Đề tài Các phương án nhằm tăng hiệu quả trong công tác vận động doanh nghiệp UH ĐBMTLL tại địa bàn Hà Nội

Khi mà mọi người đang vui vẻ sống cuộc sống an lành thì ở miền Trung yêu dấu, những con đường đang quằn quại trong biển nước trắng ngợp, những nóc nhà ngoi lên giữa mênh mông nước lũ trong màu trời u ám.

Cơn lũ đến với miền Trung quá bất ngờ và cuốn đi quá nhiều. Thiệt hại về người, về của là rất lớn. Những con số mất mát không khỏi khiến ta chạnh lòng.

Cái nghèo cái đói vốn luôn rình rập giờ lại đeo bám con người miền Trung. Nhà cửa, tài sản có thể làm lại nhưng những mất mát tinh thần thì không biết bao giờ mới bù đắp được. Trước những ngày mưa lũ, nhiều đứa trẻ vẫn hồn nhiên cười nói cắp sách đến trường, những bữa cơm gia đình vẫn còn ấm và đầy đủ giọng nói, giọng cười, những cánh đồng vẫn còn xanh mát êm ả trước gió. Mưa lũ đã cuốn đi sự bình yên quá giản dị đó. Nhanh quá! Bất ngờ quá! Mới hôm qua vẫn còn đó, mà giờ đây có những người mẹ quay quắt vì mất con, những người vợ mất chồng, những đứa trẻ mãi mãi thiếu đi hơi ấm người mẹ, người cha. Trên đôi vai vốn quen vất vả của người dân miền Trung giờ lại chất thêm gánh nặng không nhà không cửa, là bao nhọc nhằn vất vả để ổn định cuộc sống, là bao nhiêu nỗi lo cánh cánh bên lòng: sách vở cho con đến trường, giống má cho vụ mùa tới, thuốc men để phòng dịch bệnh.

Miền Trung là "khúc ruột”, “khúc ruột” ấy đã gánh hộ đất nước những thiệt thòi trong những cơn đau dài triền miên, dai dẳng. Lúc này là lúc miền Trung cần hơn hết những tấm lòng, là lúc truyền thống tương thân tương ái của đất nước ta cần biểu hiện nhất. Con người vốn dĩ quá nhỏ bé trước thiên nhiên, trước thiên tai nhưng với tầm lòng lớn của mình, người Việt Nam luôn biết dìu nhau dậy sau mỗi lần hoạn nạn, biết nhịn đi một phần để nhường cho những người khó khăn hơn, biết cầm lấy cánh tay mà san sẻ hơi ấm tình thương, biết nhìn mắt nhau mà truyền đi niềm khích lệ.

Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, toàn xã hội đã góp phần nào giúp đỡ đồng bào miền Trung bằng việc ủng hộ số ít tiền của vật chất của mình. Và phải kể đến ở đây là các doanh nghiệp trong nước đã có những đóng góp không nhỏ trong công tác ủng hộ đồng bào miền Trung lũ lụt (UH ĐBMTLL). Tuy nhiên công tác vận động doanh nghiệp UH ĐBMTLL vẫn còn một số vướng mắc khiến cho công tác này chưa thực sự hiệu quả.

Tổ chức chúng tôi - “trái tim Việt Nam” là tổ chức phi chính phủ tập hợp những sinh viên có sức trẻ và lòng nhiệt huyết muốn cống hiến cho xã hội đã ngồi lại với nhau để giải quyết vấn đề trên. Đề tài của chúng tôi mang tên: “Các phương án nhằm tăng hiệu quả trong công tác vận động doanh nghiệp UH ĐBMTLL tại địa bàn Hà Nội”.

 

doc21 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 942 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Các phương án nhằm tăng hiệu quả trong công tác vận động doanh nghiệp UH ĐBMTLL tại địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Khi mà mọi người đang vui vẻ sống cuộc sống an lành thì ở miền Trung yêu dấu, những con đường đang quằn quại trong biển nước trắng ngợp, những nóc nhà ngoi lên giữa mênh mông nước lũ trong màu trời u ám. Cơn lũ đến với miền Trung quá bất ngờ và cuốn đi quá nhiều. Thiệt hại về người, về của là rất lớn. Những con số mất mát không khỏi khiến ta chạnh lòng. Cái nghèo cái đói vốn luôn rình rập giờ lại đeo bám con người miền Trung. Nhà cửa, tài sản có thể làm lại nhưng những mất mát tinh thần thì không biết bao giờ mới bù đắp được. Trước những ngày mưa lũ, nhiều đứa trẻ vẫn hồn nhiên cười nói cắp sách đến trường, những bữa cơm gia đình vẫn còn ấm và đầy đủ giọng nói, giọng cười, những cánh đồng vẫn còn xanh mát êm ả trước gió. Mưa lũ đã cuốn đi sự bình yên quá giản dị đó. Nhanh quá! Bất ngờ quá! Mới hôm qua vẫn còn đó, mà giờ đây có những người mẹ quay quắt vì mất con, những người vợ mất chồng, những đứa trẻ mãi mãi thiếu đi hơi ấm người mẹ, người cha. Trên đôi vai vốn quen vất vả của người dân miền Trung giờ lại chất thêm gánh nặng không nhà không cửa, là bao nhọc nhằn vất vả để ổn định cuộc sống, là bao nhiêu nỗi lo cánh cánh bên lòng: sách vở cho con đến trường, giống má cho vụ mùa tới, thuốc men để phòng dịch bệnh... Miền Trung là "khúc ruột”, “khúc ruột” ấy đã gánh hộ đất nước những thiệt thòi trong những cơn đau dài triền miên, dai dẳng. Lúc này là lúc miền Trung cần hơn hết những tấm lòng, là lúc truyền thống tương thân tương ái của đất nước ta cần biểu hiện nhất. Con người vốn dĩ quá nhỏ bé trước thiên nhiên, trước thiên tai nhưng với tầm lòng lớn của mình, người Việt Nam luôn biết dìu nhau dậy sau mỗi lần hoạn nạn, biết nhịn đi một phần để nhường cho những người khó khăn hơn, biết cầm lấy cánh tay mà san sẻ hơi ấm tình thương, biết nhìn mắt nhau mà truyền đi niềm khích lệ. Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, toàn xã hội đã góp phần nào giúp đỡ đồng bào miền Trung bằng việc ủng hộ số ít tiền của vật chất của mình. Và phải kể đến ở đây là các doanh nghiệp trong nước đã có những đóng góp không nhỏ trong công tác ủng hộ đồng bào miền Trung lũ lụt (UH ĐBMTLL). Tuy nhiên công tác vận động doanh nghiệp UH ĐBMTLL vẫn còn một số vướng mắc khiến cho công tác này chưa thực sự hiệu quả. Tổ chức chúng tôi - “trái tim Việt Nam” là tổ chức phi chính phủ tập hợp những sinh viên có sức trẻ và lòng nhiệt huyết muốn cống hiến cho xã hội đã ngồi lại với nhau để giải quyết vấn đề trên. Đề tài của chúng tôi mang tên: “Các phương án nhằm tăng hiệu quả trong công tác vận động doanh nghiệp UH ĐBMTLL tại địa bàn Hà Nội”. Khung cảnh lũ lụt miền Trung Hãy cứu lấy chúng tôi ! Nước mắt của tương lai đất nước ! I. Nghiên cứu và phân tích môi trường: 1. Nghiên cứu thông tin thứ cấp 1.1. Thực trạng lũ lụt tại miền Trung Nhìn chung năm nào thiên tai lũ lụt cũng xảy ra ở miền Trung, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của cải của nhân dân và làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của cộng đồng. Theo số liệu thống kê của Văn phòng Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư, năm 1999 là năm lũ lụt nghiêm trọng nhất ở các tỉnh miền trung trong mấy chục năm qua. Cũng là năm thiệt hại về người lớn nhất với gần 500 người chết và mất tích. Thống kê mới nhất của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết, trận lũ ở miền Trung vừa qua đã làm: 66 người chết, 19 người mất tích, 114 người bị thương; hơn 400 ngôi nhà bị ngập, đổ trôi và hư hỏng; 3.186 ha lúa và 17.227 ha hoa màu bị ngập úng, gây thiệt hại 44.800 tấn lương thực, thóc giống. Cùng với đó là nhiều công trình thủy lợi, giao thông bị sạt lở và bồi lấp. Ước tính thiệt hại về vật chất lên tới gần 3.190 tỷ đồng  1.2. Thực trạng UH ĐBMTLL của doanh nghiệp Trong nhưng năm gần đây các chương trình ủng hộ từ thiện nói chung và các chương trình ủng hộ đồng bào lũ lụt miền trung nói riêng rất được coi trọng và đẩy mạnh. Và có ngày càng nhiều đối tượng tham gia đóng góp từ thiện như các việt kiều, người dân bình thường và các doanh nghiệp(lớn, vừa và nhỏ). Số lượng và chất lượng đóng góp vì người dân miền trung lũ lụt ngày càng tăng, tuy nhiên trong đó vấn có nhiều vấn đề tiêu cực đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của các chương trình, tổ chức làm từ thiện cũng như là những định kiến không tốt của các đối tượng đã, đang và chưa tham gia từ thiện đối với các tổ chức làm từ thiện hiện nay. Trong đợt vận động vì miền trung lũ lụt trong đợt lũ năm 2010 đã có rất nhiều vấn đề tiêu cực xảy ra: Vụ sai phạm của hội chữ thập đỏ ở Nghệ An khi sử dụng các vật dụng được quyên góp từ thiện để bán và sử dụng sai mục đích. Số tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt bằng cách nhắn tin điện thoại qua cổng nhận đạo quốc gia 140x (các đầu số từ 1400 – 1409) đã bị cắt xén 1 nửa cho các nhà mạng. Và các nhà mạng còn sử dụng các đầu số này cho mục đích kinh doanh, quảng cáo. Số tiền người dân ủng hộ đồng bào miền Trung chỉ còn một nữa. Chất lượng của các hiện vât được quyên góp còn kém và chưa đúng người, đúng của, đúng thời điểm khi mà những vùng lũ đang cần đói thì lại được chuyển rất nhiều các đồ dùng cũng như quần áo và ngược lại. Và những công tác khắc phục sau khi lũ xảy ra cũng chưa được chú trọng như mua sách vở, thuốc men… 2. Nghiên cứu thông tin sơ cấp Phân tích dựa trên phỏng vấn sâu bán cấu trúc Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2 DN trên địa bàn HN Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC Nhân viên kế toán: Hoàng Bích Thảo Công ty TNHH Quang Sáng Phó Giám đốc: Nguyễn Đình Hưng Một số kết luận của chúng tôi về cuộc nghiên cứu: - Công ty lớn như VTC họ đã tự tổ chức các chương trình vận động UH ĐBMTLL. + Bộ phận công đoàn,đoàn thanh niên của công ty tự đứng ra tổ chức kêu gọi tất cả các nhân viên của công ty đóng góp tối thiểu 1 ngày lương, quần áo cũ, các vật dụng hữu ích. Sau đó tổ chức công đoàn của công ty sẽ tự lên kế hoạch về nhân sự cũng như vận tải để tham gia trực tiếp phân phát tiền cũng như các hiện vật quyên góp được đến tận tay người dân gặp nạn. + VTC còn tổ chức các chương trình, sự kiện truyền thông trên tivi, trang web của công ty để kêu gọi mọi người ủng hộ đồng bào miền trung đang gặp khó khăn. Điển hình như chương trình “nhịp cầu nhân ái” trên truyền hình do VTC kết hợp với hội chữ thập đỏ Việt Nam, tập đoàn VNPT. Chương trình kéo dài từ đầu tháng 10 đến hết ngày 17/11 : chiến dịch "Tháng nhắn tin ủng hộ đồng bào lũ lụt qua Cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1405" . Qua đó tất cả các số tiền nhận được sẽ được hội chữ thập đỏ dùng để khắc phục khó khăn cho người dân gặp nạn. + Cùng với đó, công đoàn VTC đã thành lập Quỹ nghĩa tình VTC, bước đầu đã thu được trên 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, công đoàn Tổng Công ty cũng đã kịp thời phát động CBCNV ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt và Quỹ người nghèo của UBMTTQ thành phố Hà Nội với số tiền trên 200 triệu đồng; hỗ trợ trực tiếp cho 38 CBCNV tại Tổng công ty có thân nhân gia đình tại hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình bị thiệt hại trong đợt lũ lụt vừa qua mỗi gia đình 3 triệu đồng để kịp thời động viên chia sẻ những khó khăn của anh chị em. - Công ty nhỏ như Quang Sáng thì Ban quản trị chỉ kêu gọi anh, chị em trong công ty ủng hộ bằng cách tập hợp tiền ủng hộ cho trưởng phòng kế toán rồi từ đó gửi số tiền đó theo cách hướng dẫn như truyền hình. Điều này dẫn tới việc tùy tâm của nhân viên và đặc biệt ban quản trị là người mang tính định hướng cho công tác ủng hộ khi mà các nhân viên khác tùy theo ban quản trị ủng hộ bao nhiêu mà mình đưa ra mức tiền ủng hộ. - Mong muốn qua việc ủng hộ của họ đều có điểm chung là cảm thấy vui khi được góp phần nào vào việc giúp đỡ đồng bảo miền Trung đang gặp khó khăn. Ngoài ra công ty lớn như VTC thì họ có mong muốn quảng bá thương hiệu của mình cao hơn nhiều so với công ty nhỏ như Quang Sáng. - Họ đều cảm thấy không tin tưởng các chương trình vận động ủng hộ hiện nay. Họ sợ rằng số tiền của, vật chất ủng hộ của mình không đến được đúng người, đúng của, đúng thời gian được. - Họ đều cảm thấy các chương trình ủng hộ hiện tại chưa thực sự thu hút và chưa mang lại được sự tiện lợi cho họ. 3. Phân tích tình hình và môi trường Kinh tế và thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao nên vấn đề làm từ thiện trong 1 vài năm gần đây đã được quan tâm nhiều hơn. Hiện nay có rất nhiều tổ chức tham gia làm từ thiện về miền Trung lũ lụt, điển hình là hội chữ thập đỏ,đoàn thanh niên cộng sản VN, các tổ chức phi chinh phủ, các tổ chức công đoàn của các tập đoàn, công ty lớn. Xã hội cũng như nhà nước rất quan tâm đến vấn đề này. Nhà nước tạo nhiều điều kiên cho các tổ chức làm từ thiện cũng như các DN làm tư thiện như là miễn, giảm thuế, ưu đãi đầu tư… Các tổ chức làm từ thiện có thể dễ dàng hợp tác với các báo, đài truyền hình các bộ máy, tổ chức chính trị trên địa bàn HN cũng như ở các vùng chịu thiên tai lũ lụt ở miền trung. Các hình thức vận động doanh nghiệp UH ĐBMTLL gồm: UH thông qua các chương trình truyền hình trực tiếp; UH thông qua các tổ chức từ thiện hay các tổ chức phi chính phủ; UH bằng cách doanh nghiệp tự tổ chức các chương trình hay kết hợp các hình thức trên với nhau. II. Phân đoạn và lựa chọn công chúng mục tiêu 1. Công chúng mục tiêu Tiêu thức phân đoạn được chúng tôi lựa chọn là: theo quy mô, hành vi và địa lý. - Theo quy mô: Doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa & nhỏ. - Theo hành vi: Doanh nghiệp đã từng ủng hộ và doanh nghiệp chưa ủng hộ. - Theo địa lý: Doanh nghiệp tại các thành phố trực thuộc TW và các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành khác trong nước. Qua cách phân đoạn trên, chúng tôi đã lựa chọn công chúng mục tiêu cho mình là “các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa UH ĐBMTLL tại Hà Nội”. Chúng tôi chọn công chúng mục tiêu này bởi vì: - Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội chúng tôi sẽ dễ tiếp cận với họ hơn các doanh nghiệp lớn. Mặt khác các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu hết lựa chọn cách thức ủng hộ là thông qua các tổ chức từ thiện hay các tổ chức phi chính phủ. - Và số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa UH ĐBMTLL tại Hà Nội cũng rất nhiều nên có tiềm năng vận động ủng hộ cao. Các công chúng ảnh hưởng đến công chúng mục tiêu gồm: - Nhà nước: Các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia làm từ thiện như miễn giảm thuế, ưu đãi đầu tư… - Khách hàng( của công chúng mục tiêu): Họ rất quan tâm tới các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội cao và những doanh nghiệp này chiếm được cảm tình rất lớn từ họ. Những phanh hãm tác động đến công chúng mục tiêu UH ĐBMTLL: - Phanh hãm chủ quan: Nghi ngờ về các chương trình UH không đến được đúng người, đúng của, đúng thời gian. Mất thời gian tìm hiểu cũng như tham gia ủng hộ. Mất tiền của, vật chất khi tham gia ủng hộ. Chưa đủ nguồn lực để tự tổ chức chương trình ủng hộ. - Phanh hãm khách quan: Các chương trình hiện tại chưa tạo được sự hấp dẫn, tin tưởng và sự tiện lợi cho công chúng mục tiêu. Những động cơ tác động đến công chúng mục tiêu UH ĐBMTLL: - Thỏa mãn nhu cầu làm từ thiện theo tinh thần “tương thân tương ái” của người Việt Nam. - Có cơ hội quảng bá thương hiệu cũng như gây dựng uy tín doanh nghiệp. III. Xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược 1. Xác định mục tiêu Mục đích của chương trình này nhằm tăng hiệu quả trong công tác vận động doanh nghiệp UH ĐBMTLL tại địa bàn Hà Nội. Thời gian thực hiện chúng tôi dự tính của chương trình này là 5 năm (2011-2015) với những mục tiêu cụ thể: - Thay đổi suy nghĩ tiêu cực của DN về các chương trình UH ĐBMTLL của các tổ chức làm từ thiện. - Tăng số lượng DN tham gia từ thiện lên 25%, cũng như chất lượng của DN khi tham gia từ thiện(số lượng tiền của, vật chất ủng hộ kịp thời). 2. Xây dựng chiến lược 2.1. Sản phẩm Chúng tôi muốn công chúng mục tiêu thay đổi thái độ dẫn đến sự thay đổi hành vi đối với các chương trình UH ĐBMTLL của các tổ chức làm từ thiện. Từ đó giúp họ vượt qua được những rào cản để làm từ thiện. Sản phẩm bổ sung có liên quan là các tờ rơi, áp phich, băng rôn quảng cáo, các chương trình tuyên truyền trên báo chí, đài truyền hình, các cổng thông tin trực tuyến, tài khoản ngân hàng, cổng nhắn tin... 2.2. Giá Giá của sản phẩm chính là chi phí cơ hội của việc chấp nhận hay không chấp nhận hành vi mới. Để công chúng mục tiêu đón nhận sản phẩm chúng tôi sẽ chỉ rõ những lợi ích mà công chúng mục tiêu nhận được sẽ lớn hơn rất nhiều so với chi phí mà họ bỏ ra. Rào cản lớn nhất mà chương trình phải đối mặt chính là thái độ nghi ngờ, không tin tưởng dẫn đến sự thờ ơ của công chúng mục tiêu. Để xóa đi rào cản này thì chương trình sẽ được thực hiện dựa trên những mong muốn và nhu cầu của công chúng thông qua những lợi ích mà sản phẩm mang lại. 2.3. Phân phối: Hệ thống phân phối được bố trí ở những nơi công chúng mục tiêu làm việc. Chúng ta chủ động tiếp cận với công chúng mục tiêu, cung cấp dịch vụ tư vấn thông qua các cổng thông tin trực tuyến… 2.4. Truyền thông: Phương tiện truyền thông được sử dụng là các hình thức tuyên truyền qua truyền hình, báo chí hay các sự kiện với thông điệp dễ hiểu và gần gũi. Đồng thơi thông qua các trang web mà công chúng yêu thích sẽ đăng quảng cáo về nội dung chương trình để thu hút sự tham gia. Các tranh ảnh, tiểu phẩm, ca khúc, phóng sự về lũ lụt xuất hiện trên các kênh truyền thông của báo đài…nên đưa ra các mảng màu của cuộc sống của DDBMTLL. 2.5. công chúng: - Công chúng mục tiêu : các DN vừa và nhỏ - Công chúng ảnh hưởng: + Nhà nước + Khách hàng của công chúng mục tiêu - Các cơ quan truyền thông - Các tổ chức có liên quan : ngân hàng, công ty viễn thông 2.6. Đối tác: - Chương trình sẽ hợp tác với các cấp, sở lãnh đạo ở địa phương ở miền Trung thường có bão lũ đi qua: Hà Tĩnh, Nghệ An, Huế,…để có thể lấy được nhiều thông tin,tình hình về con người, cơ sở vật chất,… của vùng đang bị nạn để có thể tổ chức hổ trợ, ứng cứu kịp thời và hiệu quả. - Chương trình sẽ hợp tác với các đài truyền hình: vtc, vtv, Hà Nội các tờ báo có uy tín đối với các DN như vneconomy.vn; xaydungvietnam.vn; vietnamnet.vn… để truyền thông tốt tới công chúng mục tiêu. - Chương trinh còn hợp tác với các tổ chức khác như VNPT, Viettel, Mobifone để thành lập những cổng nhắn tin ủng hộ trực tuyến nhằm giúp các DN có điều kiện ủng hộ dễ dàng và thuận tiện hơn. 2.7. Chính sách công: - Hỗ trợ chính sách từ nhà nước: Hiện nay vấn đề từ thiện được nhà nước rất quan tâm và ủng hộ. Nhà nước có rất nhiều chính sách để kêu gọi và hỗ trợ các DN khi tham gia đóng góp từ thiện. Khi những DN tham gia đóng góp từ thiện thì họ sẽ nhân dược những chính sách thông thoáng hơn từ chính phủ như giảm thuế, ưu đãi đầu tư… - Hỗ trợ từ chính sách của chính quyền địa phương: Tạo điều kiện cho các chương trình của hội hoạt động tốt nhất: như địa điểm dán các pano, áp phích, băng rôn, biểu ngữ để tuyên truyền. Hỗ trợ tuyên truyền trên loa đài phát thanh của địa phương… 2.8. Tài chính: - Lấy từ nguồn nội bộ của tổ chức. - Mời tài trợ từ một số đối tác là các DN, các "Mạnh Thường Quân"... IV. Triển khai 1. Sản phẩm Sản phẩm chính: từ việc thay đổi thái độ dẫn đến sự thay đổi hành vi đối với các chương trình UH ĐBMTLL của các tổ chức làm từ thiện. Giúp công chúng hiểu được ý nghĩa và mục đích của chương trình. Từ đó giúp họ có sự tin tưởng và yên tâm khi UH ĐBMTLL. Để thực hiện mục tiêu trên chúng tôi đưa ra các sản phẩm bổ trợ giúp cho việc hoàn thiện sản phẩm chính với những sản phẩm được cụ thể hóa trong chương trình hành động như: - Chương trình tìm hiểu và trao đổi thông qua cổng thông tin trực tuyến go.vn giúp cho các DN dễ dàng tìm hiểu và trao đổi thông tin về chương trình UHDDBMTLL. - Chương trình truyền hình trực tiếp về việc UHDDBMTLL ngay tại vùng lũ để công chúng mục tiêu cũng như công chúng ảnh hưởng có thể cảm nhận và tin tưởng vào chương trình. Khi những hình ảnh về các vật phẩm quyên góp cũng như tiền bạc được san sẻ đến tận tay người dân gặp nạn một cách nhanh chóng, hợp lý, đúng người, đúng của. - Đường dây nóng liên lạc khi có khó khăn về việc tìm hiểu thông tin cũng như trong việc ủng hộ. - Thiết lập các cách thức ủng hộ qua cổng nhắn tin ủng hộ qua tổng đài 140X, hoặc chuyển khoản thông qua tài khoản ngân hàng của chương trình. - Thực hiện các chương trình ca nhạc, bán đấu giá để các DN tham gia gây quỹ từ thiện. 2. Giá Chúng tôi sẽ đưa ra hai loại chi phí mà công chúng mục tiêu phải "chi trả" khi chấp nhận và không chấp nhận sản phẩm mới. Đồng thời với đó là lợi ích mà công chúng mục tiêu nhận được. Trao đổi khi chấp nhận hành vi mới Bạn chấp nhận ( Chi phí CCMT phải chi trả) Bạn được ( Lợi ích mang lại) - Mất một chút thời gian và công sức - Mất tiền của,vật chất khi tham gia UHĐBMTLL - Thỏa mãn nhu cầu làm từ thiện - Sự an tâm khi làm từ thiện - Sự thanh thản trong tâm hồn - Giúp đỡ cộng đồng, thực hiện trách nhiệm xã hội. - Có cơ hội được quảng bá, gây dựng uy tín DN. Trao đổi khi họ không chấp nhận hành vi Bạn mất Bạn được - Mất thời gian tìm hiểu nhưng không đạt được thỏa mãn. - Tinh thần không thoải mái. - Trái với đạo lí ‎‎của người Việt Nam giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn. - Không hoàn thành được trách nhiệm xã hội của DN. - Mất cơ hội quảng cáo,gây dựng uy tín cho DN. - Mất cơ hôi để có được những chính sách ưu đãi từ nhà nước. - Tiết kiệm được tiền của, vật chất. Như vậy qua bảng chi phí trên, rõ ràng để chấp nhận sản phẩm thì công chúng mục tiêu phải chi trả rất ít so với những lợi ích nhận được. Ngược lại nếu không chấp nhận sản phẩm thì công chúng mục tiêu phải đánh đổi rất nhiều lợi ích chỉ để tiết kiệm được ít tiền của, vật chất. 3. Phân phối Muốn mang sản phẩm đến người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất thì luôn cần có một hệ thống phân phối phù hợp. Đầu tiên quan trọng nhất là tạo ra được sự tiếp nhận thông tin, sự quan tâm và thay đổi hành vi theo mục đích của các sản phẩm. Phân phối qua các kênh truyền hình, đài tiếng nói Việt Nam, quận, phường, khối nơi công chúng mục tiêu làm việc… Bố trí các băng rôn, áp phích, pano dọc theo các tuyến đường, các địa điểm công cộng như: công viên, bảng tin…Nội dung cần phong phú và phù hợp gây được sự chú ý, để lại ấn tượng. Cung cấp dịch vụ tư vấn thông qua cổng thông tin trực tuyến go.vn hay đường dây nóng. 4. Truyền thông Truyền thông là công cụ rất quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục ý thức, tiếp nhận và thay đổi hành vi. Đối với đề tài này thì truyền thông có một ý nghĩa chiến lược nhằm tạo ra cho công chúng có thái độ tích cực hơn với các chương trình vận động UH ĐBMTL. Thông điệp “đúng người, đúng của, đúng thời gian” mà chúng tôi sử dụng muốn nhấn mạnh sự uy tín và tính hiệu quả các chương trình của chúng tôi. Các công cụ truyền thông được sử dụng gồm: quảng cáo và quan hệ công chúng. Cách thức và hình thức truyền tải thông điệp truyền thông: Quảng cáo trên các tờ báo như: vneconomy.vn; xaydungvietnam.com; vietnamnet.vn; tiếp thị và gia đình… Quảng cáo trên truyền hình như: infoTV, VTV1, VTV3, Hanoi1, Hanoi2 và đài truyền hình Nghệ An (NTV)… Quan hệ công chúng: Tuyên truyền qua chương trình phát thanh hằng ngày của các tổ dân phố khu vực có các DN vừa và nhỏ trên HN trong vòng 3 tuần từ khi bắt đầu phát động UH ĐBMTLL. Mỗi bản tin trong vòng 10 - 15 phút vào buổi sáng và buổi chiều hằng ngày nhằm tác động vào nhận thức của công chúng. Chụp các bức ảnh để đưa tin, sáng tác những ca khúc về lũ lụt hay phối hợp với VTV1 để quay phóng sự tại nơi xảy ra lũ lụt để đưa những mảng màu cuộc sống mà đồng bào miền Trung đang trải qua đến gần hơn với công chúng qua đó cũng tác động vào nhận thức của họ. 5. Công chúng Trước tiên là công chúng mục tiêu, công chúng mục tiêu của chúng tôi là các DN vừa và nhỏ. Đây là đối tượng mà chúng ta cần hướng tới, mục tiêu của chúng ta là làm thay đổi hành vi của họ, cần sự ủng hộ và tham gia tích cực của họ. Tiếp đó là công chúng ảnh hưởng là nhà nước và đối tượng là những khách hàng (của các DN). Đặc biệt là đối tượng là những khách hàng, chúng ta cần khuyến khích nhưng khách hàng này mua hàng của những DN có trách nhiệm xã hội cao (như là thường xuyên ủng hộ từ thiện). Các cơ quan truyền thông, chính quyền, tổ chức có liên quan như các tổ chức chính quyền địa phương vùng thiên tai, đài truyền hình, báo đài…mà chúng tôi đã trình bày cụ thể ở các phần phân phối, truyền thông, chính sách công. Những tổ chức này sẽ là nhà hợp tác tích cực cho chương trình của chúng tôi. 6. Đối tác Để nâng cao hiệu quả chương trình marketing xã hội này chúng ta cần phải hợp tác với các tổ chức sau: - Các tổ chức xã hội: Quỹ phát triển các quỹ cộng đồng toàn cầu – Global Fund For Community Foundations (GFCF) đây là quỹ muốn tăng năng lực và thúc đẩy những cơ quan hoạt động từ thiện địa phương trên khắp thế giới để các cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn. Chúng ta có thể hợp tác với quỹ Unicef để có thể giúp đỡ tốt hơn cho các em nhi đồng vượt qua cơn thiên tai bão lũ, nhanh chóng trở lại với nhịp sống thường. Phối hợp với Hội chữ thập đỏ để có thể tuyên truyền cũng như ủng hộ trực tiếp đến người dân gặp nạn 1 cách nhanh chóng và đầy đủ hơn. Các tổ chức chính trị, tổ chức nhà nước: chúng ta sẽ phối hợp với các tổ chức chính quyền địa phương, mặt trận tổ quốc Việt Nam để có thể lấy được nhiều thông tin, tình hình về con người, cơ sở vật chất…của vùng đang bị nạn để có thể tổ chức hổ trợ, ứng cứu kịp thời và hiệu quả. - Các công ty: các công ty thường ủng hộ đồng bào miền trung lũ lụt như tập đoàn Petrolimex, tập đoàn Hòa Phát. - Báo chí: chúng ta sẽ hợp tác với các tờ báo có uy tín như vneconomy.vn; xaydungvietnam.com; vietnamnet.vn; tiếp thị và gia đình… - Truyền hình : chương trình sẽ hợp tác với các đài truyền hình như vtc, vtv, Hà Nội và các đài truyền hình của địa phương bị thiên tai như đài Nghệ An, Hà Tĩnh… 7. Chính sách công Việt Nam, đã có một số các biện pháp được giới thiệu nhằm thử và khuyến khích thực tiễn hoạt động từ thiện doang nghiệp. Chính phủ Việt Nam khen ngợi các công ty hỗ trợ địa phương và các cơ quan, các phương tiện truyền thông địa phương cũng thường nêu gương những hoạt động từ thiện của doanh nghiệp. Chính sách thuế là một lĩnh vực đại có những thay đổi để hỗ trợ những nhà làm từ thiện doanh nghiệp. Trước khi Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp (TTNDN) có hiệu lực vào tháng 1 năm 2009, các doanh nghiệp chỉ có thể khấu trừ những đóng góp từ thiện vào mục “giáo dục công chuyên biệt và các dự án dạy nghề” ở Việt Nam mới như sau. Tuynhiên, Luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp sửa đổi đã đưa vào những lợi ích cho các công ty có hoạt động từ thiện: • Thu nhập được miễn giảm thuế gồm nguồn ngân quỹ dành cho giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và các hoạt động xã hội khácở Việt Nam. • Các khoản chi phí được khấu trừ – Khi xác định phần thu nhập chịu thuế, LuậtTTNDN qui định rằng “các khoản chi hỗ trợ tài chính cho giáo dục, chăm sóc y tế, khắc phục hậu quả từ thiên tai và khoản chi hỗ trợ xây dựng nhà tình thương cho người nghèo”, là những khoản chi phí được khấu trừ. Điều này được giải thích rõ hơn, thông qua các hướng dẫn thi hành, bao gồm những khoản chi được khấu trừ như sau: Các khoản cho/ tặng bằng tiền mặt hay hiện vật được chi trả trực tiếp cho cánhân đối tượng được nhận, hoặc thông qua đơn vị tổ chức được phép, nhằmkhắc phục hậu quả thiên tai. Các khoản đóng góp xây nhà tình nghĩa cho người nghèo được trả bằng tiềnmặt hay hiện vật trực tiếp cho cá nhân đối tượng được nhận, hay thông qua mộtđơn vị, tổ chức được phép. Ngoài ra khi tham gia đóng góp từ thiện thì các DN còn được hưởng các chính sách về ưu đãi đầu tư,thông thoáng về chính sách… Hỗ trợ từ chính sách của chính quyền địa phuơng: tạo điều kiên cho các chương trình của hội hoạt động tốt nhất như địa điểm dán các pano áp phích, băng rôn, biểu ngữ để tuyên truyền. Hỗ trợ tuyên truyền trên loa đài phát thanh của địa phương… 8. Tài chính Ngân sách tổ chức chúng tôi với vốn ban đầu là 100 triệu. Số vốn này chỉ đủ chi phí đi lại và tạo mối quan hệ với các đối tác liên quan. Ngoài ra tiền in ấn công cụ truyền thông, thuê không gian mạng, truyền hình, phát thanh…chúng tôi hướng tới mời tài trợ. Với đặc điểm chương trình từ thiện, có tính chất xã hội cao và đưa ra được những quyền lợi lớn dành cho nhà tài trợ thì chúng tôi sẽ cố gắng hết sức mình để mọi chi phí liên quan đều hướng tới mời tài trợ. Quyền lợi của các nhà tài trợ cho các chương trình của chúng tôi ngoài việc được quảng bá thương hiệu thông qua các công cụ truyền thông thì việc tài trợ cho các chương trình từ thiện như thế này còn mang các trách nhiệm xã hội rất cao, được nhiều công chúng biết tới thông qua những kênh truyền hình, phát thanh. Với những quyền lợi trên, tôi chắc rằng mọi công ty hay các tổ chức có khả năng đều có nhu cầu được tài trợ cho chương trình của chúng tôi vì như thế vừa thỏa mãn nhu cầu làm từ thiện cũng như nhu cầu quảng bá thương hiệu của họ. V. Đánh Giá Chương trình tổng thể sẽ được tiến hành tại tất cả các quận, huyện của Thủ Đô Hà Nội, được đánh giá hàng năm và tổng thể sau 5 năm thực hiện. - Các chỉ tiêu đánh giá: + Số lượng DN tham gia UH ĐBMTLL thông qua chương trình của tổ chức. + Thời gian mà các DN tham gia UH ĐBMTLL. + Chất lượng của DN khi tham gia UH ĐBMTLL: lượng tiền, chất lượng và độ cần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112454.doc
Tài liệu liên quan