Đề tài Các nhân vật xấu xí dị dạng- Tha hóa biến chất một hệ thống tư tưởng được thể hiện trong quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của Nam Cao

 Cảm giác ngột ngạt, nặng nề, bế tắc đến đau đớn, trăn trở vật vã dưới tác động của hoàn cảnh thể hiện tập trung nhiều nhân vật trí thức tiểi tư sản của Nam Cao. Những con người luôn nhạy cảm với thời cuộc, với nhân tình thế thái, hay chiêm nghiệm suy tư về cuộc đời, tự ý thức về số phận, hoàn cảnh của bản thân. Biết bao nhân vật của Nam Cao đã phải sống trong tâm trạng cảm giác bức bối và đau đớn về tinh thần do tác động của ngoại cảnh. Những cảm giác ấy nhiều khi ứ trào trong tâm hồn, nhức nhối trong tâm trí. Trước tình cảnh gia đình nhếch nhác đói khổ, con ốm vợ bóng gió đay nghiến, văn sĩ Điền (Trăng sáng) đã “cố thản nhiên. Nhưng da mặt cứ rồm rộm, nó có vẻ dày lên và tê tê” thậm chí “Một nỗi chua xót trong lòng Điền nó dâng trào lên óc”. Cũng tương tự như vậy, nhân vật người thầy giáo ốm yếu - “hắn” trong (Cười) sau những phút cãi vã bằng những lời tàn nhẫn với vợ chỉ còn biết “ngồi cắm mặt ở nhà ngoài, mím chặt môi để nuốt lấy khí giận trong lòng”. Trước cái tin vợ San ngoại tình, Thứ (Sống mòn) liên tưởng tới hoàn cảnh vợ mình và sự nghi ngờ khiến cho “Y có cảm giác như bao nhiêu khí nóng trong người đã rút lên đầu y hết. Đầu y nóng rực”.

 

 Nhiều nhân vật trí thức tiểu tư sản của Nam Cao có bản chất là những con người giàu lòng nhân ái, nhưng hoàn cảnh sống khắc nghiệt với những lo lắng tủn mủn về vật chất đã khiến họ không còn giữ được nguyên tắc tình thương. Nhân vật nhà văn trong (Mua nhà) có bản chất cao thượng và nhân đạo là thế, vậy mà có ‎tư tưởng “hắn muốn chết thì cho hắn chết” và còn tự biện hộ cho mình: “chẳng chết vì tay tôi thì chết vì tay người khác”.Thầy giáo Thứ (Sống mòn) khi ghe tin Đích - người anh họ của mình sắp trở về, có nguy cơ mất chức hiệu trưởng đã có mong muốn: “Giá Đích chết ngay đi”. Văn sĩ Hộ (Đời thừa) cũng là một con người sống theo nguyên tắc tình thương, lấy tình thương làm chuẩn mực. Hộ đã lấy Từ khi cô bị bỏ rơi cùng đứa con. Nhưng vì cuộc sống gia đình với “cơm áo ghì sát đất” đã có lúc biến Hộ thành kẻ vũ phu tàn bạo. Nhìn những đứa con của mình, Hộ thấy “đáng một nhát cho chết cả”. Ngay cả đối với Từ người mà Hộ từng giang tay cứu vớt mà cũng thấy “đáng một nhát cho chết cả”. Trong (Đời thừa) nhà văn Hộ đã từng mơ ước viết về những tác phẩm “ca tụng lòng thương, tình bắc ái, sự công bằng”, mà có lúc đã nghĩ tới câu nói của một nhà triết học phát xít: “phải biết ác, biết tàn nhẫn để mà sống cho mạnh mẽ”.Và ngay cả Thứ “ông giáo khổ trường tư” luôn ý thức về nhân phẩm, lương tâm, tư cách của một con người, vậy mà đã phải tự thú: “Có lúc tôi muốn tàn nhẫn quá. Tôi muốn làm một thằng bạt tử, chẳng nghĩ đến bố, mẹ, vợ, con để khỏi cái gì bận vướng thân tôi.tôi cầu cho vợ tôi ghét tôi và làm tôi ghét.”.

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Các nhân vật xấu xí dị dạng- Tha hóa biến chất một hệ thống tư tưởng được thể hiện trong quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của Nam Cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU I. L‎ý do chọn đề tài. Nói tới Nam Cao chúng ta nhớ ngay đến một con người có tấm lòng nhân đạo sâu sắc, có tình cảm gắn bó thủy chung với nhân dân, với những người nghèo khổ. Trước hết là những người thân trong gia đình, đây chính là nguồn sức mạnh giúp Nam Cao đứng vững trước sóng gió cuộc đời, là động lực giúp người trí thức này vượt lên chính mình. Tình cảm gắn bó với gia đình ở Nam Cao gắn liền cùng tấm lòng ân nghĩa với quê hương. Nam Cao thường mang nặng tâm sự u uất, bất đắc chí. Đó không chỉ là tâm sự người nghệ sĩ “tài cao, phận thấp, chí khí uất”(Tản Đà) mà còn là nỗi bi thảm của người trí thức giàu tâm huyết trong cái xã hội bóp nghẹt sự sống con người. Song Nam Cao không vì bất mãn cá nhân mà trở nên khinh bạc, trái lại ông có một tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương. Đặc biệt, sự gắn bó ân tình sâu nặng với bà con nông dân nghèo ruột thịt ở quê hương là nét nổi bật của Nam Cao. Chính tình cảm yêu thương gắn bó đó là một sức mạnh bên trong của nhà văn, giúp ông vượt qua những cám giỗ của lối sống thoát ly hưởng lạc. Nam Cao sáng tác và đăng báo từ 1936, nhưng sự nghiệp văn học của ông bắt đầu từ truyện ngắn Chí Phèo (1941). Sáng tác của ông tập trung vào hai đề tài chính: Cuộc sống trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống của người nông dân ở quê hương, tiêu biểu như: Trăng sáng (1943), Đời thừa (1943), Sống mòn (1944), Một đám cưới (1944), Điếu văn (1944), Lão hạc (1943)...Cuộc sống của người trí thức, người nông dân nghèo làm cho Nam Cao day dứt đau đớn trước tình cảnh con người bị xói mòn về nhân phẩm, tha hóa về nhân tính. Xuất phát từ cuộc sống hằng ngày mà thế giới nhân vật của Nam Cao có ngoại hình xấu xí, dị dạng về nhân phẩm - tha hóa về nhân tính. Đây là thế giới nhân vật hoàn toàn khác với với các nhà văn đương thời như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng...Chính vì vậy tôi quyết định chọ đề tài: “Các nhân vật xấu xí dị dạng- tha hóa biến chất một hệ thống tư tưởng được thể hiện trong quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của Nam Cao”. II. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: 1. Phương pháp so sánh, đối chiếu. 2. Phương pháp tổng hợp. 3. Phương pháp phân tích. III. Tài liệu tham khảo. 1. Hà Minh Đức - Nam Cao đời văn và tác phẩm- Nxb Văn học - Hà Nội 1997. 2. Nguyễn Đình Chú - Trần Hữu Tá(chủ biên) - Văn học 11- Nxb Giáo dục 2001. 3. Hoàng Như Mai - Nguyễn Đăng Mạnh(chủ biên) Văn học 12 - Nxb Giáo dục 2002. 4. Trần Đăng Suyền - Nguyễn Văn Long (đồng chủ biên) giáo trình văn học Việt Nam hiện đại tập 1 - Nxb Đại học sư phạm 2007. 5. Nhiều tác giả - Nam Cao về tác gia và tác phẩm - Nxb Giáo dục – Hà Nội - 1999. NỘI DUNG I. Người nông dân trong con mắt nhà văn Nam Cao 1. Hoàn cảnh làm người nông dân tiều tụy dị dạng Đi vào số phận người nông dân dưới đáy xã hội trong thời kỳ đen tối, nhiều tác phẩm của Nam Cao đã phản ánh quá trình sinh động bần cùng hóa của họ. Đặc biệt là quá trình bần cùng hóa hàng ngày được Nam Cao gắn liền với cuộc sống. Hoàn cảnh xã hội điên đảo náo loạn, con người bị đẩy vào bước đường cùng, bị chà đạp cả về thể xác lẫn tinh thần. Điều làm Nam Cao đau khổ và khai thác nhiều nhất là hình ảnh người nông dân nhân phẩm bị xúc phạm, tâm hồn bị thui chột, tính cách bị méo mó, ngay đến bộ mặt vẫn không còn nguyên vẹn. Có những nhân vật từ khuôn mặt đến hình thể không phải là con người nữa mà đã được Nam Cao ví von, so sánh làm cho họ trở nên khác người. Khi soi ngắm nhân phẩm người nông dân nghèo khổ Nam Cao đã xót xa chỉ ra rằng hoàn cảnh nghiệt ngã lắm khi biến họ thành những kẻ thô lỗ, độc ác, tâm hồn u mê điên đảo chỉ vì cái ăn. Song khi miêu tả một cách “tàn nhẫn” những nét tiêu cực của người nông dân nhưng ông vẫn đứng trên lập trường nhân đạo mở rộng tấm lòng yêu thương, chia sẻ đồng cảm với họ. Tuy những con người bề ngoài thô lỗ, xấu xí, dị dạng Nam Cao biết phát hiện và khẳng định nhân phẩm đẹp đẽ bên trong của họ. Bởi đây là hiện tượng mang tính chất thi pháp của Nam Cao. Nó không phải là một hiện tượng cá biệt, mà cứ trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm, thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Trong khi các nhà nghiên cứu lại cho rằng “dẫu có những biểu hiện của chủ nghĩa tự nhiên khi miêu tả loại nhân vật xấu xí, Nam Cao vẫn đứng trên lập trường của chủ nghĩa hiện thực”. Một khác biệt giữa hoàn cảnh trong tác phẩm của Nam Cao với nhiều nhà văn hiện thực đương thời là sự cảm nhận hoàn cảnh của chính các nhân vật. Nếu như ở nhiều nhà văn hiện thực đương thời khác, hoàn cảnh được cảm nhận và tái hiện chủ yếu qua chính bản thân tác giả thì trong tác phẩm của Nam Cao, hoàn cảnh nhiều khi được cảm nhận, tái hiện qua cái nhìn nội tâm của chính nhân vật. Trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố cái không khí ngột ngạt, giông bão, oi nóng đến gạt thở của hoàn cảnh được toát lên chủ yếu từ những yếu tố ngoài nhân vật: thiên nhiên, cảnh vật, âm thanh, tiếng mõ, tiếng trống, tù và, chó sủa…Nhưng nhân vật của Nam Cao nhận thức rất rõ về hoàn cảnh bế tắc, tăm tối ngột ngạt của họ không chỉ diễn ra một ngày hai ngày mà nó kéo dài suốt cả cuộc đời…Vì thế sức nặng của hoàn cảnh càng trở nên ám ảnh và đáng sợ hơn khi nó kéo dài triền miên và không có một lời hứa hẹn. Bà Quản Thích trong (Nửa đêm) người đàn bà nhân đức nhưng phải chiệu bao nỗi bất hạnh ở đời cảm thấy “cuộc đời chăng khác gì cuộc đời trong địa gục” trong hoàn cảnh đen tối ghê tởm và ngột ngạt nhiều nhân vật đã nghĩ đến cái chết để được giải thoát. Nhân vật người vợ trong (Trẻ con không được ăn thịt chó) thấy mình ở “cái thế không chết, chứ chết được thì cũng đã thắt cổ mà chết cho rồi”. Chàng trai Hiền trong (Truyện người hàng xóm) trong tiếng khóc hờ cha hờ mẹ của người đàn bà, tiếng đàn ông chửi tục qua hàm răng nghiến chặt, vào một đêm khuya nơi ngoại ô tiếng côn trùng văng vẳng đến đều thảm đạm…Nghĩ tới ngày mai đầy tăm tối với biết bao điều tủi nhục chờ đón đã “có cái ý muốn được lăn ra chết như một con chó đói”. Hoàn cảnh cuộc sống tối tăm, khô khan và tuyệt vọng đã tác động vào tâm lý nhân vật tạo thành những ám ảnh của cuộc sống. Nam Cao đã tác động hoàn cảnh vào chiều sâu tâm lý nhân vật, ông không chỉ phản ánh cái bi kịch của cá nhân mà phản ánh cái xã hội trong thời kỳ bế tắc, quặc quại mong chờ được lột xác. 2. Người nông dân dị dạng xấu xí dưới góc nhìn nghệ thuật của Nam Cao. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nhận xét: “Cả cuộc đời cầm bút của Nam Cao cứ đau đáu nhìn vào cái nhân cách. Cái sự săn đủi của chính mình và các nhân vật của mình đầy róng riết cũng chính là sự săn đuổi cái nhìn của con người ta nói chung”.Các nhân vật đều được Nam Cao gắn số phận con người trong tình cảm xót thương trân trọng. Miêu tả người nông dân Nam Cao không chỉ vạch ra tình cảnh bần cùng hóa, nghèo đói thê thảm ở phương diện đời sống mà chủ yếu quan tâm đến nhân phẩm bị chà đạp, tình thần bị hủy hoại. Chẳng phải gẫu nhiên mà ai cũng phải nhận rằng trong các tác phẩm của Nam Cao có rất nhiều hình tượng nhân vật dị dạng mang goại hình xấu xí. Nhiều khi khiến người ta phải ghê sợ điển hình nhất là nhân vật Thị Nở (Chí phèo) một nhận vật đã trở thành biểu tượng cho sự xấu xí của người phụ nữ. Cái tên Thị Nở đã trở thành đồng nghĩa với cái xấu đến ma chê quỷ hờn. Ấn tượng này sâu sắc đến nỗi nhắc đến Nam Cao người ta nhớ đến Chí Phèo và nhớ đến chí Chí Phèo người ta nhớ ngay đến Thị Nở. Nhưng thế giới nhân vật vẹo vọ dị dạng xấu xí của Nam Cao đâu chỉ có mình Thị Nở còn biết bao nhân vật “họ hàng ngần xa” với người đàn bà bị dân làng Vũ Đại xa lánh “như một con vật rất tởm” này. Đó là nhân vật Lang Rận trong truyện ngắn cùng tên với cái “mặt gì mà nặng chình chịnh như mặt người phù, da như con tằm bủng, lại lấm tấm đầy những tàn nhang. Cái trán ngắn ngủn, ngắn ngùn lại gồ lên. Đôi mắt thì híp lại như con lợn sề. Môi rất nở cong lên, bịt gần kín hai lô mũi…”. Cái mặt ấy bẩn đến nỗi “dẫu có một ngày rửa ba lượt xà phòng, bà Cựu trông thấy vẫn buồn mửa” . Nhân vật Lang Rận cùng với mụ Lợi quả là một “đôi lứa xứng đôi” bởi mụ có một thân hình “béo trục béo tròn, mặt rỗ như tổ ong bầu, mắt trắng môi thâm, má đen như thằng quỷ”. Hình tượng Chí Phèo cũng là một nét tiêu biểu cho phong cách miêu tả nghệ thuật của nhà văn “cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết”. Hình tượng nhân vật Nhi trong (Nửa đêm) cũng được miêu tả bằng những nét bút nguệch ngạc, dị kỳ. Người thiếu nữ mới mười chín tủi –cái tủi đang đẹp của thời con gái đã hiện lên thật xấu xí đáng ghê sợ: “ Nó trắng lắm trắng như con lợn cạo”. Ngoài nước da để người ta phải ghê sợ, người thiếu nữ này còn có ngoại hình khiến người ta phải sợ : “Nó phục phịch quá giá có phải lợn, phải bán được hơn hai mươi đồng. Bàn chân to và đầy hùm hụp, nhấc được lên quả là khó nhọc. Cái mặt thì chỉ thịt rồi lại thịt, nẫn lên những thịt. Hai má phị, hai mũi to mà lỗ mũi lại nhỏ, gần như đặc, mắt không còn chỗ để phô ra, cái mi mắt đủ đầy như một cái môi và cái môi thì đầy như... không còn cái gì dầy đến thế”. Cũng trong tác phẩm này, còn có hình tượng một nhân vật phụ nữ khác có ngoại hình như quỷ. Đó là người vợ mới của Đức : “Con này thì người đét mà cứng nhắc. Cái mặt thì câng câng chẳng có tí nhân hậu nào. Da xấu quá, cứ tai tái, đen đen như người ngã nước, hai mắt to mà trắng dã...”. Hình tượng nhân vật Trương Văn Rự cũng hiện lên trong tác phẩm với những đường nét nham nhở, gồ gề như một quái nhân : “Da đen như cột nhà cháy, mặt rỗ như tổ ong, hai bên tóc cờm cợp dở gắn, dở dài, mắt ti hí nhưng sáng như mắt vọ, đã thế còn được đôi lông mày rậm và dựng đứng như hai con sâu róm nằm trên trợ lực, tất cả những cái hùa với cái mũi ngắn và to hếch lên như hai mũi hổ phù, đôi lưỡng quyền cao trên bờ những cái má trũng như hai cái hố, những cái xương hàm nổi bật lên, và bộ răng cải mả nhai xương rau ráu, cũng nhăn nhó, trừng trợn với nhau để tạo cho hắn một bộ mặt lằm những trẻ con trông thấy phải thét lên như ma bóp cổ”. Với ngoài bút hiện thực tỉnh táo, Nam Cao khắc họa chân dung nhân vật một cách tỉ mỉ, chi tiết như vậy không phải là không có ‏‎nghệ thuật. II. Trí thức tiểu tư sản bất lực vì cuộc sống. 1. Hoàn cảnh làm người trí thức tiểu tư sản bị tha hóa biến chất. Cảm giác ngột ngạt, nặng nề, bế tắc đến đau đớn, trăn trở vật vã dưới tác động của hoàn cảnh thể hiện tập trung nhiều nhân vật trí thức tiểi tư sản của Nam Cao. Những con người luôn nhạy cảm với thời cuộc, với nhân tình thế thái, hay chiêm nghiệm suy tư về cuộc đời, tự ý thức về số phận, hoàn cảnh của bản thân. Biết bao nhân vật của Nam Cao đã phải sống trong tâm trạng cảm giác bức bối và đau đớn về tinh thần do tác động của ngoại cảnh. Những cảm giác ấy nhiều khi ứ trào trong tâm hồn, nhức nhối trong tâm trí. Trước tình cảnh gia đình nhếch nhác đói khổ, con ốm vợ bóng gió đay nghiến, văn sĩ Điền (Trăng sáng) đã “cố thản nhiên. Nhưng da mặt cứ rồm rộm, nó có vẻ dày lên và tê tê” thậm chí “Một nỗi chua xót trong lòng Điền nó dâng trào lên óc”. Cũng tương tự như vậy, nhân vật người thầy giáo ốm yếu - “hắn” trong (Cười) sau những phút cãi vã bằng những lời tàn nhẫn với vợ chỉ còn biết “ngồi cắm mặt ở nhà ngoài, mím chặt môi để nuốt lấy khí giận trong lòng”. Trước cái tin vợ San ngoại tình, Thứ (Sống mòn) liên tưởng tới hoàn cảnh vợ mình và sự nghi ngờ khiến cho “Y có cảm giác như bao nhiêu khí nóng trong người đã rút lên đầu y hết. Đầu y nóng rực”. Nhiều nhân vật trí thức tiểu tư sản của Nam Cao có bản chất là những con người giàu lòng nhân ái, nhưng hoàn cảnh sống khắc nghiệt với những lo lắng tủn mủn về vật chất đã khiến họ không còn giữ được nguyên tắc tình thương. Nhân vật nhà văn trong (Mua nhà) có bản chất cao thượng và nhân đạo là thế, vậy mà có ‎tư tưởng “hắn muốn chết thì cho hắn chết” và còn tự biện hộ cho mình: “chẳng chết vì tay tôi thì chết vì tay người khác”.Thầy giáo Thứ (Sống mòn) khi ghe tin Đích - người anh họ của mình sắp trở về, có nguy cơ mất chức hiệu trưởng đã có mong muốn: “Giá Đích chết ngay đi”. Văn sĩ Hộ (Đời thừa) cũng là một con người sống theo nguyên tắc tình thương, lấy tình thương làm chuẩn mực. Hộ đã lấy Từ khi cô bị bỏ rơi cùng đứa con. Nhưng vì cuộc sống gia đình với “cơm áo ghì sát đất” đã có lúc biến Hộ thành kẻ vũ phu tàn bạo. Nhìn những đứa con của mình, Hộ thấy “đáng một nhát cho chết cả”. Ngay cả đối với Từ người mà Hộ từng giang tay cứu vớt mà cũng thấy “đáng một nhát cho chết cả”. Trong (Đời thừa) nhà văn Hộ đã từng mơ ước viết về những tác phẩm “ca tụng lòng thương, tình bắc ái, sự công bằng”, mà có lúc đã nghĩ tới câu nói của một nhà triết học phát xít: “phải biết ác, biết tàn nhẫn để mà sống cho mạnh mẽ”...Và ngay cả Thứ “ông giáo khổ trường tư” luôn ý thức về nhân phẩm, lương tâm, tư cách của một con người, vậy mà đã phải tự thú: “Có lúc tôi muốn tàn nhẫn quá. Tôi muốn làm một thằng bạt tử, chẳng nghĩ đến bố, mẹ, vợ, con để khỏi cái gì bận vướng thân tôi...tôi cầu cho vợ tôi ghét tôi và làm tôi ghét...”. Hoàn cảnh của cuộc sống đã tác động tiêu cực đến nhân cách con người làm cho cuộc sống hiện tại đen tối, nặng nề. Xuất phát từ quan niệm sâu sắc về cái đẹp của cuộc sống các nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao có khát vọng đổi thay, thoát khỏi cuộc sống ngột ngạt, tối tăm trong cái guồng quay của xã hội đương thời. Nhưng tất cả những khát vọng hi vọng của họ đã bị hoàn cảnh bào mòn dập tắt. 2. Xã hội biến đổi hình dạng người trí thức tiểu tư sản . Viết về tầng lớp tiểu tư sản, Nam Cao không chỉ miêu tả tình cảnh bấp bênh, đói cơm rách áo mà còn đi sâu vào những tấn bi kịch tinh thần đau đớn xót xa. Hơn ai hết Nam Cao thấu hiểu tình cảnh của con người tiểu tư sản ,vì cuộc sống mà đánh đổi tất cả. Trong thế giới nhân vật của Nam Cao có rất nhiều gương mặt điển hình đại diện cho những nhân vật xấu xí dị dạng. Không chỉ người nông dân bị biến đổi tính cách, nhân phẩm. Mà người tiểu tư sản trong cái xã hội bấy giờ cũng bị ảnh hưởng làm mất đi nhân phẩm cao quý của mình chỉ vì cuộc sống. Trong tác phẩm (Truyện người hàng xóm) ở trong cái xóm Bài Thơ nhỏ nhoi gần kề goại ô ấy, số nhân vật chỉ có thể đếm trên đầu nón tay, thế nhưng cũng đã có tới vài ba nhân vật vẹo vọ, dị tật. Đó là người đầy tớ của ông ấm chủ nhân xóm Bài Thơ “Một lão chột lực lưỡng, cục mịch, xấu xí, vai và lưng u lên, cổ to và đen ghê như cổ trâu, chân đi bình bịch, cổ tay to và vuông, những ngón tay nổi lên cục, mặt nấc lên thành nhiều cái bứu nhỏ, cái mắt chột lúc nào cũng giương như cái con ngươi trắng đục ra, còn mắt kia thì luôn nhấp nháy...”. Cả chủ và tớ là những thằng câm :“Thằng câm chuột bò và thằng câm nháy trời”...Trong xóm Bài Thơ ấy còn một thằng câm nữa, để phân biệt với hai thằng câm kia, người ta gọi hắn là “thằng câm tịt”. Trong cái xóm nhỏ có vài ba gia đình mà có tới ba thằng câm, một cô thày mù lòa và mấy gương mặt dị dạng. Nam Cao khắc họa nhiều hình ảnh các nhân vật dị dạng, xấu xí, dị tật không phải là để chiều theo tâm lý, thị hiếu thích cái mới lạ, bất thường của người đọc, càng không phải để biệt thị bôi nhọ những con người thế này. Mà nó là kết quả của quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nhà văn. Hệ thống những nhân vật ấy cũng là yếu tố tạo không khí ảm đạm cho hoàn cảnh thể hiện qua phong cách nghệ thuật của Nam Cao. Thông qua những nhân vật ấy Nam Cao phản ánh một hoàn cảnh phi nhân tính, hoàn cảnh làm biến dạnh con người không chỉ qua tâm tính mà còn qua hình hài, làm méo mó tha hóa con người không chỉ về phần hồn mà còn mà còn phần xác. Đây là quan niệm sâu sắc của Nam Cao về con người mà không nhà văn hiện thực đương thời nào cũng có được. Cũng xuất phát từ quan niệm nghệ thuật ấy, có một đặc điểm rất rõ trong tác phẩm cuả Nam Cao là khi miêu tả con người, tác giả hay ví von so sánh con người tương ứng cùng với loài vật, đồ vật. Nhưng không có nghĩa là nhà văn vật hóa con người - vật hóa một thủ pháp thường được dùng để hạ thấp đối tượng. Nam Cao chỉ hay liên tưởng so sánh con người với con vật, đồ vật. Có thể dẫn ra vài ví dụ “Sinh ngồi xuống ghế...mắt trợn lên nhìn trừng cái chõng hàng như một con cóc nhìn giun” (Đón khách); “Y vừa nhảy cẩng lên như một con gà chọi” (Những truyện không muốn viết); “Từ nhìn chồng bằng một thứ tình yêu rất gần với tình cảm của một con chó với người nui”(Đời thừa); “Hắn thấy mình khổ quá, khổ như một con chó vậy”(Nước mắt); “Y đi trông thẳng đuồn đuỗn như một cây cau”; “còn chúng mình thì khổ như chó cả”; “Nếu ông chồng là một con gấu thì bà là một con cò ruồi”; “ông gồi xay bột người trần như con ếch”; “Ông chồng thổi kèn hăng quá... cái cổ to như cổ trâu nổi cục lên”(Sống mòn). Đọc Sống mòn, có một hình ảnh của một nhân vật chỉ xuất hiện thoáng qua vài lần, nhưng nó đã để lại ấn tượng rất sâu trong tâm trí người đọc về cái mỏi mòn tăm tối của kiếp người. Đó là hình ảnh người u em, một mình trong đên khuya canh vắng “Lặng lẽ như một con ma, ngồi vá bên một ngọn đèn con”. Có thể nói những hình ảnh người ma - con vật đã góp phần tô đậm thêm bức tranh một xã hội mà ở đó con người ta sống những kiếp sống lay lắt, lụi tàn. Con người sống ở trần gian mà giống như những hồn ma ở địa gục. Cái không khí bế tắc, tù đọng, tối tăm thiếu sinh khí của xã hội lúc bấy giờ đã được Nam Cao khắc họa một cách ghệ thuật III. Mối quan hệ giữa các nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Sống mòn của Nam Cao. Trong mỗi tác phẩm của nhà văn, nhân vật là cốt lõi là hình thức cơ bản để nhà văn phản ánh khái quát thế giới nhân vật của mình. Thông qua việc sáng tạo nhân vật, nhà văn thể hiện nhận thức, quan niệm của mình về một kiểu người, một loại người, một vấn đề nào đó trong xã hội. Mỗi nhân vật trong từng tác phẩm đều khái quát lên những quy luật về cuộc sống của con người, thể hiện những hiểu biết, khát vọng, mong muốn. Thế giới nhân vật của mỗi nhà văn đều khái quát về xã hội hiện hành. Để làm rõ hơn mối quan hệ giữa các nhân vật, chúng ta cùng đi vào hoàn cảnh nhân vật trong Tắt đèn và Sống mòn để thấy được nhân vật của Nam Cao có gì giống và khác với nhân vật của Ngô Tất Tố. Trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, hoàn cảnh được làm nổi bật chủ yếu qua mối quan hệ giữa các nhân vật động và nhân vật tĩnh thì trong tác phẩm của Nam Cao lại thường là những mối quan hệ đồng đẳng bổ sung cho nhau. Trong tác phẩm Tắt đèn xung quanh nhân vật động là chị Dậu còn có hệ thống nhân tĩnh như: Anh Dậu, cái Tý, thằng Dần, cái Tiểu…Hay những bà lão hàng xóm, một người láng giềng của chị Dậu…Trong cái gia đình nông dân được xếp vào hạng “nghèo nhất nhì trong hạnh cùng đinh”. Anh Dậu không thể là chỗ dựa, cũng không thể là người che chở cho chị Dậu trước đoàn roi của bọn cường hào. Trái lại anh còn được chị che chở. Đọc tác phẩm người đọc không trách người đàn ông không đủ sức làm tròn bổn phận là trụ cột trong gia đình, mà chỉ thấy tình cảnh đáng thương của chị Dậu, tình cảnh “trăm dâu đổ đầu tằm”. Nhưng người đọc nhận thấy gia đình chị Dậu là gia đình nông dân nghèo khổ, không vì thế mà không hoà thuận yêu thương nhau,(điều này khác hẳn với tình cảnh của nhiều gia đình trí thức trong các tác phẩm của Nam Cao). Nhiều chi tiết, hình ảnh cảm động về tình vợ chồng, tình mẫu tử, tình chị em… Được Ngô Tất Tố tái hiện đã làm xúc động biết bao trái tim người đọc và nhiều người đã không cầm được nước mắt. Đến tác phẩm Sống mòn nhân vật trung tâm là Thứ xung quanh nhân vật trung tâm này là một số các nhân vật khác: San, Oanh, Đích, Mô, vợ chồng ông Học, vợ chồng anh kéo xe, vợ chồng người thuê nhà lá…. Tất cả đều nằm trong guồng quay của cơ chế sống mòn. Họ đã góp phần tô đậm thêm cái nền mù xám triền miên của xã hội (Sống mòn). Trong dòng chảy của cuộc đời, số phận những nhân vật ngày càng đen tối hơn, mỗi nhân vật trong (Sống mòn) là hiện thân của một kiểu sống mòn. Có kiểu sống mòn của Thứ và San, những giáo khổ trường tư: “Quần áo là, sơ mi trắng, thắt cà vạt, giầy tân thời… thế mà kỳ thực bụng chứa đầy rau muống luộc”, lúc nào cũng nghi kỵ, tính toán nhỏ nhen để ý nhau từng miếng ăn miếng uống. Có kiểu sống mòn của Oanh và Đích cặp tình nhân yêu nhau mà không thể sống gần nhau, thời gian dành cho sự tính toán nhỏ nhen, cãi vã… Khi trở về với nhau thì cũng là lúc một người chuẩn bị xuống mồ… Nói tới mối quan hệ giữa con người với con người trong thế giới nhân vật của Nam Cao chỉ thấy những định kiến, ghen ghét, nghi kị nhỏ nhen. Chính nhân vật Thứ (Sống mòn) đã có lần phải thừa nhận “chúng ta vẫn tự phụ không định kiến nhưng thực ra vẫn còn nhiều định kiến”. Vì cái không thể của những định kiến nhỏ nhen…Đã thúc đẩy quá trình tự ý thức của nhân vật góp phần tạo nên áp lực cho hoàn cảnh. Nếu như (Tắt đèn) áp lực hoàn cảnh được tạo nên bởi sự thống trị của bộ máy thống trị, với cơ chế trấn áp, bạo lực. Thì (Sống mòn) áp lực lại được tạo nên bởi nhiều yếu tố, nhưng áp lực lớn nhất là những định kiến, phong tục, lương tâm trong mỗi nhân vật. KẾT LUẬN Quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong văn xui hiện thực ngày càng phong phú, bao quát, sâu sắc. Nếu như Ngô Tất Tố hoàn cảnh chủ yếu được thể hiện ở những yếu tố khánh quan nằm ngoài nhân vật và được cảm nhận qua lăng kính của chính nhà văn. Thì đến Nam Cao, hoàn cảnh còn được thể hiện qua những yếu tố trong chính bản thân nhân vật, qua tất cả những âm thanh vang vọng của cuộc sống đời thường và được cảm nhận qua chính bản thân nhân vật. Sự tác động nghiệt nghã của hoàn cảnh đã không chỉ ảnh hưởng tới đời sống vật chất mà còn ảnh hưởng tới đời sống tinh thần của con người. Hoàn cảnh đã hiện lên và soi sáng trong đáy tâm hồn con người. Các nhà văn hiện thực đều ý thức về vai trò tác động của hoàn cảnh tới nhân cách con người. Đến Nam Cao ý thức đó càng trở nên đầy đủ và được thể hiện một cách nghệ thuật. Việc tìm hiểu các nhân vật dị dạng, xấu xí- tha hoá biến chất để thể hiện cái quan niệm nghệ thuật vì hoàn cảnh của Nam Cao. Giúp chúng ta hiểu thêm một phương diện thi pháp của trào lưu văn học trong giai đoạn 1930-1945. Thấy được vai trò của cá tính sáng tạo, phong cách của nhà văn, hiểu được những yếu tố làm phong phú đa dạng của văn học hiện thực. Từ đó thấy được đóng góp quan trọng của nhà văn vào kho tàng văn học trong thời kỳ 1930-1945 nói riêng và văn học dân tộc nói chung. Việc tìm hiểu các nhân vật xấu xí, dị dạng- tha hoá, biến chất được thể hiện trong quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của Nam Cao. Tôi muốn đưa một cái nhìn mới, một cách tiếp cận để làm phong phú thêm về quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nhà văn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docvan_hoc_6348.doc
Tài liệu liên quan