Đề tài Hoàn thiện công tác lao động việc làm ở Thái Bình giai đoạn 2001-2005

Lao động là vốn quý là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi hình thái kinh tế xã hội, chính vì lẽ đó đảng và nhà nước ta luôn đặt vấn đề dân số-lao động-việc làm vào vị trí hàng đầu trong các chính sách kinh tế xã hội. Chính sách đó được thể hiện trong việc hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đặt con người vào vị trí trung tâm, lấy lợi ích của con người làm điểm xuất phát của mọi, kế hoạch, chương trình phát triển. Chiến lược kinh tế xã hội thực chất là chiến lược con người, chiến lược bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực và giải phóng mọi tiềm năng của con người .

Thái Bình là một tỉnh đồng bằng thuộc châu thổ Sông Hồng, diện tích đất tự nhiên 1538,5 Km2. dân số trung bình năm 1999 là 1.786 ngàn người tổng số người lao động (từ 15 tuổi trở lên ) chiếm 73,23% dân số. Trong điều kiện một tỉnh mà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, diện tích đất bình quân chỉ có 550 m2 /người. Công nghiệp nhỏ bé lạc hậu, dịch vụ phát triển ở trình độ thấp, dân số đông lực lượng lao động tăng nhanh qua các năm chưa được sử dụng hết đang là một thách thức lớn trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ,tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội Thái Bình .

Như vậy, một vấn đề cấp thiết đặt ra đối với Thái Bình trong quá trình phát triển đó là vấn đề giải quyết việc là cho người lao động, vấn đề này có quan hệ khăng khít với việc vấn đề dân số, phân bổ và sử dụng nguồn lao động trên địa bàn và các chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh .

Trong thời gian về thực tập tốt nghiệp tại sở LĐ_TBXH tỉnh Thái Bình, cụ thể là phòng chính sách lao động tiền công. Qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, trên cơ sở thu thập số liệu và xuất phát từ tình hình thực tế của tỉnh trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh, Em đã chọn đề tài:

" Hoàn thiện Công tác lao động - việc làm ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001-2005"

Với mong muốn được tìm hiểu tình hình thực tế, những thuận lợi, khó khăn của tỉnh trong vấn đề giải quyết lao động việc làm ở giai đoạn 2001-2005. Tiếp đó đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, phát huy những thế mạnh sẵn có của tỉnh, giải quyết tốt vấn đề công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghịêp khu vực thành thị thiếu việc làm trong khu vực nông thôn, đưa nền kinh tế xã hội Thái Bình ngày càng phát triển .

Kết cấu của đề tài gồm ba phần :

Phần I: Đưa ra những lí luận chung về vấn đề lao động - việc làm.

PhầnII: Nêu lên hiện trạng của vấn đề lao động-việc làmở tỉnh Thái Bình trong những năm vừa qua.

Phần III: Đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm thực hiện tốt vấn đề lao động việc làm và một số kiến nghị trong công tác lao động vỉệc làm ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2001-2005

 

doc132 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 876 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác lao động việc làm ở Thái Bình giai đoạn 2001-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: hoàn thiện Công tác lao động việc làm ở Thái Bình giai đoạn 2001-2005 Lời nói đầu L ao động là vốn quý là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi hình thái kinh tế xã hội, chính vì lẽ đó đảng và nhà nước ta luôn đặt vấn đề dân số-lao động-việc làm vào vị trí hàng đầu trong các chính sách kinh tế xã hội. Chính sách đó được thể hiện trong việc hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đặt con người vào vị trí trung tâm, lấy lợi ích của con người làm điểm xuất phát của mọi, kế hoạch, chương trình phát triển. Chiến lược kinh tế xã hội thực chất là chiến lược con người, chiến lược bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực và giải phóng mọi tiềm năng của con người . Thái Bình là một tỉnh đồng bằng thuộc châu thổ Sông Hồng, diện tích đất tự nhiên 1538,5 Km2. dân số trung bình năm 1999 là 1.786 ngàn người tổng số người lao động (từ 15 tuổi trở lên ) chiếm 73,23% dân số. Trong điều kiện một tỉnh mà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, diện tích đất bình quân chỉ có 550 m2 /người. Công nghiệp nhỏ bé lạc hậu, dịch vụ phát triển ở trình độ thấp, dân số đông lực lượng lao động tăng nhanh qua các năm chưa được sử dụng hết đang là một thách thức lớn trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ,tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội Thái Bình . Như vậy, một vấn đề cấp thiết đặt ra đối với Thái Bình trong quá trình phát triển đó là vấn đề giải quyết việc là cho người lao động, vấn đề này có quan hệ khăng khít với việc vấn đề dân số, phân bổ và sử dụng nguồn lao động trên địa bàn và các chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh . Trong thời gian về thực tập tốt nghiệp tại sở LĐ_TBXH tỉnh Thái Bình, cụ thể là phòng chính sách lao động tiền công. Qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, trên cơ sở thu thập số liệu và xuất phát từ tình hình thực tế của tỉnh trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh, Em đã chọn đề tài: " Hoàn thiện Công tác lao động - việc làm ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001-2005" Với mong muốn được tìm hiểu tình hình thực tế, những thuận lợi, khó khăn của tỉnh trong vấn đề giải quyết lao động việc làm ở giai đoạn 2001-2005. Tiếp đó đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, phát huy những thế mạnh sẵn có của tỉnh, giải quyết tốt vấn đề công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghịêp khu vực thành thị thiếu việc làm trong khu vực nông thôn, đưa nền kinh tế xã hội Thái Bình ngày càng phát triển . Kết cấu của đề tài gồm ba phần : Phần I: Đưa ra những lí luận chung về vấn đề lao động - việc làm. PhầnII: Nêu lên hiện trạng của vấn đề lao động-việc làmở tỉnh Thái Bình trong những năm vừa qua. Phần III: Đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm thực hiện tốt vấn đề lao động việc làm và một số kiến nghị trong công tác lao động vỉệc làm ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2001-2005 Trong quá trình nghiên cứu ngoài những phương pháp nghiên cứu khoa học cổ điển như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp lô gíc ... còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp phân tích thống kê ,phương pháp so sánh, nhận xét... Đây là một vấn đề lớn, có ý nghĩa không chỉ riêng đối với Thái Bình mà còn đối với cả nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, tiếp cận thực tế còn thiếu kinh nghiệm nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp phê bình của các bạn sinh viên nhất là sự đóng góp của các thầy cô giáo, trước hết là giúp em hoàn thiện đề tài này tốt hơn, sau nưã là giúp em có được sự nhìn nhận vấn đề một cách khoa học và toàn diện hơn. Phần I: Lí luận chung về vấn đề lao động -việc làm I. Những nội dung cơ bản về vấn đề lao động -việc làm Trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội, bốn yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất đó là: vốn ( K), lao động (L), tài nguyên (R), và công nghệ (T). Trong đó, lao động có một vai trò hết sức quan trọng: vừa là chủ thể của quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm cho xã hội, vừa là những người sản xuất vừa là những người tiêu dùng những sản phẩm đó. Sự phát triển nhu cầu thoả mãn của con người đã tạo động lực cho sản xuất phát triển và ngược lại sự phát triển của sản xuất làm nẩy sinh nhu cầu mới của con người. Chính sự tác động đó thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Vì vậy con người được coi là “ mục tiêu, động lực của quá trình phát triển". Tuy nhiên, để lao động thực sự trở thành động lực thì nó phải được sử dụng vào quá trình sản xuất, có điều kiện vận dụng sức lao động của mình để tạo ra của cải vật chất tinh thần cho xã hội, đó chính là quá trình lao động ( sự kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất để sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội). Lao động-việc làm không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế mà nó còn là mang tính chất xã hội sâu sắc, vì vậy vấn đề lao động -việc làm với người lao động là một trong những vấn đề có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn của hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Quá trình giải quyết những vấn đề nêu trên đồng thời là quá trình nẩy sinh nhiều mâu thuẫn mà việc giải quyết nó không thể giản đơn và nhanh chóng được. Vấn đề lao động việc làm nếu được giải quyết tốt sẽ góp phần ổn định xã hội, ổn định chính trị để phất triển nền kinh tế xã hội của đất nước. Sau đây ta tìm hiểu một số nội dung cơ bản liên quan đến vấn đề lao động - việc làm và sự tác động của nó đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội. I1. Nguồn lao động và các yếu tố ảnh hưởng . 1. nguồn gốc hình thành . Sản xuất ra vật chất là một hoạt động bao trùm, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người . Hoạt động này xoay quanh hai trục .Sản xuất ra đồ vật ( Bao gồm tư liệu sản xuất , tư liệu tiêu dùng ). Một hoạt dộng cơ bản của nền kinh tế và sản xuất ra chính bản thân con người. Hai dòng sản xuất này tuy khác hẳn nhau nhưng lại phụ thuộc chặt chẽ vào nhau . Sản xuất ra đồ vật là do con người và vì con người, ở đây dân số vừa là người sản xuất vừa là người tiêu dùng, bởi vậy số lượng cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu sản xuất tiê⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪⨪ Nhật Bản, Singapor, Hàn quốc. Nhờ có chiến lược phát triển con người một cách hợp lí mà nó đã tạo cho các quốc gia này một lợi thế hết sức to lớn về nhân lực trong phát triển. Lao động chính là một nội lực quan trọng nhất của mỗi quốc gia, đặc biệt đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên để trở thành động lực của sự phát triển cần có nhiều điều kiện khác để có thể khai thác được nguồn lực này. Trong đó đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, đó chính là vốn. Để hiểu rõ hơn nguồn lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lao động ta xem xét sơ đồ sau. sơ đồ 1 DÂN Số Trong tuổi lao động Ngoài tuổi lao dộng Không có khả năng lao động Có khả năng lao động. tham gia lao động T-X Không tham gia lao động Nguồn lao động Có việc làm -TX Thất nghiệp Nguồn:Giáo trình thống kê lao động -NXB Thống Kê 1999. Như vậy, nguồn lao động chịu ảnh hưởng trực tiếp của: quy mô, cơ cấu dân số, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của trình độ giáo dục, mức sống của dân cư. Sau đây ta tìm hiểu một số nội dung khái niệm trong sơ đồ trên. 1.1 Dân số a. Quy mô và sự gia tăng dân số Quy mô dân số trước hết được hiểu là tổng số dân sinh sống ( cư trú ) trong những vùng, lãnh thổ nhất định. như vậy vào những thời điểm xác định như : đầu năm, giữa năm hay cuối năm ... bằng các phương pháp chuyên môn người ta có thể tính toán được số lượng người cư trú hoặc hiện có trong những vùng lãnh thổ , chẳng hạn như đơn vị hành chính tỉnh,huyện của một quốc gia ,các khu vực trên thế giới . Sự thay đổi hay biến động dân số của một vùng hay của một quốc gia nào đó là sự biến động số lượng người trong vùng đó, trong một khoảng thời gian ngiên cứu ( một năm hoặc 5 năm của một chu kỳ điều tra dân số). Nó phụ thuộc vào: số lần sinh sống, hệ số tử vong và sự di chuyển dân số vào, ra khỏi vùng. Sự biến động này có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng của nguồn lao động trong vùng.Việc nắm bắt quy mô dân số có vai trò hết sức quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế và các lĩnh vực xã hội khác có liên quan . Quy mô dân số qua các thời điểm khác nhau biểu thị sự thay đổi dân số trong thời gian , thước đo đơn giản của tốc độ tăng dân số trong một thời kỳ chính là sự chênh lệch về quy mô dân số ở thời điểm đầu và cuối thời kỳ tính bằng phần trăm so với dân số ở đầu thời kỳ thường được quy về một năm . Tỷ lệ ra tăng trung bình hàng năm là thước đo để đánh giá tốc độ gia tăng dân số, cho biết tốc độ gia tăng dân số hàng năm của khu vực đó, dựa vào đó mà ta có thể xác định được tốc độ gia tăng nguồn lao động hàng năm của địa phương ( thường trễ hơn sau một khoảng thời gian nhất định ). b. Cơ cấu dân số Sự phân chia toàn bộ dân số thành các bộ phận khác nhau theo những đặc trưng riêng tạo lên cơ câú dân số. Các đặc trưng chủ yếu được dùng để phân chia là độ tuổi, giới tính, tôn giáo, dân tộc, trình độ văn hoá, mức sống ..... với cách tiếp cận, như vậy sẽ có nhiều cơ cấu dân số tương ứng, trong đó có cơ cấu dân số theo độ tuổi, theo giới tính là những cơ cấu dân số nền tảng và được sử dụng nhiều trong phân tích dân số, nguồn lao động cũng như các vấn đề khác có liên quan . c.Chất lượng dân số Được đánh giá trên các mặt như: Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người dân ( số lượng bác sĩ trên một vạn dân , số dường bệnh trên môt vạn dân, số cơ sở y tế , trạm xá trong khu dân cư ...). Trình độ văn hoá giáo dục ( số học sinh được đến trường trong độ tuổi đi học, số sinh viên trên một vạn dân ...). Việc hưởng thụ các dịch vụ công cộng, các phương tiện thông tin đại chúng, khu vui chơi giải trí của người dân..... 1.2 Dân số trong tuổi lao động - ngoài tuổi lao động a. Dân số trong tuổi lao động Để có thể sống và phát triển, con người phải tiêu dùng một lượng của cải nhất định: lương thực, thực phẩm, vải vóc nhà ở, phương tiện giao thông liên lạc,thuốc phòng chữa bệnh .....Nhưng những tư liệu sinh hoạt này không phải là "quà tặng của thượng đế ", mà nó là sản phẩm của quá trình lao động. Song không phải toàn bộ dân số tham gia sản xuất, mà chỉ một bộ phận có đủ sức khoẻ và trí tuệ mà thôi. Khả năng đó chỉ gắn với một độ tuổi nhất định gọi là độ tuổi lao động ( Độ tuổi lao động Là giới hạn về những điều kiện tâm sinh lí xã hội mà con người tham gia vào quá trình lao động). Giới hạn này được quy định tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của từng nước và từng thời kỳ . Do đó không có sự thống nhất chung cho tất cả các quốc gia về xác định dân số trong độ tuổi lao động .ở nước ta giới hạn này được nhà nước quy định là : từ 15- 60 tuổi đối với nam và từ 15- 55 tuổi đối với nữ. Như vậy cả quy mô, cơ cấu dân số, có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng người "trong độ tuổi lao động" . b. Dân số ngoài tuổi lao động Là phần dân số còn lại đối với những người dưới tuổi lao động ( theo quy định ở nước ta là từ 15 tuổi trở xuống ), và những người trên tuổi lao dộng ( từ 55 tuổi trở lên đối với nữ và từ 60 tuổi trở lên đối với nam). Trong sơ đồ trên dân số người được tính vào nguồn lao động chỉ có dân số từ 55 tuổi trở lên đối với nữ và từ 60 tuổi trở lên đối với nam Việc so sánh Dân số trong tuổi lao động với dân số "ngoài độ tuổi lao động " sẽ cho ta tỷ số phụ thuộc. Tỷ số này càng cao mối quan hệ tiêu dùng và tích luỹ sẽ càng căng thẳng. 1.3 Người có khả năng lao động và những người không có khả năng a. Người có khả năng lao động Là những người trong độ tuổi lao động có khả năng sử dụng sức lao động của mình tham gia vào quá trình lao động( là những người có cơ thể phát triển bình thường không bị dị tật có thể tham gia vào quá trình lao động ). b. những người không có khả năng lao động Là những người không có khả năng sử dụng sức lao động của mình tham gia vào quá trình lao động ( bị dị tật bẩm sinh không có khả năng lao động ) 1.4 Dân số ngoài tuổi lao động tham gia lao động - không tham gia a. Dân số ngoài tuổi lao động tham gia lao động: là những người lao động đã qua tuổi lao động những thực tế có tham gia lao động b. những người không tham gia lao động :là những người ngoài tuổi lao động và họ không muốn tham gia lao động. 1.5 nguồn lao động : ( Ta sẽ xem xét kỹ ở phần sau) 1.6 một số khái niệm khác a . Nguồn nhân lực Theo giáo trình Kinh Tế Lao Động. Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người và được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh. Với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường. Với tư cách là yếu tố của sự phát triển kinh tế xã hội là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Với cách hiểu này, nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động. Nguồn nhân lực còn có thể hiểu là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố vật chất tinh thần được huy động vào quá trình lao động . Với cách hiểu này nguồn nhân lực bao gồm những người từ giới hạn dưới độ tuổi lao động trở lên( ở nước ta là tròn 15 tuổi ). Các cách hiểu trên chỉ khác nhau về việc xác định quy mô nguồn nhân lực, song đều nhất trí với nhau đó là nguồn nhân lực nói lên khả năng lao động của xã hội. Nguồn nhân lực được xem xét trên hai giác độ: Số lượng và Chất lượng. -Về số lượng nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực được thể hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn lao động. Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Một nước có quy mô càng lớn tốc độ gia tăng dân số càng cao dẫn đến quy mô và tốc độ gia tăng nguồn lao động càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên sự ảnh hưởng này được biểu hiện sau một thời gian nhất định (vì đến lúc đó con người mớí phát triển đầy đủ khả năng lao động). -Về chất lượng nguồn nhân lực Đây là một tiêu thức quan trọng khi xem xét về tiềm năng lao động của một quốc gia. Chất lượng lao động được xem xét trên các mặt: Trình độ sức khoẻ của người lao động, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kĩ thuật, tay nghề của người lao động, năng lực phẩm chất, tác phong, kĩ năng làm việc .....của người lao động . Cũng giống như các nguồn lực khác, số lượng và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực của mỗi quốc gia không phải là cái muốn mà có thể đạt được ngay mà nó là kết quả của cả một quá trình học tập, tích luỹ và phát triển qua nhiều năm của người lao động, của nhiều thế hệ . b. lực lượng lao động Bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và những người thất nghiệp song có nhu cầu tìm việc làm. Đây là nguồn lực chính tham gia vào nền sản xuất, tạo ra của cải, vật chất cho xã hội. c. Dân số hoạt động kinh tế. Dân số hoạt động kinh tế hay còn gọi là lực lượng lao đông. ở nước ta được quy định bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc. d. dân số không hoạt động kinh tế : Bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc bộ phận có việc làm và không có việc làm. Những người này không hoạt động kinh tế vì các lí do: Đang đi học, làm công việc nội trợ, già cả ốm đau, tàn tật, không có khả năng lao động, hoặc ở vào tình trạng khác. 2. nguồn lao động và các yếu tố ảnh hưởng 2.1 khái niệm a. Khái niệm . Theo Giáo trình kinh tế lao động : Nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động , có khả năng lao động ( không kể trạng thái có việc làm hay không ). Như vậy, theo cách hiểu này thì một số người được tính vào nguồn nhân lực nhưng không phải là nguồn lao động đó là những người lao động không có việc làm nhưng không tích cực tìm việc làm, những người đang đi học, làm việc nội trợ trong gia đình và những người thuộc tình trạng khác. Trong thực tế có những người thuộc độ tuổi lao động quy định nhưng bị tàn phế, mất khả năng lao động nên không thuộc nguồn lao động . Ngựơc lại có số người ngoài tuổi lao động nhưng thực tế có tham gia lao động ,vẫn làm việc thường xuyên, khẳng định họ vẫn có khả năng lao động nên vẫn được tính vào nguồn lao động. Do đó, để biểu hiện chính xác khả năng lao động của toàn xã hội thì việc xác định nguồn lao động theo cách sau sẽ đầy đủ hơn. Nguồn lao = động Dânsố trong tuổi lao động _ Dân số trong tuổi lao động mất sức + ngoài tuổi lao động thực tế tham gia lao động Như vậy, Nguồn lao động bao gồm Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và Dân số ngoài tuổi lao động thực tế có tham gia lao động. Cũng như nguồn nhân lực, nguồn lao động được xem xét trên hai góc độ: đó là số lượng và chất của nguồn lao động. -Về số lượng : nguồn lao động thể hiện ở quy mô, tốc độ gia tăng -Về chất lượng nguồn lao động : Chất lượng lao động được xem xét trên các mặt :Trình độ sức khoẻ của người lao động, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kĩ thuật, tay nghề của người lao động, năng lực phẩm chất, tác phong, kĩ năng làm việc .....của người lao động . b. Cơ cấu nguồn lao động. Cũng như dân số, dựa vào các tiêu thức khác nhau để nghiên cứu nguồn lao động, hình thành lên các cơ cấu nguồn lao động. Dưới góc độ tự nhiên : Cơ cấu nguồn lao động được xem xét theo các tiêu thức giới tính và độ tuổi. Về mặt xã hội nguồn lao động được xem xét theo các tiêu thức như vùng lãnh thổ, giai cấp, tập đoàn xã hội. Về mặt kinh tế nguồn lao động dược chia ra dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế ..... Như vậy, Xét về tổng thể cơ cấu nguồn lao động được chia như sau: - Cơ cấu nguồn lao động về giới tính: Chia ra lao động nam và lao động nữ , cho phép đánh giá năng lực sản xuất xét từ góc độ nguồn nhân lực từ đó có các giải pháp cụ thể trong công tác đào tạo, bố trí lao động cho phù hợp với đặc điểm của từng giới. - Cơ cấu nguồn lao động theo độ tuổi: Cho phép đánh giá năng lực sản xuất. Do khả năng lao động ở các độ tuổi ở các giới là khác nhau, từ đó có các kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nguồn lao động cho thích hợp . - Cơ cấu lao động theo vùng, địa phương: Dựa vào đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương,từng vùng qua đó có những kế hoạch phân bổ, sắp xếp nguồn lao động theo từng địa phương, từng vùng sao cho phù hợp qua đó có thể đánh giá việc sử dụng nguồn nhân lực . - Cơ cấu lao động theo mức độ huy động: Xem xét theo tiêu thức có việc làm .Toàn bộ dân số chia thành dân số có việc làm và sống nương nhờ, toàn bộ nguồn lao động được chia thành lao dộng có viêc làm và lao động chưa hoặc không có việc làm. Đối với việc làm theo tính chất công việc lại được chia thành những người có việc làm thường xuyên và những người có việc làm tạm thời. Cơ cấu nguồn lao động theo mức độ huy động cho phép đánh giá mức độ huy động nguồn nhân lực vào sản xuất kinh doanh . - Cơ cấu theo lĩnh vực sử dụng : Nguồn lao động được chia thành lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất vật chất và lĩnh vực phi sản xuất vật chất, những người làm việc trong khu vực quốc doanh, khu vực ngoài quốc doanh , những người học tập thoát li sản xuất. - Theo nhóm nghành: Cơ cấu lao động được chia thành lao động hoạt động trong nhóm nghành nông-lâm-ngư nghiệp, Công nghiệp xây dựng, dịch vụ, quản lí sự nghiệp đảng, đoàn thể. - Căn cứ vào trình độ chuyên môn tay nghề: Nguồn lao động được chia thành: lao động có trình độ chuyên môn và lao động không có trình độ chuyên môn. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lao động . 3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng nguồn lao động . a. Dân số . Như đã xem xét ở trên thì dân số chính là nguồn gốc hình thành nguồn lao động là yếu tố cơ bản quyết định đến số lượng lao động . Quy mô và cơ cấu của dân số có ý nghĩa quyết định đến quy mô và cơ cấu nguồn lao động . Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động của dân số là : Phong tục, tập quán của từng nước, của từng địa phương , trình độ phát triển kinh tế, mức độ chăm sóc sức khoẻ và chính sách của từng nước đối với vấn đề khuyến khích, hay hạn chế sinh đẻ. b. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là phần trăm của dân số trong độ tuổi lao động tham gia lao động trong tổng số nguồn lao động Nhân tố cơ bản tác động đến tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi có không có nhu cầu tìm việc vì đang đi học, đang làm công việc nội trợ hoặc ở trong tình trạng khác . Như vậy ,để xác định tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ta xác định theo công thức sau: LFR(%) = LF : ( LF + NLF ). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thường được sử dụng để ước tính quy mô dự trữ của nguồn lao động trong phạm vi một nền kinh tế và có vai trò quan trọng trong thống kê thất nghiệp. Nó có thể được tính đối với toàn bộ dân số hoặc với một bộ phận dân số theo độ tuổi, giới tính . c. Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp: Thất nghiệp bao gồm những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm. Số người không có việc làm sẽ ảnh hưởng đến số người làm việc và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của nền kinh tế . Như vậy số người thất nghiệp cao hay thấp sẽ ảnh hưởng tới số lượng của nguồn lao động . Thất nghiệp là vấn đề đang được sự quan tâm của mọi quốc gia vì nó không chỉ có tác động về kinh tế, mà tác động cả về khía cạnh xã hội. d. Thời gian lao động . Thời gian lao động thường được tính bằng số ngày làm việc trong năm, số giờ làm việc trong năm, số ngày làm việc trong tuần , số giờ làm việc trong tuần hoặc số giờ làm việc trong ngày. Xu hướng chung của các nước là thời gian làm việc sẽ giảm đi khi trình độ phát triển kinh tế được nâng cao . Như vậy thời gian lao động ít hay nhiều cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng người tham gia lao động . 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn lao động . Số lượng lao động mới phản ánh một mặt sự đóng góp của lao động vào phát triển kinh tế. Mặt khác ta cần xem xét đến chất lượng nguồn lao động, vì đây là yếu tố nói nên sự hịêu quả của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. a. Vai trò của giáo dục trong phát triển nguồn nhân lực. Vốn nhân lực là nguồn lực về con người, nhưng không phải bất cứ con người nào cũng có thể trở thành vốn nhân lực. Bởi lẽ cũng giống như những nguồn lực khác, để có thể đưa lại lợi ích kinh tế thì bản thân nó phải có giá trị. Yếu tố con người muốn trở thành vốn nhân lực cũng cần phải có giá trị, giá trị ở đây là giá trị sức lao động. Giá trị sức lao động cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ phát triển, mức độ thành thạo tay nghề của người lao động. Để người lao động có được một trình độ lành nghề nhất định, nói một cách khác họ có thể trở thành vốn nhân lực không có con đường nào khác ngoài công tác đào tạo, đào tạo nghề cho họ. Đây là vấn đề cần được sự quan tâm của các nhà quản lý . Giáo dục được coi là một lĩnh vực quan trọng nhất của sự phát triển tiềm năng của con người. Yêu cầu chung đối với giáo dục là rất lớn, nhất là đối với giáo dục phổ thông. Con người ở mọi nơi đều tin rằng giáo dục rất có ích cho bản thân họ, bằng trực giác họ có thể nhận thấy mối quan hệ giữa thu nhập và giáo dục. Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được một công việc nhất định . Đào tạo và nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động là rất cần thiết, vì mỗi năm có nhiều thanh niên bước vào độ tuổi lao động nhưng chưa được đào tạo một nghề hay một chuyên môn nào ngoài văn hoá phổ thông. Không những vậy, khi nền kinh tế mở cửa có nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động, cơ cấu công nghệ thay đổi, sản xuất ngày càng phát triển mạnh mẽ, phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, nhiều nghành nghề, chuyên môn cũ thay đổi, chuyên môn mới ra đời. Từ đó đòi hỏi trình độ tay nghề của người lao động phải được đào tạo nâng lên cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất . Kết quả của giáo dục, đào tạo là làm tăng lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, tạo khả năng đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế . Nước ta đang bước vào thời kì CNH-HĐH. Sau những thắng lợi của sự nghiệp đổi mới nền kinh tế, song còn nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực thấp .Vì vậy, đảng ta đã xác định rõ vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hướng vào mục tiêu " Nâng cao đầu tư đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ trí thức, nhà kinh doanh, nhà quản lí,chuyên gia công nghệ và công nhân lành nghề”, nhằm đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước . b. Chăm sóc sức khoẻ cho người lao động . Giống như giáo dục đào tạo, sức khoẻ làm tăng chất lượng của nguồn nhân lực cả hiện tại và tương lai . Người lao độn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100228.doc
Tài liệu liên quan