Đề tài Mô hình hóa các nhân tố tác động tới khoảng cách giữa thành thị và nông thôn Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế

Thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục của trường đại học Kinh tế Quốc dân. Nhóm sinh viên khoa Kế hoạch Phát triển thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu khoa học: “ Mô hình hóa các nhân tố tác động tới khoảng cách giữa thành thị và nông thôn Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế”

Việt Nam tiến hành đổi mới và mở cửa nền kinh tế bắt đầu năm 1986 và đã đạt được những thành tựu lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. World Bank đánh giá rất cao những nỗ lực của Việt Nam trong xóa đói giảm nghèo và Việt Nam đang trở thành một trong những hình mẫu thành công cho các dự án xóa đói giảm nghèo của thế giới. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó như nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra đã có dấu hiệu chênh lệch mức sống giữa các nhóm dân cư. Sự phân hóa giàu nghèo là vấn đề có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội đòi hỏi Chính phủ phải có các chính sách nhằm giảm bớt sự bất bình đẳng đó.

Trong bài nghiên cứu này chúng tôi đã mô hình hóa tác động của các nhân tố tới bất bình đẳng thành thị nông thôn của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Chúng tôi kỳ vọng rằng có thể đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tới khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, từ đó gợi mở những chính sách có thể áp dụng để thu hẹp khoảng cách đó.

Bài viết của chúng tôi được chia thành 4 phần chính:

Chương 1: Việt Nam và vấn đề bất bình đẳng

Chương 2: Tổng quan các mô hình nghiên cứu về bất bình đẳng

Chương 3: Mô hình hóa các nhân tố tác động tới bất bình đẳng thành thị nông thôn tại Việt Nam: Lý thuyết và Kết quả

Chương 4: Đề xuất chính sách nhằm giảm thiểu hiện tượng bất bình đẳng thành thị nông thôn tại Việt Nam

 

doc95 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Mô hình hóa các nhân tố tác động tới khoảng cách giữa thành thị và nông thôn Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Số liệu tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các giai đoạn từ sau đổi mới 3 Bảng 2: Tổng sản phẩm trong nước và tốc độ tăng trưởng theo giá so sánh của Việt Nam từ 1990 đến nay 12 Bảng 3: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị nông thôn và phân theo vùng (%) 16 Bảng 4: Tỷ lệ chi tiêu của các nhóm ngũ phân vị trong dân số(%) 19 Bảng 5: Bình quân phân vị của các biến – Thành thị và nông thôn 2006 40 Bảng 6: Bình quân phân vị của các biến – Thành thị và nông thôn 2008 41 Bảng 7: Chú thích các biến sử dụng trong mô hình 53 Bảng 8: Tên 8 vùng kinh tế Việt Nam 54 Bảng 9: Các đặc tính giữa 2 khu vực 62 Bảng 10 : Hệ số hồi quy phân vị năm 2006 63 Bảng 11: Hệ số hồi quy phân vị năm 2008 64 Bảng 12: Cơ cấu thu nhập Hộ gia đình 72 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: GDP thực tế và tốc độ tăng trưởng Việt Nam 13 Biểu đồ 2: Biểu đồ chi tiêu các nhóm dân cư năm 2004 19 Biểu đồ 3: Biểu đồ chi tiêu các nhóm dân cư năm 2006 20 Biểu đồ 4: Khoảng cách logRPCE các hộ thành thị và nông thôn 45 Biểu đồ 5: Phân bổ logRPCE theo các phân vị 46 Biểu đồ 6: Phần trăm chênh lệch logRPCE thành thị và nông thôn 47 Biểu đồ 7: Kernel density estimate – tính toán từ VLSS 2006, 2008 48 Biểu đồ 8: Chênh lệch phúc lợi hộ gia đình các dân tộc ở nông thôn 54 Biểu đồ 9: Lượng kiều hối VN 60 Biểu đồ 10: Phân tích năm 2006 76 Biểu đồ 11: Phân tích năm 2008 65 LỜI MỞ ĐẦU Thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục của trường đại học Kinh tế Quốc dân. Nhóm sinh viên khoa Kế hoạch Phát triển thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu khoa học: “ Mô hình hóa các nhân tố tác động tới khoảng cách giữa thành thị và nông thôn Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế” Việt Nam tiến hành đổi mới và mở cửa nền kinh tế bắt đầu năm 1986 và đã đạt được những thành tựu lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. World Bank đánh giá rất cao những nỗ lực của Việt Nam trong xóa đói giảm nghèo và Việt Nam đang trở thành một trong những hình mẫu thành công cho các dự án xóa đói giảm nghèo của thế giới. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó như nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra đã có dấu hiệu chênh lệch mức sống giữa các nhóm dân cư. Sự phân hóa giàu nghèo là vấn đề có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội đòi hỏi Chính phủ phải có các chính sách nhằm giảm bớt sự bất bình đẳng đó. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi đã mô hình hóa tác động của các nhân tố tới bất bình đẳng thành thị nông thôn của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Chúng tôi kỳ vọng rằng có thể đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tới khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, từ đó gợi mở những chính sách có thể áp dụng để thu hẹp khoảng cách đó. Bài viết của chúng tôi được chia thành 4 phần chính: Chương 1: Việt Nam và vấn đề bất bình đẳng Chương 2: Tổng quan các mô hình nghiên cứu về bất bình đẳng Chương 3: Mô hình hóa các nhân tố tác động tới bất bình đẳng thành thị nông thôn tại Việt Nam: Lý thuyết và Kết quả Chương 4: Đề xuất chính sách nhằm giảm thiểu hiện tượng bất bình đẳng thành thị nông thôn tại Việt Nam CHƯƠNG 1: VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG Thành tựu trong phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới Kinh tế Việt Nam có xuất phát điểm thấp kém, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, lại trải qua thời gian dài chiến tranh vì vậy thời kỳ những năm 70,80 rất kém phát triển với nền kinh tế vận hành theo cơ chế bao cấp. Hậu quả là thiếu hụt những sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân, tình trạng trì trệ diễn ra, nguy cơ khủng hoảng kinh tế hiện hữu. Nhận thức đuợc thực trạng đó, Đảng ta khởi xướng quá trình Đổi mới tại đại hội VI năm 1986. Nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, nguy cơ khủng hoảng bị đẩy lùi, lạm phát được kiềm chế. Từ đầu những năm 1990 tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam luôn duy trì ở mức cao (gần 8%/ năm) đứng thứ hai ở Châu Á, sau Trung Quốc. Bảng 1: Số liệu tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các giai đoạn từ sau đổi mới Giai đoạn Tốc độ tăng trưởng /năm 1986- 1990 3.9% 1991- 1995 8.2% 1996 -2000 7.0% 2001- 2008 7.4% (Nguồn: Tổng cục thống kê) 1.1. Giai đoạn 1986-1990: Giai đoạn đầu đổi mới. Đây là giai đoạn đầu của thời kỳ Đổi mới mà bắt đầu là đổi mới cơ chế quản lý. Trong thời gian này đã ban hành nhiều nghị quyết và quyết định của Đảng và Chính phủ nhằm cải tiến quản lý kinh tế, chính sách tiền tệ, chính sách nông nghiệp... Những năm ngay tiếp sau đó Việt Nam đã liên tục thực hiện các biện pháp cải cách mạnh mẽ: + Phi tập thể hóa nông nghiệp, tự do hóa giá cả. + Phát triển khu vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ + Mở cửa kinh tế, giảm thuế hải quan, bãi bỏ độc quyền ngoại thương của Nhà nước. Tuy nhiên trong những năm đầu của kế hoạch 5 năm này cơ chế cũ chưa mất đi, cơ chế mới chưa hình thành nên Đổi mới chưa có hiệu quả đáng kể. Trung bình trong 5 năm, tổng sản phẩm trong nước tăng 3,9%/năm. Vào những năm cuối của thập kỷ 80, tình hình bắt đầu biến chuyển rõ rệt. Riêng lĩnh vực nông nghiệp có sự tiến bộ đột biến. Năm 1988, Việt Nam đưa ra chế độ khoán nông nghiệp, giao đất cho nông dân, lấy hộ nông dân làm đơn vị kinh tế. Kết quả là nếu năm 1988 phải nhập 450 nghìn tấn lương thực thì năm 1989 xuất khẩu gạo đạt gần 1 triệu tấn và năm 1990 thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới với 1,5 triệu tấn. Một số ngành công nghiệp then chốt như điện, thép cán, xi măng, dầu thô đạt mức tăng trưởng khá. Giá trị xuất nhập khẩu bình quân tăng 28,0%/năm, tỷ lệ nhập siêu giảm nhanh. Nếu trong các năm 1976à1980 tỷ lệ giữa xuất và nhập là 1/4 thì những năm 1986 à 1990 chỉ còn 1/1,8. Một thành công lớn là siêu lạm phát đã được kiềm chế và đẩy lùi (năm 1986 lạm phát là 774,7 %, thì năm 1987 là 223,1 %, 1989 là 34,7% và 1990 là 67,4%). Thành công của công cuộc Đổi mới giai đoạn 1986 - 1990 là sản xuất được phục hồi, kinh tế tăng trưởng, lạm phát bị đẩy lùi, và đặc biệt đã chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới tạo điều kiển những bước chuyển biến các giai đoạn tiếp theo. 1.2. Giai đoạn 1991-1996: Đổi mới đạt kết quả quan trọng. Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 6/1991 đã đưa ra chiến lược "Ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000" đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho kế hoạch 5 năm 1991-1995. - Thời kỳ 1991 – 1995 cải cách kinh tế được tiếp tục tiến hành. - Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân (1/1991) tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. - Pháp Lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng đã tạo khuôn khổ pháp luật cho hệ thống ngân hàng thương mại ra đời. - Thâm hụt ngân hàng được giảm đáng kể và được bù đắp, hoàn toàn qua công trái, trái phiếu kho bạc và vay nước ngoài. Việc tăng cung tiền và tín dụng được xác định phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. - Luật Đất đai (7/1993) cho phép hộ gia đình và cá nhân được quyền sử dụng đất với 5 quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê và thế chấp. Khó khăn lớn lúc này là nền kinh tế vẫn bị bao vây, cấm vận trong bối cảnh các nước Đông Ấu và các nước thuộc Liên Xô (cũ) rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Song, thời kỳ này Việt Nam cũng có những thuận lợi cơ bản: đường lối đổi mới bước đầu phát huy tác dụng tích cực, các đơn vị kinh tế sau một thời kỳ khó khăn đã dần thích nghi với cơ chế quản ký mới. Quá trình mở cửa hội nhập thu được kết quả bước đầu: xuất khẩu dầu thô và gạo gia tăng, nguồn vốn ODA cho Việt Nam bắt đầu thực hiện từ 1993 đến 1995 các nhà tài trợ đã cam kết giành cho Việt Nam số vốn là 6 tỷ USD cũng đến cuối 1995 vốn FDI được cấp phép đăng ký là 16,5 tỷ USD. Mộ số thành tựu kinh tế nổi bật trong giai đoạn này là: Cơ chế quản lý kinh tế đã thay đổi căn bản: Trong nền kinh tế xuất hiện nhiều thành phần: quốc doanh, tư bản nhà nước, tư bản tư nhân, hợp tác xã, cá thể... trong đó kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 60% tổng sản phẩm trong nước. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao: Trong 5 năm 1991-1995 tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân 8,2%. Năm 1996 tăng 9,5%. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực phát triển liên tục và vững chắc mỗi năm tăng thêm 1 triệu tấn lương thực. Sản xuất công nghiệp đã từng bước thích nghi với cơ chế quản lý mới, bình quân mỗi năm tăng 13,5%, là mức tăng cao nhất từ trước tới lúc đó. Sản xuất trong nước đã có tích luỹ, đảm bảo trên 90 % quĩ tích luỹ và quĩ tiêu dùng hàng năm. Từ 1991- 1995 có 1401 dự án FDI với 20,413 tỷ USD vốn đăng ký. Đây là thời kỳ vốn FDI vào Việt Nam tăng cao nhất, khoảng 50%/năm. Về xuất khẩu, trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu bình quân mỗi năm tăng 27%, gấp 3 lần tốc độ tăng GDP. Đổi mới cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vu, giảm dần của khu vực nông, lâm ngư nghiệp. Cơ cấu vùng kinh tế cũng bắt đầu thay đổi theo hướng hình thành các vùng trọng điểm, các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất và các vùng chuyên canh sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp. Lạm phát tiếp tục bị kiềm chế và đẩy lùi: Thời kỳ này nhờ sản xuất phát triển, lưu thông hàng hoá thông thoáng lại có thêm kinh nghiêm chống lạm phát mấy năm trước nên giá cả ổn định dần. Giá hàng hoá và dịch vụ năm 1991 tăng 67,5 %; năm 1993 chỉ tăng 5,2 %; năm 1996 xuống 4,5%. Tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại: Đến cuối năm 1996, Việt Nam có quan hệ kinh tế thương mại chính thức với trên 120 nước, kim ngạch ngoại thương gia tăng nhanh chóng, bình quân trên 20%/năm. Nhiều nước và tổ chức quốc tế đã dành cho Việt Nam viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay để đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Việt Nam đã có những chính sách, hoạt động kinh tế đối ngoại tích cực, chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, đa phương hóa và đa dạng hóa các mối quan hệ với các nước, các tổ chức tài chính trên thế giới. Trong đó có các mốc quan trọng đáng chú ý là: năm 1992, ký các hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại với EU, năm 1994 Mỹ bình thường hóa quan hệ và xóa bỏ cấm vận với Việt Nam, năm 1995 gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. 1.3. Giai đoạn từ 1996- 2000: Tiếp tục tăng cường đổi mới. Nghị quyết đại hội Đảng lần VIII (7/1996) về kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 đã chỉ rõ cấn phải đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tập trung phát triển nông nghiệp và nông thôn, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Thời kỳ này Việt Nam đối đầu với nhiều khó khăn, thách thức : thiên tai liên tiếp, gây những thiệt hại nặng nề, những tác động bất lợi từ khủng hoảng tại chính tiền tệ khu vực, áp lực của việc thực hiện chương trình CFPT/AFTA. Để tiếp tục đổi mới, nhiều chính sách liên quan tới môi trường đầu tư được ban hành như luật thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, luật doanh nghiệp mới. Do tác động của khủng hoảng tài chính khu vực việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài có xu hướng giảm sút, Việt Nam đã tìm cách phát huy nội lực của cả nền kinh tế. Từ giữa năm 1999 Chính phủ đã đề ra các giải pháp đồng bộ về kích cầu thông qua đầu tư, đẩy mạnh huy động các nguồn vốn trong nước: bổ sung thêm vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và tín dụng ưu đãi. Phát hành công trái và trái phiếu công trình, chỉ đạo các ngân hàng cho vay trung và dài hạn, kể cả cho vay ngoại tệ để nhập thiết bị. Cũng do tác động của khủng hoảng tài chính khu vực và thiệt hại do thiên tai, bão lụt, tốc độ tăng trưởng kinh tế sau khi đạt 9.5% (năm 1995) đã bắt đầu giảm dần, đến năm 1999 chỉ đạt 4.8% là mức thấp nhất sau hơn 10 năm đổi mới. song nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân Việt Nam đã không để xảy ra những biến động lớn về môi trường vĩ mô và ổn định được đời sống nhân dân. Nền kinh tế vẫn có những dấu hiệu đáng mừng như công tác thu hút và giải ngân vốn ODA đã có tiến bộ dần qua các năm. Từ năm 1993-1999 Việt Nam đã giải ngân được 6,3 tỷ USD, chiếm hơn 40% so với nguồn ODA đã được cam kết. Việt Nam cũng đã dần nối lại quan hệ với cộng đồng thế giới (nối lại viện trợ quốc tế) và liên tục ký kết nhiều hiệp định thương mại với nước ngoài góp phần đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế được khởi động cùng chính sách đổi mới: - Năm 1998 Việt Nam gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), điều này đã tạo ra nhiều thuận lợi cho quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước trong khu vực. - Năm 2001, Việt Nam ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ (United States Bilateral Trade Agreement – USBTA), Hiệp định này đã mở cửa thị trường Mỹ cho hàng hóa Việt Nam (tuy nhiên, vẫn áp dụng hạn ngạch), hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ được áp dụng quy chế tối huệ quốc từ năm 2002 trong khuôn khổ áp dụng Hiệp định này, mức thuế quan trng bình áp dụng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam đa giảm từ 40% xuống còn 3 – 4%, đổi lại Việt Nam cũng cắt giảm thuế quan với hàng nhập khẩu từ Mỹ và đưa ra nhiều cam kết về mở cửa cho đầu tư từ Mỹ. 1.4. Giai đoạn 2001-2005 Tháng 4 năm 2001, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã thông qua Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và Phương hướng, Nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 nhằm đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và chất lượng phát triển xã hội của đất nước. Chỉ tiêu kế hoạch đặt ra là đưa GDP năm 2005 gấp 2 lần so với năm 1995. Để được như vậy, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 5 năm 2001-2005 phải đạt 7,5%, trong đó dự kiến nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,3%, công nghiệp và xây dựng tăng 10,8%, dịch vụ tăng 6,2%. Về kinh tế đối ngoại, phấn đấu nâng tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm. Cơ cấu kinh tế trong GDP đến năm 2005 sẽ chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp 20 - 21%, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng khoảng 38 - 39%, và tỷ trọng các ngành dịch vụ 41 - 42%. Thực hiện đường lối chính sách đó, Việt Nam đã tập trung cải cách hành chính và tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, mở rộng hợp tác quốc tế, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, nhờ đó kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì được sức phát triển tương đối nhanh và ổn định. Kết quả đạt được là tốc độ tăng trưởng GDP vẫn duy trì được xu hướng tăng dần, mức tăng bình quân trong cả thời kỳ đạt 7,55/năm. Công nghiệp là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng giá trị cao nhất, đạt trên 10% mỗi năm. Tốc độ tăng của lĩnh vực dịch vụ đạt xấp xỉ tốc độ tăng GDP, trong khi giá trị sản xuất nông nghiệp phục hồi trở lại với mức tăng trên 4% sau khi sụt giảm xuống mức gần 3% năm 2001 (do biến động giá sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới). Với mức tăng như vậy, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, năm 2002 tỷ trọng nông nghiệp còn khoảng 23%GDP, công nghiệp đạt cao nhất 38,6% và dịch vụ 35,5%. Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển, kinh tế nhà nước tiếp tục được đổi mới, tuy còn chậm nhưng đã từng bước nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các hình thức đổi mới doanh nghiệp nhà nước cũng đã đa dạng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy nhanh tiến trình này. Hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại có bước tiến mới rất quan trọng. Quan hệ quốc tế được mở rộng, các cam kết quốc tế được triển khai thực hiện tốt, đồng thời ký kết nhiều hiệp định đa phương, song phương, tạo bước phát triển mới về kinh tế đối ngoại. Việt Nam đã ký kết và gia nhập khu vực mậu dịch tự do AFTA của ASEAN vào năm 2003, điểu này đã mang lại nhiều thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam khi lưu thông trên thị trường các nước trong khu vực. Cũng nhờ đó thị trường xuất khẩu đã được duy trì và mở rộng, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 17,5%/năm, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 chiếm trên 60% GDP và đạt 390 USD/ người. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) liên tục tăng, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có chuyển biến tích cực qua từng năm và bước đầu đã có dự án đầu tư ra nước ngoài. Vay trả nợ nước ngoài được quản lý tốt. Công tác chính trị đối ngoại được tăng cường, thực hiện tốt đường lối đối ngoại đoạc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, mở rộng quan hệ với các nước. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên. Bên cạnh đó những chú trọng của Chính phủ nhằm giải quyết các vấn đề xã hội đã đem lại được những kết quả đáng mừng. Công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo đạt kết quả tốt, vượt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Từ năm 2000 đến năm 2005, tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động. Năm 2005, thất nghiệp ở thành thị giảm xuống còn 5,3%; thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt 80%. Theo chuẩn quốc gia, tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm từ 30%năm 1992 xuống dưới 7% năm 2005. Theo chuẩn quốc tế (1 USD/người/ngày) thì tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quam tâm và có nhiều tiến bộ. Chỉ số phát triển con người được nâng lên, từ mức dưới trung bình (0,498) năm 1990, tăng lên mức trên trung bình (0,688) năm 2002; năm 2005 Việt Nam xếp thứ 112 trên 177 nước được điều tra. Mạng lưới y tế được củng cố và phát triển, y tế chuyên ngành được nâng cấp, ứng dụng công nghệ tiên tiến; việc phòng chống các bệnh xã hội được đẩy mạnh; tuổi thọ trung bình từ 68 tuổi năm 1999 nâng lên 71,3 tuổi vào năm 2005. 1.5. Giai đoạn 2006-nay: Việt Nam nhận thức sâu sắc rằng là một nước nghèo, GDP bình quân đầu người chưa cao, vấn đề đặt ra là phải phát triển nhanh về kinh tế đi đôi với phát triển hài hoà các mặt của xã hội, đảm bảo cải thiện mọi mặt đời sống của người dân, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển lâu bền cho thế hệ mai sau, trên cơ sở đó mục tiêu xoá đói giảm nghèo mới có thể tiếp tục thực hiện tốt. Chính vì vậy, Việt Nam đã tập trung thực hiện một số giải pháp vĩ mô, giữ vững môi trường kinh tế- xã hội ổn định, mở rộng kinh tế đối ngoại, tạo ra bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để phát triển nền kinh tế cao và ổn định trong nhiều năm: năm 2006 GDP tăng 8.2%, năm 2007 tăng 8.48%, năm 2008 tăng 6.23%. Chúng ta đã thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Xuất khẩu, nhập khẩu tăng trưởng cao và ổn định, nguồn vốn FDI đổ vào nước một cách tương đối vững chắc đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế rất mạnh mẽ. Tỷ trọng của xuất khẩu trong GDP những năm gần đây đã đạt gần 50% trong khi tỷ trọng của khu vực FDI trong GDP cũng đạt tới gần 14% .Đầu năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO sau hơn 10 năm đàm phán và 20 năm kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới. Là thành viêc của WTO, Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc của tất cả các nước thành viên khác (được xóa bỏ hạn ngạch đối với hàng xuất khẩu), đồng thời Việt Nam cũng phải áp dụng các quy định của WTO. Sự kiện gia nhập WTO là kết tinh của một quá trình bền bỉ cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam, mở đầu cho một thời kỳ phát triển mạnh mẽ thương mại quốc tế. Quá trình mở cửa hội nhập đã cho thấy sản phẩm của Việt Nam có thể cạnh tranh và tìm chỗ đứng ở nhiều thị trường quốc tế. Hàng hóa Việt Nam đã có mặt ở hơn 100 nước trên thế giới, trong đó các thị trường chủ yếu là Hoa Kỳ (18%), EU (17%) và ASEAN (16,8%). Kim ngạch nhập khẩu cũng đã tăng 38 lần, từ 2,1 tỷ USD năm 1986 lên trên 80 tỷ USD năm 2008, tăng trưởng với tốc độ bình quân 16,1%/năm. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu phục vụ hoạt động sản xuất, bình quân chiếm gần 90% tổng kim ngạch nhập khẩu trong giai đoạn 1986-2008, trong đó nhập máy móc thiết bị chiếm gần 30%, nhập khẩu nguyên vật liệu chiếm gần 60%. Hàng hóa được nhập khẩu từ khoảng trên 200 nước, nhưng chiếm thị phần lớn nhất vẫn là hàng có xuất xứ từ ASEAN5, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, EU. Bảng 2: Tổng sản phẩm trong nước và tốc độ tăng trưởng theo giá so sánh của Việt Nam từ 2000 đến nay Năm GDP (tỷ đồng) Tôc độ tăng trưởng GDP(%) 2000 273666 6.79 2001 292535 6.89 2002 313247 7.08 2003 336242 7.34 2004 362435 7.79 2005 393031 8.44 2006 425373 8.23 2007 461443 8.48 2008 490191 6.23 Biểu đồ 1: GDP thực tế và tốc độ tăng trưởng Việt Nam Bất bình đẳng của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới Tổng quan về bất bình đẳng Các quốc gia đang phát triển thực hiện chuyển đổi nền kinh tế đều trải qua các giai đoạn phát triển trong đó xuất hiện hiện tượng bất đồng đều giữa các nhóm dân cư về đặc điểm cũng như cơ hội phát triển. Đây là một hiện tượng xã hội phức tạp tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội và đang có chiều hướng gia tăng có thể gây ra những bất ổn có thể dẫn đến những xung đột xã hội. Đặc biệt là tác động đói nghèo và bất bình đẳng giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị khác nhau đáng kể. 2.1.1. Công bằng xã hội Công bằng xã hội là một khái niệm có tính chất lịch sử, có nội dung khác nhau trong những hoàn cảnh điều kiện khác nhau. Có hai cách hiểu khác nhau về công bằng xã hội. Thứ nhất, khái niệm công bằng ngang là sự đối xử như nhau đối với những người có tính trạng kinh tế như nhau. Theo quan điểm này, hai cá nhân có tình trạng kinh tế như nhau (được xét theo một tiêu thức nào đó như thu nhập, hoàn cảnh gia đình, tôn giáo, dân tộc…) thì chính sách của chính phủ không được phân biệt đối xử. Thứ hai, khái niệm công bằng dọc là đối xử khác nhau với những người có khác biệt bẩm sinh hoặc có tình trạng kinh tế ban đầu khác nhau nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có. Theo cách hiểu này chính sách của chính phủ được phép đối xử có phân biệt với những người có tình trạng kinh tế khác nhau, với điều kiện sau khi chịu tác động của chính sách thì những khác biệt đó phải được giảm bớt. 2.1.2. Bất bình đẳng Phúc lợi của một cá nhân/gia đình là nguồn lực kinh tế mà cá nhân/gia đình đó nhận được, làm chủ và tiêu dùng. Nguồn lực kinh tế đo lường là thu nhập, tài sản những sản phẩm mà con người tiêu thụ. Trong kinh tế học vi mô, phúc lợi kinh tế hay thỏa dụng (utility) của một cá nhân thường được xem là hàm đồng biến với tiêu thụ và thời gian nghỉ ngơi của cá nhân đó. Trong các nghiên cứu ứng dụng, vì sự giới hạn của dữ kiện, các nhà kinh tế phải dựa vào các thống kê có sẵn như thu nhập hay chi tiêu. Mức độ chênh lệch kinh tế tùy thuộc rất nhiều vào tiêu chuẩn dùng để xác định mức phúc lợi kinh tế. Bất bình đẳng kinh tế có thể nhìn nhận như là sự khác biệt thu nhập/chi tiêu thực tế giữa các nhóm dân cư. Nếu sự sai lệch càng ít thì mức độ bất bình đẳng càng thấp và ngược lại. Trong bài chúng tôi chỉ chú trọng phân tích bất bình đẳng giữa các vùng. Bất bình đẳng vùng Tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên (hai vùng tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số), Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long gấp 4.5 lần tỷ lệ nghèo chung của cả nước. Bất bình đẳng giữa các vùng có thể được đo bằng tốc độ tăng chi tiêu giữa các vùng. Nếu vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng (hai vùng kinh tế trọng điểm) tăng chi tiêu dùng ở mức 133% và 111% trong giai đoạn 1993 – 2004 thì tốc độ này ở vùng Tây Bắc, đồng bằng sông Cửu Long và Nam Trung Bộ thấp hơn nhiều, chỉ là 52%, 63% và 67%. Tỷ lệ tăng chi tiêu dùng ở thành thị so với nông thôn tăng từ 1.91 năm 1993 lên 2.24 năm 2004. Không chỉ có thế tỷ lệ hộ nghèo giữa nông thôn và thành thị của mỗi vùng luôn có sự khác biệt đáng kể. Người dân trong khu vực đô thị được hưởng lợi nhiều nhất từ công tác xóa đói giảm nghèo. Trong khi tại các khu vực nông thôn, dân nghèo vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn (đặc biệt tại các khu vực sinh sống của các dân tộc thiểu số) Bảng 3: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị nông thôn và phân theo vùng (%) Năm 2004 2006 2007 2008 Cả nước 18.1 15.5 14.8 13.5 Thành thị 8.6 7.7 7.4 6.7 Nông thôn 21.2 18.0 17.7 16.2 Theo vùng Đồng bằng sông Hồng 12.7 10.0 9.5 8.4 Trung du và miền núi phía Bắc 29.4 27.5 26.5 25.9 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 25.3 22.2 21.4 19.8 Tây Nguyên 29.2 24.0 23.0 21.0 Đông Nam Bộ 4.6 3.1 3.0 2.3 Đồng bằng sông Cửu Long 15.3 13.0 12.4 11.1 (Nguồn: Niên giám thống kê 2008) World Bank đã có nghiên cứu chuyên đề về bất bình đẳng và khẳng định ở Việt Nam đang có khoảng cách giữa khu vực thành thị - nông thôn và bất bình đẳng ngay trong nội bộ các khu vực. Khoảng cách thu nhập - chi tiêu giữa khu vực nông thôn và thành thị có sự gia tăng lớn trong giai đoạn 1993-2006. Tuy tỉ lệ nghèo đói ở cả hai khu vực nông thôn và đô thị đều giảm dần trong những năm gần đây, nhưng ở nông thôn không giảm nhanh bằng đô thị. Điều này đã làm cho sự chênh lệch về tỉ lệ nghèo giữa nông thôn và đô thị ngày càng doãng ra từ 2,65 lần (1993) lên 4,95 lần (1998), 5,4 lần (2002) và lên đến 6,94 lần (2004). Điều đó cũng có nghĩa rằng sự bất bình đẳng về tỉ lệ nghèo giữa nông thôn và đô thị ngày càng lớn theo thời gian (1993 - 2004). Tức là nông thôn ngày càng nghèo đi “tương đối” nhiều hơn so với đô thị. Tỷ lệ bất bình đẳng (theo tính toán với hệ số Gini) tương đối thấp ở các vùng phần lớn dân số sống ở nông thôn. Những huyện có tỉ lệ bất bình đẳng cao là những vùng có cả dân số nông thôn và thành thị, với mức độ đô thị hoá từ 20– 80%. Các kết quả này khẳng định quan điểm chung là các huyện thành thị có tỉ lệ bất bình đẳng cao hơn các huyện nông thôn. Ở khu vực đô thị lớn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112177.doc
Tài liệu liên quan