Đề cương chi tiết và tóm tắt bài giảng học phần: Báo in

Báo in là học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về một

loại hình báo chí sớm nhất và quan trọng nhất trong hệ thống các loại hình báo chí.

Đây là học phần thuộc khối kiến thức ngành, bắt buộc đối với người học làm báo.

Học phần được phân bổ vào học kỳ 4 hoặc 5, sau khi hoàn thành các học phần cơ sở

ngành như Cơ sở lí luận báo chí, Tác phẩm báo chí.

Học phần tập trung trang bị các kiến thức về loại hình báo in, làm cơ sở cho

việc tiếp thu kiến thức về các loại hình báo chí khác (báo nói, báo hình, báo mạng

điện tử).

Theo đó, học phần được thiết kế gồm 5 chương: Chương 1: Khái quát về báo

in ; Chương 2: Tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo in ; Chương 3: Hoạt động

sáng tạo tác phẩm trên báo in ; Chương 4: Maket báo in ; Chương 5 : Kỹ thuật

trình bày maket báo in

pdf14 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 1970 | Lượt tải: 3download
Nội dung tài liệu Đề cương chi tiết và tóm tắt bài giảng học phần: Báo in, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Page 1 of 14 Đề cương chi tiết và tóm tắt bài giảng học phần: BÁO IN Số tín chỉ: 03 (24 tiết lí thuyết, 11 tiết thảo luận, 4 tiết bài tập, 6 tiết thực hành) Khoa phụ trách: Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN Mã số học phần: 3170063 Dạy cho ngành: Cử nhân Báo chí 1. Mô tả học phần: Báo in là học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về một loại hình báo chí sớm nhất và quan trọng nhất trong hệ thống các loại hình báo chí. Đây là học phần thuộc khối kiến thức ngành, bắt buộc đối với người học làm báo. Học phần được phân bổ vào học kỳ 4 hoặc 5, sau khi hoàn thành các học phần cơ sở ngành như Cơ sở lí luận báo chí, Tác phẩm báo chí. Học phần tập trung trang bị các kiến thức về loại hình báo in, làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức về các loại hình báo chí khác (báo nói, báo hình, báo mạng điện tử). Theo đó, học phần được thiết kế gồm 5 chương: Chương 1: Khái quát về báo in ; Chương 2: Tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo in ; Chương 3: Hoạt động sáng tạo tác phẩm trên báo in ; Chương 4: Maket báo in ; Chương 5 : Kỹ thuật trình bày maket báo in. 2. Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã học xong các học phần Cơ sở lí luận báo chí, Tác phẩm báo chí. 3. Mục tiêu môn học: 3.1. Mục tiêu chung: Học xong môn học này, sinh viên có được: * Về kiến thức: - Nhớ, hiểu khái niệm báo in, các loại báo in. Nắm được đặc điểm, lịch sử phát triển của báo in, vai trò, vị trí của báo in trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng. Page 2 of 14 - Nắm được các khái niệm về một số chức danh trong tòa soạn báo in; những công tác tiêu biểu trong tòa soạn báo in; cơ cấu tổ chức tòa soạn báo in và quy trình hoạt động của tòa soạn báo in. - Nắm được khái niệm và đặc điểm của một số thể loại báo chí tiêu biểu trên báo in; quy trình sáng tạo tác phẩm báo in; những xu hướng phát triển của báo in hiện đại; - Nắm được khái niệm, vai trò và chức năng của ma-ket báo; các yếu tố hình thức và nội dung cấu thành ma-ket báo; Những xu hướng thiết kế - trình bày báo in hiện đại. - Nắm được những nguyên tắc về thiết kế, trình bày; quy trình và tốc độ đọc báo của độc giả làm căn cứ cho việc thiết kế trình bày; các mô hình, phương pháp và quy trình thiết kế trang báo. * Kĩ năng: - Nhận diện các thể loại tác phẩm báo chí trên báo in. - Kỹ năng thực hiện một số tác phẩm báo chí cơ bản của báo in. - Thiết kế, trình bày bài báo và trang báo * Thái độ: - Yêu thích môn học, ngành học. - Nhận thức được Báo in là một loại hình báo chí nền tảng, quan trọng trong hệ thống các loại hình báo chí. 3.2. Mục tiêu khác: - Góp phần phát triển kĩ năng cộng tác, kĩ năng làm việc nhóm. - Góp phần trau dồi, phát triển năng lực đánh giá. - Góp phần phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi. 4. Nội dung chi tiết môn học và hình thức dạy học: 4.1. Nội dung cụ thể: CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BÁO IN (9 tiết) 1.1. Báo in và các khái niệm liên quan Làm rõ các khái niệm: Báo in, số báo Page 3 of 14 1.2. Vấn đề lịch sử báo in Thời kỳ tiền báo chí Thời kỳ báo in hiện đại Thời kỳ hoàng kim của báo in Thời ký báo in phát triển cạnh tranh với các loại hình báo chí khác 1.3. Vai trò của báo in trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng Báo in có lịch sử ra đời sớm nhất, có quá trình phát triển liên tục và ngày càng lớn mạnh. Trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng đó, báo in giữ vai trò độc lập, bình đẳng, cùng phối hợp, hợp tác, hỗ trợ với các phương tiện truyền thông khác tạo thành sức mạnh chung. Dù truyền thông có thay đổi đến đâu, báo in vẫn là ngọn nguồn, là “trục chính” trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng. 1.4. Các ấn phẩm báo in Phân loại: Một số căn cứ phân loại báo in: - Căn cứ vào tính định kỳ và tính chất nội dung thông tin - Căn cứ vào các cấp quản lý (cơ quan chủ quản) - Căn cứ vào đối tượng phục vụ - Căn cứ vào lĩnh vực phản ánh - Căn cứ vào độ phát tán hay ảnh hưởng của thông tin - Căn cứ vào phong cách tờ báo Tên gọi các loại báo in thông dụng hiện nay: Báo (gồm nhật báo, báo cách nhật, tuần báo); Tạp chí; Phụ trương; Số phụ; Đặc san; Chuyên san; Nguyệt san; Bán nguyệt san; Quý san; Niên san;... Số liệu báo in cập nhật: (30/12/15 theo Infornet.vn) Về báo chí in: Hiện cả nước có 857 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in (86 báo trung ương, 113 báo địa phương), 658 tạp chí (521 tạp chí trung ương, 137 tạp chí địa phương), 01 hãng thông tấn quốc gia. 1.5. Đặc điểm và tính chất báo in 1.5.1. Đặc điểm báo in - Đặc điểm kênh truyền Page 4 of 14 - Đặc điểm thông tin và tiếp nhận thông tin - Đặc điểm tổ chức và trình bày trang mục - Đặc điểm ngôn ngữ - Đặc điểm lưu trữ và phát hành 1.5.2 Tính chất của báo in - Báo in là một sản phẩm của quá trình sản xuất và tiêu thụ - Báo in là một dịch vụ xã hội 1.5.3. Cơ chế tài chính cho hoạt động báo in - Cơ chế sự nghiệp có thu - Cơ chế tự chủ về tài chính - Cơ chế tự hạch toán hoàn toàn - Cơ chế nhà nước bao cấp (những đối tượng đặc biệt) CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA SOẠN BÁO IN (8 tiết) 2.1. Tổ chức bộ máy báo in Giới thiệu, mô tả tổ chức bộ máy báo in ở Việt Nam Giới thiệu, mô tả tổ chức bộ máy báo in phương Tây 2.2. Khái niệm về một số chức danh hoạt động trong tòa soạn báo in Ban biên tập Thư ký tòa soạn Biên tập viên Phóng viên 2.3. Một số công tác trong tòa soạn báo in Công tác kế hoạch tòa soạn Công tác bạn đọc Công tác phát hành 2.4. Quy trình thực hiện các sản phẩm báo in Mỗi số báo ra đời đều được thực hiện trên cơ sở kế hoạch của toà soạn. Các công đoạn cụ thể cho ra đời một sản phẩm báo in có thể mô tả như sau: Page 5 of 14 + Tin, bài của phóng viên được chuyển cho các phòng/ban nội dung chuyên môn. Trưởng các phòng/ban này với tư cách là biên tập viên sửa chữa bước một. Sau đó, tất cả các tin bài của các phòng/ban chuyên môn này được chuyển cho Ban thư ký toà soạn. Ban này biên tập lại một lần nữa trước khi trình Tổng biên tập tổng duyệt. + Tất cả những tin, bài được duyệt sẽ chuyển đến cho bộ phận nhập văn bản và đọc morat. + Bộ phận thiết kế - trình bày sẽ thực hiện khâu dàn trang. + Sau khi dàn trang, sản phẩm được mang đi in thử. Sản phẩm in thử được đọc dò cẩn thận và tiếp tục sửa chữa thận trọng. + Bản in thử (bản bông) được chuyển đến cho Tổng biên tập duyệt - chủ yếu là duyệt ma-ket tổng thể. Bản bông có chữ ký duyệt của Tổng biên tập sẽ được được chuyển đến nhà in. Nhà in tiến hành in báo theo số lượng đã được ấn định. CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO TÁC PHẨM TRÊN BÁO IN (13 tiết) 3.1. Các thể loại báo chí tiêu biểu trên báo in - Hệ thống thể loại tác phẩm báo chí trên báo in là đại diện tiêu biểu cho hệ thống các thể loại báo chí nói chung  SV nhận diện, phát biểu, kể tên... 3.2. Quy trình sáng tạo tác phẩm báo in Đây là một hoạt động nghiệp vụ đặc thù nhất của nghề báo. Ở bước này, nhà báo sẽ huy động mọi kiến thức và năng lực chuyên môn để hoàn thành tác phẩm đạt chất lượng tốt nhất theo yêu cầu của toà soạn. Hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí thông qua một quy trình lao động tư duy nghiêm ngặt, cụ thể như sau: Theo cuốn Cơ sở lý luận báo chí - Truyền thông (Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang), quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí có thể chia thành 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm 2 bước như sau: - Giai đoạn 1: Xác định chủ đề và ý đồ cụ thể của tác giả Bước 1: Lựa chọn chủ đề Bước 2: Xác định nội dung cụ thể của tác phẩm - Giai đoạn 2: Lập kế hoạch nội dung và kế hoạch thu thập tư liệu cho tác phẩm Page 6 of 14 Bước 3: Xây dựng đề cương tác phẩm Bước 4: Kế hoạch thu thập tài liệu - Giai đoạn 3: Xây dựng hồ sơ tư liệu Bước 5: Ghi chép tư liệu thu được qua kho lưu trữ (= TL khô) Bước 6: Thu thập tư liệu tại hiện trường (= TL tươi) - Giai đoạn 4: Lựa chọn thể loại và lập dàn bài chi tiết Bước 7: Lựa chọn thể loại Bước 8: lập dàn bài chi tiết cho tác phẩm - Giai đoạn 5: Hoàn thành tác phẩm Bước 9: Sử dụng tất cả các phương tiện theo yêu cầu của tác phẩm hay chương trình để hoàn thành công việc Bước 10: Biên tập lại tác phẩm (của chính mình) và việc cuối cùng là đặt đầu đề. 3.3. Những biểu hiện đổi mới trong sản phẩm báo in hiện nay 3.4. Những xu hướng phát triển của báo in hiện đại CHƯƠNG 4 : MA-KET BÁO IN (6 tiết) 4.1. Khái niệm ma-ket Khái niệm ma - ket Từ điển Tiếng Việt « Ma-két là : 1. Mẫu vẽ hoặc mô hình của vật sẽ chế tạo 2. Mẫu dự kiến về hình thức trình bày một bản in. Ví dụ : Lên ma-két số báo » Từ điển tiếng Anh: “1. Mô hình mẫu nhỏ chuẩn bị trước của nhà điêu khắc bằng sáp ong, thạch cao; 2. Một phác thảo sơ bộ.” Thuật ngữ ma-két không chỉ dành riêng cho công việc in ấn, xuất bản sách báo và các vật phẩm in khác. Bất kỳ một bản mẫu, một phác thảo sơ bộ hay chi tiết phục vụ cho công việc sáng tạo thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề chuyên môn kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật đều là ma-két Trong lĩnh vực báo chí Page 7 of 14 “Maket báo: bản phác thảo cách sắp đặt, trình bày bài, tin, ảnh trên các trang báo; có định rõ vị trí, số cột (để chỉ bề ngang), chiều cao; có ghi kiểu chữ dành cho bài, tin và cho các tiêu đề chính và phụ, nếu bài, tin dài không đăng trọn trong trang thì ghi rõ phần tiếp xem ở trang nào.”(Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam) “Thiết kế, trình bày báo, tạp chí là việc tổ chức, sắp xếp, bố trí các yếu tố nội dung (bao gồm tin, bài, tranh, ảnh, thông tin đồ họa, hộp dữ liệu, trích dẫn, quảng cáo) trên một trang báo, số báo, tạp chí đảm bảo đạt yêu cầu về tính chính trị - thời sự, khoa học – tiện ích, nghệ thuật nhằm thu hút độc giả tiếp nhận nội dung trang báo, số báo, tạp chí đó qua hình thức”.(Ths. Hà Huy Phượng) “News design is the process of arranging material on a newspaper page, according to editorial and graphical guidelines and goals” (Wikipedia). Tạm dịch: Thiết kế báo là một quá trình sắp xếp các chất liệu trên một trang báo theo đường lối chỉ đạo của ban biên tập, các nguyên tắc về đồ họa và những mục tiêu nhất định.  Maket (thiết kế - trình bày) báo in là công việc sắp xếp, bố trí các yếu tố nội dung và hình thức cấu thành nên trang báo một cách hoàn chỉnh, hợp lý, đảm bảo yêu cầu về tính chính trị - thời sự, khoa học, thẩm mỹ, nhằm thu hút độc giả và giúp họ tiếp nhận nội dung của tờ báo một cách hiệu quả. 4.2. Vai trò, chức năng của ma-ket báo Ma-két báo có vai trò quyết định sự sống còn đối với tờ báo vì nó là yếu tố hoàn thiện hình thức, một trong hai yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự tồn tại của tờ báo. Báo chí cũng như mọi sự vật, hiện tượng đang tồn tại đều phải có cả nội dung và hình thức. Trong báo chí, nội dung tin, bài có vai trò quyết định ma-két của tờ báo về cách bố cục, sắp xếp. Mỗi ngày một lượng tin, bài khác nhau đòi hỏi những cách sắp xếp linh hoạt khác nhau trên mặt báo cả về tinh thần, lẫn tính cách của một tờ báo. (Ví dụ một bài báo, một tờ báo chính trị phải có một ma-két nghiêm trang đứng đắn, một tờ báo cho đối tượng thanh niên phải có một ma-két thể hiện trẻ trung, sôi Page 8 of 14 nổi ; một tờ báo nhi đồng phải có cách thể hiện nhí nhảnh, trong sáng). Những nội dung khác nhau đó sẽ góp phần tạo ra những mặt báo khác nhau, những phong cách ổn định riêng biệt tạo nên sự phong phú cho nền báo chí. Nội dung tờ báo quyết định hình thức thể hiện, nhưng ngược lại, hình thức chính là yếu tố lôi cuốn người đọc, tạo cho họ ấn tượng tốt và sự tin tưởng vào nội dung tờ báo. Là sản phẩm của công việc thường ngày của tòa soạn, là một trong hai khâu cơ bản làm nên tác phẩm báo chí, ma-két có mặt hàng ngày, hàng giờ trên báo chí và là bộ mặt của tờ báo. Ma-két báo in không phải là thông tin văn tự nhưng lại cung cấp nhiều thông tin cho độc giả và chính bản thân nó cũng chính là thông tin, là yếu tố mà mỗi tòa soạn đều cố gắng đầu tư để tạo nên sự ổn định, tạo nên phong cách và bản sắc riêng gây ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc. Bất kỳ một sản phẩm báo chí dù ở thể loại nào muốn đạt hiệu quả trước hết phải là một tác phẩm hay về nội dung và hấp dẫn về hình thức thể hiện. Ngày nay, khi báo in phải cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng khác, yếu tố hình thức càng phải được coi trọng bên cạnh việc không ngừng nâng cao, đổi mới về nội dung. 4.3. Các yếu tố cấu thành ma-ket báo in Các yếu tố nội dung • Thông tin văn tự – Tin, bài • Thông tin phi văn tự – Ảnh, minh họa, biểu đồ, đồ thị, • Hộp dữ liệu • Trích dẫn Các yếu tố hình thức • 1. Giấy in báo và khổ báo • 2. Măng-séc • 3. Chữ • 4. Ảnh Page 9 of 14 • 5. Minh họa • 6. Đồ họa thông tin • 7. Đường ranh giới • 8. Khung • 9. Nền • 10. Màu sắc • 11. Biểu tượng chuyên mục • 12. Tín hiệu đồ họa 4.4. Vài xu hướng thiết kế - trình bày báo in hiện đại • Thu nhỏ khổ báo (cùng việc tăng trang) =QT • Cải tiến hệ thống chỉ mục • Đơn giản • Nhiều khoảng trắng • Tăng cường sử dụng tranh ảnh, đồ họa bài viết ngắn. Tạo nhiều “cửa sổ thông tin” cho trang báo. • Tiêu chí tin tức thay đổi kéo theo sự thay đổi trong cách tổ chức nội dung trang nhất. CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT TRÌNH BÀY MA-KET BÁO IN (9 tiết) 5.1. Những nguyên tắc thiết kế - trình bày * Đảm bảo tính chính trị - thời sự - Báo chí cách mạng - tính khuynh hướng, vai trò lãnh đạo của Đảng về BC. - Là tiêu chí đầu tiên khi sắp xếp mức độ quan trọng của tin, bài và xác định vị trí của tin, bài trên trang. * Đảm bảo tính khoa học Dựa trên những cơ sở khoa học nhất định: quy trình đọc báo, các mô hình trình bày, phương pháp trình bày, những nguyên tắc về tạo hình Yêu cầu: - Rõ ràng, dễ đọc, thể hiện sự sắp xếp thứ bậc thông tin, trợ giúp độc giả tiếp nhận thông tin hiệu quả. Page 10 of 14 - Giữ phong cách trình bày ổn định của tờ báo, tạp chí. Mỗi tờ báo cần xây dựng cho mình một biểu mẫu chuẩn về trình bày trong đó quy định chi tiết cách thức sữ dụng các yếu tố hình thức từ kiểu - cỡ chữ, màu sắc, kích thước, hình ảnh, khung nền.... - Thể hiện rõ đó là một tờ báo, tạp chí (chứ không phải là sách, tài liệu, là bích báo..) rõ hơn là một tờ báo kinh tế, tờ báp văn hoá, giải trí.. * Đảm bảo tính thẩm mỹ Sáng tạo, mới mẻ, đạt đến vẻ đẹp, sự hoàn thiện là yêu cầu đối với báo chí; là một sản phẩm tinh thần được người đọc tiếp nhận qua hiệu quả tác động thị giác 5.2. Quy trình và tốc độ đọc báo của độc giả Quy trình đọc:  Đọc theo trang: Trang ngoài > trang trong Trang lẻ > trang chẵn Trang trước > trang sau  Đọc theo góc trong trang (A2,A3): Đọc theo tác phẩm và các yếu tố cấu thành tác phẩm Tốc độ đọc:  Đọc chậm  Đọc bình thường – đọc theo cách truyền thống  Đọc lướt có chọn lọc  Đọc nhanh  Đọc đi đọc lại nhiều lần một tờ báo/một bài báo 5.3. Các mô hình thiết kế - trình bày trang báo - Mô hình chia 4 - Mô hình chính phụ - Mô hình đường mạnh – điểm mạnh 5.4. Phương pháp, quy trình thiết kế - trình bày (một tác phẩm; một trang báo) Page 11 of 14 Quy trình:  Chuẩn bị (nội dung; kỹ thuật)  Lên trang (trang bìa, trang ruột,..)  Hoàn chỉnh trang in và sửa bản in THỰC HÀNH TRÌNH BÀY TRANG NHẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦ CÔNG  Đơn vị: nhóm nhỏ  Dụng cụ: Giấy, bút chì, thước kẻ,  Thời gian: 2 tiết   Trình bày sản phẩm • Măng-set • Giới thiệu tin/bài chính (tiêu đề/sapo/hình ảnh) • Hình ảnh chính trên trang nhất LÀM QUEN, THỰC HÀNH THIẾT KẾ, TRÌNH BÀY BẰNG MỘT SỐ PHẦN MỀM CƠ BẢN Page 12 of 14 4.2. Hình thức tổ chức dạy học: Tên chương Số tiết lí thuyết Số tiết thực hành Số tiết thảo luận Số tiết bài tập Tài liệu tham khảo cần thiết Chương 1. Khái quát về báo in 6 3 Tài liệu số [2]; Tài liệu số [8] (tr38-55); Tài liệu số [9]. Chương 2. Tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo in 6 5 2 2 Tài liệu số [2]; Tài liệu số [4]; Tài liệu số [7] (tr.63-88); Tài liệu số [8] (tr38-55); Chương 3. Hoạt động sáng tạo tác phẩm trên báo in 6 Tài liệu số [1]; Tài liệu số [2]; Tài liệu số [3]; Tài liệu số [5]; Tài liệu số [8] (tr68-395); Chương 4. Ma-ket báo in 3 3 Tài liệu số [2]; Tài liệu số [6]; Chương 5. Kỹ thuật trình bày ma-ket báo in 3 6 Tài liệu số [2]; Tài liệu số [6]; Page 13 of 14 5. Tài liệu tham khảo: 5.1. Tài liệu chính: 5.2. Tài liệu tham khảo: [1] Arnold Hoffmann-Karel Storkan-I.U.Marusac (1987), Cách viết một bài báo, Tài liệu tham khảo nghiệp vụ TTX Việt Nam. [2] Nguyễn Văn Dững, Hoàng Anh (biên dịch) (1998), Nhà báo-bí quyết kỹ năng nghề nghiệp, NXB Lao động, Hà Nội. [3] Đức Dũng (2004), 100 câu hỏi về cách viết báo, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. [4] Đinh Văn Hường (2006), Tổ chức và hoạt động của toà soạn , NXB ĐHQG Hà Nội. [5] Leonard Ray Teel – Ron Taylor (1993), Bước vào nghề báo, NXB TP.Hồ Chí Minh. (Trần Quang Giư, Kiều Anh dịch). [6] Hà Huy Phượng (2006), Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. [7] Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học báo chí, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. [8] The Missouri Group (2007), Nhà báo hiện đại - News reporting & Writing, NXB Trẻ, TP.Hồ Chí Minh. [9] Huỳnh Văn Tòng (2000), Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945, NXB TP. Hồ Chí Minh. 6. Phương pháp đánh giá học phần Trọng số: Chuyên cần: 0,1 Bài tập cá nhân: 0,1 Kiểm tra giữa học phần: 0,2 Thi kết thúc học phần 0,6 Cộng 1,0 Tính theo thang điểm: A, B, C, D, F Ngày 16 tháng 2 năm 2014 Page 14 of 14 Duyệt của Khoa (hoặc bộ môn) Trưởng nhóm giảng dạy ThS. Phạm Thị Hương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_cuong_hoc_phan_bao_in_5505.pdf
Tài liệu liên quan