Đề tài Đất nước bạn Lào tươi đẹp

Để kỷ niệm 25 năm ký kết hiệp ước hữu nghị hợp tác và 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam và cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Hội liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt- Lào, báo tiền phong đã phối hợp tổ chức phát động tìm hiểu về cuộc thi “Việt- Lào trong trái tim tôi” .

Nhận thức rõ về mối quan hệ giữa hai nước tình sâu nghĩa nặng như răng với môi. Em xin được góp phần nhỏ bé của mình vào tham dự cuộc thi này để kỷ niệm về mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Lào.

Là một người Việt Nam em yêu quê hương đất nước mình và tự hào về truyền thống dân tộc với bốn nghìn năm lịch sử. Điều đó luôn ngự trị trong trái tim mình. Tôi yêu Việt Nam nhưng tôi cũng yêu đất nước bạn Lào bởi vì: trải qua bao năm tháng chiến tranh cho đến ngày có độc lập tự do hai nước Việt Lào vẫn gắn bó keo sơn, thắm tình hữu nghị. Ngày nay mối quan hệ này càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Xuất phát từ tình yêu quê hương đất nước, con người, yêu hoà bình, tình đoàn kết hợp tác hữu nghị.Với sự ham hiểu biết của bản thân tôi muốn tìm hiểu về đất nước bạn Lào tươi đẹp. Tham gia cuộc thi với tất cả lòng nhiệt tình và cố gắng của mình để được hoàn thành bài dự thi một cách tốt nhất

 

doc79 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Đất nước bạn Lào tươi đẹp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Để kỷ niệm 25 năm ký kết hiệp ước hữu nghị hợp tác và 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam và cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Hội liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt- Lào, báo tiền phong đã phối hợp tổ chức phát động tìm hiểu về cuộc thi “Việt- Lào trong trái tim tôi” . Nhận thức rõ về mối quan hệ giữa hai nước tình sâu nghĩa nặng như răng với môi. Em xin được góp phần nhỏ bé của mình vào tham dự cuộc thi này để kỷ niệm về mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Lào. Là một người Việt Nam em yêu quê hương đất nước mình và tự hào về truyền thống dân tộc với bốn nghìn năm lịch sử. Điều đó luôn ngự trị trong trái tim mình. Tôi yêu Việt Nam nhưng tôi cũng yêu đất nước bạn Lào bởi vì: trải qua bao năm tháng chiến tranh cho đến ngày có độc lập tự do hai nước Việt Lào vẫn gắn bó keo sơn, thắm tình hữu nghị. Ngày nay mối quan hệ này càng được khẳng định trên trường quốc tế. Xuất phát từ tình yêu quê hương đất nước, con người, yêu hoà bình, tình đoàn kết hợp tác hữu nghị.Với sự ham hiểu biết của bản thân tôi muốn tìm hiểu về đất nước bạn Lào tươi đẹp. Tham gia cuộc thi với tất cả lòng nhiệt tình và cố gắng của mình để được hoàn thành bài dự thi một cách tốt nhất Phần câu hỏi Câu hỏi 1: a. “Thương nhau mấy núi cũng trèo Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua Việt – Lào hai nước chúng ta Tình sâu hơn nước Hồng Hà - Cửu Long” Bạn cho biết: Bác Hồ kính yêu đã đọc những câu thơ trên ở đâu? thời gian nào? b. Bạn cho biết câu nói sau đây của ai, ở đâu và trong hoàn cảnh nào? Trong lịch sử thế giới đã từng có nhiều gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như vậy. Qua bao nhiêu năm nữa vẫn trong sáng như xưa…” c. Đảng Nhân dân cách mạng Lào thành lập vào năm nào? Đảng nhân dân cách mạng Lào đã tiến hành bao nhiêu kỳ đại hội? Nhiệm vụ chiến lược cơ bản do đại hội lần thứ 7 Đảng nhân dân cách mạng Lào? Câu hỏi 2: a. Bạn cho biết: Việt Nam và Lào thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày tháng năm nào? trong bối cảnh lịch sử nào? Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào được ký kết vào ngày tháng năm nào? ở đâu? b. Bạn cho biệt tuyến đường Hồ Chí Minh trong những năm nước ta tiến hành cuộc kháng chiến chông Mỹ cứu nước đã đi qua những tỉnh nào của Lào?, kể tên các đơn vị của Việt Nam đã và đang tham gia xây dựng các cống trình giao thông ở Lào. c. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và đoàn thanh niên cách mạng Lào đã tổ chức mấy lần Liên hoan Thanh niên 2 nước? ở đâu? vào thời gian nào? d. Bạn hãy kể tên những bài hát ca ngợi tình hữu nghị Việt – Lào do nhạc sỹ Việt Nam và nhạc sĩ Lào sáng tác? Câu hỏi 3: a. Bạn cho biết: Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được thành lập vào ngày tháng năm nào. Hiện nay nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào có diện tích, dân số và số bộ tộc Lào bao nhiêu? phần trả lời câu hỏi Câu 1: Câu 1a: Bác Hồ đã đọc câu thơ trên tại Hà Nội đầu năm 1963 trong dịp đón tiếp đoàn Đại Biểu của Vương quốc Lào đến thăm chính thức nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng có chung nhiều biên giới, đều là thuộc địa của Pháp và Mỹ. Mục đích cuối cùng của cả hai đất nước đều nhằm giải phóng dân tộc ra khỏi sự kìm kẹp, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, yêu chuộng hoà bình và đoàn kết. Nên có thể nói rằng hai trái tim cùng chung nhịp đập để tương trợ giúp đỡ lẫn nhau đánh đuổi kẻ thù. Ngày 5 tháng 9 năm 1962, nước ta và Vương quốc Lào đa thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Từ đây tình đoan kết hưu nghị Việt-Lào bắt đầu được chính tỏ. Lúc đó Đại sứ Việt Nam Lê Văn Hiến và Đại sứ Lào Thao Pheng là những sứ giả đầu tiên của mối quan hệ ngoại giao này. Sau đó ít tháng, đầu năm 1963, Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Lào đa thăm chính thức nước ta tại Hà Nội. Trong dịp này, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện quan hệ láng giềng thân thiện của hai dân tộc bằng bốn câu thơ nổi tiếng được lưu giữ cho đến ngày nay khi mà cả hai đất nước đang trên con đường phát triển. “Thương nhau mấy núi cũng trèo Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua Việt Lào hai nước chúng ta Tình sâu hơn nước Hồng Hà - Cửu Long” Sự kiện quan trọng này là kết quả tiếp theo thắng lợi to lớn của nhân dân hai nước trên mặt trận quân sự và phối hợp ngoại giao, dần đến việc ký kết hiệp định quốc tế Gionever công nhận nền độc lập và trung lập của Lào với việc thành lập một chính phủ hoà hợp dân tộc ba phái có lực lượng yêu nước Lào tham gia. Đồng thời đây cũng là một đòn đánh mạnh vào sự can thiệp và lật đổ của đế quốc Mỹ ở Lào. Lần đầu tiên chính quyền vương quốc Lào công nhận nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà mà trước đó họ chỉ công nhận ngụy quyền Sài Gòn. Những thế lực đế quốc vẫn không từ bỏ ý đồ xâm lược, chúng càng đẩy mạnh chiến tranh toàn diện xâm lược Việt Nam một cách dáo diết. Tiến hành “Chiến tranh đặc biệt” ở Lào, phá hoại hiệp định Giơnevơ năm 1962, lật đổ chính phủ hoà hợp dân tộc ở Lào và dựng nên một chính quyền tay sai phản động. Lực lượng yêu nước Lào phải rút ra khỏi vùng căn cứ kháng chiến. Lúc này Việt Nam và Lào trở thành chiến trường chung. Trong tình hình nghiêm trọng đó, quan hệ giữa nước ta và vương quốc Lào trở nên hết sức phức tạp và tế nhị. Nhiệm vụ và chính sách đối ngoại của nước ta và Mặt trận Lào yêu nước là: lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ và tay sai; đấu tranh cho việc tôn trọng Hiệp định Giơnevơ năm 1962 về nền trung lập của Lào, nêu cao vị trí hợp pháp của lực lượng yêu nước Lào, trung lập hoá lực lượng hoàng gia, tranh thủ lực lượng trung lập; đấu tranh và phân hoá phái hữu Viêng Chăn, cô lập bọn cực hữu tay sai Mỹ, nêu cao tính chất chính nghĩa của sự chiến đấu Việt Nam- Lào chống lại kẻ thù chung. Càng khẳng định thêm tình đoàn kết giữa Việt- Lào không phải chỉ ở trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà cả trong những năm kháng chiến chống Pháp hai dân tộc đã sát cánh bên nhau. Mặc dù lúc đó chưa chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 30-10-1945 tại Viêng Chăn các đại diện chính phủ Lào Itxala và Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ký thoả thuận về việc thành lập liên quân Lào- Việt. Ngày 11-3-1951 đại biểu của mặt trận Liên Việt, mặt trận Khơ me và mặt trận Lào họp hội nghị thành lập liên minh nhân dân Việt Nam- Lào- Cămpuchia đoàn kết chống thực dân Pháp xâm lược và cử ra uỷ ban Liên Minh. Ngày 27-8-1956 thủ tướng vương quốc Lào XuVaPhuNa thăm Việt Nam. Cho đến ngày 5-9-1962 quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Lào chính thức được ký kết. Chính sách đối ngoại mang tính chất nguyên tắc của ta là không ngừng quan hệ với mặt trận Lào yêu nước. Nhưng nhiều sách lược Việt Nam vẫn giữ cầu với chính quyền vương quốc Lào. Việt Nam chính thức đặt đại diện cơ quan chính phủ bên cạnh mặt trận Lào yêu nước tại căn cứ kháng chiến đầu não Sầm Nưa. Ta đặt cơ quan “ Đại diện kinh tế, văn hoá” bên cạnh chính phủ trung lập hợp pháp của thủ tướng S . Phuoma đã rút ra vùng Khangkhay- XiêngKhoảng sau khi bị Mỹ lật đổ chính phủ ba phái. Ta vẫn duy trì Đại sứ quán tại Viêng Chăn, nhưng rút đại sứ về nước, để có quan hệ khi cần thiết với chính quyền Vương quốc Lào, hô trợ cho cơ quan đại diện Mặt trận Lào yêu nước tại Viêng Chăn đồng thời đấu tranh với sứ quán Nguỵ ở Sài Gòn. Tại Hà Nội, ta công nhận chính thức cơ quan đại diện Mặt trận Lào yêu nước đặt bên cạnh chính phủ Việt Nam với quy chế như một cơ quan đại diện ngoại giao, song song với sự tồn tại mặc nhiên của Đại sứ quán Vương quốc Lào. Từ đó, sau hơn 10 năm, cùng chiến đấu và phối hợp đấu tranh ngoại giao, nhân dân hai nước đã giành được những thắng lợi to lớn buộc các thế lực đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, Hiệp định Pari về Việt Nam và Hiệp định Viêng Chăn về Lào được ký kết năm 1973, chấm dứt sự có mặt của Mỹ tại hai nước. ở Lào một chính phủ hoà hợp dân tộc hai phái là “chính phủ Viêng Chăn” và “lực lượng yêu nước Lào” được thành lập với số ghế ngang nhau và được quốc tế công nhận. Nhiệm vụ ngoại giao của hai nứoc là đấu tranh thi hành Hiệp định Pari về Việt nam và Hiệp định Viêng Chăn về Laò đảm bảo độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của hai dân tộc. Nhưng các lực lượng Nguỵ quyền Sài Gòn và Nguỵ quyền Viêng Chăn được sự hỗ trợ của Mỹ vẫn ngoan cố phá hoại các Hiệp định trên của hai nước. Vì vậy, quân và dân hai nước đã giúp đỡ lẫn nhau để đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao dẫn đến thắng lợi hoàn toàn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước năm 1975. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào thành lập ngày 2 tháng 12 năm 1975 xoá bỏ chế độ phong kiến ngự trị hàng ngàn năm trên đất nước triệu voi này. Để có được nền độc lập và thống nhất đất nước cho đến tận ngày nay. Lúc bấy giờ cả hai dân tộc đã phải trải qua biết bao nhiêu hy sinh anh dũng mất mát để chống kỷ thù chung. Bác Hồ đã từng nói: “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết Thành công thành công đại thành công” Câu nói đó của người cho đến tận ngày nay vẫn luôn đúng. Có được thắng lợi đó phần lớn là nhân dân hai nước Việt-Lào đã đoàn kết lại, biết cưu mang và giúp đỡ lẫn nhau không ngại gian khó hy sinh. Giải phóng cho mình đòng thời cũng là giải phóng cho bạn. Trong kháng chiến chống kẻ thù chung Việt nam và Lào đã thành lập nền nhiều mặt trận liên minh Lào-Việt. Việt nam đã cử biết bao đoàn quân nam tiến tình nguyện sang Lào chiến đấu và thống nhất nước nhà cho đến sau ngày giải phóng mới rút quân về Việt Nam. Đại sứ quán nước ta và Đại sứ quán cộng hoà dân chủ nhân dân Lào là hai cơ quan đại diện ngoại giao duy nhất, được tăng cường đảm bảo sứ mạng trong giai đoạn mới. Quá khứ đã khép lại-tương lai chúng ta đang sống trong hoà bình độc lập và phát triển đất nước. Có được điều đó chúng ta đời đời nhớ ơn nhứng con người đa làm nên lịch sử. “Nhớ lại mọt sự kiện” theo lời kể của đồng chí Phan Dĩnh càng khẳng định thêm tình đoàn kết gắn bó Việt-Lào. Đúng như Bác Hồ đã nói: “ Việt-Lào hai nước chúng ta Tình sâu hơn nước Hồng Hà Cửu Long” Sự kiện chưa từng có này đa xẩy ra cách đây 42 năm: Lúc đó Hoàng thân Suphanuvông và các nhà lãnh đạo mặt trận Lào yêu nước đã bị phái hữu bắt giam tại Phôn Khiêng sau 10 tháng bị giam cầm (ngày 26/7/1959-24/5/1960). Vào thời điểm đó phong trào cách mạng Lào bị sự lật lọng của phái hữu đang trải qua những ngày tháng đen tối. Nhóm phủi SananiKon, Phu ni Nosavan đã xoá bỏ hiệp định Gionever 1954 về Lào, xoá bỏ chính phủ hoà hợp dân tộc, tiến hành bao vây tước vũ khí 2 tiểu đoàn của Pathét Lào đóng cách Cánh đồng Chum và Xiêng Ngân, mở chiến dịch khủng bố bắt bớ cán bộ và cơ sở mặt trận Lào yêu nước trên toàn quốc với mưu đồ “chặt đầu phong trào” chúgn ra sức chuẩn bị hồ sơ vu cáo, chuẩn bị dư luận để đưa các đồng chí đó ra xử án tử hình. Lúc này phong trào yếu nước ở Viêng Chăn đang bị khủng bố nặng. Trong bối cảnh đó trung ương Đảng Lao động Việt Nam cử một số cán bộ Đảng viên đã từng hoạt động ở địch hậu Viêng Chăn sang giúp nối liên lạc với tỉnh uỷ, và tổ chức thựuc hiện chủ trương giải thoát đồng chí Suphanuvông cùng các đồng chí khác bị bắt giam. Đáp ứng yêu cầu của trung ương Đảng bạn. Một số công tác đặc biệt gồm 9 người được trang bị điện đài, vũ khí do đòng chí Phan Dĩnh làm chỉ huy và đồng chí Trương Văn Quý làm chỉ huy phó đã từng là bộ đội tình nguyện Việt Nam chiến đấu ở Lào từ kháng chiến chống pháp. Trước ngày lên đường, đồng chí Phan Dình được đến chào và báo cáo kế hoạch với đại tướng Võ Nguyên Giáp tại 30 Hoàng Diêụ, Hà Nội. Đại tướng chỉ thị: “Mọi chủ trương phương án vượt ngục đều do trung ương Đảng bạn quyết định. Tình hình có thể thay đổi khi các đồng chí vào đến Viêng Chăn. Đây là công việc hệ trọng liên quan đến vạn mệnh quốc gia dân tộc bạn”. Sau đó đồng chí Phan Dĩnh từ Hà Nội đi ô tô và nhận chỉ thị của đồng chí tổng bí thư Đảng nhân dân cách mạng Lào CayXỏnPhônViHẳn. Tất cả lao vào việc chuẩn bị cho phương án khả thi nói trên với phương châm tuyệt đối bí mật, sống để bụng chết mạng theo, ai làm việc gì biệt việc ấy. Có rất nhiều việc lớn phải làm khẩn trương và đồng thời. Một là: phát động đấu tranh dư luận, đấu tranh quần chúng đòi thả người bị bắt, buộc đối phương trì hoãn việc xử án. (Tỉnh uỷ Viêng Chăn đảm nhiệm việc này). Hai là: Truyên truyền vận động xây dựng cơ sở trong đơn vị hiến binh canh gác trại giam. Ba là: Tổ chức móc nối liên lạc giữa chi bộ trong tù với lãnh đạo bên ngoài giữa cơ sở nội thành tới tỉnh uỷ ở căn cứ, giưa tỉnh uỷ và trung ương Đảng (việc này do tổ công tác đặc biệt của Việt Nam gánh vác một phần quan trọng). Bốn là: chuẩn bị một con đường bí mật để giải thoát. Năm là: tiếp tục giữ bí mật, theo dõi sát tình hình, chuẩn bị phương án hành động và chờ thời cơ. Sau 10 tháng chuẩn bị, thời cơ đó xuất hiện đúng vào đêm có phiên gác trại giam do tiểu đọi của chuẩn uý UĐon đảm nhiệm. Theo đề nghị của chi bộ trong tù gửi ra ban chỉ đạo đã nhất trí quyết định giờ G và cử đồng chí Xiêng Xổm lọt vào trại giam lúc xẩm tối đeer khẳng định lòng tin và quyết tâm cho các đồng chí bị giam cũng như cho tiểu đội hiến binh canh gác phổ biến quyết định giờ G và cũng là người dẫn đường cho đoàn vượt ngục đi về căn cứ. Cuối cùng vào đúng 12h30 đêm 24/5/1960 cuộc vượt ngục đã được thực hiện. Cuộc giải thoát này chẳng những đã góp phần toạ ra bước ngoặt cứu vãn tình thế đen tối của cách mạng Lào do sự lật lọng của địch mà còn giáng cho chúng một đòn đau đớn nhớ đời, dẫn đến cuộc đảo chính của tiểu đoàn dù số 2 do Koongle chỉ huy (9/8/1960). Thắng lợi của cuộc vượt ngục kỳ diệu này có được trước hết do chủ trương lãnh đạo sáng suốt kịp thời của trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào, của chi bộ Đảng trong trại giam và uy tín của các đồng chí lãnh tụ Mặt trận Lào yêu nước, do công sức to lớn của tỉnh uỷ Viêng Chăn và đội ngũ cán bộ kiên cường của tỉnh và các cơ sở quần chúng cách mạng ở nông thôn, nhất là vùng căn cứ kháng chiến cũ của tỉnh Viêng Chăn. Thành công của cuộcgiải thoát nói trên còn mang ý nghĩa là một sự kiện dặc biệt trong mối quan hệ đoàn kết, đặc biệt hợp tác toàn diện giưa hai Đẳng, hai quân đội và nhân dân hai nước Việt-Lào. Vào những thời điểm khó khăn, hiểm nghèo nhất, Việt Nam và Lào luôn sát cánh bên nhau, chung một chiến hào, hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa. Tổ công tác của Việt Nam đã tham gia cùng bạn Lào thựuc hiện tổ chức thực hiện cuộc giải thoát đồng chí SuPhaNuVông và các nhà lãnh đạo cách mạng Lào từ khâu mở đầu đến khâu kết thúc và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đã vinh dự góp phần vào thắng lợi của cách mạng Lào, đồng thời đó cũng là thắng lợi của sự nghiệp đoàn kết đặc biệt giứa hai dân tộc Việt-Lào luôn sát cánh bên nhau. Điều đó lịch sử đã chứng minh. Quan hệ hai nước sang trang, từ quan hệ đoàn kết kháng chiến chuyển sang quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia có độc lập và chủ quyền toàn vẹn. Ngày 18 tháng 7 năm 1977, đoàn đại biểu Đảng và chính phủ Việt Nam do tổng bí thư Lê Duẩn và thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang thăm hữu nghị chính thức cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Hai bên đã ký “Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào”, cùng với “Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia”, “Hiệp định hợp tác kinh tế- văn hoá, khoa học kỹ thuật” và “Hiệp định Miền thị thực”. Từ đó, quan hệ hai nước dựa trên nguyên tắc bình đẳng, đôi bên cùng cólợi, giúp đỡ nhau trên tình đồng chí anh em, kết hợp hài hoà thông lệ quốc tế với tính chất đặc biệt trong quan hệ Việt-Lào. 25 năm qua, Hiệp ước Việt Nam-Lào đẵ đi vào một cuộc sống mới, một cuộc sống sinh động của hai dân tộc ngày càng phát triển sâu rộng và có hiệu quả thiết thực, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, vào công cuộc “đổi mới” theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phối trong lĩnh vực đối ngoại đã góp phần đáng kể đưa vị thế của hai nước ngày càng cao trên thế giới, hỗ trợ cho nhau hội nhập quốc tế mà vẫn giữ được bản sắc văn hoá- dân tộc, cùng nhau đấu tranh làm thất bại các chính sách thù địch chia rẽ tình cảm Lào- Việt. Nhìn lại 40 năm qua một chặng đường lịch sử, dù trong tình hình phức tạp đến thế nào đi chăng nữa. Nhưng quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt-Lào vẫn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong mọi chủ trương chính sách đối nội, đối ngoại của mỗi nước. Bốn mươi năm quan hệ ngoại giao đa dạng và phong phú Việt Nam- Lào đã góp phần đáng kể vào nền ngoại giao huy hoàng của hai dân tộc. Câu 1b: Trải qua một chặng đường lịch sử.Nhân dân hai nước Việt Nam- Lào đã chiến đấu hi sinh, anh dũng để chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong những năm kháng chiến đó bất kể trong hoàn cảnh nào Việt Nam- Lào cũng sát cánh bên nhau, đoàn kết lại chống kẻ thù chung giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà. Năm 1976 đất nước Việt Nam- Lào đã được giải phóng, vừa ra khỏi cuộc chiến tranh, nhân dân hai nước đã bước vào khắc phục những khó khăn do chiến tranh để lại, xây dựng và phát triển đất nước ở Việt Nam đã tiến hành Đại hội lần thứ IV. Nhân dịp này đoàn đại biểu Đảng và nhà nước Lào đã sang thăm Việt Nam hai bên khẳng định mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào. Lúc đó cố chủ tịch KayxỏnPhônvihản tổng bí thư đảng nhân dân cách mạng Lào đã đứng lên phát biểu tại đại hội 4 của Đảng Cộng Sản Việt Nam ở thủ đô Hà Nội cố chủ tịch nói : “Trong lịch sử thế giới từng có nhiều gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa bao giờ có sự kiên minh chiến đấu đặc biệt, lâu dài và toàn diện như vậy. Qua bao nhiêu năm mà vẫn trong sáng như xưa…”. Đây là một sự đánh giá hết sức chính xác về mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào, một mối quan hệ mà các bạn Lào thường tâm huyết nói : “Xin không cho, mua không bán”. Vậy vì sao mà “đặc biệt”? Những yếu tố nào đã làm nên sự “đặc biệt” đó ? Cần phải tìm ra những yếu tố ấy một cách khoa học, thừa nhận nó trong sự tồn tại khách quan ta mới có cơ sở để vững tin sự trường tồn và cũng là để góp vào việc củng cố và phát triển của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào. Trước hết, đó là ở yếu tố địa lý, Việt Nam và Lào là hai quốc gia lân bang, láng giềng có chung một dải biên cương 2060km. Sau nữa về phương diện lịch sử Lào và Việt Nam đã cùng chiến đấu chống kẻ thù chung đó là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Từ những năm 30 của thế kỷ 20 tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Việt Nam và Lào đã có sự liên minh chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Ngay 11-3-1951 trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng tương trợ và tôn trọng chủ quyền của mỗi nước, mặt trận liên minh Việt- Miên- Lào được thành lập. Đây là thắng lợi của nhân dân Đông dương nói chung, của tình đoàn kết chiến đấu Việt-Lào nói riêng và của chính nước Lào trong việc tăng cường hơn nữa tình đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung, chống lại âm mưu chia để trị của thực dân Pháp. Vào những năm 1953-1954 sự phối hợp với quân tình nguyện Việt Nam các lực lượng vũ trang Lào đã mở được nhiều chiến dịch trên khắp các chiến trường trong cả nước, vùng giải phóng được mở rộng, tuyến phòng thủ sông Nậm U bị phá vỡ. Đồng thời các lực lượng vũ trang Lào đã phối hợp trực tiếp và chi viện cho quân và dân Việt Nam trong chến dịch lịch sử Điện Biên Phủ giải phóng hoàn toàn Miền Bắc. Năm 1954, Pháp buộc phải ký hiệp định Gionever, lập lại hoà bình ở Đông Dương, tiếp tục bước vào cuộc chiến đấu chống lại sự can thiệp của Mỹ. Một lần nữa nhân dân Việt Nam – Lào tiếp tục sự nghiệp vinh quanh của Đảng cộng sản Đông Dương cùng đoàn kết chiến đấu hy sinh anh dũng, khó khăn cùng chia sẻ, tương trợ lẫn nhau. Kết quả là cuộc kháng chiến chông Mỹ lại giành được thắng lợi năm 1975. Ngày 2/12/1975 nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào thành lập. Đồng thưòi đây cũng là thắng lợi của sự liên minh “đặc biệt” Việt-Lào suốt 30 năm kiên cường bất khuất chống kẻ thù chung. Một yếu tố có tính quyết định là nhân dân hai nước đều được chính đảng tiền phong của giai cấp công nhân lãnh đạo, với đưòng lối đíng đắn trong đấu trnh cách mạng, xây dựng đất nước và trong quan hệ quốc tế. Ngoài những yếu tố trên, còn có nhiều yếu tố khác nữa có vai trò rất quan trọng trong việc kiến tạo mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam –Lào. đó là những tính cách dân tộc mà ở đây chính là hảo tính dân tộc. Tính cách nổi bật dẽ thấy nhất ở hạn Lào ngay trong lần đầu tiễp xúc là thân thiện, hiền lành và nhân hậu. Điều này được thể hiện từ nét mặt, phục trang cũng như lời đối thoại trao đổi khiến người mới đến đẽ cảm thấy an lòng, dù rằng có thể chưa trả lời được câu hỏi, đối tượng là ai? Đây là nhận xét của rất nhiều cán bộ người Việt được lãnh đạo hai nước biệt phái xuống các bản Lào làm công tác cơ sở trong thời kỳ chiến tranh. Có khi người cán bộ lọt vào một bản được gọi là bản phỉ, nhưng nhờ hiểu được bản chất hiền lành, nhân hậu của người dân, anh chẳng những không bị bán đứng mà còn từng bước giác ngộ, đưa họ trở về với chính nghĩa, với cách mạng. Mô típ nhân vật nhân đức, hiền lành, thắng cái ác bằng hành động thiện rất thường thấy trong văn bản dân gian Lào. Các “xupaxít” (một thể loại văn chương truyền miệng) luôn hậu thuẫn cái nhân, lên án cái xấu trong quan hệ giữa người với người. Trong gia đình, ta ít thấy sự to tiếng mắng chửi giữa vợ chồng con cái. Ngoài xã hội, người Lào đi đứng từ tốn, không lấn chen, tránh xa sự xung đột. Phóng khoáng, hoà đồng cũng là một hảo tính nổi bật của bạn Lào. Một năm 12 tháng là 12 tháng lễ hội. “Người Lào thích hội”, bạn nói vậy. Có hội là có hát, múa rộn ràng. Hát múa là niềm vui cuộc sống, gọi con người lại gần nhau, thương yêu đoàn kết bên nhau, tăng cường tính tập thể. Lào là một nước nhỏ nhưng có nhiều dân tộc và dân tộc chủ thể là Lào Lùm cũng chỉ chiếm hơn 55% dân số. Kẻ địch từng lợi dụng điều này và những thiếu sót trong chính sách dân tộc để chia rẽ, mua chuộc, thậm trí bằng những thủ đoạn tàn bạo, nham hiểm, nhưng đều thất bại. Dân tộc định cư trước cũng như dân tộc đến sau đều tự coi mình là người Lào: Lào Lùm, Lào Thông, Lào Sủng. Người Lào vì thế, thêm một lý do để rất dễ hoà đồng, đoàn kết. Từ đoàn kết bản làng, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc gia đến đoàn kết quốc tế là điều hoàn toàn có thể hiểu trong căn tính của bạn Lào. Một dân tộc đã tồn tại với những căn tính hiền lành, nhân hậu, phóng khoáng, hoà đồng thì một căn tính khoan dung, uyển chuyển không cực đoan cũng là điều dễ hiểu và nó giống như một hệ quả. Tính uyển chuyển thể hiện rất rõ trong Phật giáo, quốc giáo của Lào, bản làng nào cũng có chùa, chùa đã chở thành hình ảnh gắn bó thân thiết với người như ngôi nhà của mình, chùa là nơi thờ phụng tôn nghiêm giúp cho cuộc sống trở nên cân bằng hài hoà. ở đây không thể không đề cập tới một điều là do những đưa đẩy của lịch sử, nước Lào ngày nay chỉ là một phần của không gian Vương quốc Lạn Xang mới cáh nay vài thế kỷ. Với một dân tộc khác có thể đã có một cách ứng xử khác. Nhưng với người Lào nếu bạn có dịp tiếp xúc,vẫn là một tính cách khoan dung, không cực đoan không lớn tiếng đòi hỏi, không tính oán không kể ơn. Một đồng chí lãnh đạo hội hữu nghị Việt-Lào đã kể lại câu chuyện người nước láng giềng hỏi: “chúng tôi cũng cùng láng giềng lại cùng chung văn hoá, cùng chung tiếng nói, sao không được gọi là “đặc biệt” mà lại chỉ “đặc biệt” với Việt Nam? ” . Bạn Lào trả lời “vì Việt Nam giúp đỡ chúng tôi đánh Pháp, đuổi Mĩ, Việt Nam … ” . Điều này chứng minh rằng tính cách của Lào là như vậy, chỉ kể ơn người không kể ơn mình. Thực tế trong những năm đánh Mĩ cứu nước chỉ tính riêng một hệ thống đường vận tải chiến lược Trưòng Sơn được Bạn thoả thuận chạy trên đất Lào, nhân dân lào đã hi sinh biết bao cho cách mạng Việt nam nói riêng và cách mạng Đông Dương nói chung. Trong những năm kháng chiến gần 2,5 triệu tấn bom ném xuống đây, vượt xa tổng số bom đạn Mĩ trong đại chiến thứ hai. Bản làng Lào nằm dọc theo các sông, suối, ven lộ để tiện canh tác, sinh hoạt thì nay phải rời đi, chuyển lại nhiều lần vì bom đạn Mĩ, bỏ lại cơ nghiệp ruộng vườn vào tít tận rừng sâu, dân bản phải chịu bao hi sinh thiếu thốn mà mỗi lần gặp bộ đội vẫn cười, không hề phàn nàn, không hề đòi hỏi, nếu có nói lời cảm ơn thì đó là ơn bộ đội đã cho gạo cho muối. Những nét tính cách của con người Bạn Lào có nhiều điểm chung và đồng điệu với con người Việt Nam. Đó là hai dân tộc, hai đất nước, nhưng chung một vẻ đẹp. Tình nghĩa, chia sẻ,thuỷ chung là điều mà quân tình nguyện Việt Nam thường hay nhắc đến mỗi khi có dịp nói về bạn. người Lào không ham hố, không chạy theo mệt nhọc đồng tiền, làm ăn chỉ cần “Dừa đủ xài”- như cách nói của người Nam bộ Việt Nam. Thế nhưng lại rất hào phóng, san sẻ. Người ta sẵn sàng đỡ đần nhau mọi việc trong bản, trong làng. ngoài hình thức “Navan” (đổi công) còn có “sồi” (giúp) rất hay thường thấy trong việc giúp nhau làm nhà, cưới xin hay các việc riêng khác. hiếm thấy cảnh những cuộc đời khó nhọc, bệnh tật bị bỏ rơi. Các chiến sỹ tình nguyện Việt Nam đặc biệt là những người công tác ở cơ sở trong những vùng khó khăn đã nhận được sự giúp đỡ đùm bọc hết lòng của nhân dân Lào không khác gì như ở trên đất nước quê hương mình vậy. Khi kẻ địch hạnh hoẹ đe doạ, nhân dân Lào tìm mọi cách che chở, thậm chí bằng những cách khôg tương hợp với văn hoá của ngời Lào, miễn là bảo vệ được cán bộ. Không ít những chiến dịch, những trận đánh, hậu cần phải dựa vào nguồn tại chỗ,nhân dân Lào đã hào hiệp ủng hộ mà th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4.doc
Tài liệu liên quan