Đề tài Cách mạng Pháp

Đêm 20 tháng 6năm 1791, Hoàng gia vội vã rờibỏTuileries. Tuy vậy, vì quá tự

tin dẫn đến khinh suất, ngay trong ngày hôm sau vua Louis đã đểlộsơ hởvà bị

phát hiện và bắt giữtại Varennes(tại phân khu Meuse). Chiều ngày 21 tháng 6,

vua bịđưa vềParis trong sựcanh giữcẩn mật của Quốc hội.

Pétion, Latour-Maubourgvà Antoine Pierre Joseph Marie Barnave, đại diện cho

Quốc hội, đã tiếp kiến Hoàng gia tại Épernayvà cùng đi với họ. Kểtừlúc này,

Barnave trởthành cốvấn và người ủng hộHoàng gia.

Khi họđến Paris, quần chúng nhân dân đã im hơi lặng tiếng. Quốc hội lâm thời đã

tước quyền lực của vua Louis. Vua và hoàng hậu Marie Antoinettebịgiam giữ

dưới sựcanh phòng nghiêm ngặt.

pdf27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Cách mạng Pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háp. Vô hình trung bản tuyên bố này càng đẩy vua Louis vào tình thế hiểm nghèo. Người Pháp thì chẳng hề để ý đến, còn những lời đe dọa dùng vũ lực trên chỉ đơn thuần là chiến sự ở ngoài vùng biên giới. Ngay từ trước chuyến đi ở Varennes, các thành viên của Quốc hội Lập hiến đã quyết định quyền lập pháp sẽ do Quốc hội mới (Quốc hội lập pháp) tiếp tục. Giờ đây Quốc hội (Quốc hội Lập hiến) thu thập và chọn lựa nhiều điều luật khác nhau trong Hiến pháp mà trước đây họ đã thông qua để viết thành một bản Hiến pháp mới, cho thấy sự dũng cảm đáng nể khi không lợi dụng cơ hội này để lại một số điều quan trọng, rồi trình nó lên cho vua Louis XVI vừa được trao trả ngôi vị. Nhà vua chấp nhận Hiến pháp và viết rằng "Trẫm cam kết sẽ duy trì Hiến pháp này tại Tổ quốc, bảo vệ nó khỏi mọi sự công kích từ nước ngoài, và phê chuẩn thực thi Hiến pháp này bằng mọi cách mà ta tùy ý sử dụng". Nhà vua đã có một buổi diễn thuyết trước Quốc hội và nhận được những tràng pháo tay nhiệt tình từ khán giả và các thành viên trong Quốc hội. Quốc hội tuyên bố chấm dứt nhiệm kỳ vào ngày 29 tháng 9 năm 1791. Mignet đã viết, "Hiến pháp năm 1791... là công trình của giai cấp tư sản và sau đó trở thành giai cấp có quyền lực nhất; bởi vì, theo lẽ thường, thế lực chiếm ưu thế hơn bao giờ cũng giành được quyền kiểm soát trong thể chế... Trong bản Hiến pháp này, con người là nguồn gốc của mọi quyền lực, nhưng nó đã không được sử dụng". [3] [ ] Quốc hội lập pháp và sự sụp đổ của nền Quân chủ Xem chi tiết về sự kiện ngày 11 tháng 10 năm 1791 – ngày 19 tháng 9 năm 1792, xem bài chính Quốc hội lập pháp và sự sụp đổ của nền Quân chủ ở Pháp. [ ] Quốc hội Với Hiến pháp 1791, nước Pháp vẫn theo chế độ Quân chủ lập hiến. Nhà vua phải chia sẻ quyền lực với Quốc hội được bầu ra, nhưng nhà vua vẫn được sử dụng quyền phủ quyết và quyền lựa chọn bộ trưởng. Quốc hội mới họp phiên đầu tiên vào ngày 1 tháng 10 năm 1791 và bắt đầu tan rã, lộn xộn trong vòng không đến một năm sau đó. Theo nhận xét của Britanica 1911: "Quốc hội đã thất bại trong nỗ lực cầm quyền, để lại đằng sau là ngân khố trống rỗng, lực lượng quân đội và hải quân vô kỷ luật, và một dân tộc trụy lạc, chơi bời trác táng trong an bình và thành công". Quốc hội bao gồm khoảng 165 người trong Hoàng gia Feuillant theo Quân chủ lập hiến bên cánh hữu, khoảng 330 người theo phe Cộng hòa tự do thuộc phái Girondin (phiên âm Gi-rông-đanh) bên cánh tả, và khoảng 250 đại biểu trung lập. Ban đầu, nhà vua bác bỏ bản án tử hình đối với di dân và ra sắc lệnh bắt buộc các giáo sĩ chưa tuyên thệ trong vòng 8 ngày phải lập lời tuyên thệ do Hiến pháp Công dân của Giới Tăng lữ quy định trước đây. Sau một năm, những bất đồng trong đường lối cầm quyền đã dẫn đến khủng hoảng. [ ] Chiến tranh Tình hình chính trị của thời kỳ này đã đưa đến kết quả tất yếu là đẩy nước Pháp vào cuộc chiến với đế quốc Áo và các nước Đồng minh. Nhà vua, Hoàng gia Feuillant và phái Girondin háo hức lao vào gây chiến. Nhà vua cùng nhiều thành viên Feuillant cho rằng chiến tranh là cách quảng bá rộng rãi hình ảnh và quyền lực của mình; vua còn lập cả một kế hoạch khai thác bóc lột các quốc gia bại trận. Dù bất cứ kết quả nào xảy ra đều có thể củng cố thế lực cho nhà vua. Phái Girondin thì lại muốn mở rộng phạm vi Cách mạng bao trùm cả châu Âu. Chỉ một số thành viên cấp tiến trong phái Jacobin đứng ra phản đối chiến tranh với lý do nên củng cố và mở rộng Cách mạng trong nước. Hoàng đế Áo Leopold II, anh trai Hoàng hậu Marie Antoinette, có lẽ cũng không mong muốn chiến tranh xảy ra, nhưng đã qua đời ngày 1 tháng 3 năm 1792. Nước Pháp khai chiến với Đế quốc Áo ngày 20 tháng 4 năm 1792 và Vương quốc Phổ liên minh với phe Áo vài tuần sau đó. Chiến tranh Cách mạng Pháp đã bắt đầu. Trận chiến có ý nghĩa quan trọng đầu tiên là trận đánh giữa Pháp - Phổ tại Valmy ngày 20 tháng 9 năm 1792. Trời mưa tầm tã nhưng hỏa lực của pháo binh Pháp vẫn tỏ ra đầy uy lực. Vào thời gian ấy, nước Pháp chìm trong sự hỗn loạn và chế độ phong kiến giờ chỉ còn là quá khứ. [ ] Nền lập hiến bị khủng hoảng Bài chính : 8 tháng 10 (Cách mạng Pháp), Vụ thảm sát tháng 9 Đêm 10 tháng 8 năm 1792, quân khởi nghĩa với sự ủng hộ của nhà lãnh đạo cách mạng mới, Công xã Paris, đã tấn công Tuileries. Vua và hoàng hậu trở thành các tù nhân, những người còn lại trong Quốc hội, gồm khoảng hơn một phần ba nghị sĩ có mặt lúc đó, phần lớn thuộc phái Jacobin, đã đình chỉ quyền lực của triều đình. 10 tháng 8 1792 Công xã Paris - Bạo loạn tại cung Tuileries Phần còn lại của chính phủ phụ thuộc vào sự ủng hộ của Công xã Cách mạng. Khi Công xã đưa những toán sát thủ vào tù để xét xử một cách tùy ý và giết gần 1.400 người, và gửi giấy thông báo qua khắp các thành phố khác của Pháp để kêu gọi noi theo, Quốc hội chỉ có thể chống đỡ một cách yếu ớt. Tình hình này cứ kéo dài đến khi Quốc ước họp ngày 20 tháng 9 năm 1792 với nhiệm vụ soạn thảo Hiến pháp mới và trên thực tế đã trở thành chính quyền mới của Pháp. Ngày hôm sau, chính quyền tuyên bố chấm dứt chế độ Quân chủ và lập ra nền Cộng hoà. Ngày này được chọn là ngày bắt đầu của năm đầu tiên trong Lịch Cách mạng Pháp. [ ] Quốc ước Xem chi tiết về sự kiện ngày 20 tháng 9 năm 1792 – 26 tháng 9 năm 1795 tại Quốc ước. Với chế độ Cộng hòa mới, quyền lập pháp thuộc về Quốc ước và quyền hành pháp thuộc về Ủy ban An ninh Toàn quốc. Phái Girondin trở thành đảng phái có thế lực nhất trong Quốc ước và trong Ủy ban. Trong Bản Tuyên ngôn Brunswick, Quân đội Phổ dọa sẽ trả thù người Pháp nếu nước Pháp ngăn cản các nỗ lực của vua Phổ trong việc phục hồi chế độ Quân chủ trên nước này. Vào ngày 17 tháng 1 năm 1793, cựu vương LouisXVI bị kết án tử hình cùng tội danh âm mưu chống lại tự do nhân dân và an ninh chung với sự chấp thuận của một số ít thành viên trong Quốc ước. Buổi hành quyết ngày 21 tháng 1 đã làm nổ ra nhiều cuộc chiến với các quốc gia châu Âu khác. Hoàng hậu người Áo của cựu vương Louis XVI là Marie Antoinette, cũng theo gót Louis lên máy chém ngày 16 tháng 10. Tranh biếm của George Cruikshank về thời kỳ Khủng bố dưới sự thống trị của Maximilien Robespierre Khi cơn sốt chiến tranh lên cao, giá cả leo thang khiến các sans-culotte (lao công nghèo và các thành viên cấp tiến của phái Jacobin) nổi dậy: các hoạt động phản Cách mạng bắt đầu nổ ra ở vài vùng miền. Điều này càng tạo cơ hội cho phái Jacobin thâu tóm quyền lực. Chịu ảnh hưởng của quần chúng nhân dân do bất bình với bè phái Girondin và nhờ lợi dụng sức mạnh của các sans-culotte ở Paris, một cuộc đảo chính (coup d'état) đã diễn ra với sự tham gia của quân đội. Nhờ kết quả này, sự liên minh giữa phái Jacobin và các phần tử sans-culotte trở thành nòng cốt trong chính quyền mới. Các chính sách thể hiện sự cấp tiến rõ rệt. Ủy ban An ninh Toàn quốc dưới sự quản lý của Maximilien Robespierre và phái Jacobin đã gây nên giai đọan Thời kì Khủng bố (tạm dịch từ Reign of Terror)(1793–1794). Ít nhất 1200 người đã phải bước lên máy chém vì bị quy vào tội phản Cách mạng. Chỉ cần là một ý nghĩ thoáng qua hay một biểu hiện nhỏ trong hành vi cũng bị nghi ngờ là phản Cách mạng (hay như trường hợp của Jacques Hébert chính vì quá nhiệt tình với Cách mạng hơn cả các nhà đương chức cầm quyền); và các phiên tòa bao giờ cũng chỉ xử một cách qua loa và kết tội là chủ yếu. Hành hình nhà Độc tài Robespierre Vào năm 1794 Robespierre đã xử tử các thành viên Jacobin cấp tiến thuộc phái Cực đoan và Ôn hoà; chính vì vậy, sự ủng hộ tích cực của quần chúng nhân dân đối với ông giảm đi rõ rệt. Vào ngày 27 tháng 7 năm 1794, người Pháp nổi dậy chống lại Triều đại Kinh hoàng với cuộc chính biến Thermido. Kết quả: những thành viên phái Ôn hòa trong Quốc ước đã phế truất và xử tử Robespierre cùng các đồng đội của ông trong ban lãnh đạo của Ủy ban An ninh Toàn quốc. "Hiến pháp năm thứ III" (theo lịch Cách mạng Pháp) được Quốc ước thông qua ngày 17 tháng 8 năm 1795; được dân chúng ủng hộ trong cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 9 và có hiệu lực từ ngày 26 tháng 9 năm 1795. Sau trận đánh tại Valmy, nước Phổ vẫn tiếp tục là thành viên chủ chốt của liên quân chống Pháp, thậm chí còn đánh tan tác quân Pháp tại Alsace và vùng Saar. Tuy nhiên, đầu óc của họ bị phân tâm bởi các vấn đề khác:[7] Họ ký riêng Hiệp định Basle với nước Pháp Cách mạng vào ngày 5 tháng 4 năm 1795.[8] Nước Phổ đạt nhiều lợi thế theo Hiệp định này,[9] nhưng từ đó họ đứng trung lập đối với cuộc Cách mạng Pháp. [10] [ ] Chế độ Đốc chính Xem chi tiết về sự kiện ngày 26 tháng 9 năm 1795 – 9 tháng 11 năm 1799 tại Hội đồng Đốc chính Pháp. Hiến pháp mới đã lập ra Hội đồng Đốc chính (Directoire) và Lưỡng viện lập pháp đầu tiên trong lịch sử nước Pháp. Quốc hội bao gồm Hạ viện gồm 500 đại biểu (Conseil des Cinq-Cents - Hội đồng 500) và Thượng viện gồm 250 đại biểu (Conseil des Anciens). Quyền hành pháp nằm trong tay 5 đốc chính do Thượng viện bổ nhiệm hàng năm từ danh sách do Hạ viện đưa lên. Napoleon trong chiến dịch ở miền Bắc nước Ý-1796 Với sự thành lập của chế độ Đốc chính, Cách mạng Pháp có vẻ đã kết thúc. Đất nước muốn nghỉ ngơi và chữa lành các vết thương. Những người muốn tái lập vua Louis XVIII cùng chế độ cũ, và những người muốn quay lại Thời kì khủng bố La Terreur chỉ chiếm số lượng không đáng kể. Khả năng can thiệp của nước ngoài đã tiêu tan cùng thất bại của Đệ nhất Liên minh (Première coalition). Tuy nhiên, 4 năm của chế độ Đốc chính đã là khoảng thời gian của một chính phủ chuyên quyền độc đoán và sự bất an thường xuyên. Những sự tàn bạo trong quá khứ đã làm cho lòng tin và thiện ý giữa các bên trở thành không thể được. Cũng bản năng tự bảo vệ mà đã dẫn các thành viên của Quốc ước chiếm phần lớn trong cơ quan lập pháp và toàn bộ Hội đồng Đốc chính buộc họ giữ ưu thế. Khi đại đa số dân chúng Pháp muốn loại bỏ họ, họ đã chỉ có thể giữ được quyền lực của mình bằng những biện pháp bất thường. Họ đã từng bước lờ đi các điều khoản của hiến pháp, và dùng đến vũ khí khi kết quả bầu cử chống lại họ. Họ đã quyết tâm kéo dài chiến tranh - cách tốt nhất để kéo dài quyền lực của mình. Do đó, họ bị dẫn đến việc dựa vào quân đội - phe cũng muốn chiến tranh. Chế độ mới vấp phải sự chống đối từ những người bảo hoàng và các phần tử Jacobin còn sót lại. Quân đội đàn áp các cuộc nổi dậy và các hoạt động phản cách mạng. Nhờ đó quân đội và vị thống lĩnh xuất sắc của họ, Napoleon Bonaparte càng có thế lực hơn. Ngày 9 tháng 11 năm 1799 (ngày 18 tháng Sương mù của năm thứ 8 theo lịch Cách mạng Pháp), Napoléon tổ chức một cuộc đảo chính, lập nên chế độ tổng tài. Sự kiện Napoléon xưng Hoàng đế vào năm 1804 đã đặt dấu chấm hết cho giai đoạn Cộng hòa, thành quả tiêu biểu của Cách mạng Pháp. [ ] Chú thích 1. ^ Hamish M. Scott, The emergence of the Eastern powers, 1756-1775, trang 257 2. ^ Hamish M. Scott, The emergence of the Eastern powers, 1756-1775, trang 57 3. ^ Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino vào năm 1788-1789 làm mùa màng thất bát.Thêm vào đó, hiện tượng El Nino còn có ảnh hưởng tănh mạnh ở trong khoảng thời gian 1789-1793 tại châu Âu.Richard H. Grove, “Global Impact of the 1789–93 El Niño,” Tạp chí khoa học Nature 393 (1998), trang 318–319 4. ^ John Hall Stewart. A Documentary Survey of the French Revolution. New York: Macmillan, 1951, trang 86. 5. ^ [1] 6. ^ [2] 7. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 289 8. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 292 9. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 293 10. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 298

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfls_phap_2__0872.pdf
Tài liệu liên quan