho những sản phẩm như thế nào? Trong trường hợp nào? b) Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết là khuôn 3 tấm? 6. Khuôn nhiều tầng (stack mold) Trình bày: a) Đặc điểm cấu tạo, nhiệm vụ các chi tiết (bộ phận) trong khuôn - không trình bày lại những chi tiết (bộ phận) nhóm 4, 5 - khuôn 2 tấm, khuôn 3 tấm đã trình bày, nguyên lý hoạt động khuôn nhiều tầng và ứng dụng cho những sản phẩm như thế nào? Trong trường hợp nào? b) Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết là khuôn nhiều tầng? 7. Khuôn ép phun dùng kênh dẫn nhựa nóng (hot runner – runnerless mold) Trình bày: 5 a) Đặc điểm cấu tạo, nhiệm vụ các chi tiết (bộ phận) trong khuôn- không trình bày lại những chi tiết (bộ phận) nhóm 4, 5, 6 đã trình bày, nguyên lý hoạt động khuôn ép phun dùng kênh dẫn nhựa nóng và ứng dụng cho những sản phẩm như thế nào? Trong trường hợp nào? b) Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết là khuôn dùng kênh dẫn nhựa nóng? 8. Quy trình thiết kế - chế tạo khuôn ép phun: Trình bày a) Sơ đồ tổng quát quy trình truyền thống và hiện đại? b) Công việc phải làm trong từng bước? PHẦN II: THIẾT KẾ KHUÔN 9. Trình bày các tiêu chí làm cơ sở chọn loại khuôn cho sản phẩm? Ví dụ: Sản phẩm vỏ chuột máy tính (đặt hàng 7.000 sp/lô) Trình bày: Chọn loại khuôn nào cho sản phẩm? Tại sao? 10. Trình bày các cách tính số lòng khuôn khi thiết kế khuôn ép phun? (thông số kỹ thuật của máy ép ở phụ lục) Ví dụ: Sản phẩm vỏ chuột máy tính (đặt hàng 7.000 sp/lô) Với máy ép hiện có (Hoặc đề nghị máy ép khác.) sẽ chọn loại khuôn nào và số lòng khuôn là bao nhiêu? 11. Hệ thống dẫn hướng và định vị Trình bày: a) Nhiệm vụ, yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống này trong khuôn? b) Các chi tiết trong hệ thống? Tính toán thiết kế và bố trí như thế nào? 12. Hệ thống dẫn nhựa nguội (Cold runner) Trình bày: a) Nhiệm vụ, yêu cầu kỹ thuật? 6 b) Các thành phần, đặc điểm các phần, cách tính kích thước và bố trí bạc cuống phun, kênh dẫn và cổng vào nhựa (dùng thông số ở phụ lục). c) Ứng dụng tính toán, Thiết kế hệ thống kênh dẫn nguội cho vỏ chuột máy tính (dùng Creo để thiết kế) 13. Hệ thống dẫn nhựa nóng (Hot runner) Trình bày: Cách tính toán, Thiết kế hệ thống kênh dẫn nóng cho vỏ chuột máy tính 14. Hệ thống làm mát (Cooling) Trình bày: a) Nhiệm vụ, yêu cầu kỹ thuật? b) Các thành phần, đặc điểm các phần, cách tính kích thước và bố trí như thế nào? c) Ứng dụng tính toán, Thiết kế hệ thống làm mát cho vỏ chuột máy tính (dùng Creo để thiết kế) 15. Hệ thống thoát khí (vent in injection mold) Trình bày: a) Nhiệm vụ, yêu cầu kỹ thuật? b) Các thành phần, đặc điểm các phần, cách tính kích thước và bố trí như thế nào? c) Ứng dụng tính toán, Thiết kế hệ thống thoát khí cho vỏ chuột máy tính (dùng Creo để thiết kế) 16. Các cách lấy sản phẩm ra khỏi khuôn Trình bày: a) Có bao nhiêu cách lấy sản phẩm ra khỏi khuôn? Khi nào thì dùng cách nào? b) Dùng hệ thống đẩy (ejection in injection mold): Trình bày nhiệm vụ, yêu cầu kỹ thuật? Các thành phần, đặc điểm các phần, khi nào thì dùng ty lói, ống lói, tấm lói (lói bửng) và khí nén? c) Cách tính kích thước khoảng đẩy, lò xo, bạc và ty hồi, đường kính ty lói (nếu đẩy bằng ty), ống đẩy, tấm lói, số lượng ty lói cho 1 lòng khuôn và chú ý khi bố trí như thế nào? 7 d) Ứng dụng tính toán, Thiết kế hệ thống lấy sản phẩm ra khỏi khuôn cho vỏ chuột máy tính (dùng Creo để thiết kế) 17. Các hệ thống đặc biệt để mở phần under-cut, ren trong khuôn ép phun a) Hệ thống cam: cam chốt xiên, cam chân chó? b) Hệ thống xy lanh thủy lực (ben)? c) Hệ thống mở ren 18. Ép phun có trợ khí (Gas-assisted Injection Molding) Trình bày: a) Khái niệm? Mục đích? Nguyên lý hoạt động? b) Yêu cầu công nghệ? c) Cách tính lượng nhựa và khí đưa vào lòng khuôn? 19. Phân tích mô phỏng quá trình nhựa lỏng điền đầy khuôn trong khuôn ép phun –CAE: Trình bày: a) Thông số đầu vào của quá trình CAE? Biết được gì sau khi phân tích? Kết quả phân tích và thực tế khi ép có khác nhau không? Tại sao? Các nguyên nhân dẫn đến sai số? b) Ứng dụng tính toán, mô phỏng cho vỏ chuột máy tính (dùng Creo để thiết kế). Kết luận được gì đối với từng kết quả (biểu đồ) phân tích? PHẦN III: CHẾ TẠO KHUÔN 20. Chọn vật liệu làm khuôn Trình bày: a) Các loại thép làm khuôn thông dụng, hiện có trên thị trường Việt Nam? b) Các tiêu chí để chọn loại thép cho chi tiết khuôn? 21. Yêu cầu đối với các tấm khuôn? a) Liệt kê các loại lỗ có thể có trên từng tấm khuôn? Yêu cầu kỹ thuật và dung sai gia công từng loại lỗ? Nêu phương pháp gia công từng loại lỗ? 8 b) Khi gia công cắt gọt có phoi, lỗ như thế nào được xem là lỗ sâu? Các vấn đề có thể gặp phải khi gia công và biện pháp khắc phục? 22. Gia công lòng khuôn có thành mỏng: a. Thành như thế nào thì được xem là thành mỏng trong gia công cắt gọt kim loại? b. Cho ví dụ sản phẩm như thế nào thì lòng khuôn sẽ có thành mỏng? c. Các vấn đề có thể gặp phải khi gia công thành mỏng? d. Nêu tên các phương pháp gia công? e. Trình bày phương pháp gia công phay để gia công thành mỏng? Quy trình công nghệ? 23. Gia công lòng khuôn có mặt nghiêng, 3D: a. Cho ví dụ sản phẩm như thế nào thì lòng khuôn sẽ có mặt nghiêng, 3D? b. Quy trình công nghệ, chọn dao như thế nào? Các thông số gia công, chế độ cắt như thế nào để đạt được bề mặt khuôn tốt nhất? Hình dạng bề mặt như thế nào thì chọn dịch dao đứng hay ngang? 24. Xử lý bề mặt lòng khuôn và lắp ráp a) Khi nào cần đánh bóng lòng khuôn? Quy trình đánh bóng, thiết bị đánh bóng và các chú ý khi đánh bóng? b) Khi nào cần tạo nhám lòng khuôn? Các phương pháp tạo nhám? c) Lắp ráp khuôn: Quy trình lắp ráp? PHẦN IV: THỬ KHUÔN 25. Thử khuôn a) Các bước chuẩn bị (nhựa, khuôn và máy ép) - nếu trước đó đang ép nhựa khác thì làm thế nào để làm sạch (lấy hết nhựa cũ) đầu phun máy ép? b) Gá khuôn lên máy ép c) Thiết lập thông số ép? d) Ép thử và kiểm tra sản phẩm? e) Hiệu chỉnh thông số ép? f) Sửa khuôn? Thi cuối kỳ 50 9 - Nội dung bao quát tất cả các chuẩn đầu ra quan trọng của môn học. - Thời gian vấn đáp: 30 phút/1 nhóm 2 sinh viên. 1.3, 4.4.3, 2.1.1, 2.2.1 Thi vấn đáp 11. Nội dung chi tiết học phần: Tuần Nội dung Chuẩn đầu ra học phần 0 Giới thiệu tổng quan các loại khuôn mẫu A/ Các nội dung và PPGD chính trên lớp: (3) Nội dung GD: 1.1 Chia nhóm thảo luận: các loại khuôn mẫu mà sinh viên biết 1.2 Chia nhóm sinh viên theo danh sách các đề tài PPGD chính: + Thuyết giảng + Thảo luận nhóm + Trình chiếu 3.1.1, 3.3.1 B/ Các nội dung cần tự học ở nhà: (6) 1.3 Sinh viên về làm báo cáo chủ đề của nhóm mình 1.4 Sinh viên xem thêm chủ đề sẽ báo cáo trong buổi học 1 A/ Tóm tắt các ND và PPGD chính trên lớp: (5) Nội dung GD lý thuyết: Báo cáo và thảo luận chủ đề 1,2 và 3 1.1 Vật liệu nhựa 1.2 Các loại lỗi sản phẩm khi ép phun 1.3 Các chú ý về hình dáng hình học của sản phẩm khi thiết kế sản phẩm cho khuôn ép phun PPGD chính: + Thuyết giảng + Trình chiếu + Thảo luận nhóm 2.2.3 B/ Các nội dung cần tự học ở nhà: (6) 1.4 Sinh viên về làm báo cáo chủ đề của nhóm mình 1.5 Sinh viên xem thêm chủ đề sẽ báo cáo trong buổi học 2.2.3 10 2 A/ Các nội dung và PPGD chính trên lớp: (5) Nội dung GD lý thuyết: Báo cáo và thảo luận chủ đề 4,5 và 6 2.1 Khuôn 2 tấm (2 plate injection mold) 2.2 Khuôn 3 tấm (3 plate injection mold) 2.3 Khuôn nhiều tầng (stack mold) PPGD chính: + Thuyết giảng + Trình chiếu + Thảo luận nhóm 1.3 B/ Các nội dung cần tự học ở nhà: (6) 2.4 Sinh viên về làm báo cáo chủ đề của nhóm mình 2.5 Sinh viên xem thêm chủ đề sẽ báo cáo trong buổi học 3 A/ Các nội dung và PPGD chính trên lớp: (5) Nội dung GD lý thuyết: Báo cáo và thảo luận chủ đề 7,8 và 9 3.1 Khuôn ép phun dùng kênh dẫn nhựa nóng (hot runner – runnerless mold) 3.2 Quy trình thiết kế - chế tạo khuôn ép phun 3.3 Trình bày các tiêu chí làm cơ sở chọn loại khuôn cho sản phẩm PPGD chính: + Thuyết giảng + Trình chiếu + Thảo luận nhóm B/ Các nội dung cần tự học ở nhà: (6) 3.4 Sinh viên về làm báo cáo chủ đề của nhóm mình 3.5 Sinh viên xem thêm chủ đề sẽ báo cáo trong buổi học 2.2.3 4 A/ Các nội dung và PPGD chính trên lớp: (5) Nội dung GD lý thuyết: Báo cáo và thảo luận chủ đề 10,11 và 12 4.1 Trình bày các cách tính số lòng khuôn khi thiết kế khuôn ép phun 4.2 Hệ thống dẫn hướng và định vị 4.3 Hệ thống dẫn nhựa nguội (Cold runner) PPGD chính: + Thuyết giảng + Trình chiếu + Thảo luận nhóm 4.4.3 3.2.6 B/ Các nội dung cần tự học ở nhà: (6) 4.4 Sinh viên về làm báo cáo chủ đề của nhóm mình 4.5 Sinh viên xem thêm chủ đề sẽ báo cáo trong buổi học 2.2.3 11 5 A/ Các nội dung và PPGD chính trên lớp: (5) Nội dung GD lý thuyết: Báo cáo và thảo luận chủ đề 13,14 và 15 5.1 Hệ thống dẫn nhựa nóng (Hot runner) 5.2 Hệ thống làm mát (Cooling) 5.3 Hệ thống thoát khí (vent in injection mold) PPGD chính: + Thuyết giảng + Trình chiếu + Thảo luận nhóm 4.4.3 B/ Các nội dung cần tự học ở nhà: (6) 5.4 Sinh viên về làm báo cáo chủ đề của nhóm mình 5.5 Sinh viên xem thêm chủ đề sẽ báo cáo trong buổi học 2.2.3 6 A/ Các nội dung và PPGD chính trên lớp: (5) Nội dung GD lý thuyết: Báo cáo và thảo luận chủ đề 16,17 và 18 6.1 Các cách lấy sản phẩm ra khỏi khuôn 6.2 Các hệ thống đặc biệt để mở phần under-cut, ren trong khuôn ép phun 6.3 Ép phun có trợ khí (Gas-assisted Injection Molding) PPGD chính: + Thuyết giảng + Trình chiếu + Thảo luận nhóm 3.2.6 B/ Các nội dung cần tự học ở nhà: (6) 6.4 Sinh viên về làm báo cáo chủ đề của nhóm mình 6.5 Sinh viên xem thêm chủ đề sẽ báo cáo trong buổi học 7 A/ Các nội dung và PPGD chính trên lớp: (5) Nội dung GD lý thuyết: Báo cáo và thảo luận chủ đề 19,20 và 21 7.1 Phân tích mô phỏng quá trình nhựa lỏng điền đầy khuôn trong khuôn ép phun –CAE 7.2 Chọn vật liệu làm khuôn 7.3 Yêu cầu đối với các tấm khuôn PPGD chính: + Thuyết giảng + Trình chiếu + Thảo luận nhóm 2.1.1 2.2.3 B/ Các nội dung cần tự học ở nhà: (6) 7.4 Sinh viên về làm báo cáo chủ đề của nhóm mình 7.5 Sinh viên xem thêm chủ đề sẽ báo cáo trong buổi học 12 8 A/ Các nội dung và PPGD chính trên lớp: (5) Nội dung GD lý thuyết: Báo cáo và thảo luận chủ đề 22 và 23 8.1 Gia công lòng khuôn có thành mỏng 8.2 Gia công lòng khuôn có mặt nghiêng, 3D PPGD chính: + Thuyết giảng + Trình chiếu + Thảo luận nhóm 2.1.1 B/ Các nội dung cần tự học ở nhà: (6) 8.3 Sinh viên về làm báo cáo chủ đề của nhóm mình 8.4 Sinh viên xem thêm chủ đề sẽ báo cáo trong buổi học 2.2.3 9 A/ Các nội dung và PPGD chính trên lớp: (5) Nội dung GD lý thuyết: Báo cáo và thảo luận chủ đề 24 và 25 9.1 Xử lý bề mặt lòng khuôn và lắp ráp 9.2 Thử khuôn PPGD chính: + Thuyết giảng + Trình chiếu + Thảo luận nhóm 2.1.1 B/ Các nội dung cần tự học ở nhà: (6) 9.3 Sinh viên về làm báo cáo chủ đề của nhóm mình 9.4 Sinh viên xem thêm chủ đề sẽ báo cáo trong buổi học 2.2.3 12. Đạo đức khoa học: Các bài báo cáo và bài kiểm tra trên lớp phải được thực hiện từ chính bản thân sinh viên. Nếu bị phát hiện có sao chép thì xử lý các sinh viên có liên quan bằng hình thức đánh giá 0 (không) điểm quá trình và cuối kỳ. 13. Ngày phê duyệt lần đầu: 14. Cấp phê duyệt: Trưởng khoa Trưởng BM Nhóm biên soạn 15. Tiến trình cập nhật ĐCCT Lần 1: Nội Dung Cập nhật ĐCCT lần 1: ngày tháng năm <người cập nhật ký và ghi rõ họ tên) Tổ trưởng Bộ môn:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1_dcct_tk_va_ct_khuon_mau_3839.pdf
Tài liệu liên quan