Đề tài Bảo vệ trái đất và phát triển bền vững

Trái Đất, mái nhà của hàng triệu loài sinh vật, là hành tinh duy nhất được biết đến mang theo sự sống trong vũ trụ. Với những hệ sinh thái vô cùng phong phú cùng những dải địa hình đa dạng trải dài suốt các lục địa, Trái Đất là một ngôi nhà vô cùng ấm cúng và lý tưởng cho sự phát triển, sinh sôi và này nở của các loài thực vật và động vật.

Cuộc sống của các loài sinh vật trên Trái Đất là một bản đồng ca của thiên nhiên. Chúng phụ thuộc, liên quan và gắn bó chặt chẽ với nhau. Tất cả tạo nên một vòng tròn tuần hoàn của sự sống.

Tuy nhiên, con người ngày nay, với sự phát triển không ngừng nghỉ, đang có những tác động tiêu cực lên bề mặt Trái Đất. Chúng ta đang hủy hoại môi trường, phá hoại cân bằng sinh thái, cướp đi ngôi nhà của bao sinh vật sống khác bằng những hoạt động sản xuất ích kỉ phục vụ cho mục đích của riêng mình.

 

doc40 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Bảo vệ trái đất và phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời mở đầu……………………………………………………………...trang Chương I : Bảo vệ trái đất………………………………………….trang ChươngII : Phát triển bền vững……………………………………..trang Chương III :Kết luận và đề xuất của nhóm………………………….trang LỜI MỞ ĐẦU Trái Đất, mái nhà của hàng triệu loài sinh vật, là hành tinh duy nhất được biết đến mang theo sự sống trong vũ trụ. Với những hệ sinh thái vô cùng phong phú cùng những dải địa hình đa dạng trải dài suốt các lục địa, Trái Đất là một ngôi nhà vô cùng ấm cúng và lý tưởng cho sự phát triển, sinh sôi và này nở của các loài thực vật và động vật. Cuộc sống của các loài sinh vật trên Trái Đất là một bản đồng ca của thiên nhiên. Chúng phụ thuộc, liên quan và gắn bó chặt chẽ với nhau. Tất cả tạo nên một vòng tròn tuần hoàn của sự sống. Tuy nhiên, con người ngày nay, với sự phát triển không ngừng nghỉ, đang có những tác động tiêu cực lên bề mặt Trái Đất. Chúng ta đang hủy hoại môi trường, phá hoại cân bằng sinh thái, cướp đi ngôi nhà của bao sinh vật sống khác bằng những hoạt động sản xuất ích kỉ phục vụ cho mục đích của riêng mình. CHƯƠNG I: BẢO VỆ TRÁI ĐẤT I.VAI TRÒ CỦA TRÁI ĐẤT : 1.Trái đất là không gian sống Mỗi người đều yêu cầu về số lượng không gian cần thiết cho các hoạt động sống như ăn ở , ngủ nghỉ & vui chơi học tập …mỗi người cần 4m3 không khí sạch để thở , 2.5 lít nước để uống , một lượng thực phẩm & lương thực tương đương với 2.000-2.500cal . Nói cách khác , môi trường là không gian sống của co n người. Diện tích không gian sống bình quân trên Trái Đất của con người đang giảm dần. Năm -106 -105 -104 0 (CN) 1650 1840 1930 1987 2010 Dân số (triệu người) 0.125 1.0 5.0 200 545 1.000 2.000 5.000 7.000 Diện tích (ha/người) 120,000 15.000 3.000 75 27.5 15 7.5 3.0 1.88 Suy giảm diện tích đất bình quân đầu người trên thế giới (ha/người) Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Trình độ phát triển của loài người càng nâng cao thì nhu cầu về không gian sản xuất càng giảm. Việc khai thác quá mức không gian sống và tài nguyên thiên nhiên làm cho chất lượng không gian sống trên Trái Đất không phục hồi được. Có thể phân loại chức năng không gian sống của con người thành các dạng cụ thể sau: Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng và nền móng cho đô thị, khu công nghiệp, kiến trúc hạ tầng và nông thôn. Chức năng vận tải:cung cấp mặt bằng và không gian để xây dựng công trình giao thông thủy, bộ, hàng không. Chức năng cung cấp mặt bằng cho sự phân hủy chất thải,không gian xây dựng nhà máy ,xí nghiệp ,các yếu tố cần thiết khác cho hoạt động canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy-hải sản. Chức năng giải trí của con người: cung cấp mặt bằng và không gian cho hoạt động giải trí ngoài trời của con người Chức năng cung cấp mặt bằng và các yếu tố cần thiết khác cho hoạt động canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy-hải sản. 2.Trái đất là nguồn cung cấp tài nguyên: Tất cả những hoạt động của con người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên Trái Đất và không gian bao quanh Trái Đất. Để phục vụ cho hoạt động sản xuất và cuộc sống của mình, con người đã khai thác nguồn nguyên liệu và năng lượng cần thiết từ môi trường sống. Các nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin bị con người khai thác và sử dụng mà sau đó được tuần hoàn quay lại dạng ban đầu được gôi là tài nguyên tái tạo. Còn nếu như bị mất mát, biến đổi hay suy thoái và không trở lại được dang ban đầu thì gọi là tài nguyên không tái tạo. Với sự tiến bộ của Khoa Học Kĩ thuật, con người đã đẩy mạnh việc khai thác những dạng tài nguyên mới, tạo nhiều sàn phẩm mới tác động mạnh mẽ tới môi trường sống. Từ việc khai thác đó, vô tình làm cho tài nguyên không tái tạo bị cạn dần và tài nguyên tái tạo không được phục hồi dẫn tới việc làm cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường. 3.Trái đất là nơi chứa đựng, phân hủy các chất thải: Những phế thải được tạo ra trong quá trình sản xuất và tiêu dùng của con người được đưa trở lại vào môi trường. Nhờ những hoạt động của vi sinh vật và các thành phần môi trường khác, các phế thải được chuyển thành các dạng khác nhau trong chu trình sinh địa hóa phức tạp. Khả năng tiếp nhận và phân hủy chất thải của môi trường (trong điều kiện chất lượng môi trường thu nhận không đổi) được gọi là khà năng đồng hóa chất thải hoặc khả năng nền (buffer capacity) của môi trường Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng nền hoặc thành phần chất thải khó phân hủy và xa lạ với sinh vật, chất thải sẽ bị tích lũy trong môi trường làm cho chất lượng môi trường bị suy giảm gây nên ô nhiễm môi trường 4.Trái đất là nơi cung cấp thông tin: Môi trường Trái Đất là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người: Lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất, sinh vật cùng với lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người làm cho con người hiểu được quá khứ của mình và dự báo tương lai. Cung cấp chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trân Trái Đất như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến và hiện tượng thiên nhiên như bão, động đất… Thực tế không chỉ các loài sinh vật có khả năng phản ứng với các tai biến mà một số người cũng có được khả năng đó và trở thành những nhà tiên tri, dự báo môi trường. Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng nguồn gen của các loài động- thực vật, hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các cảnh quan có giá trị thẩm mĩ, tôn giáo và văn hóa. Các nguồn gen, giá trị tự nhiên và nhân tạo của Trái Đất trong tương lai sẽ là nguồn tạo giống cây trồng, thuốc chữa bệnh cũng như các giá trị sử dụng đa dạng khác. II.TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TỚI TRÁI ĐẤT 1.Tác Động Đến Lớp Phủ Thực Vật Lớp phủ thực vật đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người vì nó cung cấp nguồn thức ăn cơ bản, nguồn vật liệu xây dựng …Một trong những tác động đầu tiên của con người đến thảm thực vật là cháy rừng. Cháy rừng gây ra hậu quả hết sức nặng nề như giảm độ che phủ thực vật, đe dọa các loài động vật hoang dã & tài sản, tính mạng con người. Nó còn gây những tác hại thứ cấp, dây chuyền như xói mòn đất. lũ lụt, giảm chức năng điều hòa khí hậu. Phá rừng lấy đất làm nông nghiệp, khai thác gỗ, lấy nơi khai thác khoáng sản hoặc xây dưng hồ thủy điện, đường cao tốc, lấy chất đốt phục vụ sinh hoạt … làm diện tích đất rùng bị thu hẹp đáng kể. Cuối TK XX, rừng mưa nhiệt đới & rừng xích đạo ở nhiều nước cũng bị suy giảm với tốc độ báo động. VD: Ở Mỹ (1620) , nhiều vùng rộng lớn phía Đông còn là vùng tự nhiên hoang sơ, nhưng chỉ sau ba thế kỉ, lớp phủ rùng tự nhiên chỉ còn lại như dấu tích . Một lớp phủ thực vật có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều quốc gia, đó là rừng ngập mặn & vùng đất ngập nước với vai trò đặc biệt là thu giữ & quay vòng chất dinh dưỡng do năng suất sinh học cao. Việc đắp đầm nuôi tôm, đắp đập ngăn mặn để tăng vụ đã dẫn tới mất lớp thực vật ở vùng nhạy cảm này. Việc lắng đọng acid, gây thiệt hại lớn cho thảm thực vật rừng mà điển hình là những cánh rừng chết ở Tây Đức . 2.Tác Động Của Con Người Đến Tài Nguyên Đất Việc mở rộng các vùng đất được tới trong vòng hai mươi năm qua đã làm 25% diện tích đất được tưới bị ảnh hưởng bởi sự mặn hóa mà đặc biệt ở các nước Iraq, Iran, Pakistan, Ai Cập … và việc phá rừng lấy đất làm nông nghiệp cũng có thế làm tăng quá trình mặn hóa. Xói mòn do mưa & gió dẫn đến thoái hóa đất nhanh chóng mà hậu quả của nó là nhiều nơi xuất hiện nhiều vùng đất trống đồi trọc … 3.Tác Động Của Con Người Lên Biển & Đại Dương Đại dương là cái nôi của sự sống từ xa xưa, là nơi có tính đa dạng loài rất lớn. Hệ thống khí quyển-đại dương có vai trò to lớn trong việc điều hòa khí hậu trái đất. Đã có rất nhiều người quan niệm rằng của cải trong lòng đại dương là vô tận & là tài sản chung, có thể khai thác tùy tiện. Với các phương tiện đánh bắt hiện đại, sản lượng thủy sản do con người đánh bắt ngày càng gia tăng. Do xói mòn với cường độ mạnh nên độ đục của các dòng sông tăng lên, vật chất lơ lửng dần dần tích lủy ở các vùng biển làm hạn chế sự phát triển của san hô, ví dụ như vùng san hô nổi tiếng Jamica không chịu được phù sa của các sông mang tải ra & dẫn đến suy thoái. Ngoài ra, ô nhiễm biển đang có chiều hướng gia tăng mà một trong những chất ô nhiễm biển quan trọng là đầu. Vd:Theo thống kê của Petter H.Raven; Linda R.Berg; George B.Jonhson, 1993, hàng năm có trên 3 triệu tấn dầu rò rỉ ra đại dương, phần lớn do các tai nạn tàu chở dầu & thùng chứa dầu. Tháng 3/1989, tàu dầu Exxon Valder làm tràn 45 triệu lít dầu ở gần Alaska. Dầu nhanh chóng trôi dạt vào bờ làm ô nhiễm nhiều bờ biển và vịnh,hàng ngàn chim và cá đã bị chết. III.THỰC TRẠNG TRÁI ĐẤT NGÀY NAY Nhân loại đang phải đối mặt với 8 vấn đề môi trường toàn cầu của thế kỉ 21: Dân số tăng ; Nhiệt độ toàn cầu ấm lên ; Suy giảm nguồn nước ngọt ; Giảm diện tích đất nông nghiệp ; Ngư trường suy kiệt ; Diện tích rừng thu hẹp ; Sự tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật ; Ô nhiễm môi trường . 1.Trái đất nóng lên Cho đến lúc này, việc trái đất nóng lên đã được khẳng định nguyên nhân xuất phát từ phía con người. Mặc dù, những tác động của việc trái đất nóng lên vẫn đang ở mức kiểm soát được, nhưng đây thực sẽ sẽ trở thành một thảm họa với những thiệt hại khôn lường. Trái Đất nóng lên Từ nhiều năm nay, thảm họa này ẩn mình, con người không cảm nhận được sự tồn tại của nó. Nhưng giờ đây, nó đã thực sự lộ diện, và chúng ta nhìn thấy những dấu hiệu rõ ràng: các ngọn núi băng, sông băng, đảo băng trên khắp thế giới đang tan chảy. Tình trạng khô hạn đang thiêu đốt miền Tây nam nước Mỹ, Australia, châu Phi, lũ lụt hoành hành ở Bangladesh, và vùng Trung Mỹ thì hứng chịu những trận bão dữ dội. Không phải tất cả những sự kiện này đều có mối liên hệ chặt chẽ với việc trái đất đang nóng dần lên. Nhưng những hiện tượng ấy sẽ diễn ra thường xuyên hơn, mức độ tác động mở rộng hơn khi trái đất nóng lên. Cuộc sống của hàng trăm triệu người trên quả đất này sẽ bị đe dọa. 2.Hiệu ứng nhà kính: Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên. Hiệu ứng nhà kính Nguồn gốc của các khí thành phần trên: - dioxit cacbon thải ra từ sự phân hủy các nhiên liệu hóa thạch, củi ,quá trình hô hấp và quá trình phân hủy. oxit nitơ từ nguồn vận tải và hoạt động công nghiệp. metan từ hydrocacbon khí trong tự nhiên, đông sản phẩm của quá trình phân hủy trong đầm lầy, đất ướt, vi sinh trong quá trình tiêu hóa. Chlorofluorocarbons CFCs và các chất thay thế khác như HCFCs và HFCs được sử dụng nhiều trong các tác nhân làm lạnh,dung môi Hiệu ứng nhà kính đã để lại hậu quả nghiêm trọng đến môi trường và đe dọa đến sự sống còn của trái đất. Một số loài động vật đã di cư lên đồi núi để sống. Một số loài chim có thể bị tuyệt chủng . Thực vật bùng nổ ở Bắc Cực . 125 hồ ở Bắc Cực đã biến mất trong vài thập kỷ qua. Khi các hồ biến mất, các hệ sinh thái phụ thuộc vào chúng cũng biến mất theo. Nhiều công trình biến dạng : Những tác động của hiện tượng tan chảy lớp băng vĩnh cửu dưới lòng đất có thể gây lở đá và sạt đất ở trên đồi, núi. Tạo ra nhiều vết nứt và làm biến dạng nhiều công trình cơ sở hạ tầng như đường sắt, đường cao tốc và nhà cửa. Nhịp sinh học của động vật thay đổi : Chỉ những loài điều chỉnh được nhịp sinh học để bắt nhịp với chu kỳ sinh sản của cây cối mới có cơ hội duy trì nòi giống và truyền thông tin di truyền cho thế hệ sau. Những tác động trực tiếp của hiệu ứng nhà kính có thể phá hủy chúng với tốc độ nhanh khủng khiếp. Gần đây, Quỹ Di sản thế giới đã xếp 100 khu di sản văn hóa của nhân loại đang bị tàn phá bởi hiệu ứng nhà kính. Cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn: Sự tăng lên của nhiệt độ và tình trạng tan sớm của tuyết là nguyên nhân chính khiến lửa dễ xuất hiện và lan ra các khu rừng. Nếu đà gia tăng mạnh của khí CO2 như hiện nay không được kịp thời ngăn chặn thì đến cuối thế kỷ 21 này nhiệt độ của trái đất sẽ tăng thêm từ 1,1 đến 6,4độ C. Lớp tuyết vĩnh cửu trên các đỉnh núi sẽ biến mất chỉ trong vòng 50 hay 150 năm tới. Nhiệt độ tăng có thể sẽ đẩy hơn 1 triệu loài động, thực vật đang cư trú trên trái đất tới bờ vực tuyệt chủng. Các đại dương ngày càng hấp thụ ít khí CO2 . Trái Đất có thể quay trở lại thời kỳ kỷ Jura cách đây 150 triệu năm. Đây là thời kỳ mà nhiệt độ Trái Đất cùng mực nước biển đều tăng cao và huỷ diệt mọi loài sinh vật. 3.Hiện tượng el_nino va la_nina: Hiện tượng El Nino bắt nguồn từ sự thay đổi nhiệt độ nước biển ở Nam Thái Bình Dương dọc theo đường xích đạo từ Indonesia đến Peru (Nam Mỹ). Bình thường thì gió mùa thổi từ Đông sang Tây với hệ quả là nhiệt độ nước biển gần Indonesia thường cao hơn ở bờ biển Nam Mỹ và giữa Thái Bình Dương khoảng 40C. Mực nước biển ở Indonesia cũng cao hơn ở Peru khoảng 0.5 mét. Như ta biết, ở vùng nước biển nóng ấm gần Indonesia, nước bốc hơi lên tầng khí quyển và tuần hòa về phía Tây và Đông gây ra mưa bình thường ở Đông Nam Á và bắc Úc. Hiện tượng El Nino xảy ra khi vùng nước biển nóng ấm di chuyển xa khỏi Indonesia về phía Đông đến giữa Nam Thái Bình Dương và gần bờ biển Nam Mỹ. Ảnh minh họa những ảnh hưởng của El Nino ở các khu vực  (Ảnh: cnn.com, TTO) Hiện tượng El Nino lần cuối xảy ra là năm 1997/1998 với cường độ mạnh nhất (còn được gọi là ENSO của thế kỷ 20). Ở Đông Nam Á, nạn hạn hán xảy ra ở nhiều nơi, kể cả Việt Nạm Hệ quả trầm trọng nhất là ở Indonesia, gây ra nạn cháy rừng kéo dài cả tháng. Cũng trong năm 1997, ở thành phố Hồ Chí Minh nhiệt độ đạt kỷ lục cao nhất  đến 40.6° C. Ảnh hưởng khí hậu của hiện tượng El Nino không những ở vùng Đông Nam Á mà còn thay đổi khí tượng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia dọc bờ Tây và Đông của Thái Bình Dương từ Úc, Nam Mỹ, bắc Mỹ đến Nhật Bản, Trung Quốc. Trong khi ở Đông Nam Á và Úc có hạn hán thì ở Nam Mỹ mưa lũ, lụt lội xảy ra trên mức bình thường. Lũ lụt tại Việt Nam có phần tác động của La Nina. (Ảnh: Longan.gov.) 4.Lỗ thủng tầng Ôzôn Phân tử ôzôn bao gồm ba nguyên tử ôxy. Chúng hợp thành một lớp mỏng trên tầng khí quyển hấp thụ những tia cực tím có hại từ hệ mặt trời. Phần lớn ôzôn khí quyển được tìm thấy ở độ cao xấp xỉ 6 đến 18 dặm trên bề mặt trái đất. Những khu vực Ôzôn bị suy giảm nghiêm trọng được gọi là lỗ thủng ôzôn. Cái được gọi là lỗ thủng tầng Ôzôn trong bầu khí quyển Trái đất ở vùng Nam Cực tháng 9 năm 2000, là lỗ thủng lớn nhất đã từng quan sát được. Diện tích lỗ thủng tháng 9 năm 2000 là 11,4 triệu dặm vuông. Lỗ thủng lớn thứ 2 hình thành năm 2003 và bao phủ 11,1 triệu dặm vuông. Những lỗ thủng tầng Ôzôn lớn này che phủ toàn bộ phần Nam Cực và đỉnh phía Nam của Nam Mỹ. Để dễ hình dung, diện tích bao phủ to gấp ba lần diện tích nước Mỹ không kể Alaska, hoặc Châu Úc. Năm 1979. Việc đo lỗ thủng tầng Ôzôn bằng vệ tinh lần đầu tiên được NASA thực hiện vào năm này. Năm 1998. Lỗ thủng lớn che phủ 10,5 triệu dặm vuông vào tháng 9 năm 1998. Đó là kích thước lớn kỷ lục trước năm 2000. Năm 2000. Lỗ thủng tầng Ôzôn khổng lồ đạt tới 11,4 triệu dặm vuông vào tháng 9 năm 2000. Đó là lỗ thủng lớn nhất đã từng đo được. Diện tích xấp xỉ ba lần diện tích nước Mỹ. Sau đó, năm 2003, lỗ thủng tầng Ôzôn che phủ 11,1 triệu dặm vuông là lỗ thủng lớn thứ 2. Năm 2001. Vào tháng 9 năm 2001, lỗ thủng tầng Ôzôn bao phủ khoảng 10 triệu dặm vuông. Lỗ thủng này nhỏ hơn năm 2000, nhưng vẫn lớn hơn tổng diện tích của Nước Mỹ, Canada và Mexico. Năm 2002. Lỗ thủng tầng Ôzôn thu hẹp lại và tháng 9 năm 2002 là lỗ thủng nhỏ nhất từ năm 1998. Lỗ thủng ở Nam Cực năm 2002 không những nhỏ hơn năm 2000 và 2001, mà còn tách ra thành 2 lỗ riêng biệt. Kích thước nhỏ có thể do điều kiện nóng ấm không bình thường và sự phân tách có thể do các khu vực thời tiết của tầng bình lưu khác thường. Năm 2003. Lỗ thủng tầng Ôzôn che phủ 11,1 triệu dặm vuông, và là lỗ thủng kỷ lục đứng thứ hai. Năm 2000 là năm lỗ thủng lớn nhất. Lỗ thủng lớn do gió lặng và thời tiết rất lạnh. Năm 2004. Tháng 9 năm 2004, lỗ thủng là 9,4 triệu dặm vuông. Lỗ thủng này nhỏ hơn năm 2003, có thể do thời tiết Cực Nam tương đối ấm. Năm 2005. Lỗ thủng ở tầng Ôzôn phía trên Cực Nam xuất hiện lớn hơn năm ngoái nhưng vẫn nhỏ hơn năm 2003. Lỗ thủng năm 2005 che phủ khoảng 10 triệu dặm vuông. Theo số liệu về thời tiết của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho thấy mùa đông 2005 ấm hơn năm 2003, nhưng lạnh hơn năm 2004. Kích thước lỗ thủng năm 2005 gần mức trung bình năm 1995-2004. Lỗ thủng này lớn hơn năm 2004, nhưng nhỏ hơn năm 2003. 5. Băng tan: Khí hậu ấm lên dường như đang làm tan băng trên toàn cầu. Và những thảm họa khôn lường do các núi băng tan chảy đã bắt đầu xảy đến với con người. Thế giới đang phải đối mặt với thảm họa băng tan: loài gấu Bắc cực có thể bị tuyệt chủng, và con người thì đối mặt với nạn đói, dịch bệnh, ’’kiếm sống’’ ngày càng khó khăn, thậm chí phải tìm chỗ ở mới vì hệ quả của sự biến đổi khí hậu... Vùng Bắc cực nóng lên nhanh gấp 2 lần mức nóng trung bình trên toàn cầu. Diện tích của Biển Bắc cực được bao phủ bởi băng trong mỗi mùa hè đang thu nhỏ lại. Tính từ năm 1980, vùng Bắc Âu đã mất khoảng 20-30% lượng băng trên biển. Loài gấu bắc cực cần những hành lang băng biển tốt trong mùa xuân cho sự sinh tồn nhưng trong suốt 2 thập kỷ qua, các điều kiện cho gấu trưởng thành ở khu vực vịnh Hudson, Canada đang suy giảm kéo theo là giảm từ 15 đến 26% trọng lượng cơ thể trung bình của gấu trưởng thành và số lượng con non được sinh ra (từ 1981-1998). Một số kiểu loại khí hậu được tiên đoán có thể làm biến mất toàn bộ các vùng băng trong mùa hè ở khu vực Bắc cực cuối thế kỷ này. Nếu vậy, loài gấu bắc cực chắc chắn không thể sống sót với tính cách đặc trưng của loài. Trong vòng 100 năm qua, mực nước biển trên phạm vi toàn cầu đã tăng từ 1-2mm mỗi năm. Kể từ năm 1992, tỷ lệ này khoảng 3mm/năm. Mực nước biển tăng, cư dân sống ở các đảo thấp và các thành phố ven biển đối mặt với tình trạng ngập lụt. Vào năm 2005, một cộng đồng nhỏ sống ở dãy đảo Thái Bình dương của Vanuate có lẽ là những người đầu tiên phải chuyển chỗ ở vì hệ quả của sự biến đổi khí hậu. 6.Sa mạc hóa: Sa mạc hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô cằn, gây ra bởi sinh hoạt con người và biến đổi khí hậu. Khuynh hướng sa mạc hóa gần đây đã tăng nhanh trên toàn thế giới phần vì áp lực dân số và nhu cầu trồng trọt và chăn nuôi. Ảnh hưởng lớn nhất của nạn sa mạc hóa là nét đa dạng sinh thái bị suy giảm và năng suất đất đai cũng kém đi. Tàu mắc cạn vì biển Aral ở Trung Á cạn nước 7.Những cơn giận dữ của thiên nhiên Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, riêng trong năm 2007 vừa qua, có hơn 16.517 người bị thiệt mạng bởi các thảm họa từ thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, giông bão, nắng nóng, lở tuyết... Sự nóng dần lên của bề mặt trái đất như một chất xúc tác kích hoạt sự biến đổi mạnh mẽ của khối vật chất trong lòng địa cầu. Con người đang ở trong một thế giới luôn vận động, một thế giới đầy những bất ổn của tự nhiên. Thảm họa từ lòng đất Những trận động đất mạnh trên thế giới đã cướp đi nhiều sinh mạng con người trong vài chục năm trở lại đây. Nguy hiểm hơn nữa là càng ngày động đất càng có xu hướng kéo theo sóng thần và các tai họa khác. Bất chấp những cải tiến về công nghệ dự báo động đất và các biện pháp phòng ngừa, động đất vẫn tiếp tục là nỗi ám ảnh của con người. Những trận động đất với số thương vong cao nhất trong những năm gần đây trên thế giới có thể kể đến trận động đất lịch sử xảy ra vào ngày 18/4/1906. Trận động đất dữ dội 7,9 độ richter này đã san phẳng thành phố San Francisco và cướp đi hơn 3.000 sinh mạng. Trong khi đó, gần 100 năm sau, vào ngày 26/12/2004, hàng trăm ngàn người bị chết tại nhiều nước châu Á có chung bờ biển Ấn Độ Dương khi một trận động đất 8,9 độ richter tạo ra một đợt sóng thần cao chưa từng thấy trong nhiều năm trở lại. Cơn ác mộng động đất kèm sóng thần bắt đầu ám ảnh con người. Các hệ thống cảnh báo sóng thần được lắp đặt và nâng cấp trong khu vực, nhưng con người vẫn tiếp tục ở thế bị động trong cuộc chạy đua với động đất và sóng thần. Đây là trận động đất lớn thé hai trong lịch sử, đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 229.000 người. Tiếp đó vào ngày 27/5/2006, gần 5.000 người chết khi một trận động đất mạnh 6,2 độ richter tàn phá thành phố Yogyakarta và các khu vực lân cận trên đảo Java, Indonesia. Gần 2 tháng sau, ngày 17/7/2006, cũng tại Indonesia, một trận động đất 7,7 độ richter dưới biển đã kéo theo sóng thần tấn công 200 km bờ biển phía Nam đảo Java và làm chết hơn 650 người. Những con sóng chết người Thảm họa sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004, được biết đến trong cộng đồng khoa học như là cơn địa chấn Sumatra-Andâmn là một trận động đất xảy ra dưới đáy biển vào ngày 26 tháng 12 năm 2004. Trận động đất kích hoạt một chuỗi các đợt sóng thần chết người lan tỏa khắp Ấn Độ Dương, cướp đi sinh mạng một số lượng lớn cư dân và tàn phá các cộng đồng dân cư sinh sống ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và những nơi khác. Những đợt sóng thần sản sinh từ nó đã tàn phá vùng duyên hải Indonesia, Sri Lanka, Nam Phi, Thái Lan và những quốc gia khác với những con sóng cao đến 30m (100 ft), gây thiệt hại nghiêm trọng và mang chết chóc đến tận bờ biển phía đông châu Phi, nơi xa nhất có ghi nhận tử vong do sóng thần là ở cảng Elizabeth, Nam Phi, 8.000 km (5.000 ml) cách xa tâm chấn. Trong khi đó, trận sóng thần có con sóng cao nhất lên tới 524m (1742 ft), xảy ra vào ngày 10/7/1958 tại vịnh Lituya, Alaska. Từ những ước tính ban đầu, người ta cho rằng hơn 283.100 người chết, nhưng những phân tích mới đây cho thấy con số tử vong chính xác là 186.983, với 42.883 trường hợp mất tích, trong tổng số 229.886 nạn nhân. Cho đến nay, thiên tai này là một trong những thảm họa gây nhiều tử vong nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Hạn hán kéo dài (Hạn hán kéo dài-ảnh Đặng văn Trân) Các nhà khoa học cảnh báo rằng sự nóng lên của trái đất sẽ có thể gây ra hiện tượng hạn hán kéo dài thường xuyên trong những năm tới đây. Những đợt hạn hán lâu ngày có thể kéo theo nạn đói và bệnh tật, thậm chí là hỏa hoạn trên diện rộng. Những đợt hạn nổi tiếng trong lịch sử có thể kể đến là vào năm 1900 tại Ấn Độ, làm thiệt mạng khoảng 3,25 triệu người. Thời kỳ những năm 1921 - 1922  tại Liên bang Xô-viết, một đợt khô hạn kéo dài cũng đã dẫn đến cái chết của hơn 5 triệu người vì nạn đói do mất mùa. Gần đây, vào năm 2006, miền Tây, phía Nam Wales, Victoria và Queensland (Australia) cũng phải gánh chịu thời tiết khô cạn gần 10 năm liền. Đó là lần đầu tiên cư dân ở các vùng đô thị cũng phải chịu cảnh thiếu nước liên tục này. Cũng cùng năm đó, tỉnh Sichuan - Trung Quốc vừa trải qua một trận hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại của nước này với gần 8 triệu người và 7 triệu gia súc lâm vào cảnh khô khát. Cũng có thể kể đến trận hạn hán ở miền đông nam nước Mỹ mới đây. Thường được biết đến là khu vực cây cối xanh tốt bốn mùa, nhưng năm qua, miền đông nam nước Mỹ đặc biệt là tiểu bang George và một số bang lân cận khác đã phải hứng chịu một đợt hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử. Tại thành phố Atlanta, một trong những khu vực có mạng lưới xe điện ngầm phát triển nhanh nhất nước Mỹ, lượng dự trữ nước sinh hoạt chỉ còn đủ để cung cấp cho người dân trong vòng 3 tháng. Bão lốc xoáy nhiệt đới Lốc xoáy thường xảy ra vào mùa đông, mà nhiều nhất là từ cuối đông cho đến giữa hè. Lốc xoáy do hiện tượng thời tiết La Niga gây ra khá nhiều, đó là tình trạng nguội lạnh của Thái Bình Dương vùng nhiệt đới tạo sự thay đổi thời tiết trên thế giới. Hiện tượng này khác với hiện tượng El Nino, một biểu tượng của tình trạng trái đất ấm dần. Trận bão xoáy lớn gây thiệt hại nhất trong lịch sử có tên gọi là Bhola xảy ra vào năm 1970. Trong khi đó, trận bão thảm sát nhất đã xảy ra trên bờ Thái Bình Dương vào năm 1780, tàn phá hoàn toàn vùng Martinique, St. Eustatius và Barbados. Gần đây nhất là trận lốc xoáy tên gọi Katrina duyên hải vùng vịnh ở Mỹ vào năm 2005. Mưa lũ kéo dài Năm 2007 là một năm kinh hoàng đối với khu vực Nam Á. Khu vực này đã phải hứng chịu tình trạng: dư thừa nước - mưa lũ kéo dài. Những trận mưa mùa bất thường như trút nước ở miền bắc Ấn Độ, Nepal, Bhutan, và Bangladesh hồi tháng 7 và 8 năm ngoái đã dẫn tới tình trạng mà Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc UNICEF gọi là "đợt lũ kinh hoàng nhất trong lịch sử" khu vực này. Tính tới giữa tháng 8 đã có khoảng 30 triệu người khắp khu vực bị mất nhà cửa, và hơn 2.000 người thiệt mạng vì lũ. Thiệt hại do mưa lũ gây ra ước tính lên tới ít nhất 120 triệu USD. Tương tự như thế, vào cuối tháng 10 và tháng 11/2007, những trận lũ lụt kinh hoàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_ve_trai_dat_va_phat_trien_ben_vung_2__9902.doc
Tài liệu liên quan