Đề cương môn học văn học Việt Nam 1900 – 1932

Đề 3: Sau đây là một số trích đoạn trong tiểu thuyết Tố Tâm được đánh số một cách ngẫu nhiên :

[1]. ( ) những lúc tôi đến, gặp nàng đang cúi đầu ngồi thêu, chẻ dưa, hay xem sách, bất thình lình ngửng lên thấy tôi thì nét mặt nàng có vẻ khác, có một "tia mừng" tự trong tâm chạy lên mặt thoáng qua hai con mắt và đôi gò má. "Tia mừng" ấy không ai ngăn được, thứ mừng này là mừng của đôi nam nữ yêu nhau đựơc trông thấy mặt nhau, thứ mừng đó làm cho quả tim đập một lúc( )

[2]. ( )Nàng bịt một cái khăn tua đen, mặt xanh, sút đi đến bốn năm phần, in một vẻ buồn rầu kín đáo, cái vẻ mặt xanh, mắt lờ đờ thu vào trong cái khăn vuông đen, có một thứ đẹp thanh đạm lạ thường, hình như phảng phất khí thiêng liêng, khó mà tả được.( )

[3]. ( )Nàng cứ chạy chơi thoải mái như vậy hết ruộng nọ sang ruộng kia, lên bờ cao xuống bờ thấp mà dưới ánh nắng buổi chiều thu hơi nhạt nhạt, trông mặt nàng đỏ hồng hồng, giấp tí mồ hôi, dính mấy sợi tóc mây xõa xuống trán, nàng càng đẹp thêm lên ( )

[4]. ( ) Lúc ấy tôi không được xem rõ mặt là bởi tôi theo lối giao thiệp, vào nhà lạ tôi không muốn nhìn mặt con gái đàn bà, nhưng lúc nàng cất cái mình manh mảnh đi vào nhà, tay hất cái đuôi gà ra sau vai, và dém mái tóc lại, phô ra hai cái vẻ tương phản ở chỗ đám tóc đen tỏa trên cái gáy trắng, tôi trông thật có vẻ yếu điệu. ( )

 

doc20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề cương môn học văn học Việt Nam 1900 – 1932, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể tự sự ngắn - Phân tích một số văn bản tự sự theo định hướng của giảng viên. - sinh viên trình bày kết quả đạt được trước lớp Sinh viên phân tích tác phẩm và đạt được những yêu cầu mà giảng viên nêu Làm bài tập ở nhà Lí thuyết 1 giờ Từ những kết quả sinh viên đạt được, khái quát về các đặc điểm của tự sự ngắn trong giai đoạn này Sinh viên nắm được những kiến thức mà giảng viên trình bày TUẦN 8 Bài tập 1 giờ Phân tích một tiểu thuyết miền Bắc mà giảng viên cùng với sinh viên lựa chọn. Phân tích theo những yêu cầu của giảng viên Sinh viên phân tích tác phẩm và đạt được những yêu cầu mà giảng viên dự kiến Làm bài tập ở nhà Lí thuyết 1 giờ Qua những kết quả mà sinh viên đạt được, nhận xét về những đặc điểm của tiểu thuyết miền Bắc trong giai đoạn giao thời Sinh viên nắm đựơc các kiến thức nói trên TUẦN 9 Bài tập 1 giờ Phân tích một tiểu thuyết miền Nam mà giảng viên cùng với sinh viên lựa chọn. Phân tích theo những yêu cầu của giảng viên Sinh viên phân tích tác phẩm và đạt được những yêu cầu mà giảng viên dự kiến Làm bài tập ở nhà Lí thuyết 1 giờ Qua những kết quả mà sinh viên đạt được, nhận xét về những đặc điểm của tiểu thuyết miền Nam trong giai đoạn giao thời Sinh viên nắm đựơc các kiến thức nói trên Chương VII. Thơ trong giai đoạn giao thời (Tuần 10, 11, 12) TUẦN 10 Lí thuyết 2 giờ Thơ trong giai đoạn giao thời. - Các sáng kiến đổi mới - Một số nhà thơ có thi nghiệp (Trần Tuấn Khải, Tương Phố, Đoàn Như Khuê) Sinh viên nắm được các vấn đề nói trên Đọc trước giáo trình và tài liệu tham khảo theo yêu cầu của giáo viên.. TUẦN 11 Bài tập 1 giờ Phân tích một số bài thơ của Tản Đà theo yêu cầu của giáo viên, từ đó rút ra một số nhận xét về quan niệm nghệ thuật của Tản Đà và một số hiện tượng hình thức trong thơ Tản Đà Sinh viên phân tích tác phẩm và đạt được những yêu cầu mà giảng viên dự kiến Làm bài tập ở nhà Lí thuyết 1 giờ Qua những kết quả mà sinh viên đạt được, kết luận về quan niệm nghệ thuật của Tản Đà và những cách tân hình thức trong thơ Tản Đà Sinh viên nắm đựơc các kiến thức nói trên TUẦN 12 Bài tập 1 giờ Phân tích một một số bài thơ Tản Đà theo yêu cầu của giảng viên và rút ra nhận xét về những dạng cảm xúc chính trong thơ Tản Đà Sinh viên phân tích tác phẩm và đạt được những yêu cầu mà giảng viên dự kiến Làm bài tập ở nhà Lí thuyết 1 giờ Qua những kết quả mà sinh viên đạt được, kết luận về thơ Tản Đà với tư cách là cái cầu nối giữa thơ truyền thống và Thơ Mới Sinh viên nắm đựơc các kiến thức nói trên Tự học và Tổng kết (Tuần 13, 14, 15) TUẦN 13 Tự học 2 giờ Tự học chương III. Văn chương cách mạng sau Duy tân; chương V. Biên khảo và phê bình; chương VIII. Sân khấu giữa truyền thống và hiện đại. Tổng kết toàn môn học. TUẦN 14 Tự học 2 giờ Như tuần 13. (tiếp theo) TUẦN 15 Thảo luận 2 giờ Giải đáp các thắc mắc của sinh viên liên quan đến toàn bộ tiến trình học tập Giải đáp được các thắc mắc của sinh viên Duyệt lại toàn bộ tiến trình học trong học kì. Ghi chú: Theo lịch trình nói trên, chỉ có các chương I, II, IV, VI, VII là được giảng trên lớp. Các chương còn lại, sinh viên sẽ tự đọc sách tham khảo dưới sự hướng dẫn của giảng viên và nộp thu hoạch vào cuối học kì. Bài thu hoạch này sẽ được tính như một bài kiểm tra giữa kì. Chính sách đối với môn học - Nhìn một cách tổng thể, việc học được tiến hành trên cơ sở những hình thức giảng dạy như sau : 1. Giảng viên giảng lí thuyết. 2. Giảng viên hướng dẫn sinh viên khảo sát văn bản, trình bày kết quả và từ đó, giảng viên khái quát thành vấn đề lí thuyết. 3. Sinh viên tự đọc tài liệu tham khảo với sụ hướng dẫn của giảng viên và nộp thu hoạch. Với hình thức giảng dạy như trên, sự chủ động tìm hiểu, nghiên cứu của sinh viên là một yêu cầu bắt buộc. - Như đã trình bày trong phần (7), có thể hình dung thấy trong môn học này có một số dạng bài tập như sau : + Phân tích văn bản và nhận xét theo định hướng của giảng viên. + Đọc tài liệu và viết thu hoạch theo hướng dẫn của giảng viên. Trong một học kì, một sinh viên sẽ phải đăng kí thực hiện một bài tập thuộc một trong hai dạng nói trên. Việc đăng kí làm bài tập cụ thể nào sẽ được tiến hành ngay từ hai tuần lễ đầu tiên của năm. Sau khi đăng kí, người học không được quyền thay đổi. Với các bài tập phan tích văn bản và nhận xét theo định hướng của giảng viên, sinh viên ngoài việc trình bày kết quả trên lớp còn phải nộp bài làm bằng văn bản cho giảng viên. Các bài tập này được tính bằng 30% tổng số điểm. - Kết quả học tập của sinh viên sẽ là điểm trung bình của hai loại điểm bài tập và cuối kì theo tỉ lệ 30/70. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học Như đã trình bày trong phần trên, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của môn học sẽ được kết hợp với hai loại điểm theo tỉ lệ 30/70. Cụ thể những loại điểm đó như sau : - Điểm bài tập phân tích văn bản và nhận xét theo định hướng của giảng viên hoặc viết thu hoạch về những vấn đề mà giảng viên yêu cầu. - Điểm kiểm tra cuối học kì trong 60 phút. Câu hỏi và bài tập Các bài tập luôn luôn được thay đổi theo từng năm. Riêng bài kiểm tra cuối học kì, giảng viên không ra các đề thuần túy lí thuyết mà kết hợp lí thuyết với thực hành thông qua việc ra các đề thi yêu cầu sinh viên nhận diện các vấn đề văn học sử thể hiện trên các văn bản cụ thể. Dưới đây là mẫu của một số đề thi theo dạng này. Đề 1: Anh / chị hãy phân tích văn bản thơ sau của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu để chỉ ra những quan niệm về văn chương và nghề viết văn của ông : ĐỀ KHỐI TÌNH CON THỨ NHẤT Chữ nghĩa Tây, Tàu chót dở dang Nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng Nửa ngòi bút ngỗng Bút ngỗng : bút vót bằng lông ngỗng dùng để viết chữ quốc ngữ. ba sinh Ba sinh : ba kiếp. luỵ Luỵ : làm khổ sở. Một mối tơ tằm mấy đoạn vương Có kẹo có câu là sách vở Chẳng lề chẳng lối cũng văn chương Còn non còn nước còn trăng gió Còn có văn chương bán phố phường. Đề 2: Anh / chị hãy phân tích những biểu hiện của nội dung nhân đạo chủ nghĩa thể hiện trong văn bản thơ sau của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu CÁNH BÈO Bềnh bồng mặt nước chân mây Đêm đêm sương tuyết ngày ngày nắng mưa Ấy ai bến đợi sông chờ Tình kia sao khéo hững hờ cùng duyên Sinh lai chung đắc tình căn thiển Chót sinh ra đời có cái rễ tình nông nổi Sự trăm năm hò hẹn với ai chi? Bước giang hồ nay ở lại mai đi Những lý hợp, hợp ly mà chán nhỉ ! Vị tất nhân tình giai bạch thủy Nhẫn tương tâm sự phó hàn huyên Chắc gì tình người đều bạc như nước cả / Sao đem tâm sự phó ở nơi đầm nước lạnh Đầu xanh kia trôi nổi đã bao miền Thôi trước lạ sau quen đừng ái ngại Khắp nhân thế là nơi khổ hải Kiếp phù sinh nghĩ lại cũng như ai Ai ơi, vớt lấy kẻo hoài. Đề 3: Sau đây là một số trích đoạn trong tiểu thuyết Tố Tâm được đánh số một cách ngẫu nhiên : [1]. (…) những lúc tôi đến, gặp nàng đang cúi đầu ngồi thêu, chẻ dưa, hay xem sách, bất thình lình ngửng lên thấy tôi thì nét mặt nàng có vẻ khác, có một "tia mừng" tự trong tâm chạy lên mặt thoáng qua hai con mắt và đôi gò má. "Tia mừng" ấy không ai ngăn được, thứ mừng này là mừng của đôi nam nữ yêu nhau đựơc trông thấy mặt nhau, thứ mừng đó làm cho quả tim đập một lúc(…) [2]. (…)Nàng bịt một cái khăn tua đen, mặt xanh, sút đi đến bốn năm phần, in một vẻ buồn rầu kín đáo, cái vẻ mặt xanh, mắt lờ đờ thu vào trong cái khăn vuông đen, có một thứ đẹp thanh đạm lạ thường, hình như phảng phất khí thiêng liêng, khó mà tả được.(…) [3]. (…)Nàng cứ chạy chơi thoải mái như vậy hết ruộng nọ sang ruộng kia, lên bờ cao xuống bờ thấp mà dưới ánh nắng buổi chiều thu hơi nhạt nhạt, trông mặt nàng đỏ hồng hồng, giấp tí mồ hôi, dính mấy sợi tóc mây xõa xuống trán, nàng càng đẹp thêm lên (…) [4]. (…) Lúc ấy tôi không được xem rõ mặt là bởi tôi theo lối giao thiệp, vào nhà lạ tôi không muốn nhìn mặt con gái đàn bà, nhưng lúc nàng cất cái mình manh mảnh đi vào nhà, tay hất cái đuôi gà ra sau vai, và dém mái tóc lại, phô ra hai cái vẻ tương phản ở chỗ đám tóc đen tỏa trên cái gáy trắng, tôi trông thật có vẻ yếu điệu. (…) (Nguồn : Tuyển tập Hoàng Ngọc Phách, NXB Văn học, Hà Nội, 1989) Anh / chị hãy sắp xếp những trích đoạn trên theo thứ tự xuất hiện của chúng trong tiểu thuyết. Giải thích rõ mối quan hệ giữa những đoạn miêu tả này với sự vận động của cốt truyện. Qua những đoạn miêu tả nói trên, anh / chị có nhận xét gì về chức năng của các đoạn miêu tả trong nghệ thuật kể chuyện của Hoàng Ngọc Phách. Đề 4: 1. Cho trích đoạn phân tích tâm lý sau trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách: (…) Tuy nhiên, trong lòng tôi dần dần cứ thấy ái tình lấn mãi, tôi đoán trước rằng có một ngày kia nó chiếm hết lòng tôi, vì tôi cứ nghĩ đến nàng luôn, thứ nhất những đêm nằm chưa ngủ hay lúc sáng sớm mới mở mắt ra, trong những lúc chiều trời mát mẻ hay là đêm vắng trăng trong, ngồi tưởng tượng ra những cảnh mơ màng cho hai người yêu nhau đương vơ vẩn ở chỗ cao sơn lưu thủy, những điều tưởng tượng đó làm tôi thêm hớn hở khát khao. Theo tâm lý, tôi vẫn hiểu rằng trí tưởng tượng làm cho lòng mê thêm mạnh, thế mà hễ nghĩ đến nàng tôi không thể đừng bày ra một một thế giới bào ảnh, cho nên trời êm cảnh đẹp hay gợi lòng người trong cuộc ái tình, thứ nhất cho những người lòng đã thiên về tình cảm, lại sẵn có thứ óc văn chương, hồn thơ lai láng này. Tôi cũng vì sẵn thứ tính tình ấy nên mới vướng vào cuộc ái tình này. Những điều tôi kể với anh là do việc có chứng cớ hiển nhiên đã thí nghiệm rồi, đem so vào lý luận, chứ không làm lối thuyết lý trống không, như cách bắn súng chỉ thiên, không tựa vào sự thực nào cả. (…) (Nguồn : Tuyển tập Hoàng Ngọc Phách, NXB Văn học, Hà Nội, 1989) 2. Cho trích đoạn phân tích tâm lí sau trong tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh – một nhà văn cùng thời với Hoàng Ngọc Phách. (…) Trần Văn Sửu ngồi khoanh tay ngó dòng nước chảy một hồi rồi nói trong trí rằng: "Bây giờ mình còn sống nữa làm gì ! Bấy lâu nay mình lăn lóc chịu cực khổ mà sống, ấy là vì mình thương con, mình sợ nó không hiểu việc xưa rồi nó trở oán mình, mình sợ nó bơ vơ đói rách, mà tội nghiệp thân nó. Bây giờ mình biết rõ nó thương mình, nó có kính trọng mình, nó còn kính trọng mình, mà nó lại gần được giàu có sung sướng hết thảy nữa, vậy thì nên chết rồi, chết mới quên hết việc cũ được, chết đặng hết buồn rầu cực khổ nữa". Anh ta nghĩ như vậy rồi nhắm mắt lại. Anh ta thấy thị Lựu nằm ngay đơ trên bộ ván, miệng nhểu Nhểu : ứa ra mấy giọt máu đỏ lòm, mắt hết thần mà mở trao tráo Mở trao tráo : mở thao láo, mở to. . Anh ta lại thấy buổi chiều anh ta ở ngoài ruộng đi về, con Quyên thằng Tí chạy ra, đứa níu áo, đứa nắm tay mà nói dỏ dẻ Dỏ dẻ : nhỏ nhẻ . Anh ta thấy cái cảnh gia đình ngày trước rõ ràng trước mắt, thì anh ta thấy đau đớn trong lòng quá, chịu không được (…) (Nguồn : trích đoạn tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng, dẫn lại theo Sách giáo khoa Văn học 11, tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006) Đoạn trích nói trên nói về tâm trạng của Trần Văn Sửu, một người cha vì mắc tội ngộ sát vợ mình (thị Lựu) mà phải bỏ con đi lưu lạc. Sau mười một năm, anh trở về mong muốn được nhìn mặt con. Tuy vậy, sự xuất hiện của anh ta có nguy cơ làm tan vỡ cuộc sống vốn đã yên ổn của những đứa con. Trần Văn Sửu bối rối. Anh quyết định lấy cái chết để bảo đảm cho tương lai của các con. Đoạn trích trên đây nói về tâm trạng của Trần Văn Sửu trước khi chết. Anh / chị hãy so sánh để chỉ ra những điểm khác biệt trong kỹ thuật phân tích tâm lý của Hoàng Ngọc Phách và Hồ Biểu Chánh thể hiện trong hai trích đoạn nói trên. Hà Nội, ngày tháng năm XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG (KHOA) CHỦ NHIỆM BỘ MÔN PGS.TS.Lê Văn Lân GIẢNG VIÊN ThS.Phạm Xuân Thạch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclit3008_vhvn_1900.doc
Tài liệu liên quan