Đề cương môn học văn học Việt Nam sau 1975 (vietnamese literature since 1975)

1. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam sau 1975?

2. Văn học Việt Nam đổi mới từ sau 1986 diễn ra theo quy luật?

3. Nét khu biệt của thơ Việt Nam 1975-1985 và 1986-2000?

4. Vì sao thể loại trường ca phát triển trong giai đoạn 1975- 1985?

5. Vì sao cảm hứng đời tư - thế sự là nét trội trong thơ giai đoạn 1986-2000?

6. Vì sao có nhận xét về “sự phát triển không bền vững” của thơ trẻ trong văn học Việt Nam sau 1975?

7. Khuynh hướng nhận thức lại thực tại trong văn xuôi thể hiện rõ nhất ở những tác giả-tác phẩm nào?

8. Khuynh hướng sử thi vì sao vẫn có cơ sở tồn tại, phát triển trong văn xuôi sau 1975?

9. Vì sao thể kí phát triển chưa đồng đều với truyện ngắn và tiểu thuyết trong văn học Việt Nam sau 1975?

10. Vì sao Nguyễn Minh Châu được gọi là người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975?

11. Phong cách triết luận của Nguyễn Khải?

12. Vì sao có ý kiến cho rằng “truyện ngắn lên ngôi” trong văn học Việt Nam sau 1975?

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1783 | Lượt tải: 3download
Nội dung tài liệu Đề cương môn học văn học Việt Nam sau 1975 (vietnamese literature since 1975), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC BỘ MÔN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VĂN HỌC VIỆT NAM sau 1975 (Vietnamese Literature since 1975) Chương trình đào tạo: Cử nhân Văn học Người biên soạn GVC. Bùi Việt Thắng HÀ NỘI – 2007 Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Khoa Văn học ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VĂN HỌC VIỆT NAM sau 1975 (Vietnamese Literature since 1975) Thông tin về giảng viên: Họ và tên: Lê Văn Lân Chức danh: Giáo sư, Tiến sĩ Thời gian làm việc: Thứ Hai, từ 8h00 đến 11h00 Địa điểm làm việc: VP Khoa Văn học, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 048213237 (NR) Email: Các hướng nghiên cứu chính: Thơ Việt Nam 1945-2000 (khuynh hướng, quy luật, tác giả - tác phẩm). Họ và tên: Bùi Việt Thắng Chức danh: Giảng viên chính. Thời gian làm việc: Thứ Hai, từ 8h00 đến 11h00 Địa điểm làm việc: VP Khoa Văn học, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 048310174 (NR); 0903203555 Email: Các hướng nghiên cứu chính: Tiến trình văn học hiện đại qua các thể loại (truyện ngắn, tiểu thuyết) Họ và tên: Nguyễn Thị Năm Hoàng Chức danh: Giảng viên, Thạc sĩ Thời gian làm việc: Thứ Hai, từ 8h00 đến 11h00 Địa điểm làm việc: VP Khoa Văn học, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0912612982 Email: namhoang16582@yahoo.com Các hướng nghiên cứu chính: Thể loại trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam. Họ và tên: Lưu Khánh Thơ (Giảng viên kiêm nhiệm) Chức danh: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thời gian làm việc: Địa điểm làm việc: Viện Nghiên cứu Văn học, Hà Nội. Điện thoại: 0904165952 Email: Thông tin chung về môn học Tên môn học: Văn học Việt Nam sau 1975 Mã môn học: Số tín chỉ: 2 Loại môn học: Bắt buộc Môn học tiên quyết: Văn học Việt Nam 1900-1932; Văn học Việt Nam 1932-1945, Văn học Việt Nam 1945-1975 Môn học kế tiếp: Không Yêu cầu đối với môn học: Giờ tín chỉ đối với các hoạt động: Nghe giảng lí thuyết : 20 Làm bài tập trên lớp : 05 Thảo luận : 03 Thực hành : 0 Tự học xác định : 02 Khoa phụ trách môn học: Khoa Văn học – Từ P.308 đến P.314, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại văn phòng Khoa: 04.8581165 Mục tiêu của môn học Kiến thức: Nắm được diện mạo văn học 1975-2000 trong tính chất đa dạng và phức tạp qua hai giai đoạn phát triển chính (1975-1985 và 1986-2000). Đây là một thời kì văn học phát huy tính dân chủ và sự tự do trong tìm tòi sáng tạo của nhà văn (đặc biệt từ sau 1986). Tiến trình văn học hiện đại có thể được nhận diện qua hệ thống thể loại(thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, kịch) vì “thể loại là kí ức sáng tạo của nhân loại”. Nắm được diện mạo văn học thời kì 1975-2000 thông qua tiếp cận các hiện tượng văn học tiêu biểu (tác giả, tác phẩm) và những quan điểm khác nhau trong tranh luận văn học(về quan hệ giữa đời sống và văn học, vai trò của chủ thể sáng tạo…). Kĩ năng: Biết nhận diện, xác định các thành tố tạo nên văn học đổi mới, hiểu sâu bản chất của những hiện tượng văn học mới, phức tạp. Áp dụng linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đã học vào quá trình tiếp nhận, thẩm định các giá trị văn học mới. Thái độ: Trân trọng những giá trị văn học của dân tộc trong thời kỳ mới. Có thái độ khách quan, khoa học trong tiếp nhận văn học. Tóm tắt nội dung môn học Môn học này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về một thời kỳ văn học phát triển trong điều kiện hòa bình và giao lưu quốc tế. Trong một cái nhìn tổng quan, văn học thời kì 1975-2000 phát triển phong phú và phức tạp (nhưng chưa đạt tới “trình độ phát triển bền vững”). Môn học cung cấp cái nhìn toàn diện cho người học về hai giai đoạn phát triển văn học , giai đoạn đầu (1975- 1985), giai đoạn đổi mới (1986-2000). Quá trình đổi mới văn học gắn liền với công cuộc đổi mới do ĐCSVN khởi xướng và lãnh đạo. Đổi mới văn học tạo nên bước phát triển mới của văn (Sự mở rộng đề tài, chủ đề, phong cách và bút pháp…). Nhưng quan trọng nhất của quá trình đổi mới văn học là mở rộng dân chủ, tạo điều kiện cho sáng tạo cá nhân nhà văn. Môn học đồng thời đồng thời trang bị cho người học các phương pháp tiếp cận văn học, đánh giá những hiện tượng văn học phức tạp(Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp…). Đây là một môn học mới trong chương trình đào tạo của Khoa Văn học bắt đầu được triển khai từ năm học 2007-2008. Giáo trình môn học đã hoàn thành và nghiệm thu. Đặc điểm của giáo trình này là: các vấn đề được trình bày có tính chất khơi gợi và tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện. Giáo trình bước đầu giới thiệu một số tác giả (trong lĩnh vực sáng tác văn xuôi) có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển văn học hoặc được coi là những hiện tượng văn học phức tạp( như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp…). Nội dung chi tiết môn học Bài 1: Tổng quan về văn học Việt Nam sau 1975. 1. Hoàn cảnh lịch sử, văn hoá-xã hội và sự phát triển văn học. 2. Hai giai đoạn phát triển văn học(1975-1985, 1986-2000). 3. Văn học Việt Nam trong xu hướng hội nhập thế giới. Bài 2: Thành tựu thơ Việt Nam thời kì hậu chiến (1975-1985). 1. Thơ Việt Nam 1975-1985 (diện mạo, vấn đề). 2. Sự phát triển của trường ca. 3. Mối quan hệ giữa truyền thống và thời đại trong thơ. Bài 3: Thơ Việt Nam thời kì đổi mới 1986-2000. 1. Những tiền đề đổi mới thơ. 2. Những tìm tòi, thể nghiệm đổi mới thơ. 3. Thơ trẻ. Bài 4. Văn xuôi Việt Nam 1975-2000. 1. Diện mạo văn xuôi 1975-2000. 2. Các khuynh hướng chính của văn xuôi. 3. Sự phát triển các thể loại văn xuôi. Bài 5. Một số tác giả văn xuôi tiêu biểu. 1. Nguyễn Minh Châu. 2. Nguyễn Huy Thiệp. 3. Lê Minh Khuê. 4. Nguyễn Khải. 5. Ma văn Kháng. 6. Lê Lựu. Học liệu Học liệu bắt buộc Mã Giang Lân- Bùi Việt Thắng: Văn học Việt Nam sau 1975, (Giáo trình, lưu hành nội bộ, Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV, 2007). Học liệu tham khảo Vũ Tuấn Anh: Nửa thế kỉ thơ Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997. Mã Giang Lân: Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000. Nguyễn Bá Thành: Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại, NXB Văn học, Hà Nội, 1996. Bùi Việt Thắng: Bình luận truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 1999. Bùi Việt Thắng: Tiểu thuyết đương đại, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005 (tái bản 2006). Nhiều tác giả: Văn học Việt Nam sau 1975-Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006. Nhiều tác giả: Những vấn đề mới trong nghiên cứu và giảng dạy văn học, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, 2006. Hình thức tổ chức dạy học Lịch trình chung Nội dung Hình thức tổ chức dạy học môn học Tổng Lên lớp Thực hành Tự học Lí thuyết Bài tập Thảo luận Tổng quan về văn học Việt Nam sau 1975 2 0 0 0 0 2 Thành tựu thơ Việt Nam thời kì hậu chiến (1975-1985) 4 0 0 0 0 4 Thơ Việt Nam thời kì đổi mới 1986-2000 4 2 2 0 0 8 Văn xuôi Việt Nam 1975-2000 6 0 0 0 0 6 Một số tác giả văn xuôi tiêu biểu 4 3 1 0 2 10 Tổng 20 5 3 0 2 30 Lịch trình tổ chức dạy cụ thể Hình thức Thời gian, địa điểm Nội dung chính Mục tiêu cần đạt được Sinh viên chuẩn bị Bài 1: Tổng quan về văn học Việt Nam sau 1975 (Tuần 1) TUẦN 1 Lí thuyết 2 giờ Tổng quan về văn học Việt Nam sau 1975. Nắm được diện mạo văn học Việt Nam thời kì hậu chiến: Hai giai đoạn phát triển (1975-1985, 1986-2000); những đặc điểm cơ bản (tinh thần dân chủ, sự phong phú và phức tạp của tiến trình văn học.) Đọc sách. Chú ý đến học liệu bắt buộc 1 và học liệu tham khảo 6, 7. Bài 2: Thành tựu thơ Việt Nam thời kì hậu chiến (1975-1985) (Tuần 2, 3) TUẦN 2 Lí thuyết 2 giờ Thơ Việt Nam 1975-1985: diện mạo, vấn đề. Nắm được sự phát triển của thơ Việt Nam mười năm đâu sau chiến tranh, sự kế tục truyền thống về âm hưởng, chủ đề, kết cấu thơ. Đọc sách. Chú ý đến học liệu tham khảo 1, 2, 3. TUẦN 3 Lí thuyết 2 giờ Sự phát triển của thể loại, mối quan hệ giữa truyền thống và thời đại trong thơ Việt Nam 1975-1985 Nắm được những yếu tố xã hội, văn hóa làm cơ sở cho thể loại trường ca phát triển. Truyền thống hiện diện trong thời hiện đại theo cách nào?... Đọc sách. Chú ý đến học liệu bắt buộc 1; học liệu tham khảo 1, 2, 3, 6. Bài 3: Thơ Việt Nam thời kì đổi mới 1986-2000 (Tuần 4 đến tuần 8) TUẦN 4 Lí thuyết 2 giờ Những vấn đề đổi mới thơ Việt Nam 1986-2000 (không khí dân chủ, sự hòa nhập với thế giới, thế hệ mới trong thơ…). Nắm được bản chất của đổi mới văn học và đổi mới thơ (hạt nhân của đổi mới là tinh thần dân chủ, sự giải phóng cá tính). Đọc sách. Chú ý học liệu bắt buộc 1 và học liệu tham khảo 1, 2, 3 và 6. TUẦN 5 Lí thuyết 2 giờ Thơ trẻ: các khuynh hướng tìm tòi (truyền thống và cách tân, ưu điểm và nhược điểm, triển vọng của thơ trẻ…) Nắm được sự kế tục các thế hệ trong sáng tác văn học nói chung và thơ nói riêng. Những thách thức đối với thơ trẻ- sự phát triển không bền vững Đọc sách. Chú ý học liệu bắt buộc 1 và học liệu tham khảo 1, 2, 3 và 7. TUẦN 6 Thảo luận 2 giờ - Cảm hứng đời tư- thế sự trong thơ 1975-2000. - Những tìm tòi có tính chất thể nghiệm. - Thơ trẻ có gì mới? Sử dụng tốt các kiến thức đã học để phân tích một số vấn đề văn học cụ thể (lĩnh vực thơ) Đọc sách. Chú ý học liệu bắt buộc 1 và học liệu tham khảo 1, 2, 3 và 6, 7. TUẦN 7 Bài tập 2 giờ Các câu hỏi từ câu 1 đến câu 6. Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết một một một vấn đề cụ thể (thể hiện kĩ năng học của sinh viên ) Đọc sách. Sử dụng học liệu bắt buộc 1 và học liệu tham khảo 1, 2 và 6, 7. Bài 4. Văn xuôi Việt Nam 1975-2000 (Tuần 8 đến tuần 10) TUẦN 8 Lí thuyết 2 giờ Diện mạo văn xuôi Việt Nam 1975-2000. Nắm được toàn cảnh văn xuôi Việt Nam 1975-2000 (hai giai đoạn phát triển, các khuynh hướng phát triển, các hiện tượng độc đáo) Đọc sách, sử dụng học liệu bắt buộc 1 và học liệu tham khảo 6, 7. TUẦN 9 Lí thuyết 2 giờ Các khuynh hướng văn xuôi Việt Nam 1975-2000. Nắm được các khuynh hướng chính của văn xuôi đương đại (sử thi, đời tư, thế sự…). Đọc sách. Sử dụng học liệu bắt buộc 1; học liệu tham khảo 6, 7. TUẦN 10 Lí thuyết 2 giờ Sự phát triển của các thể loại văn xuôi (1975-2000). Nắm đươợc quy luật phát triển của các thể loại văn xuôi (sự biến thể thể loại, sự xâm nhập các thể loại tạo nên tạo nên sự đa dạng của văn học). Đọc sách. Sử dụng học liệu bắt buộc 1; học liệu tham khảo 6, 7. Bài 5. Một số tác giả văn xuôi tiêu biểu (Tuần 11 đến tuần 15) TUẦN 11 Tự học 2 giờ TUẦN 12 Lí thuyết 2 giờ Một số tác giả văn xuôi tiêu biểu (6 tác giả: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Nguyễn Khải, Ma văn Kháng, Lê Lựu). Nắm được đóng góp của mỗi nhà văn thể hiện qua phong cách nghệ thuật, cách tân thể loại, đổi mới văn học… Đọc sách. Sử dụng học liệu bắt buộc 1; học liệu tham khảo 6, 7. TUẦN 13 Lí thuyết 2 giờ (Tiếp tuần 12) TUẦN 14 Thảo luận 1 giờ Bài tập 1 giờ Từ câu 1 đến câu 6 (Phần bài tập) Vận dụng lý thuyết và thực tiễn để giải quyết một vấn đề văn học Đọc sách. Sử dụng các học liệu bắt buộc và tham khảo. TUẦN 15 Bài tập 2 giờ (Tiếp theo tuần 14) Từ câu 1 đến câu 6 (Phần bài tập) Như tuần 14 Như tuần 14 Chính sách đối với môn học Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học). Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học. Các sinh viên có tinh thần và thái độ học tập tốt có thể được xem xét để nâng điểm môn học nếu tổng điểm trung bình trong khoảng 4,5 < x < 5,0 hoặc cộng thêm 0,5 điểm cho bài thi giữa kỳ hoặc cuối kỳ. Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng. Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học Nội dung kiểm tra, đánh giá Hình thức kiểm tra, đánh giá Phần trăm điểm 9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…) - Điểm danh - Kiểm tra chuẩn bị bài - Quan sát trên lớp 10% (1 điểm) 2. Bài tập và seminnar - Bài tập tại lớp và bài tập về nhà - Thuyết trình, thảo luận 10% (1 điểm) 9.2. Kiểm tra đánh giá định kì: 2. Kiểm tra giữa môn Bài viết 120 phút tại lớp 20% (2điểm) 3. Thi hết môn Có thể áp dụng 1 trong 3 hình thức: thi vấn đáp, thi viết, tiểu luận cuối kì. 60% (6 điểm) Kết quả môn học 100% (10 điểm) Câu hỏi và bài tập Câu hỏi 1. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam sau 1975? 2. Văn học Việt Nam đổi mới từ sau 1986 diễn ra theo quy luật? 3. Nét khu biệt của thơ Việt Nam 1975-1985 và 1986-2000? 4. Vì sao thể loại trường ca phát triển trong giai đoạn 1975- 1985? 5. Vì sao cảm hứng đời tư - thế sự là nét trội trong thơ giai đoạn 1986-2000? 6. Vì sao có nhận xét về “sự phát triển không bền vững” của thơ trẻ trong văn học Việt Nam sau 1975? 7. Khuynh hướng nhận thức lại thực tại trong văn xuôi thể hiện rõ nhất ở những tác giả-tác phẩm nào? 8. Khuynh hướng sử thi vì sao vẫn có cơ sở tồn tại, phát triển trong văn xuôi sau 1975? 9. Vì sao thể kí phát triển chưa đồng đều với truyện ngắn và tiểu thuyết trong văn học Việt Nam sau 1975? 10. Vì sao Nguyễn Minh Châu được gọi là người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975? 11. Phong cách triết luận của Nguyễn Khải? 12. Vì sao có ý kiến cho rằng “truyện ngắn lên ngôi” trong văn học Việt Nam sau 1975? Bài tập 1. Nét đặc sắc của tiểu thuyết về chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1975 (qua các tác phẩm Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, Bến không chồng của Dương Hướng và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai). 2. So sánh trường ca của Hữu Thỉnh (Đường tới thành phố) và Thanh Thảo (Những người đi tới biển) từ đó rút ra những đặc điểm thể loại trường ca hiện đại. 3. Thời xa vắng của Lê Lựu và khuynh hướng nhận thức lại thực tại trong văn học Việt Nam sau 1975. 4. Từ Bức tranh tới Phiên chợ Giát và quá trình đổi mới sáng tạo văn chương của Nguyễn Minh Châu. 5. Tìm ra “tài” và “tật” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp để thấy rõ bản chất của một hiện tượng văn học độc đáo trong văn học Việt Nam sau 1975. 6. Thơ trẻ và sự phát triển thiếu bền vững của thơ hiện đại ( qua trường hợp Vi Thùy Linh và Phan Huyền Thư). Hà Nội, ngày tháng năm XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG (KHOA) CHỦ NHIỆM BỘ MÔN GS.TS. Lê Văn Lân GIẢNG VIÊN GVC. Bùi Việt Thắng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclit3011_vhvn_sau_75.doc
Tài liệu liên quan