Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA)

Trong những năm đầu thế kỷ 21, đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thị trường xây dựng đang không ngừng phát triển, khối lượng đầu tư và xây dựng hiện nay tăng rất nhanh. Việc nâng cao hiệu quả công tác quản lí đầu tư và xây dựng ngày càng đóng vài trò quan trọng.

Lịch sử phát triển ngành xây dựng cơ bản của phần lớn các nước trên thế giới đã chứng minh: Đấu thầu là một trong những phương pháp quản lí dự án có hiệu quả. Thông qua đấu thầu chủ đầu tư có thể lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, chi phí và tiến độ để thực hiện gói thầu phù hợp với mục tiêu của mỗi dự án.

Tại Việt Nam, hình thức đấu thầu được áp dụng trong một thời gian chưa dài, khoảng hơn 10 năm từ khi Quy chế đấu thầu đầu tiên được ban hành theo Quyết định số 24 - BXD/VKT ngày 12/2/1990. Tuy nhiên, nó đã khẳng định được mặt tích cực đó là: tạo ra một sân chơi có tính cạnh tranh cao, công bằng và minh bạch, nhằm giúp cho chủ đầu tư (CĐT) lựa chọn được nhà thầu có đủ khả năng để thực hiện gói thầu với những yêu cầu về chất lượng, giá cả và tiến độ, đồng thời qua hình thức đấu thầu cũng góp phần tiết kiệm cho Nhà Nước hàng tỷ đồng, cụ thể 11,32 triệu USD năm 2000 (Báo cáo của Bộ KH & ĐT). Và Quy chế đấu thầu hiện hành, đã có nhiều bước cải thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà thầu Việt Nam từng bước phát triển, hội nhập cùng các nhà thầu các nước trong khu vực và trên thế giới.

Chính vì vậy mà trong thời gian vừa qua, đã có rất nhiều đề tài viết về đấu thầu với góc nhìn khác nhau và phương pháp nghiên cứu cũng khác nhau. Song tất cả đều cho rằng đấu thầu là phương pháp quản lí dự án mang lại hiệu quả cao, phù hợp với xu thế phát triển của nghành xây dựng cơ bản nói riêng và các ngành sản xuất vật chất khác nói chung.

Cũng với suy nghĩ đó, hơn nữa trong thời gian thực tập tại Tổng công ty Lăp máy Việt Nam, có cơ hội được tìm hiểu thực tế và chuyên sâu vào công tác đấu thầu, nhận thấy rằng: Đối với Tổng công ty khai thác trong ngành xây dựng và lắp máy, công tác đấu thầu đã trở thành công việc thường ngày, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Tổng công ty trong hiện tại và cả tương lai.

Chính vì lẽ đó, tôi đã chọn đề tài:

" Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở Tổng công ty lắp máy việt nam (LILAMA)"

Đề tài được nghiên cứu chủ yếu dựa trên phương pháp Thống kê phân tích kết hợp với so sánh

Kết cấu gồm 2 phần:

Phần 1: Tình hình hoạt động đấu thầu của tổng công ty lắp máy Việt Nam(lilama)

Phần 2: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở Tổng công ty lắp máy việt nam (LILAMA)"

 

doc97 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 866 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu Trong những năm đầu thế kỷ 21, đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thị trường xây dựng đang không ngừng phát triển, khối lượng đầu tư và xây dựng hiện nay tăng rất nhanh. Việc nâng cao hiệu quả công tác quản lí đầu tư và xây dựng ngày càng đóng vài trò quan trọng. Lịch sử phát triển ngành xây dựng cơ bản của phần lớn các nước trên thế giới đã chứng minh: Đấu thầu là một trong những phương pháp quản lí dự án có hiệu quả. Thông qua đấu thầu chủ đầu tư có thể lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, chi phí và tiến độ để thực hiện gói thầu phù hợp với mục tiêu của mỗi dự án. Tại Việt Nam, hình thức đấu thầu được áp dụng trong một thời gian chưa dài, khoảng hơn 10 năm từ khi Quy chế đấu thầu đầu tiên được ban hành theo Quyết định số 24 - BXD/VKT ngày 12/2/1990. Tuy nhiên, nó đã khẳng định được mặt tích cực đó là: tạo ra một sân chơi có tính cạnh tranh cao, công bằng và minh bạch, nhằm giúp cho chủ đầu tư (CĐT) lựa chọn được nhà thầu có đủ khả năng để thực hiện gói thầu với những yêu cầu về chất lượng, giá cả và tiến độ, đồng thời qua hình thức đấu thầu cũng góp phần tiết kiệm cho Nhà Nước hàng tỷ đồng, cụ thể 11,32 triệu USD năm 2000 (Báo cáo của Bộ KH & ĐT). Và Quy chế đấu thầu hiện hành, đã có nhiều bước cải thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà thầu Việt Nam từng bước phát triển, hội nhập cùng các nhà thầu các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy mà trong thời gian vừa qua, đã có rất nhiều đề tài viết về đấu thầu với góc nhìn khác nhau và phương pháp nghiên cứu cũng khác nhau. Song tất cả đều cho rằng đấu thầu là phương pháp quản lí dự án mang lại hiệu quả cao, phù hợp với xu thế phát triển của nghành xây dựng cơ bản nói riêng và các ngành sản xuất vật chất khác nói chung. Cũng với suy nghĩ đó, hơn nữa trong thời gian thực tập tại Tổng công ty Lăp máy Việt Nam, có cơ hội được tìm hiểu thực tế và chuyên sâu vào công tác đấu thầu, nhận thấy rằng: Đối với Tổng công ty khai thác trong ngành xây dựng và lắp máy, công tác đấu thầu đã trở thành công việc thường ngày, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Tổng công ty trong hiện tại và cả tương lai. Chính vì lẽ đó, tôi đã chọn đề tài: " Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở Tổng công ty lắp máy việt nam (lilama)" Đề tài được nghiên cứu chủ yếu dựa trên phương pháp Thống kê phân tích kết hợp với so sánh Kết cấu gồm 2 phần: ỉ Phần 1: Tình hình hoạt động đấu thầu của tổng công ty lắp máy Việt Nam(lilama) ỉ Phần 2: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở Tổng công ty lắp máy việt nam (lilama)" Phần I tình hình hoạt động đấu thầu của tổng công ty lắp máy Việt Nam(lilama) I.Tình hình hoạt động dự thầu ở nước ta hiện nay. Kể từ khi quy chế đấu thầu được được ban hành kèm theo Nghị định 43/CP/ngày 16/7/1996 của Chính Phủ, hầu hết các dự án đầu tư xây dựng đều được triển khai thực hiện đấu thầu.Việc đấu thầu đã đem lại những kết quả là: Một là: Tiết kiệm vốn đầu tư nhờ đấu thầu So với thực tế ở chế độ giao thầu khi mà thực chi các dự án đầu tư bao giờ cũng lớn hơn dự toán chi, có khi gấp từ 1,5 đến 2 lần thì lại càng thấy dõ hiẹu quả của công tác đấu thầu. Ví dụ: Dự án đường Láng Hoà Lạc, gói thầu số 10 (đoạn km27 đến km30) được dự toán là 17,1 tỷ đồng nhưng qua đấu thầu đã ký hợp đồngvới giá chỉ có 6,9 tỷ đồng Hai là: Tận dụng được những khoản dư sau đấu thầu đối với dự án sử dụng nguồn vốn ODA, số tiền tài trợ thường lớn hơn giá bỏ thầu.Đây là khoản dư sau đấu thầu. Thực tiễncho thấy nếu được nhà tài trợ chấp nhận trên cơ sở đánh giá hiệu quả của toàn bộ quá trình triển khai dự án như tiến độ giải ngân, trình độ quản lý dự án,.. thì bên được vay sẽ tiếp tục tiến hành các hạng mục công trìnhkhác nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của dự án chính ban đầu. Có hai dự án có quy mô khá lớn được triển khai bằng số vốn “dư” sau đấu thầu Một là dự án xây dựng tuyến tránh Pháp Vân –Cầu giẽ do hai chủ dự án là PMUI và PMU18 đồng thực hiện.Tổng số vốn cho dự án này khoảng 30 triệuUSD được trích từ dự án nâng cấp cải tạo quốc lộ 1A do JBIC tài trợ. Hai là dự án nâng cao hiệu quả khai thác quốc lộ 5 với tổng số vốn khoảng 5 triệu USD được lấy từ dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 5 của JBIC. Các hiệp định vay vốn ODA đã được ký kết giũa chính phủ Việt Nam và cácnhà tài trợ đều dựa trênnguyên tắc cơ bản là số tiền viện trợ dành để thực hiện một sự án và số vốn vay được quyết định trên cơ sở các số liệu của dự án tiền khả thi. Do vậy việc quy hoạch tổng thể dự án một cách chính xác không chỉ góp phần nângcao hiệu quả của dự án mà còn là điều kiện tốt để có thể triển khai thực hiện các dự án sử dụng vốn sau đấu thầu. * Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác đầu thầu xây dựng còn tồn tại những hạn chế sau. Một là: Giá bỏ thầu quá thấp so với giá dự toán đã gây nên sự sửng sốt chocác nhà thầu đối thủ, chủ đầu tư và cơ quan tư vấn thiết kế. Đối với nhà thầu chúng thầu nhiều khi không được vui lắm vì với giá như vậy họ sẽ không có lãi mà còn bị lỗ nặng. Với các dự án có vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là người được lợi do tiét kiệm được khi gía chào thầu thấp hơn nhiều so với giá dự toán công trình.Thực tế không diễn ra như vậy, chất lượng công trình là một vùng đệm hầu như không có giới hạn để nhà thầu điểu chỉnh chi phí cho phù hợp với mức giá bỏ thầu. Do vậy để hạ giá thành, nhà thầu chỉ việc thay thế bằng vật tư rẻtiền, cắt xén công đoạnVì thế có rất nhiều công trình bị xuống cấp nhanh chóng khi công trình chỉ đưa vào hoạt động được một thời gian gắn.Ví dụ như một số công trình (cầu hầm chui Văn Thánh 2,một số khu nhà trung cư cao tầng trong Thành phố Hồ Chí Minh) Các dự án có vốn vay hoặc từ nguồn ODA thì hầu hết các nhà thầu chính là nhà thầu nước ngoài do có lợi thế về quy chế của tổchức tín dụng, giải pháp bí quyếtcông nghệ, tiềm lực tài chính, kinh nghiệm lâu năm, uy tín trên thuơng trường quốc tế.Giá công trình là giá trên mặt bằng quốc tế được xác định thông qua đấu thầu quốc tế. Khi bỏ thầu thấp tưởng rằng các nhà thầu nước ngoài sẽ chụi lỗ nhưng thực chất vẫn thu được lợi nhuận cao, khoản lỗ sẽ do các nhà thầu phụ gánh chịu. Sau khi thắng thầu, nhà thầu chính nước ngoài thường thực hiện công trình cùng với một số nhà thầu phụ trong nước.Song vì thiếu quy định của pháp luật, quy chế đấu đấu thầu hiện hành của Việt Nam chỉ quy định việc đấu thầu giữa 2 bên A và bên B còn việc chuyển thầu giữa các bên B thì chưa có hướng dẫn nên các hạng mục ngon ăn, dễ làm được chuyển cho các bên phụ là nhà thầu nước ngoài, các hạng mục khó mới đến lựot các nhà thầu phụ trong nước. Thế nhưng để chở thành nhà thầu phụ đâu phải là đơn giản.Giải pháp phổ biến là các nhà thầu phụ Việt Nam tranh nhau hạ giá, kết quả nhà thầu chính nước ngoài có khi chỉ mất không đến 50% chi phí đã dự toán cho phần công việc mà nhà thầu phụ Việt Nam đảm nhận. Khi thực hiện các công trình loại này, nhà thầu chính nước ngoài hầu như không chấp nhận cắt xén trong công việcnên nhà thầu phụ Việt Nam đành phải làm theo đúng quy chuẩn và cam kết chất lượng mà nếu tínhđúng, tínhđủ thì Việt Namlỗ. Để có giá bỏ thầu rất thấp, nhà thầu phụ Việt Nam đành phải giảm hoặc bỏ qua chi phí khấu hao hết ; giảm định mức khoán chí phí lao động cho cácđội hoặc người lao động; đưa vào khai thác một số vật tư, tài sản còn sót lại từ thời bao cấp hoặc cắt giảm chi phí về bảo hiểm, chi phí an toàn lao động. Vô hình chung, nhà thầu phụ Việt Nam đã tự rút ruột tài sản và năng lực của mình để làm giầu cho các nhà thầu chính nước ngoài. Điều rễ nhận thấy là các nhà thầu phụ Việt Nam bỏ giá thầu hầu hết là doanh nghiệp nhà nước còn tư nhân và liên doanhnước ngoài không bao giờ chấp nhận thực hiện công việc nếu biết trước là phải bù lỗ. Không có lợi nhuận để tái đầu tư nêncác nhà thầu phụ Việt Nam không nâng cao được năng lực cạnh tranhtrong đấu thầu cái vòng luẩn quẩn làm thuê lại tiếp diễn Biểu 1: Bảng giá trúng thầu bỏ qúa thấp so với giá gói thầu được duyệt trong kế hoạch đấu thầu của một số dự án gần đây ( Nguồn: Viện kinh tế- Bộ xây dựng ) tt Tên dự án hoặc gói thầu Giá gói thầu được duyệt Giá trúng thầu So sánh % 1 Dự án cải tạo sông Kim Ngưu 42tỷVNĐ 34 tỷVNĐ 80 2 Dự án cải tạo hành lang Lê Duẩn 49 tỷVNĐ 32 tỷVNĐ 65 3 Đê chắn sóng – Nhà máy lọc dầu số 1 –Dung Quất 60trUSD 43trUSD 71 4 Dự án cải tạo xi măng Bỉm Sơn (gói xây lắp) 55 tỷVNĐ 36 tỷVNĐ 65 5 Đường Xuyên á 80trUSD 30trUSD 37.5 6 Hầm đường sắt Hải Vân(1gói) 15trUSD 4,5trUSD 30 7 9 cầu đường sắt 2,4tỷ yên 1,15tỷ yên 48 8 San nền khu thể thao quốc gia 26,6 17,9167 67 Hai là: Hầu hết các dự án xây dựng các công trình từ nguồn vốnODA đều được điều chỉnh tăng khối lượng sau khi bỏ thầu Tiến độ xây dựng hạ tầng giao thông thường hay bị chậm do có sự ách tắc mang tính kỹ thuật trong quá trình triển khai việc vay vốn từ các nhà tài trợ. Khi lập dự án tiền khả thi, do đơn giá xây dựng cơ bản của Việt Nam thường cao hơn so với các quốc gia trong khu vực nên số lượng vốn vay cần thiết sẽ cao hơn định mức vốn mà nhà tài trợ có thể cho vay. Thực tế là hầu hết các dự án sau khi bỏ thầu đều được điều chỉnh tăng khoảng từ 30%khối lượng trở nên cá biệt có dự án tăng tới 70% khối lượng thi công so với quy mô ban đầu.Nếu không tính đến những ách tắc trong khâu giải phóng mặt bằng thì đây là lý do chủ yếu khiến thời gian thi công của các dự án thường bị kéo dài hơn so với dự kiến ban đầu. Ví dụ: Sau gần 5 năm tiến hành xây dựng, dự án cải tạo nâng cấp hơn 1500km của quốc lộ 1A băng nguồn vốnODA của ADB(ngân hàng phát triển châu á) và WB(ngân hàng thế giới) đã cơ bản hoàn thành.Tiểu dự án thi công đoạn thành phố Hồ CHí Minh – Nha Trang,đoạn ngập nặng Đông Hà- Quảng Ngãi đã đựơc hoàn tất và đoạn thành phố Hồ Chí Minh –Cần Thơ đã có khối lượng tương đương với giá thị phần vốn vay và Bộ tài chính đã thẩm định song các hạng mục cần thanh toán để trình nhà tài trợ nhằm đảm bảo thời hạn hiệu lực, qua khoảng 70%các cuộc đấu thầu quốc tế tại Việt Namcó kết quả trúng thầu là các nhà của hiệp định vay vốn Ba là: Sự có mặt ít ỉo, chủ yếu ở vị chí thầu phụ của các doanh nghiệp Việt Nam trong các dự án lớn, đặc biệt là các dự án có đấu thần quốc tế là một thực trạng đáng lo ngại về khả năng hội nhập và tìm kiếm cơ hội tăng doanh thu của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. II.tình hình hoạt động đấu thầu của tổng công ty lắp máy việt nam(lilama) 1.Sự hình thành và phát triển của Tổng công ty lắp máy Việt Nam 1.1.Giới thiệu về Tổng công ty lắp máy Việt Nam Tổng Công Ty Lắp Máy Việt Nam (LILAMA) là một doanh nghiệp lớn của nhà nước chuyên nhận thầu xây lắp và chế tạo lắp đặt thiệt bị công trình công nghiệp và dân dụng trong và ngoài nước.Tổng Công Ty Lắp Máy Việt Nam (LILAMA) có đội ngũ cán bộ kỹ sư, công nhân lành nghề với trình độ khoa học kỹ thuật cao, tay nghề giỏi được trang bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ thi công chuyên ngành tiên tiến. Được thành lập năm 1960. Tổng công ty đã tham gia lắp đặt trên 2000 công trình, lớn nhỏ của nhà nước đưa vào sử dụng đạt chất lượng cao,phục vụ nền kinh tế quốc dân như các nhà máy, nhiệt điện Uông bí, Phả lại, thuỷ điện Hoà bình, Trị an, Vĩnh sơn, xi măng Hoàng thạch, Hà tiên... Tổng Công Ty Lắp Máy Việt Nam có khả năng thực hiện xây lắp các công trình từ việc lập dự án,nghiên cứu khả thi đến khảo sát, thiết kế công trình, lập bảng chào giá, phương án tổ chức thi công mua,sắm chế tạo chạy thử bàn giao công trình theo phương thức chìa khoá trao tay Trong những năm hoạt động Tổng Công Ty Lắp Máy Việt Nam góp phần xây dựng lắp đặt các công trình trên mọi miền đất nước.Nếu nhìn những thành tựu trên góc độ của những nhà xây dưng thì Tổng Công Ty Lắp Máy Việt Nam đã thực hiện các dự án xây lắp một các có hệ thống toàn diện và hiệu quả.Vai trò của tổng công ty trong nền kinh tế Việt Nam gắn liền với các công trình xây dựng có tầm cỡ quốc gia và thế giới Qua 40 năm hoạt động đến nay Tổng Công Ty Lắp Máy Việt Nam đã có 15 công ty thành viên trực thuộc tổng công ty đó là những công ty sau: 1.Công ty lắp máy và xây dựng số 3 2. Công ty lắp máy và xây dựng số 5 3. Công ty lắp máy và xây dựng số 7 4. Công ty lắp máy và xây dựng số 10 5. Công ty lắp máy và xây dựng số 18 6. Công ty lắp máy và xây dựng số 45-1 7. Công ty lắp máy và xây dựng số 45-3 8. Công ty lắp máy và xây dựng số 45-4 9. Công ty lắp máy và xây dựng số 69-1 10. Công ty lắp máy và xây dựng số 69-2 11. Công ty lắp máy và xây dựng số 69-3 12.Công ty chế tạo thiết bị và đóng tầu Hải Phòng 13. Công ty cơ khí lắp máy 14. Công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội 15. Công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện và có hai trường công nhân lắp máy tại Ninh Bình và Đồng Nai, một văn phòng đại diện của tổng công ty được đặt trong Thành phố Hồ Chí Minh Qua những năm hoạt động Tổng công ty đã thực sự trở thành một trong các doanh nghiệp xây lắp hàng đầu của ngành xây dựng: năng lực sản xuất được tăng cường đáng kể cả về khả năng chế tạo thiết bị và khả năng thi công lắp máy nhờ việc tập trung đầu tư mua sắm các thiết bị gia công cơ khí tiên tiến hiện đại (các máy lốc tôn chiều dầy lớn, máy vê chỏm cầu. máy ép thuỷ lực lớn, các loại máy hàn hiện đại, các máy gia công kim loại CNC..)và các phương tiện thi công cơ giới công suất lớn cẩu súc nặng từ 100 T đến 500T..) tổ chức sản xuất nghiên cứu bố chí một cách hợp lý đã tập chung được công tác chỉ đạo điều hành trên quy mô toàn tổng công ty, sức sản xuất của toàn Tổng công ty cũng như của từng đơn vị thành viên được thống nhất có chế tạo được sức mạnh thi công tập chung cho các công trình trong điểm khi cần thiết, đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề với chuyên môn kĩ thuật giỏi và lực lượng cán bộ quản lý có trình độ quản lý tốt đã được quy tụ, nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình quản lý điều hành và thi công các dự án lớn đã được đúc rút làm tiền đề cơ bản cho việc triển khai có hiệu quả các dự án có quy mô lớn trong tương lai thưo phương thức quản lý mới, tiên tiến và đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao hơn: uy tín của Tổng công ty ngày càng được nâng cao, quan hệ kinh tế với các đối tác trong nước và quốc tế được mở rộng, chặt chẽ và toàn diện trong cả sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển đã có tác động tích cực đến quá trình phát triển đi lên.Kết quả điển hình của quá trình liên kết hợp tác có hiệu quả của Tổng công ty với các đơn vị trong và ngoài nước là tổ hợp nhà thầu Việt _Nga với Tổng Công ty lắp máy Việt Nam là Leader đã thắng thầu các gói 2&3 nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất tại Quảng Ngãi với trị giá 230 triệu USD Tổng công ty đã được sự quan tâm giúp đỡ của nhà nước, Thủ tướng chính phủ, Bộ xây dựng và sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan trung ương và địa phương trong việc xây dựng và phát triển Tổng công ty tiến tới trở thành nhà Tổng thầu xây dựng các dự án đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp theo hình thức EPC Việt Nam đầu tiên. 1.2.Cơ cấu tổ chức quản lý ở Tổng công ty lắp máy Việt Nam Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty được phân ra thành các phòng ban sau: - Văn phòng Tổng công ty - Phòng kinh tế - kỹ thuật - Phòng kế hoạch - đầu tư - Phòng quản lý máy - Phòng Công nghệ thông tin - Phòng kinh tế - đối ngoại - Phòng tổ chức - lao động - Phòng tài chính -kế toán - Phòng hành chính - Công ty XNK - Công ty tư vấn lắp máy - Công ty cơ giới tập trung - Viện công nghệ hàn Sơ đồ tổ chức Tổng công ty lắp máy Việt Nam Tổng giám đốc Đại diện chất lượng Phó TGĐ KTế & CNghệ Phó TGĐ Nội chính – Thường trực Phòng CNTT Phòng quản lý máy Phòng KT_ Kỹthuật Phòng TC_LĐ Phòng KH_ĐT Phòng KT_Đối Ngoại Phòng Tài chính Kế toán Phòng Hành chính Giám đốc Viện Hàn Giám đốc Cty Cơgiới Tập trung Giám đốc Cty XNK Giám đốc Cty tư vấn Lắp máy Trưởng ban đại diện Ban quản lý dự án 1.3.Chế độ tiền lương ở Tổng công ty Chế độ tiền lương của Tổng công ty Lắp Máy và những đơn vị thành viên trực thuộc tổng công ty lắp máy Việt Nam là hết sức quan trọng, và dựa vào chế độ tiền lương người ta có thể đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng công ty cũng như những đơn vị thành viên, vì thế cần phải có một phương án xây dựng quỹ tiền lương cho tổng công ty và các đơn vị trực thuộc Tổng công ty một cách rõ ràng và chính sác. Sau đây là phương án xây dựng quỹ tiền lương năm 2002 của Tổng công ty lắp máy Việt Nam 1.3.1.Nhóm chế tạo và xây lắp Công nghệ cao Tốc độ tăng lợi nhuận kế hoạch: 10.395/4774 =217,76% Mức lương tối thiểu được tăng thêm: TLmin = 210000 x 3 = 630 000 Quỹ tiền lương kế hoạch QLTKH= Lkh x TLmin x (Hcb + hpc) x 12 Biểu2: Đội ngũ lao đồng và quỹ tiền lương TT Đơn vị Số LĐ địnhBiên kế hoạch HS cấp bậc Công việc Bình quân Hệ số bình Quân các Khoản phụ cấp QTLKH Năm 2002 1 LM&XD45-1 2.600 2,01 0,46 48.569,6 2 LM&XD69-3 1.050 2,25 0,50 21.829,5 3 CTTB&ĐTHP 650 2,27 0,34 12.845,2 4 Cơ khí lắp máy 550 2,28 0,42 11.210,0 5 LM&XD Hà Nội 715 2,12 0,45 14.892,6 6 LM&TN C. Điện 235 2,30 0,54 5.045,5 Tổng cộng 9.446 114.412,0 (Nguồn Phòng Tổ chức- Lao động) Đơn giá tiền lương KH: 114,412/384.000=29,8% 1.3.2. Nhóm Lắp máy và xây dựng Hà Nội: Tốc độ tăng năng suất lao động: 52,34/46,30=113,04% Mức lương tối thiểu được tăng thêm TLmin= 1.075.000 + (1.075.000 x 13,04 x 0,8)/100=1.166.000 Đ Quỹ tiền lương kế hoạch: QTLKH = 9.446x1.166x12=132.151 tr. đồng Đơn gía tiền lương kế hoạch: 132.151/494.381=267,3% 1.3.3. Cơ quan tổng công ty và phụ thuộc. Tốc độ tăng lợi nhuận kế hoạch: 4000 / 1.196=334,40% Mức lương tối thiểu được tăng thêm: TLmin= 210.000x3=630.000 đồng Quỹ tiền lương kế hoạch: QTLKH=630.000x 596x(2,52+0,47)x12=14.689 tr.đồng Đơn giá tiền lương KH:14.689/70.000=21,0% Biểu tổng hợp kế hoạch quỹ tiền lương chung để xác định Biểu 3: Đơn giá tiền lương của Tổng Công ty năm 2002 TT Nhóm doanh nghiệp SXKD Doanh thu Tính TN QTLKH Năm 2002 đơn giá tiền lương 2002 1 Nhóm CT&XL CNC 384.000 114.412 29,8% 2 Nhóm Lắp máy & XD 494.381 132.151 26.73% 3 Cơ quan TCT&Ph.thuộc 70.000 14689 21,0% Tổng cộng 948.381 261.210 27,5% Đơn giá tiền lương năm 2002 của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam đề nghị Bộ duyệt là 275đ/1000đ Doanh thu Biểu4:tổng hợp đơn giá tiền lương của doanh nghiệp năm 2002 (Nguồn: Phòng Tổ chức- Lao động) TT Tên đơn vị Thành viên (công ty) Chỉ tiêu SXKD Số liệu được Duyệt năm trước Số liệu đề nghị Duyệt năm KH Doanh thu Nộp Ngân Sách (tr.đồng Lợi Nhuận Tr.đồng đơn giá tiền lương đ/1000đ Tiền lương bình quân đ/1000đ/ tháng đơn giá tiền lương đ/1000đ Tiền lương bình quân 1000đ/thg DT SXKD(tr.d) DTTính TN Tr.đồng I Nhóm CT&XL CNC 384.000 384.000 16.625 10.395 257 1.448 298 1.629 1 CtyLM&XD45-1 200.000 200.000 12.062 6000 227 1.445 243 1.557 2 CtyLM&XD69-3 36.500 36.500 841 1.000 483 1.483 598 1.7333 3 CTyCTTB$ĐTHP 50000 50000 941 750 263 1.262 257 1.647 4 Cty Cơ khí lắp máy 28.500 28.500 671 570 209 889 393 1.698 5 CtyLM&XDHNội 60.000 60000 1.812 1.800 233 1.020 248 1.616 6 CTLM& TN Cơ điện 9000 9000 299 275 400 1583 561 1.789 II Nhóm LM&XD 494.381 494.381 15.128 9.108 265 1.175 267,3 1.166 7 CtyLM&XDsố3 53000 53000 1.407 1.000 224 1.131 215 1.225 8 CtyLM&XDsố5 56.381 56.381 1.853 930 226 1.206 333 1.416 9 CtyLM&XDsố7 31.000 31.000 320 620 - 810 399 1.323 10 CtyLM&XDsố10 78.500 78.500 2.078 1.500 382 1.544 327 1.101 11 CtyLM&XDsố18 75.000 75.000 2.686 750 294 1.210 269 1.136 12 CtyLM&XD45-3 50.500 50.500 1.646 757,5 300 1.271 324 1.400 13 CtyLM&XD45-4 40.000 40.000 1.227 800 260 1.121 259 1.204 14 CtyLM&XD69-1 60.000 60.000 2.513 1.500 278 1.399 268 1.161 15 CtyLM&XD69-2 50000 50000 1.399 1.250 288 1.088 131 1.051 III CQT.C.T và P.T 570.000 70000 2.487 4.000 142 1.862 210 2.054 Tổng cộng 1.448.381 948381 34.240 23.503 267 1.230 275 1.370 2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001-2002 Năm 2001 ước tính toàn Tổng công ty thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đạt giá trị sản lượng là 1.623tỷ 323 triệu, so với năm 2000 đạt mức tăng trưởng 112,1 %. Một số công trình và hạng mục và công trình có giá trị kinh tế lớn được đưa vào hoạt động sản xuất là: +/ Tổ máy số 3và 4 nhà máy thuỷ điện Yaly cócông suất mỗi tổ máy 180Mw đã vận hành vào tháng và tháng 11 năm 2001. +/ Tổ máy số 1 nhà máy điện Phả Lại II có công suất 300mw đã phát điện trong tháng 10 năm 2001. +/ Lắp đặt hoàn chỉnh nhà máy điện Phú Mỹ 1 có tổng công suất 1040mw bao gồm 3 tubin khí, tuabin hơi, ba lò thu hồi nhiệt và đang hoàn chỉnh lắp đặt thiết bị phần đuôi hơi nhà máy để đầu năm 2002 đưa toàn bộ nhà máy vào sản xuất +/ Gia công chế tạo và lắp đặt bồn chứa dầu có dung tích 5000m3 cho nhà máy nhiệt điện Vũng tầu và lắp đặt thiết bị của đuôi hơi nhà máy có công suất 56mw đã hoàn thành váo tháng 9/2001. +/ Chế tạo và hoàn thành lắp đặt 400 tấn thiết bị của trạm biến thế 220KV Long thành (Đồng Nai) +/ Bàn giao hệ thống báo cháy và cứu hoả của nhà ga T1 thuộc sân bay Nội Bài Hà Nội +/ Tham gia chế tạo và lắp đặt một số thiết bị nhà máy gang thép Thái Nguyên, góp phần hoàn thành và đưa nhà máy vào sản xuất trong tháng 11/2001. +/ Công trình kính nôỉ Bình Dương +/ Các chân đế cho giàn khoan mỏ Bạch hổ Đã khởi công xây dựng và chuẩn bị tiến hành thi công một số công trình có giá trị kinh tế lớn là: +/Xi măng Tam Điệp: Chế tạo thiết bị 6000 tấn +/Xi măng Bỉn Sơn mở rộng: Chế tạo thiết bị và lấp đặt máy 11.200 tấn, đã hoàn thành 80% khối lượng hợp đồng và về chế tạo thiết bị, đang chuẩn bị vào giai đoạn lắp máy. +Khởi công xây lắp tổng kho xăng dầu Đình Vũ Hải Phòng là tổng kho lớn nhất miền bắc với công suất 45.000m3 xăng dầu Ngoài các công trình trên còn có những công trình vừa và nhỏ cũng đang chuẩn bị khởi công + Các nhà máy chế biến thực phẩm + Các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng Tập chung thi công các công trình chuyển tiếp từ 2002 sang như: xi măng Tam điệp, thuỷ điện YALY, thuỷ điện Hàm thuận - Đa ly, nhiệt điện Phả Lại, nhà máy phân đạm Phú mỹ, nhà máy phân đạm Hà Bắc, nhà máy giấy Bãi Bằng,và các công trình khác. Biểu5:Bảng những chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2001 Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Năm 2001 A B 1 I- Giá trị sản xuất kinh doanh (1+2+3+4) 1.623.353 1-GTSXxây lắp (Kể cả VT doA cấp) Tr.đ 1.090.775 2- GTSXCN ,, 283.560 3-Tổng giá trị kim ngạch XNK USD 15.360.000 Chia ra: Nhập khẩu USD 11.900.000 : Xuất khẩu USD 3.460.000 4- Giá trị sản xuất và kd khác Tr.đ 32.978 - GTKD VLXD ,, 14.078 -GT, khảo sát, thiết kế, tư vấn ,, 2.300 GT kinh doanh khác ,, 16.600 II- Tổng doanh thu (Không có VAT) Tr.đ 850.082 Trong đó: - Doanh thu xây lắp ,, 648.890 - Doanh thu sxcn, vlxd ,, 201.192 III- Tổng số nợ ngân sách Tr.đ 42.678 - trong đó: - Thuế VAT ,, 28.579 - Thuế thu nhập DN ,, 5.559 IV- Lợi nhuận thực hiện ,, 22.702 V- Đầu tư xdcb ,, Tổng số (Bao gồm các nguồn vốn) ,, 165.900 -Xây lắp ,, 73.700 - Thiết bị ,, 78.600 - Khác ,, 13.600 (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Đầu tư) Trong năm 2002 có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Tổng công ty lắp máy Việt Nam, là Tổng công ty phải tổ chức triển khai thi công nhiều dự án lớn, quan trọng cũng như phải đảm bảo thực hiện đúng tiến độ một số dự án đầu tư phát triển của tổng công ty Nhiệm vụ kế hoạch năm2002 Tổng công ty đề ra một số chỉ tiêu: - Giá trị sản xuất kinh doanh: 1.776.000 triệu đồng, đạt 119,4%so với ước thực hiện năm 2001 - Tổng doanh thu : 1.450.000 triệu đồng, đạt 140,4% so với ước thực hiện năm2001 - Tổng giá trị kim ngạch XNK: 21.220.000 USD Trong đó: - Nhập khẩu : 19.120.000 USD - Xuất khẩu : 2.100.000 USD 2.2 Đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng công ty đã tập trung công tác chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch, đã đề ra đầu năm, đồng thời các công ty thành viên cũng rất tích cực trong việc tìm kiếm công việc và đã tổ chức tôt côngtác triển khai thi công xây lắp cũng như các hoạt động kinh doanh khác, do đó kết quả kinh doanh năm 2001 đạt 1.487 tỷ 460 triệu so vớithực hiên năm 2000 đạt 1326 tỷ 673 triệu đạt mức tăn trưởng là 112,1 %.Trong đó có một số công ty thành viên đạt mức tăng trưởng cao như Công ty LM & XD Hà Nội, Công ty LM & XD 18, Công ty chế tạo thiết bị và đóng tầu Hải Phòng Tuy nhiên so với kế hoạch được giao đầu năm là 1.643tỷ 581 triệu đồng thì kết quả sản xuất kinh doanh năm 2001 chỉ đạt 90,5 % kế hoạch. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc thực hiện không đạt kế hoạch là: Một số dự án lớn của nhà nước và nước ngoài được triển khai các thủ tục đầu tư nên một số công ty thành viên đã đề ra kế hoạch nhưng không thể tham gia đấu thầu ký hợp đồng được, nhiều dự án đầu tư bị xé nhỏ thành nhiều gói thầu, giá bỏ thầu của một số nhà thầu quá thấp so với chi phí ảnh hưởng đến khả năng chúng thầu của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100010.doc
Tài liệu liên quan