Đề tài Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

 

Xu hướng mở cửa nền kinh tế , cùng với sự hội nhập ngày càng sâu hơn vào các tổ chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới và trong năm 2007 vừa qua Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO ) . Điều đó đã mở ra cho nền kinh tế nước ta nhiều cơ hội lớn và cũng không ít khó khăn . Đặc biệt đối với các mặt hàng là nông sản hay nông sản chế biến.

Chè được coi là sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ yếu của nước ta từ trước tới nay . Do nước ta có điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi cho cây chè phát triển. Tuy vậy, chè xuất khẩu của Việt Nam vấn chủ yếu dưới dạng nguyên liệu và chè có chất lượng chưa cao. Đứng trước thực trạng này, cơ quan các cấp cùng với ngành chè đã có những biện pháp gì để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè, đặc biệt là sang thị trường Trung Quốc, một thị trường được coi là thịt rường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam trong những năm tới.

Từ đó em đã lựa chọn: “ Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” làm đề tài nghiên cứu.

 

doc25 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời mở đầu CHƯƠNG I : Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc Đặc điểm của sản phẩm chè Việt Nam 1.1.1.Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam 1.1.2. Nămg suất , chất lượng chè xuất khẩu của Việt Nam 1.1.3. Thói quen dùng trà thể hiện nét văn hoá của người Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác 1.2. Vị trí, vai trò của sản xuất và xuất khẩu chè Việt Nam 1.2.1. Sản xuất, xuất khẩu chè mang lại lợi ích kinh tế 1.2.2. Lợi ích xã hội mà xuất khẩu chè mang lại. 1.3. Thực trạng ngành chè Việt Nam 1.3.1. Nguyên liệu cho chế biến chè xuất khẩu. 1.3.2. Vấn đề trhương hiệu cho chè Việt Nam trên thị trường thế giới. 1.4. Sự cần thiết phải thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè sang thị trường Trung Quốc. 1.4.1. Một số điểm nổi bật của thị trường chè Trung Quốc. 1.4.2. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu chè Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. 1.5. Hiệp hội chè Việt Nam và vai trò của hiệp hội trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè của Việt Nam. CHƯƠNG II : Thực tiễn hoạt động xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. 2.1. Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam trong những năm gần đây. 2.1.1. Những biến động của thị trường xuất khẩu chè Việt Nam . 2.1.2. Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong những năm gần đây . 2.2. Những biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè sang thị trường Trung Quốc. 2.2.1. Các biện pháp liên quan tới việc tổ chức nguồn hàng. 2.2.2. Các giải pháp liên quan tới thị trường xuất khẩu . 2.3. Các biện pháp chính sách của Nhà Nước nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè sang thị trường Trung Quốc. 2.4. Các định hướng của Hiệp hội chè Việt Nam. Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo. LỜI MỞ ĐẦU Xu hướng mở cửa nền kinh tế , cùng với sự hội nhập ngày càng sâu hơn vào các tổ chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới và trong năm 2007 vừa qua Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO ) . Điều đó đã mở ra cho nền kinh tế nước ta nhiều cơ hội lớn và cũng không ít khó khăn . Đặc biệt đối với các mặt hàng là nông sản hay nông sản chế biến. Chè được coi là sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ yếu của nước ta từ trước tới nay . Do nước ta có điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi cho cây chè phát triển. Tuy vậy, chè xuất khẩu của Việt Nam vấn chủ yếu dưới dạng nguyên liệu và chè có chất lượng chưa cao. Đứng trước thực trạng này, cơ quan các cấp cùng với ngành chè đã có những biện pháp gì để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè, đặc biệt là sang thị trường Trung Quốc, một thị trường được coi là thịt rường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam trong những năm tới. Từ đó em đã lựa chọn: “ Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” làm đề tài nghiên cứu. Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU CHÈ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM CHÈ VIỆT NAM 1.1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ Ở VIỆT NAM. Hiện nay nước ta có 35 tỉnh thành trồng chè tổng diện tích khoảng 125000 ha, nhưng phần nhiều được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong đó các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc chiếm khoảng 74.8% diện tích chè toàn quốc. Theo thống kê cho thấy, chỉ tính riêng các doanh nghiệp chế biến chè, hiện nay nước ta có hơn 650 cơ sở công nghiệp với tổng công suất trên 3100 tấn búp tươi/ngày. Nhưng với sản lượng 546000 tấn chè búp tươi năm 2005 thì mới chỉ đáp ứng được khoảng 88% nhu cầu nguyên liệu chè búp cho các cơ sở chế biến này. Ngoài ra còn có hàng trăm cơ sở chế biến chè thủ công bán chuyên nghiệp cùng tham gia thu mua nguyên liệu để sơ chế và nhiều cơ sở đấu trộn ướp hương đóng gói chè. Sản phẩm hiện nay chủ yếu bao gồm các loại chè đen, chè xanh, chè dược thảo, các loại chè Suối Giàng, Tân Cương, chè Lục, chè Thái và các loại chè hương sen, nhài, ngâu, sói, chè ướp hương tổng hợp. Tuy là nước đứng thứ 5 thế giới về diện tích trồng chè nhưng thị trường tiêu thụ của sản phẩm chè Việt Nam còn rất hạn chế. Do nhiều nguyên nhân một trong số đó là kỹ thuật sản xuất chế biến còn lạc hậu cho nên chưa phát huy hết tiềm năng của ngành. Do việc thuê nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong năm trước đây đã đẩy giá chè nguyên liệu lên cao ở mức kỷ lục. Giá chè tươi đã có lúc lên tới 9000đồng / kg. Theo điều tra cũng cho thấy các doanh nghiệp chỉ tự sản xuất được gần một nửa nguyên liệu, còn lại phải mua ngoài. Tính bình quân, các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty chè có nguồn nguyên liệu tại chỗ chỉ chiếm 37.2% sản lượng còn 62.8% thu mua trôi nổi trên thị trường. Chính việc các công ty, doanh nghiệp không chủ động được nguyên liệu đầu vào đã làm cho việc sản xuất chế biến chè ở Việt Nam ở tình trạng bất ổn định nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Mặt khác, ở không ít vùng miền việc đầu tư chăm sóc, phát triển cây chè chưa đúng mức cũng làm cho năng suất cây trồng kém hiệu quả. Hiện nay năng suất chè bình quân cả nước chỉ đạt 5.7 tấn /ha trong khi đó nếu được chăm sóc tốt vườn chè và chăm sóc đúng quy cách thì năng suất có thể đạt tới 20-25 tấn/ha. Vì không được chăm sóc tốt nên chất lượng chè của Việt Nam cũng chưa cao, trong tương lai khó có thể giữ vững và phát triển được thị trường. Tóm lại, việc sản xuất chế biến chè ở Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn đọng nhiều vẫn đề cấn giải quyết như về cải tiến trang thiết bị công nghệ chế biến, nâng cao năng suất trồng chè từ đó nâng cao sản lượng chè cũng như chất lượng chè sau chế biến. năng suất và chất lượng chè xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù nước ta có khoảng 122 500 ha chè, đứng thứ 5 thế giới về diện tích trồng chè nhưng chè của Việt Nam vẫn chiếm một thị phần khá khiêm tốn trong xuất khẩu chè thế giới do chất lượng thấp. Theo đánh giá của các chuyên gia thì các tỉnh miền núi phía Bắc tuy có “ lịch sử” phát triển chè sớm nhất với 91.6 nghìn ha chiếm 74.8 diện tích chè toàn quốc nhưng bình quân giá trị sản xuất chè mới chỉ đạt từ 13-14 triệu đồng/ha / năm, năng suất chè búp tươi khoảng 60 tạ / ha bằng 60-70 % các nước trên khu vực. Do sản phẩm chè búp tươi không đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho các cơ sở chế biến làm cho đa phần các doanh nghiệp sản xuất chế biến chè của Việt Nam đang hoạt động dưới công suất. Bên cạnh đó, do công nghệ chế biến lạc hậu, trong khoảng 650 nhà máy thì số doanh nghiệp có công nghệ hiện đại chỉ chiếm khoảng 30%, còn lại 70% các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ, chưa có được sản phẩm chè có chất lượng. Chính vì vậy hầu hết chè xuất khẩu của Việt Nam dưới dạng nguyên liệu, chè thành phẩm chỉ chiếm 7%. Một nguyên nhân quan trọng nữa làm cho chất lượng chè xuất khẩu của Việt Nam có chất lượng thấp. Đó là việc nguyên liệu đầu vào không đủ cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến nên việc các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu mà không hề quan tâm tới chất lượng càng làm cho chất lượng chè xuất khẩu của Việt Nam thấp kém hơn các nước khác. Theo thống kê sơ bộ, 4 tháng đầu năm 2007 , xuất khẩu chè các loại của Việt Nam đạt 27000 tấn, trị giá 26 triệu USD, tăng 8% về lượng và 4% về giá trị so với cùng kì 2006. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, nếu chất lượng chè và các tiêu chuẩn không được cải thiện thì mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu cảu ngành trong năm nay sẽ khó thực hiện được. Theo đánh giá của Hiệp Hội Chè Việt Nam thì giá chè xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây đang có xu hướng giảm mà nguyên nhân sâu xa đó là do chất lượng chè của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường chè cấp cao cả về giống, phương pháp canh tác và chế biến. Hiện nay , Việt Nam đang mất dần thị trường tiêu thụ do chất lượng chè không đáp ứng được yêu cầu của các thị trường quen thuộc, vì vậy ngành chè Việt Nam cần có những giải pháp nhằm đưa ngành chè Việt Nam đứng vững trên thị trường thế giới. Mà trước tiên phải tạo mối quan hệ vững chắc giữa người sản xuất và các doanh nghiệp chế biến, tạo sự ổn định cho sản xuất và đầu ra ổn đinh cho người trồng chè . Và ngay từ bây giờ chúng ta phải sản xuất chè an toàn, chất lượng phải đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu. Mặt khác, cũng cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn , cũng như hành lang pháp lý đảm bảo chè Việt Nam sản xuất ra đúng chất lượng . Ngành chè cũng nên kết hợp với các tổ chức quốc tế để chứng nhận chất lượng cho chè Việt Nam, có chứng nhận đó thì chè Việt Nam sẽ tạo được thị trường ổn định và bán được với giá cao. 1.1.2. Thói quen dùng trà thể hiện nét văn hoá của người Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác. Theo thư tịch cổ Việt Nam, cây chè đã có từ xa xưa. Và người Việt Nam trồng chè dưới 2 loại hình đó là : chè vườn hộ gia đình uống lá chè tươi, tại vùng chè đồng bằng Sông Hồng; còn ở vùng núi phía Bắc, người dân ở đó uống chè mạn, lên men một nửa như vùng Hà Giang, Bắc Hà,… Điều đó chứng tỏ người Việt Nam có thói quen dùng trà từ rất lâu đời. Ngày nay, đó còn thể hiện nét đẹp trong văn hoá của người Việt. Để giới thiệu với thế giới về chè Việt Nam, những năm gần đây các vùng trồng chè trên cả nước, cùng với doanh nghiệp và Hiệp hội chè Việt Nam liên tục tổ chức các lễ hội văn hoá trà Việt . Mới đây, ngày 26/2/2007 tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiềng với chè Tân Cương đã tổ chức lễ hội văn hoá trà Thái Nguyên nhằm tôn vinh nghề làm chè truyền thống và quảng bá thương hiệu chè Thái Nguyên. Lễ hội còn giới thiệu với du khách về nghệ thuật pha trà đặc sắc và được thưởng thức hương vị đặc trưng của chè Thái Nguyên. Trong năm 2007 này kết hợp với các tỉnh, Hiệp hội chè Việt Nam sẽ tổ chức lễ hội văn hoá trà ở một số tỉnh khác như: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ. Bên cạnh đó, Hiệp hội chè Việt Nam cũng dự định sẽ tổ chức hội nghị quôc tế và lễ hội quốc gia về chè vào 2008. Trong lễ hội này, tất cả các quốc gia nhập khẩu chè của Việt Nam đều là khách mời, lễ hội nhằm quảng bá thương hiệu quốc gia chè Việt Nam, nâng cao vị thế của chè Việt Nam trên thương trường và tiếp tục nâng cao chất lượng , an toàn sản phẩm vì sức khoẻ người tiêu dùng. Các lễ hội nhằm tôn vinh , giới thiệu sản phẩm trà Việt Nam, bên cạnh đó còn giới thiệu với mọi người về kĩ thuật sao tẩm, pha chế và giới thiệu nét văn hoá uống trà của người Việt Nam,…Lễ hội cũng tạo ra nét văn hoá uống trà của người Việt. Trong những năm tới, để thúc đẩy ngành chè trong nước phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu chè của Việt Nam thì chúng ta cần phải đưa chè của Việt Nam đến với thế giới không chỉ với sản phẩm có chất lượng cao mà còn làm cho mọi người biết đến nét văn hoá uống trà của người Việt Nam. vị trí, vai trò của sản xuất và xuất khẩu chè Việt Nam. Rất nhiều các học thuyết của các nhà kinh tế cổ điển, tân cổ điển cũng như nhà kinh tế học hiện đại đều khẳng định thương mại quốc tế đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội cho các quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế và trong xu hướng toàn cầu hoá thì nó trở thành hoạt động không thể thiếu đối với mỗi quốc gia trong việc phát triển kinh tế xã hội. Đối với từng ngành sản xuất, từng mặt hàng cũng vậy thương mại quốc tế góp phần mở rộng thih trường tiêu thụ, tăng năng suất, sản lượng sản xuất ra. Xuất khẩu có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân vì vậy xuất khẩu chè cũng đóng vai trò quan trọng trong họat động xuất khẩu của Việt Nam. Sản xuất, xuất khẩu chè mang lại lợi ích kinh tế. Sản xuất, xuất khẩu chè góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm từ chè giúp cho quá trình sản xuất diễn ra một cách hiệu quả với năng suất cao. Nhờ có xuất khẩu các nước trên thế giới có thể biết tới chè Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp làm tốt công tác thị trường, hậu cần, công tác Marketing quốc tế thì đây là cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, xuất khẩu chè góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc gia, tăng thu từ ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại tệ, từ đó tạo điều kiện mua sắm máy móc thiết bị sản xuất tiên tiến để cải tiến kỹ thuật sản xuất lạc hậu nhằm góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Bên cạnh đó xuất khẩu chè còn góp phần mở rộng liên doanh, liên kết giữa trong và ngoài nước, mở rộng các quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ kinh doanh, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có. Xuất khẩu chè đặt ngành chè Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm chè của các quốc gia khác, vì vậy để giữ vững và phát triển được thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng chè, đổi mới công nghệ chế biến nhằm đưa ra thị trường sản phẩm tốt nhất, từ đó tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Nhờ đổi mới công nghệ sản xuất chế biến các doanh nghiệp không những nâng cao chất lượng mà còn tăng năng suất lao động, tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh giúp cho doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững. Năm 2006 xuất khẩu chè của Việt Nam đã đạt tới mức kỷ lục là 106 116 tấn với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 111.6 triệu USD, góp phần đáng kể vào GDP, GNP của Việt Nam. Như vậy, xuất khẩu chè mang lại lợi ích to lớn về kinh tế góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Lợi ích xã hội mà xuất khẩu chè mang lại. Ta đã được biết xuất khẩu chè mang lại lợi ích kinh tế to lớn, nhưng bên cạnh đó xuất khẩu chè cũng mang lại lợi ích cho xã hội. Chè được phân bổ trên 34 tỉnh thành trên cả nước, với 640 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp, 220 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, giải quyết việc làm và an sinh xã hội cho hàng triệu người lao động ở trung du và miền núi, tham gia tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng. Xã hội vùng chè nhiều nơi đã thoát nghèo, hàng vạn nông hộ được hưởng lợi trở nên giàu có nhờ tăng trưởng xuất khẩu chè và gia tăng giá nguyên liệu và hoạt động mạnh mẽ của công nghiệp chế biến chè. Vì lẽ đó, xuất khẩu chè càng phát triển cùng với sản xuất hiêu quả sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân nơi vùng chè. 1.3. Thực trạng ngành chè Việt Nam. 1.3.1. Nguyên liệu cho chế biến chè xuất khẩu. Hiện nay, sản xuất và trồng chè Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến trong nước. Phần lớn chè nguyên liệu chưa đạt được chất lượng đáp ứng được yêu cầu của thị trường quốc tế. Chè sản xuất ra chưa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng về dư lượng kháng sinh, an toàn thực phẩm,… Cây chè chưa được chăm sóc đúng quy trình chất lượng và yêu cầu sản xuất chè an toànm, chất lượng cao. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì chè Việt Nam là một trong những loại chè tốt nhất thế giới nhưng lại chưa được chăm sóc, bảo quản đúng cách và khó có khả năng xuất khẩu được chè thành phẩm có chất lượng cao, do công nghệ, thiết bị chế biến lạc hậu. Để hoạt động xuất khẩu chè phát triển và mở rộng trong tương lai thì ngành chè cần chú trọng tới việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cho sản xuất và chế biến chè xuất khấu. 1.3.2. Vấn đề về thương hiệu cho chè của Việt Nam trên thị trường thế giới. Phát triển một thương hiệu và định vị hợp lý thương hiệu đó chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế hiện đang là bài toán lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chè nói riêng cũng như đối với nhiều doang nghiệp Việt Nam nói chung. Trên thực tế, thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc cạnh tranh khắc nghiệt thời kỳ hội nhập kinh tế. Phát biểu tại hội thảo “ Phát triển và định vị thương hiệu” do Viện Phát triển doanh nghiệp ( Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) tổ chức, vừa diễn ra ngày 24-7 tại Hà Nội, ông Phạm Thanh Hùng – Giám đốc Công ty Cổ phần EPIC Trí tuệ kinh doanh, khẳng định: “Nếu chúng ta nắm trong tay một thương hiệu mạnh thì cũng đồng nghĩa với việc có những khách hàng trung thành cũng như có được sự hợp tác mạnh mẽ từ phía các đại lý”. Mặt khác, từ thương hiệu mạnh sẽ là cơ hội để phát triển thương hiệu phụ dưới sự bảo trợ của thương hiệu chính. Như vậy là giá trị gia tăng tỷ lệ thuận với sự nổi tiếng của một nhãn sản phâm nào đó. Ngày nay, tiêu dùng một sản phẩm không đơn thuần là tiêu dùng giá trị sử dụng của hàng hoá đó mà nó luôn đi cùng với tên tuổi, sự nổi tiếng của nhãn hiệu đó. Vì vậy, mỗi sản phẩm khi đưa ra thị trường ngoài việc đảm bảo chất lường tốt còn phải tạo dựng cho nó một tên tuổi, một thương hiêu của riêng sản phẩm đó. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm trên thị trường cũng là tạo lòng tin cho khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm, nhằm giữ được khách hàng đến với doanh nghiệp, giữ vững và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm từ đó mở rộng quan hệ kinh doanh của doanh nghiệp. Đi cùng với sự phát triển thương hiệu là vấn đề sở hữu trí tuệ với thương hiệu cũng được các doanh nghiệp đang quan tâm, thậm trí rất nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trong việc sử lý vấn đề này. Đại diện công ty xuất nhập khẩu chè đã từng bày tỏ: “Mỗi năm Vina Tea sản xuất khoảng 195 nghìn tấn chè, trong đó xuất ra nước ngoài chủ yếu là chè thô. Vina Tea rất muốn chuyển hướng sang sản xuất chè cao cấp hơn để xuất khẩu ra nước ngoài, nhưng để xây dựng một thương hiệu mạnh của chè Việt Nam để cạnh tranh với các hãng chè nổi tiếng khác trên thế giới là rất khó! Dường như chỉ cần nhắc đến Vina Tea là người ta định vị ngay đến một thương hiệu chè thô, chè bình dân. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng cải tiến phương thức kinh doanh, sản xuất ra các loại chè chất lượng cao nhưng người ta vẫn chưa chấp nhận. Hiện tại Vina Tea đang phải mượn lại nhãn mác của chè Nes – Tea (nhưng sản xuất theo công nghệ chè Việt Nam) gắn vào sản phẩm của Vina Tea để xuất khẩu”. Thực tế cho thấy, việc tái định vị cho một loại sản phẩm là khó và tốn kém hơn rất nhiều lần so với việc tạo ra một thương hiệu mới. Trong trường hợp này các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chè nói riêng nên tách ra một sản phẩm mũi nhọn, không gắn liền với thương hiệu gốc; hoặc sử dụng thương hiệu gốc để bảo hộ nhẹ, bảo hộ từ xa cho sản phẩm mới; hoặc cũng có thể liên kết với các thương hiệu mạnh để sản xuất, kinh doanh”. Để định vị thương hiệu cho sản phẩm chè Việt Nam trên thị trường thế giới không đơn giản là việc làm một sớm, một chiều. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có kế hoạch, chiến lược cụ thể, các doanh nghiệp nên chia ra thành các nhóm hàng cụ thể như đưa ra đâu là mặt hàng mũi nhon của doanh nghiệp nhằm tập trung nguồn lực tốt nhất cho sản xuất sản phẩm đó; sản phẩm chiến lược đòn bẩy (dùng thương hiệu khác làm đòn bẩy cho sản phẩm của mình); thương hiệu “ bò sữa” (bán sản phẩm mà mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp). Việc định lại cho một thương hiêu trên thị trường là rất tốn kém và khó khăn vì vây ngay từ ban đầu, ngay khi có ý tưởng phát triển một thương hiệu thì nhà kinh doanh nên nghĩ ngay đến việc đăng ký bản quyền, tránh trường hợp bỏ ra nhiều công sức, kinh phí để xây dựng ý tưởng, đến khi đi vào thực hiện thì đã bị người khác đăng ký bản quyền. Hiện nay, Vina Tea đã cho ra thị trường rất nhiều sản phẩm với những nhãn hiệu chè đã được nhiều nước trên thế giới biết đến. Hàng năm xuất khẩu chè của Vina Tea đạt khoảng 30 000 tấn/năm bao gồm các loại chè như: chè đen (Orthordox, CTC), chè Ôlong, Pouchung, chè Gunpowder, chè xanh kiểu Nhật, các loại chè dược thảo, chè ướp hương hoa quả,…Cho đến nay Vina Tea đã có quan hệ thương mại với trên 120 công ty và tổ chức thương mại tại trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nói đến Vina Tea ta cũng không thể không nhắc tới sản phẩm chè Mộc Châu do Công ty chè Mộc Châu sản xuất.Hiện nay, chè Mộc Châu là sản phẩm chè được bảo hộ về nhãn mác, xuất sứ và được chứng nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng và được nhiều nước biết đến với nhãn hiêu chè có chất lượng của Việt Nam. Bên cạnh đó, phải kể đến chè Tân Cương – Hoàng Bình.Ngoài việc quảng bá thương hiêu của mình chè Tân Cương còn khẳng định vị trí của mình trên thị trường quốc tế bằng chất lượng chè. Trong 5 năm (2001- 2006) nhà máy chè Tân Cương đã ra mắt khách hàng 26 loại chè mang thương hiệu Tân Cương – Hoàng Bình. Đó là chè đen, chè xanh cao cấp làm quà biếu như Lan Đình trà, Trúc Lâm trà; chè Qyeenli túi lọc ướp hương nhài, hương sen phục vụ văn phòng, hội họp; chè Vu Quy dùng trong cưới hỏi; chè dùng cho lễ hội, chùa chiền… Chính vì vậy hiện nay chè Tân Cương đã xuất sang Trung Quốc, Hoa Kỳ, Xin-ga-po, Pa-ki-xtan, Xri Lan-Ka… Tuy vậy, trong trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO thì các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chè Việt Nam cần có chiến lược phát triển thương hiệu của mình trên thị trường nội địa cũng như trên thị trường quốc tế. Ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè xuất khẩu, các công ty xuất khẩu chè và các công ty chế biến chè xuất khẩu của Việt Nam gần đây đã chú trọng đầu tư xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Nhiều nhãn hiệu chè của Việt Nam đã được đăng ký bản quyền sử dụng tại nhiều nước trên thế giới, và chè xuất khẩu của Việt Nam đang dần được các nước trên thế giới biết đến với thương hiệu của chè Việt. 1.4. Sự cần thiết phải thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè sang thị trường Trung Quốc. 1.4.1. Một số điểm nổi bật về thị trường chè Trung Quốc. Trung Quốc là một trong những quốc gia có số dân đông nhất thế giới, là thị trường mơ ước của nhiều doanh nghiệp, nhiều quốc gia. Trong những năm gần đây nền kinh tế Trung Quốc có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ, mở ra cơ hội kinh doanh cho rất nhiều ngành, lĩnh vực kinh doanh của Việt Nam. Trong đó phải kể đến đó là mặt hàng chè của Việt Nam. Xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc có nhiều thuận lợi hơn so với nhiêu nước khác trong khu vực và thế giới, do Trung Quốc có nhiều tập quán văn hoá cũng như thói quen tiên dùng, sở thích giống với người Việt Nam, nhờ đó khi chè của Việt Nam thâm nhập thị trường Trung Quốc sẽ thích nghi nhanh hơn.Bên cạnh đó Trung Quốc có hai tỉnh biên giới tiếp giáp với Việt Nam là Vân Nam và Quảng Tây. Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh quan hệ giao lưu kinh tế với 2 tỉnh này của Trung Quốc, tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu chè trong nước có cơ hội mở rộng thị trường. Riêng tỉnh Vân Nam – Trung Quốc với diện tích 384 nghìn km2, dân số 39,4 triệu người, là một tỉnh giàu đẹp của Trung Quốc với 25 dân tộc sinh sống, với hầu hết người dân đã có thói quen uống trà từ rất lâu, đó cũng là một thị trướng lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè của Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trương chè Trung Quôc cũng là một thị trường dễ tính, nó cũng là một thuận lợi lớn cho xuất khẩu chè của Việt Nam. Vì hiện nay chè xuất khẩu của Việt Nam tuy đã có nhiều đổi mới trong sản xuất chế biến nhưng do kỹ thuật lạc hậu nên chè sản xuất ra có chất lượng chưa cao. Tuy vậy, từ trước đến nay chè của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu vẫn là chè xanh, chè búp tươi hay chè mới qua sơ chế và chủ yếu được đưa vào Trung Quốc qua cửa khẩu Thanh Thuỷ (Hà Giang) và cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Vì chè của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là mới qua sơ chế nên tính ổn đinh của thị trường không cao. Ví như, những ngày đầu tháng 6 vừa qua là những ngày sôi động của cơn sốt chè vàng tại các tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc của Việt Nam. Rất nhiều tư thương Trung Quốc tìm đến những vùng trồng chè để tìm mua chè vàng. Mà loại chè vàng các thương nhân Trung Quốc mua được chế biến rất đơn giản, từ nguyên liệu đưa vào luộc, vò, phơi năng, ủ lên men rồi lại phơi nắng rồi sao lại bằng máy quay là đã có thể bán được với giá bán khoảng 20 000 đồng/kg chè vàng. Nhưng chỉ được 3 lô hàng đầu được bán đi thuận lợi, sau đó giá chè vàng đột ngột giảm xống chỉ còn 17000 đồng/kg, có lúc xuống tới 13 000 đồng/kg làm cho nhiều người không bán được hàng và phải chịu thua lỗ. Với bài học này, các doanh nghiệp chè Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc cần phải nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường để có kế hoạch thu mua, sản xuất hợp lý. Là một thị trường lớn cho xuất khẩu chè của Việt Nam, nhưng nhu cầu có tính ổn định thấp, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu chè của Việt Nam cần có kế hoạch, chiến lược cụ thể khi thâm nhập thị trường này. Cần nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trương nhằm đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.Bên cạnh đó các doanh nghiệp xuất khẩu chè cần đổi mới kỹ thuật chế biến, tăng năng suất sản xuất sản phẩm tăng tỷ trọng cũng như khối lượng chè thành phẩm xuất khẩu, giảm tỷ trọng chè thô xuất khẩu. Từ đó tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho chè Việt Nam. 1.4.2. Sự cấn thiết phải thúc đẩy xuất khẩu chè Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc là một nước xuất khẩu nhiều chè trên thế giới . Hiện nay nhu cầu của Trung Quốc đối với chè các loại là trên 50 triệu USD . Trong khi đó Việt Nam chỉ mới đáp ứng được khoảng 7 triệu USD. Trước đây , do đặc thù về vị trí địa lý nên hình thức buôn bán biên mậu rất phát triển và sôi động giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ngày nay với chính sách thuế quan thay đổi việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cũng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy ngành chè Việt Nam cũng như sản phẩm chè Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường Trung Quốc thì cần có sự chuẩn bị và tìm hiểu kỹ lưỡng về chính sách buôn bán của Trung Quốc để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Tuy vậy, quan hệ thương mạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc248.doc
Tài liệu liên quan