Đề cương môn học văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - Nửa đầu thế kỷ XIX

1. Viết bài luận về các phương pháp nghiên cứu văn học đã được áp dụng, thử vận dụng một phương pháp mà bản thân thấy hứng thú để đọc một tác phẩm văn học hay một trích đoạn của giai đoạn này.

2. Chủ nghĩa nhân đạo và nội dung chủ nghĩa nhân đạo thể hiện trong văn học giai đoạn này.

3. Đặc trưng của văn xuôi chữ Hán giai đoạn văn học này.

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề cương môn học văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - Nửa đầu thế kỷ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC BỘ MÔN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX (Vietnamese Literature, from the 18th century to the first half of the 19th century) Chương trình đào tạo: Cử nhân Văn học Người biên soạn PGS.TS. Trần Nho Thìn HÀ NỘI – 2007 Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Khoa Văn học ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX (Vietnamese Literature, from the 18th century to the first half of the 19th century) Thông tin về giảng viên: Họ và tên: Trần Nho Thìn Chức danh: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thời gian làm việc: Địa điểm làm việc: Khoa Văn học, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0903475688; 04.7532580 (NR) Email: thintnkv@yahoo.com; thintnkv236@gmail.com Các hướng nghiên cứu chính: Thông tin chung về môn học Tên môn học: Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX Mã môn học: Số tín chỉ: 2 Loại môn học: Bắt buộc Môn học tiên quyết: Văn học Việt Nam các giai đoạn trước Môn học kế tiếp: Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX Yêu cầu đối với môn học: Các thiết bị nghe nhìn Giờ tín chỉ đối với các hoạt động: Nghe giảng lí thuyết : 20 Làm bài tập trên lớp : 04 Thảo luận : 04 Thực hành : 0 Tự học xác định : 02 Khoa phụ trách môn học: Khoa Văn học – Từ P.308 đến P.314, tầng 3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại văn phòng Khoa: 04.8581165 Mục tiêu của môn học Kiến thức: Sau khi học, sinh viên sẽ: Nắm được kiến thức chuyên sâu, cơ bản về văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, so sánh với các giai đoạn văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVII để thấy những biến đổi quan trọng của giai đoạn văn học này trên các phương diện quan niệm con người, quan niệm xã hội, quan niệm văn học, hệ thống thể loại và ngôn ngữ văn học. Nắm được những đặc điểm và đóng góp chính của các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn văn học này như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Hoa Tiên, Truyện Sơ kính tân trang, thơ Hồ Xuân Hương, Hoàng Lê nhất thống chí, Nguyễn Du với Truyện Kiều và thơ chữ Hán và Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát... Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về chủ nghĩa nhân đạo, nêu những nét đổi mới về thi pháp của văn học giai đoạn này, khái quát những kinh nghiệm thành công về nghệ thuật, nêu vấn đề ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đối với giai đoạn văn học này. Kĩ năng: Nắm vững lịch sử nghiên cứu văn học giai đoạn này. Vận dụng được những tri thức cơ bản về văn học giai đoạn thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Nhớ và thuộc (nếu là thơ) một số tác phẩm hay trích đoạn tiêu biểu. Có thể viết hoặc giảng dạy về văn học giai đoạn này cho đối tượng học sinh trung học phổ thông. Thái độ: Trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn chương tốt đẹp của văn học giai đoạn này. Tóm tắt nội dung môn học Khái quát về văn học giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, những vấn đề đặc trưng của thi pháp văn học giai đoạn này; xác định vị trí của nó trong tiến trình vận động của văn học trung đại; trình bày lịch sử nghiên cứu; giới thiệu các tác giả tác phẩm tiêu biểu; một số vấn đề đang đặt ra cần tiếp tục giải quyết. Nội dung chi tiết môn học Nội dung cốt lõi Nội dung 1: Khái quát về văn học thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX: nhân vật văn học, hình tượng người phụ nữ ; hình ảnh xã hội; hệ thống thể loại; quan niệm văn học; ngôn ngữ văn học; so sánh với các giai đoạn văn học khác nhằm làm rõ sự thay đổi. Nội dung 2: Lý giải cơ sở chính trị- xã hội (nhân tố nội sinh) và ảnh hưởng của văn học Trung Quốc (nhân tố ngoại sinh) dẫn đến những thay đổi quan trọng trên. Nội dung 3: Những vấn đề của chủ nghĩa nhân đạo, thảo luận về chủ nghĩa hiện thực của văn học giai đoạn này. Nội dung 4: Giới thiệu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại quan trọng: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Hoa Tiên, Truyện Sơ kính tân trang, thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Hoàng Lê nhất thống chí, Nguyễn Du với Truyện Kiều và thơ chữ Hán và Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát. Nội dung 5: Tổng kết: khái quát vị trí của giai đoạn trong tiến trình văn học dân tộc, những vấn đề đang tiếp tục đặt ra cho giới nghiên cứu. Nội dung liên quan gần (nên biết) Người học phải có những kiến thức chung về văn học trung đại ở các giai đoạn văn học trước và sau giai đoạn này. Nội dung liên quan xa (có thể biết) Người học đọc thêm về triết học, mỹ học, tôn giáo đạo đức, văn hóa phương Đông nhằm bổ trợ cho việc đọc hiểu tác phẩm văn học giai đoạn này. Học liệu Học liệu bắt buộc Nguyễn Lộc: Văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XVIII - thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, tái bản nhiều lần từ 1978 đến 2006. Trần Đình Hượu (1998): Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại , Nxb Giáo dục. Trần Ngọc Vương (1995, 1999): Loại hình học tác giả văn học – Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam. Nxb Giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Trần Ngọc Vương (1997, 1998, 1999) Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung. Nxb Giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Trần Nho Thìn (2003) Văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn văn hoá, Nxb Giáo dục. Trần Ngọc Vương (chủ biên 2007) Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục. Tác phẩm của các tác giả trong giai đoạn văn học này. Học liệu tham khảo Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm . Nxb Giáo dục, 2001 Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm. Nxb Giáo dục, 1998 Nguyễn Công Trứ về tác gia và tác phẩm. Nxb Giáo dục, 2003. Cao Bá Quát về tác gia và tác phẩm. Nxb Giáo dục, 2006. Những công trình nghiên cứu văn học và lịch sử, lịch sử tư tưởng giai đoạn này của nhiều tác giả trong và ngoài nước khác. Hình thức tổ chức dạy học Lịch trình chung Nội dung Hình thức tổ chức dạy học môn học Tổng Lên lớp Thực hành Tự học Lí thuyết Bài tập Thảo luận Nội dung 1 4 0 0 0 0 4 Nội dung 2 2 0 0 0 0 2 Nội dung 3 2 2 0 0 0 4 Nội dung 4 10 2 4 0 2 18 Nội dung 5 2 0 0 0 0 2 Tổng 20 4 4 0 2 30 Lịch trình tổ chức dạy cụ thể Hình thức Thời gian, địa điểm Nội dung chính Mục tiêu cần đạt được Sinh viên chuẩn bị Nội dung 1 (Tuần 1, 2) TUẦN 1 Lí thuyết 2 giờ I. Khái quát về văn học thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX Sinh viên nắm được kiểu nhân vật mới, tiêu biểu là hình tượng phụ nữ. Đọc các tài liệu nghiên cứu về văn học giai đoạn này TUẦN 2 Lí thuyết 2 giờ Khái quát về văn học thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX (tiếp): hình ảnh xã hội; hệ thống thể loại; quan niệm văn học; ngôn ngữ Sinh viên nắm được cái mới trong miêu tả xã hội. Sự tương ứng giữa nội dung và hệ thống thể loại, cái mới của quan niệm văn học, ngôn ngữ. Tiếp tục đọc những tài liệu như phần trên và các tài liệu nghiên cứu có chỉ định. Nội dung 2 (Tuần 3) TUẦN 3 Lí thuyết 2 giờ II. Lý giải cơ sở chính trị- xã hội (nhân tố nội sinh) và ảnh hưởng của văn học Trung Quốc (nhân tố ngoại sinh) dẫn đến những thay đổi quan trọng trên. Người học nắm được các nhân tố lịch sử xã hội và ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đã chi phối sự đổi mới của giai đoạn này Đọc những học liệu chỉ định Nội dung 3 (Tuần 4, 5) TUẦN 4 Lí thuyết 2 giờ III. Những vấn đề của chủ nghĩa nhân đạo, thảo luận về chủ nghĩa hiện thực của văn học giai đoạn này. Sinh viên nắm được các cách trình bày về chủ nghĩa nhân đạo; nắm được những cách quan niệm về chủ nghĩa hiện thực của giai đoạn này Đọc và tóm tắt những tài liệu cần thiết, hình dung và đề xuất vấn đề để thảo luận TUẦN 5 Bài tập 2 giờ Sinh viên nắm các vấn đề đã được nêu và các phương pháp nghiên cứu đã áp dụng Đọc các tài liệu chỉ định liên quan lịch sử vấn đề Nội dung 4 (Từ tuần 6 đến tuần 14) TUẦN 6 Lí thuyết 2 giờ IV. Giới thiệu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại quan trọng: Giới thiệu các khúc ngâm, thơ Hồ Xuân Hương, Hoàng Lê nhất thống chí Nắm được các vấn đề nội dung và đặc trưng thi pháp tác phẩm Đọc các khúc ngâm, Thơ Hồ Xuân Hương, Hoàng Lê nhất thống chí TUẦN 7 Lí thuyết 2 giờ Như tuần 6 (tiếp theo) Như tuần 6. Như tuần 6. TUẦN 8 Thảo luận 1 giờ Sinh viên hoặc giảng viên đề xuất một vấn đề đã học để thảo luận Sinh viên rèn khả năng suy nghĩ độc lập Đọc các học liệu chỉ định Bài tập 1 giờ Sinh viên viết một bài luận ngắn về một vấn đề đã từng gây tranh luận trong lịch sử nghiên cứu giai đoạn này. Lấy điểm giữa kỳ. Rèn luyện cách suy nghĩ độc lập và khả năng tìm kiếm vấn đề nghiên cứu Chuẩn bị nêu vấn đề làm đề tài cho bài luận TUẦN 9 Tự học 2 giờ Sinh viên tự học Đọc, hiểu văn bản các tác phẩm đã chỉ định Chuẩn bị nêu vấn đề thảo luận TUẦN 10 Thảo luận 2 giờ Sinh viên hoặc giảng viên đề xuất một vấn đề đã học để thảo luận Sinh viên rèn khả năng suy nghĩ độc lập Đọc các học liệu chỉ định TUẦN 11 Lí thuyết 2 giờ Tiếp nội dung 4: Giới thiệu các tác giả, tác phẩm: Truyện Hoa Tiên, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát Nắm được đặc trưng nội dung và thi pháp của các tác phẩm Đọc tác phẩm theo chỉ định của giáo viên và những công trình nghiên cứu chính liên quan TUẦN 12 Lí thuyết 2 giờ Như tuần 11 (tiếp) Như tuần 11 Như tuần 11 TUẦN 13 Thảo luận 1 giờ Sinh viên hoặc giảng viên nêu vấn đề thảo luận Rèn luyện khả năng độc lập tìm, giải quyết vấn đề Đọc tài liệu và tác phẩm Bài tập 1 giờ Viết bài luận về một vấn đề mới được nêu lên Rèn khả năng tư duy độc lập Đọc tài liệu chỉ định TUẦN 14 Lí thuyết 2 giờ Tiếp nội dung 4: Giới thiệu sáng tác của Nguyễn Du. Truyện Kiều Sinh viên nắm được đặc trưng sáng tác của Nguyễn Du về nội dung và thi pháp Đọc các tài liệu nghiên cứu chỉ định Nội dung 5 (Tuần 15) TUẦN 15 Lí thuyết 2 giờ V. Tổng kết: khái quát vị trí của giai đoạn trong tiến trình văn học dân tộc, những vấn đề đang tiếp tục đặt ra cho giới nghiên cứu. Sinh viên hiểu được vị trí của giai đoạn, nắm được những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Tiếp tục đọc những tài liệu đã cho. Chuẩn bị cho thi hết môn. Chính sách đối với môn học Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học). Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học. Các sinh viên có tinh thần và thái độ học tập tốt có thể được xem xét để nâng điểm môn học nếu tổng điểm trung bình trong khoảng 4,5 < x < 5,0 hoặc cộng thêm 0,5 điểm cho bài thi giữa kỳ hoặc cuối kỳ. Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng. Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học Nội dung kiểm tra, đánh giá Hình thức kiểm tra, đánh giá Phần trăm điểm 9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…) - Điểm danh - Kiểm tra chuẩn bị bài - Quan sát trên lớp 10% (1 điểm) 2. Bài tập và seminnar - Bài tập tại lớp và bài tập về nhà - Thuyết trình, thảo luận 10% (1 điểm) 9.2. Kiểm tra đánh giá định kì: 2. Kiểm tra giữa môn Bài viết 50 phút tại lớp dưới hình thức như thi cuối môn học 20% (2điểm) 3. Thi hết môn Có thể áp dụng một trong 3 hình thức: thi vấn đáp, thi viết hay viết tiểu luận 60% (6 điểm) Kết quả môn học 100% (10 điểm) Câu hỏi và bài tập Câu hỏi Những thay đổi của quan niệm về con người trong văn học thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX xét theo hai phạm trù thân và tâm. Quan niệm về xã hội thể hiện trong sáng tác văn học giai đoạn thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Trình bày hệ thống thể loại của văn học giai đoạn thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX Quan niệm văn học trong giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX Hình tượng người phụ nữ trong các khúc ngâm tiêu biểu Đặc điểm của hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương. Nội dung và đặc trưng thể loại của Hoàng Lê nhất thống chí Truyện Nôm bác học và loại hình nhân vật tài tử giai nhân trong văn học thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Thơ chữ Hán Nguyễn Du: thế giới nhân vật và cảm xúc Thế giới nghệ thuật của Truyện Kiều Những đặc điểm của chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du Con người Nguyễn Công Trứ qua thơ văn. Con người Cao Bá Quát qua thơ văn Đặc điểm của thể thơ hát nói. Bài tập Viết bài luận về các phương pháp nghiên cứu văn học đã được áp dụng, thử vận dụng một phương pháp mà bản thân thấy hứng thú để đọc một tác phẩm văn học hay một trích đoạn của giai đoạn này. Chủ nghĩa nhân đạo và nội dung chủ nghĩa nhân đạo thể hiện trong văn học giai đoạn này. Đặc trưng của văn xuôi chữ Hán giai đoạn văn học này. Hà Nội, ngày tháng năm XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG (KHOA) CHỦ NHIỆM BỘ MÔN PGS.TS.Trần Ngọc Vương GIẢNG VIÊN PGS.TS. Trần Nho Thìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclit3006_vhvn_tk_xviii_xix.doc
Tài liệu liên quan