Đề tài Kết quả hoạt động của công ty trong những năm vừa qua và phương hướng trong thời gian tới

Trong những năm vừa qua, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã mang lại nhiều thành tựu to lớn cho nền kinh tế - xã hôị nước ta. Tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao, lạm phát bước đầu được kiểm soát, đầu tư nước ngoài tăng, đời sống nhân dân được cải thiện. Trong công cuộc đổi mới này phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của nghành Dầu khí. Có thể khẳng định Dầu khí là một trong những nghành công nghiệp mũi nhọn đã và đang góp phần to lớn vào việc tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, hoạt động trong lĩnh vực dầu khí cũng chứa đựng không ít những rủi ro bởi hoạt động này thường diễn ra ngoài khơi với các công nghệ hiện đại nên chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể làm thiệt hại hàng tỉ đôla, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của con người. Không những thế hoạt động này còn gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy , nếu không có các biện pháp phòng tránh hữu hiệu thì nguy cơ phá sản của các công ty dầu khí là rất lớn. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế cũng như nguy cơ ô nhiễm môi trường do hoạt động này gây ra là rất lớn, đặc biệt phải kể đến sự cố tràn dầu nếu xảy ra thì hậu quả là cực kỳ nghiêm trọng và khó có thể lường hết được, thiệt hại không chỉ trước mắt mà còn lâu dài và gần như là không thể khắc phục hoàn toàn được. Như vậy có thể nói nhu cầu bảo hiểm trong lĩnh vực dầu khí là rất lớn nhưng khả năng tài chính hiện tại của các công ty bảo hiểm ở Việt Nam là chưa thể đáp ứng được. Thực tế cho thấy hàng năm có khoảng từ 90 đến 95% giá trị các hợp đồng bảo hiểm dầu khí bị ép chuyển ra nước ngoài do thế yếu của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước trong khi đàm phán, do uy tín, khả năng tài chính, kinh nghiệm bảo hiểm dẫn tới hàng năm có khoảng từ 15 đến 17 triệu đôla Mỹ bị chuyển ra nước ngoài dưới hình thức phí tái bảo hiểm trong khi đó thì nước ta trong những năm qua luôn kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, luôn có những chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam. Điều đáng nói ở đây là dịch vụ bảo hiểm bị chuyển ra nước ngoài trong khi rủi ro và đối tượng bảo hiểm phát sinh tại lãnh thổ Việt Nam.

Chính vì vậy, trên cơ sở Nghị định 38/CP ngày 30/05/95 về việc phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty Dầu khí Việt Nam và Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính Phủ về kinh doanh bảo hiểm. Ngày 03/10/1995 Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã họp bàn và Chủ tịch hội đồng quản trị đã ký quyết định số 1396/HĐQT ngày 14/10/1995 thành lập CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ viết tắt là PVI trực thuộc TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM

Như vậy được thành lập với tư cách là một doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước, PVI sẽ góp phần tăng cường vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân trong lĩnh vực bảo hiểm. Sự ra đời của PVI cũng như rất nhiều công ty bảo hiểm khác trong những năm gần đây sẽ góp phần đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện của thị trường bảo hiểm Việt Nam, tạo điều kiện hoà nhập vào thị trường bảo hiểm thế giới.

Mặt khác dầu khí là một trong những nghành công nghiệp mũi nhọn có sự ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế đất nước.

Để thực hiện tốt vai trò là công ty bảo hiểm nghành của một nghành công nghiệp mũi nhọn, PVI trong điều lệ tổ chức và hoạt động của mình đã đề ra một số nhiệm vụ như sau:

-Tổ chức và thực hiện các loại hình kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm đối với khách hàng trong và ngoài nước, các nghiệp vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm có liên quan tới hoạt động dầu khí.

-Hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế để thực hiện các nghiệp vụ có liên quan tới giám định, điều tra, phân bổ tổn thất và xét giải quyết bồi thường.

-Tiến hành các nghiệp vụ nhằm phục vụ sản xuất và đời sống cán bộ, công nhân viên chức nghành dầu khí không nhằm mục đích kinh doanh.

-Tiến hành các nghiệp vụ khác khi công ty được uỷ quyền.

-Thực hiện tái bảo hiểm cho công ty tái bảo hiểm quốc gia theo quy định của nhà nước.

Hoạt động của PVI chủ yếu hướng vào các lĩnh vực sau:

-Kinh doanh bảo hiểm

-Kinh doanh tái bảo hiểm

- Hoạt động đầu tư tài chính và các lĩnh vực khác.

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Kết quả hoạt động của công ty trong những năm vừa qua và phương hướng trong thời gian tới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I Sơ lược về công ty bảo hiểm dầu khí Việt nam (PVI). I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 1. Sự ra đời của công ty bảo hiểm dầu khí là một tất yếu khách quan. Trong những năm vừa qua, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã mang lại nhiều thành tựu to lớn cho nền kinh tế - xã hôị nước ta. Tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao, lạm phát bước đầu được kiểm soát, đầu tư nước ngoài tăng, đời sống nhân dân được cải thiện. Trong công cuộc đổi mới này phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của nghành Dầu khí. Có thể khẳng định Dầu khí là một trong những nghành công nghiệp mũi nhọn đã và đang góp phần to lớn vào việc tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, hoạt động trong lĩnh vực dầu khí cũng chứa đựng không ít những rủi ro bởi hoạt động này thường diễn ra ngoài khơi với các công nghệ hiện đại nên chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể làm thiệt hại hàng tỉ đôla, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của con người. Không những thế hoạt động này còn gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy , nếu không có các biện pháp phòng tránh hữu hiệu thì nguy cơ phá sản của các công ty dầu khí là rất lớn. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế cũng như nguy cơ ô nhiễm môi trường do hoạt động này gây ra là rất lớn, đặc biệt phải kể đến sự cố tràn dầu nếu xảy ra thì hậu quả là cực kỳ nghiêm trọng và khó có thể lường hết được, thiệt hại không chỉ trước mắt mà còn lâu dài và gần như là không thể khắc phục hoàn toàn được. Như vậy có thể nói nhu cầu bảo hiểm trong lĩnh vực dầu khí là rất lớn nhưng khả năng tài chính hiện tại của các công ty bảo hiểm ở Việt Nam là chưa thể đáp ứng được. Thực tế cho thấy hàng năm có khoảng từ 90 đến 95% giá trị các hợp đồng bảo hiểm dầu khí bị ép chuyển ra nước ngoài do thế yếu của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước trong khi đàm phán, do uy tín, khả năng tài chính, kinh nghiệm bảo hiểm dẫn tới hàng năm có khoảng từ 15 đến 17 triệu đôla Mỹ bị chuyển ra nước ngoài dưới hình thức phí tái bảo hiểm trong khi đó thì nước ta trong những năm qua luôn kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, luôn có những chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam. Điều đáng nói ở đây là dịch vụ bảo hiểm bị chuyển ra nước ngoài trong khi rủi ro và đối tượng bảo hiểm phát sinh tại lãnh thổ Việt Nam. Chính vì vậy, trên cơ sở Nghị định 38/CP ngày 30/05/95 về việc phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty Dầu khí Việt Nam và Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính Phủ về kinh doanh bảo hiểm. Ngày 03/10/1995 Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã họp bàn và Chủ tịch hội đồng quản trị đã ký quyết định số 1396/HĐQT ngày 14/10/1995 thành lập công ty bảo hiểm dầu khí viết tắt là pvi trực thuộc tổng công ty dầu khí việt nam Như vậy được thành lập với tư cách là một doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước, PVI sẽ góp phần tăng cường vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân trong lĩnh vực bảo hiểm. Sự ra đời của PVI cũng như rất nhiều công ty bảo hiểm khác trong những năm gần đây sẽ góp phần đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện của thị trường bảo hiểm Việt Nam, tạo điều kiện hoà nhập vào thị trường bảo hiểm thế giới. Mặt khác dầu khí là một trong những nghành công nghiệp mũi nhọn có sự ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế đất nước. Để thực hiện tốt vai trò là công ty bảo hiểm nghành của một nghành công nghiệp mũi nhọn, PVI trong điều lệ tổ chức và hoạt động của mình đã đề ra một số nhiệm vụ như sau: -Tổ chức và thực hiện các loại hình kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm đối với khách hàng trong và ngoài nước, các nghiệp vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm có liên quan tới hoạt động dầu khí. -Hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế để thực hiện các nghiệp vụ có liên quan tới giám định, điều tra, phân bổ tổn thất và xét giải quyết bồi thường. -Tiến hành các nghiệp vụ nhằm phục vụ sản xuất và đời sống cán bộ, công nhân viên chức nghành dầu khí không nhằm mục đích kinh doanh. -Tiến hành các nghiệp vụ khác khi công ty được uỷ quyền. -Thực hiện tái bảo hiểm cho công ty tái bảo hiểm quốc gia theo quy định của nhà nước. Hoạt động của PVI chủ yếu hướng vào các lĩnh vực sau: -Kinh doanh bảo hiểm -Kinh doanh tái bảo hiểm - Hoạt động đầu tư tài chính và các lĩnh vực khác. Ban giám đốc 2 Tổ chức bộ máy của công ty Phòng nghiệp vụ kinh doanh Phòng kế hoạch Phòng đầu tư Phòng kế toán Phòng hành chính tổ chức Phòng tái bảo hiểm Phòng năng lượng Phòng kỹ thuật Chi nhánh Duyên hải Phòng hàng hải Vũng Tàu Hồ Chí Minh Phía Bắc Miền Trung Văn phòng đại diện Cần Thơ II. Các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty Kinh doanh bảo hiểm a. Bảo hiểm năng lượng: Công ty nhận bảo hiểm mọi rủi ro có liên quan đến hoạt động thăm dò và khai thác, xây dựng, lắp đặt và chế biến dầu khí, điện, than...trên cơ sở các điều kiện, điều khoản và tỷ lệ phí bảo hiểm của thị trường bảo hiểm quốc tế. Các loại hình bảo hiểm năng lượng: . Bảo hiểm khống chế giếng (bao gồm bảo hiểm chi phí khống chế giếng phụt, chi phí khoan lại giếng, chi phí khắc phục rò rỉ và ô nhiễm và các chi phí bổ xung khác...). . Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba. . Bảo hiểm thân cho các loại giàn khoan (giàn khoan cố định, xà lan khoan, giàn khoan nổi, giàn khoan nửa nổi nửa chìm, giàn khoan tự nâng, tàu khoan...). . Bảo hiểm trang thiết bị vật tư, hàng hoá (trong quá trình vận chuyển, lưu kho và sử dụng). . Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng, lắp đặt các công trình dầu khí. . Bảo hiểm thiệt hại vật chất. . Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh và/hoặc bảo hiểm thiệt hại lợi nhuận. . Bảo hiểm vận hành. b. Bảo hiểm kỹ thuật: Với tư cách là nhà bảo hiểm có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế, Bảo hiểm dầu khí sẵn sàng chia sẻ mọi rủi ro và gánh chịu mọi mất mát, tổn thất về người và tài sản của bạn. Các loại hình bảo hiểm kỹ thuật: . Bảo hiểm xây dựng, lắp đặt: Công ty nhận bảo hiểm mọi rủi ro gây tổn thất thiệt hại cho các công trình xây dựng, lắp đặt như: Nhà ở, Trụ sở, Khách sạn, Bệnh viện, Trường học, Cầu cống, Kho tàng, Bến cảng, Đường xá, Máy móc... . Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt: Công ty nhận bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt cho các loại tài sản bao gồm: Nhà kho, khách sạn, văn phòng, nhà máy, hàng hoá, máy móc, dây chuyền sản xuất.... . Bảo hiểm xe cơ giới: Công ty nhận bảo hiểm cho mọi rủi ro, thiệt hại do việc sử dụng xe cơ giới gây ra như: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm thiệt hại vật chất, Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe, Bảo hiểm kết hợp xe cơ giới. . Bảo hiểm con người: Công ty cung cấp mọi dịch vụ về bảo hiểm con người như: Bảo hiểm sinh mạng cá nhân, Bảo hiểm tai nạn cá nhân, Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật. c. Bảo hiểm hàng hải: Công ty nhận bảo hiểm mọi rủi ro về tổn thất hay hư hại cho tất cả các loại tàu đang hoạt động quoóc tế và trong nước. Bảo hiểm thiệt hại đối với hàng hoá xuất nhập khẩu và vận chuyển nội địa. . Cung cấp các điều kiện bảo hiểm hàng hoá khác nhau theo nhu cầu của các nhà xuất khẩu và nhập khẩu theo điều kiện bảo hiểm (A), (B), (C) của Hiệp hội bảo hiểm Luân Đôn hoặc quy tắc bảo hiểm trong nước. . Bảo hiểm thân tàu: Dựa vào điều khoản bảo hiểm thời hạn – thân tàu, điều khoản bảo hiểm rủi ro ở cảng và điều khoản bảo hiẻm chuyến của Hiệp hội bảo hiểm Luân Đôn. . Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu (P & I): bảo hiểm theo quy tắc của hội P & I và quytắc bảo hiểm tàu hoạt độngtrong lãnh thổ Việt Nam. c. Các hoạt động bảo hiểm khác: Với đội ngũ các bộ được đào tạo chính quy trong và ngoài nước, nhiệt tình, năng động, với khả năng tài chính vững chắc Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam sẵn sàng bên bạn để bạn yen tâm hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh với các loại hình bảo hiểm như sau: . Bảo hiểm các công trình văn hoá, giao thông. . Bảo hiểm bồi thường cho người lao động. . Bảo hiểm trách nhiệm đối với sản phẩm. . Bảo hiểm trách nhiệm công cộng. . Bảo hiểm hư hỏng thiết bị điện. . Bảo hiểm đổ vỡ máy móc. . Bảo hiểm trộm cướp. . Bảo hiểm du lịch . Bảo hiểm tiền. Hoạt động đầu tư Bảo hiểm dầu khí Việt Nam đã đầu tư vào những con tàu chứa dầu lớn, các công trình khí thấp áp, các doanh nghiệp tại Việt Nam và sẵn sàng hợp tác với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư tài chính và đầu tư bất đông sản trên lãnh thổ Việt Nam và quốc tế với các điều kiện linh hoạt và hấp dẫn. Hợp tác và tái bảo hiểm Bảo hiểm Dầu khí thực hiện tái bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm hàng đầu thế giới và tái bảo hiểm cho VINARE nhằm phát triển kinh doanh và đảm bảo an toàn cho người tham gia bảo hiểm. Bảo hiểm dầu khí Việt Nam tăng cường nhận các dịch vụ tái bảo hiểm để mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và trao đổi nghiệp vụ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thi trường bảo hiểm trong và ngoài nước. phần II : kết quả hoạt động của công ty trong những nămvừa qua và phương hướng trong thời gian tới I. Kết quả hoạt động của công ty trong những năm vừa qua. 1. Kết quả hoạt động bảo hiểm gốc: Năm 2000 2001 2002 2003 Chỉ tiêu Doanh thu phí bảo hiểm gốc (tỷ đồng) 88,363 152,041 442,316 539,120 Tốc độ tăng trưởng ( % ) 172% 290% 122% 2. Công tác tái bảo hiểm: Năm 2000 2001 2002 2003 Chỉ tiêu Phí nhận tái bảo hiểm (tỷ đồng) 7,124 5,543 10,366 15,000 Phí nhợng tái bảo hiểm (tỷ đồng) 58,402 112,033 354,486 Với kết quả đạt được trong 3 năm vừa qua như vậy có thể khẳng định công ty Bảo hiểm Dầu khí đã có những bước trưởng thành vững chắc, trở thành một trong ba công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam. Năm 2003, BHDK duy trì mức tăng trưởng vượt bậc, doanh thu dự kiến đạt 550 tỷ đồng, bằng 135% kế hoạch Tổng Công ty giao. Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp BHDK hoàn thành vượt mức kế hoạch trước thời hạn ở mức cao và nộp ngân sách từ 50-70 tỷ đồng năm. Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2003, BHDK đang dẫn đầu thị trường Bảo hiểm Việt Nam trong các lĩnh vực bảo hiểm quan trọng là bảo hiểm dầu khí, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu và đứng thứ hai thị trường về bảo hiểm tài sản, bảo hiểm xây dựng lắp đặt. Cụ thể : Bảo hiểm thân tàu và P&I chiếm 39% thị phần. Bảo hiểm xây dựng lắp đặt chiếm 28% thị phần. Bảo hiểm tài sản chiếm 20,6% thị phần. Có được kết quả này là vì trong suốt những năm qua công ty đã luôn biết khắc phục những khó khăn và phát huy những thuận lợi, kể cả những khó khăn và thuận lợi do cả khách quan lẫn chủ quan.Dưới đây là những thuận lợi và khó khăn ấy. Thuận lợi: Nền kinh tế đất nước có nhiều tiến triển, tình hình đầu tư nước ngoài đã được cải thiện, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tăng, có nhiều công trình xây dựng và dự án đầu tư mới, tình hình thiên tai và thảm họa trong nước không lớn. Hoạt động dầu khí diễn biến sôi động hơn, từ khâu tìm kiếm thăm dò khai thác đến chế biến và dịch vụ đều phát triển mạnh, hứa hẹn một thị trường khai thác bảo hiểm tiềm năng. Là đơn vị thành viên của tổng công ty và đặc biệt có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tổng Công ty, Công ty được hưởng lợi thế của ngành, có sự hỗ trợ về thị trường, về vốn của Tổng Công ty, có sự ủng hộ mạnh mẽ của các đơn vị trong ngành. Đây là những năm đầu các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện Luật kinh doanh bảo hiểm, có hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và cho Bảo hiểm dầu khí nói riêng. Từ đó công ty đã thiết lập đúng mối quan hệ công việc giữa các công ty bảo hiểm gốc với các công ty tái bảo hiểm và các công ty môi giới bảo hiểm. Khó khăn: Tình hình thế giới có nhiều biến động, đặc biệt sau tổn thất giàn khoan Petrobas-36 của Brazil với tổng tổn thất ước tính đến hàng tỷ USD và sau vụ khủng bố tại Mỹ ngày 11/09/2001 dẫn đến năng lực của thị trường tái bảo hiểm quốc tế giảm mạnh, nhiều công ty bảo hiểm bị phá sản hoặc thu hẹp phạm vi hoạt động, ảnh hưởng trực tiếp đến BHDK trong việc thu xếp tái bảo hiểm cho các đơn vị bảo hiểm lớn của ngành. Thời điểm đấu thầu tái tục đơn bảo hiểm trọn gói của VSP(Vietsopetro) thời hiệu 2001-2002, môi giới thắng thầu AON không thực hiện được cam kết theo đầu bài thầu, đẩy việc bảo hiểm cho VSP có nguy cơ bị phá vỡ. Để cạnh tranh với BHDk nhiều công ty bảo hiểm khác (do biết khó vào thị trường dầu khí) đã cố tình chào giá cho các công ty trong ngành với phí bảo hiểm dưới mức của thị trường, thậm chí chào để gây rối, làm cho BHDK rất khó khăn trong việc cấp đơn và thu xếp tái bảo hiểm. Bộ máy kinh doanh của Công ty đang còn sức ì lớn, chưa sẵn sàng cạnh tranh trong cơ chế thị trường, các phòng nghiệp vụ cồng kềnh, hiệu quả chưa cao, cơ cấu giữa khối nghiệp vụ và khối kinh doanh bất hợp lý, phần đông cán bộ nhân viên là con em trong ngành mới ra trường. Căn cứ vào những thuận lợi khó khăn và đặc biệt là những kết quả khả quan đã đạt được trong những năm vừa qua, trong Hội nghị khách hàng với quy mô lớn của công ty tổ chức tháng 12 vừa qua tại Đà Lạt có sự tham gia của hơn 100 đại biểu đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước, Tổng công ty dầu khí Việt Nam, các quý khách hàng, các nhà giám định, các nhà môi giới bảo hiểm/tái bảo hiểm quốc tế, ông giám đốc Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam Lê Văn Hùng trong bài phát biểu của mình đã đưa ra mục tiêu và phương hướng của công ty trong thời gian tới. “Với phong cách làm việc của một nhà bảo hiểm chuyên nghiệp, chúng tôi luôn tích cực hỗ trợ khách hàng trong lĩnh vực tư vấn và xây dựng chương trình quản lý rủi ro, đề phòng hạn chế tổn thất, đồng thời trên cơ sở đánh giá rủi ro đối với đối tượng được bảo hiểm, BHDK đã phối hợp với các nhà bảo hiểm hàng đầu quốc tế và các nhf môi giới tái bảo hiểm tổ chức các cuộc hội thảo cho khách hàng nhằm thống nhất thu xếp các chương trình bảo hiểm an toàn và đảm bảo thu hồi bồi thường từ thị trường nhanh chóng và thoả đáng.Ngay cả trong thời điểm được coi là khó khăn nhất đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, BHDK đã thành công trong việc thu xếp tái bảo hiểm an toàn cho những đơn bảo hiểm lớn. Thị trường quốc tế đã coi BHDK là nhà bảo hiểm gốc cho các hợp đồng dầu khí tại Việt Nam, các dịch vụ của bảo hiểm dầu khí luôn được khách hàng đánh giá có chất lượng tốt, độ an toàn cao, phí bảo hiểm cạnh tranh. Với phương châm “trung thành tận tuỵ với khách hàng”, BHDK đang ngày càng hoàn thiện mình hơn để đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Không ngừng đa dạng hoá các sản phẩm bảo hiểm, mở rộng mạng lưới hoạt động, tập trung vào các đại lý chuyên nghiệp là giải pháp được BHDK lựa chọn để phát triển kinh doanh trên toàn quốc. Cùng với việc xây dựng tổng công ty dầu khí thành một tập đoàn kinh tế mạnh, Bảo hiểm Dầu khí sẽ tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm, cam kêt xây dựng công ty theo hướng của nhà bảo hiểm chuyên nghiệp. Qua một năm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, chúng tôi đang hình thành một hệ thống quản lý khoa học, kỷ luật, các phòng ban chức năng được cơ cấu hợp lý, hoạt động hiệu quả. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân tố con người, công ty đã tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, am hiểu mọi lĩnh vực về kinh doanh bảo hiểm. Đặc biệt, hàng năm, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã dành cho BHDK nhiều suất đào tạo ở Anh, Malaysia nhằm mục đích nâng cao trình độ độ ngũ chuyên viên bảo hiểm chuyên nghiệp.Với lợi thế là doanh nghiệp chuyên ngành, BHDK đang quảng bá thương hiệu Petro VietNam trên thị trường Việt Nam và ra thế giới, triển khai hoạt động của mình t heo ngành dầu khí trong các dự án đầu tư và dịch vụ của ngành cho nhiều công ty nước ngoài như Keppel Fels, Sebawang của Singapore, Talisman tại Malaysia cũng như các dự án tại Algeria, iraq, Indonesia, Nga. Đồng thời BHDK đã được xác nhận tham gia bảo hiểm nhiều công trình trọng điểm quốc gia như: Sân vận động quốc gia, Cầu Cần Thơ, Cầu Thanh trì, cảng Hải Phòng giai đoại 2, đường Hồ chí minh và đã được rất nhiều các tổng công ty 90-90, các công ty tàu viễn dương, các doanh nghiệp lựa chọn là nhà bảo hiểm cho họ. Thực hiện đúng cam kết của mình đối với khách hàng, khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm, chúng tôi đã luôn cùng các nhà giám định trong nước và quốc tế kịp thời xác định nguyên nhân tổn thất, tiến hành bồi thường bảo hiểm nhanh chóng và thoả đáng. Số tiền bảo hiểm dầu khí bồi thường cho khách hàng hàng năm lên tới hàng trăm tỷ đồng, điển hình như vụ tổn thất gẫy tam giác tàu Ba vì 66 tỷ đồng, đứt xích neo số 1, số 8 mỏ Đại Hùng 30 tỷ đồng, tổn thất trên tàu Duyên Phát 6,2 tỷ đồng, vụ gẫy rơi tháp nước giàn Cửu Long 1,9 tỷ đồng của khách hàng VSP (trong giai đoạn 5 năm 1997 –2002, tổng số tiền BHDK đã xem xét bồi thường cho khách hàng VSP là 22,96 triệu USD khoảng trên 300 tỷ đồng), tổn thất thiết dị giếng khoan 1,6 tỷ đồng của khách hàng JVPC..., sự cố nồi hơi A 2,3 tỷ đồng của dự án Đạm Phú Mỹ, tổn thất hàng hoá 2,3 tỷ đồng của khách hàng SaiGon Petro tổn thất hàng gạo của khách hàng Vinafood-1 gần 3 tỷ đồng, vụ hỏng máy tàu Vnsapphire của khách hàng công ty quản lý tàu biển Văn Lang gần 2,6 tỷ đồng, vụ hàng thức ăn chăn nuôi 3,5 tỷ đồng...Việc giải quyết bồi thường của BHDK luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng, kể cả khi các nhà nhận tái bảo hiểm ngừng hoạt động, chưa hoặc không nhận được tiền bòi thường tái bảo hiểm, BHDK vẫn luôn làm tròn trách nhiệm của mình. Với những thành quả đã đạt được, BHDK quyết tâm giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường bảo hiểm trong các lĩnh vực quan trọng và phấn đấu trở thành một trong những công ty bảo hiiểm hàng đầu Việt Nam, duy trì tốc đọ tăng trưởng, nâng cao năng lực tái bảo hiểm, tập trung vào lĩnh vực đầu tư tài chính để kinh doanh đạt hiệu quả cao.” II. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới: Dựa vào định hướng phát triển thị trường bảo hiểm đến 2010 của Chính Phủ nhằm xây dựng ngành bảo hiểm ngang tầm với vai trò và vị trí của nó trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời dựa trên thực trạng của công ty hiện nay, ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên trong công ty đã đề ra các phương hướng hoạt động chủ yếu sau: Hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo hiểm toàn bộ hoạt động của ngành dầu khí. Khẳng định vị thế của công ty trên thị trường, đảm bảo mục tiêu không ngừng phát triển kinh doanh bảo hiểm trong toàn quốc, phấn đấu thị phần của công ty chiếm trên 20% thị trường bảo hiểm trong nước. Công ty tiếp tuc vận động và mở rộng thị trường khai thác tới các nhà thầu dầu khí nước ngoài đang đầu tư ở thềm lục địa Việt Nam, các nhà thầu phụ, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời triển khai hoạt động bảo hiểm tại nước ngoài như: Iraq, Algeia, Indonesia... Đa dạng hoá và hoàn thiện các nghiệp vụ bảo hiểm, chú trọng các nghiệp vụ còn nhiều tiềm năng như bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, trong đó tập trung vào xuất khẩu thô, nghiên cứu phát triển các loại hình mới. Làm tốt công tác đầu tư, đa dạng hoá cácss loại hình đầu tư, kết hợp đầu tư với khai thác bảo hiểm. Duy trì hoạt động tín dụng để đảm bảo số tiền đầu tư có lãi xuất cao nhất, phát triển vốn đầu tư cho các dự án trong ngành, các dự án có hiệu quả và thu hồi vốn nhanh, chú trọng đầu tư ở các thị trường tài chính nghiên cứu các phương án đầu tư bất động sản, các dự án đầu tư liên doanh liên kết. Đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000, sẵn sàng đón nhận sự hội nhập quốc tế về lĩnh vực bảo hiểm. Thành lập chi nhánh Tây Nam trên cơ sở văn phòng đại diện Cần Thơ, thành lập văn phòng đại diện tại Thanh Hoá. ổn định tổ chức các Phòng, Ban thực hiện luân chuyển cán bộ, bổ sung thêm nhân sự cho các đơn vị để đáp ứng tình hình phát triển kinh doanh của công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc113.doc
Tài liệu liên quan