Đề tài Một số giải pháp tăng cường tính thực thi của các chính sách đối với lao động nữ ở Việt Nam

Khi nói về phụ nữ, Geothe – đại thi hào người Đức cho rằng “Đàn bà bất tử”, Maxim Gorki - đại văn hào Nga thì nói “Đời thiếu mẹ hiền, không phụ nữ, anh hùng, thi sĩ hỏi còn đâu?”. Ngạn ngữ Trung Hoa có câu “Phụ nữ nâng nửa bầu trời”. Văn hóa cổ Trung Quốc quan niệm “Phụ nữ là mẹ của nhân loại”. Bác Hồ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta nói “Phụ nữ chiếm một nửa tổng số dân, để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải thật sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ”. Bác cũng nhấn mạnh rằng “Nhân dân ta anh hùng là nhờ có các bà mẹ Việt Nam anh hùng, dân tộc ta và Đảng ta đời đời biết ơn các bà mẹ Việt Nam đã sinh ra và cống hiến những người con ưu tú đã và đang chiến đấu anh dũng tuyệt vời bảo vệ non sông gấm vóc do tổ tiên ta để lại” và chúng ta từ sâu thẳm trong mỗi tâm hồn ai cũng biết: Ta mới chỉ là một nửa kia của mỗi con người , mỗi cuộc đời, con người ta là do mẹ sinh ra, cuộc đời ta chưa bao giờ vắng hình bóng mẹ, mẹ cho ta cuộc đời và cả trái tim.

Lịch sử nhân loại đã qua biết bao thời đại, bấy nhiêu hình thái xã hội đã qua đi, sự thăng trầm, thịnh suy thời nào cũng có. Nhưng hình bóng người phụ nữ ở bất cứ đâu, quốc gia nào, thời nào cũng được coi là biểu tượng cao đẹp nhất.

Dân tộc nào, đất nước nào trên trái đất này cũng có lịch sử vẻ vang của mình bằng nhiều cách thể hiện, với nhiều hình thức nghệ thuật, từ những tượng đài, tranh vẽ hay bằng những truyền thuyết, câu truyện, những thần tích như ta đã biết, bao giờ người phụ nữ cũng được nhắc đến ở vai trò đầu tiên, với vị thế quan trọng nhất và hình ảnh kỳ vỹ nhất. Ở Việt Nam, một đất nước nhiệt đới trải dài theo bờ biển Thái Bình Dương, có vị trí địa lý, khí hậu đặc biệt của vùng nhiệt đới nóng ẩm, vừa nắng lắm, lại mưa nhiều, lũ lụt, hạn hán liên miên và nạn xâm lăng. Tất cả những gieo neo, vất vả, cơ hàn ấy đều dồn lên vai người phụ nữ - người vợ, người mẹ của chúng ta.

Nói đến phụ nữ Việt Nam là nói đến lịch sử Việt Nam, lịch sử của phụ nữ Việt Nam gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam – khái niệm “Phụ nữ” với “Dân tộc” không hề tách rời. Truyền thống, tinh hoa của phụ nữ Việt Nam là kết tinh của truyền thống của tinh hoa dân tộc Việt Nam.

Bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế của Việt Nam chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập chung sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì nhiều chính sách không còn phù hợp vì vậy việc thực thi chính sách không hiệu quả. Khi tham gia vào thị trường lao động, bên cạnh mặt tích cực là tính năng động xã hội của phụ nữ được phát huy thì do đặc điểm về giới tính (hạn chế về sức khỏe do phải thực hiện chức năng tái sản xuất sức lao động ) khả năng cạnh tranh của lao động nữ trong thị trường lao động kém hơn nam giới, cơ hội để phụ nữ tiếp cận các nguồn lực cũng có nhiều hạn chế. Vì vậy, lao động nữ bị đặt vào những tình thế bất lợi do những nguyên nhân khách quan khác nhau.

Sự ra đời của Bộ Luật Lao Động năm 1994 và có hiệu lực thi hành vào ngày 1/1/1995 đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong hệ thống chính sách đối với lao động nữ tạo điều kiện để lao động nữ có thể cạnh tranh được với nam giới trong thị trường lao động, tạo điều kiện để lao động nữ tiến bộ và phát triển. Bộ Luật đã dành một chương, bao gồm 10 điều cho lao động nữ. Để thực hiện Bộ Luật, Chính Phủ còn ban hành Nghị Định 23 và hai Thông Tư hướng dẫn của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội và Bộ Tài Chính, song trong quá trình gần 10 năm thực hiện, các chính sách trên chưa đi vào cuộc sống, do đó làm giảm tính hiệu quả của chính sách trong thực tiễn. Vì vậy việc nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp thực thi chính sách đối với lao động nữ trong nền kinh tế theo những quy định của Bộ Luật lao động là rất cần thiết để nâng cao tính hiệu quả của chính sách, tạo điều kiện cho lao động nữ phát huy hết khả năng của mình tham gia một cách đầy đủ và bình đẳng vào mọi lĩnh vực của kinh tế, góp phần công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên do tính chất bao trùm rộng lớn của Bộ Luật lao động, do những hạn chế về thời gian nên Đề Tài chỉ tập trung nghiên cứu một số chính sách đối với lao động nữ trong Bộ Luật này. Đây là những chính sách đang có những vấn đề nổi cộm trong thực tế đòi hỏi cần đặc biệt được quan tâm. Do vậy sau một thời gian thực tập tại Trung tâm nghiên cứu lao động nữ và giới thuộc Viện khoa học lao động và xã hội em quyết định lựa chọn đề tài “một số giải pháp tăng cường tính thực thi của các chính sách đối với lao động nữ ở Việt Nam”.

 

 

 

 

doc109 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp tăng cường tính thực thi của các chính sách đối với lao động nữ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu K hi nói về phụ nữ, Geothe – đại thi hào người Đức cho rằng “Đàn bà bất tử”, Maxim Gorki - đại văn hào Nga thì nói “Đời thiếu mẹ hiền, không phụ nữ, anh hùng, thi sĩ hỏi còn đâu?”. Ngạn ngữ Trung Hoa có câu “Phụ nữ nâng nửa bầu trời”. Văn hóa cổ Trung Quốc quan niệm “Phụ nữ là mẹ của nhân loại”. Bác Hồ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta nói “Phụ nữ chiếm một nửa tổng số dân, để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải thật sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ”. Bác cũng nhấn mạnh rằng “Nhân dân ta anh hùng là nhờ có các bà mẹ Việt Nam anh hùng, dân tộc ta và Đảng ta đời đời biết ơn các bà mẹ Việt Nam đã sinh ra và cống hiến những người con ưu tú đã và đang chiến đấu anh dũng tuyệt vời bảo vệ non sông gấm vóc do tổ tiên ta để lại” và chúng ta từ sâu thẳm trong mỗi tâm hồn ai cũng biết: Ta mới chỉ là một nửa kia của mỗi con người , mỗi cuộc đời, con người ta là do mẹ sinh ra, cuộc đời ta chưa bao giờ vắng hình bóng mẹ, mẹ cho ta cuộc đời và cả trái tim. Lịch sử nhân loại đã qua biết bao thời đại, bấy nhiêu hình thái xã hội đã qua đi, sự thăng trầm, thịnh suy thời nào cũng có. Nhưng hình bóng người phụ nữ ở bất cứ đâu, quốc gia nào, thời nào cũng được coi là biểu tượng cao đẹp nhất. Dân tộc nào, đất nước nào trên trái đất này cũng có lịch sử vẻ vang của mình bằng nhiều cách thể hiện, với nhiều hình thức nghệ thuật, từ những tượng đài, tranh vẽ hay bằng những truyền thuyết, câu truyện, những thần tích như ta đã biết, bao giờ người phụ nữ cũng được nhắc đến ở vai trò đầu tiên, với vị thế quan trọng nhất và hình ảnh kỳ vỹ nhất. ở Việt Nam, một đất nước nhiệt đới trải dài theo bờ biển Thái Bình Dương, có vị trí địa lý, khí hậu đặc biệt của vùng nhiệt đới nóng ẩm, vừa nắng lắm, lại mưa nhiều, lũ lụt, hạn hán liên miên và nạn xâm lăng. Tất cả những gieo neo, vất vả, cơ hàn ấy đều dồn lên vai người phụ nữ - người vợ, người mẹ của chúng ta. Nói đến phụ nữ Việt Nam là nói đến lịch sử Việt Nam, lịch sử của phụ nữ Việt Nam gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam – khái niệm “Phụ nữ” với “Dân tộc” không hề tách rời. Truyền thống, tinh hoa của phụ nữ Việt Nam là kết tinh của truyền thống của tinh hoa dân tộc Việt Nam. Bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế của Việt Nam chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập chung sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì nhiều chính sách không còn phù hợp vì vậy việc thực thi chính sách không hiệu quả. Khi tham gia vào thị trường lao động, bên cạnh mặt tích cực là tính năng động xã hội của phụ nữ được phát huy thì do đặc điểm về giới tính (hạn chế về sức khỏe do phải thực hiện chức năng tái sản xuất sức lao động…) khả năng cạnh tranh của lao động nữ trong thị trường lao động kém hơn nam giới, cơ hội để phụ nữ tiếp cận các nguồn lực cũng có nhiều hạn chế. Vì vậy, lao động nữ bị đặt vào những tình thế bất lợi do những nguyên nhân khách quan khác nhau. Sự ra đời của Bộ Luật Lao Động năm 1994 và có hiệu lực thi hành vào ngày 1/1/1995 đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong hệ thống chính sách đối với lao động nữ tạo điều kiện để lao động nữ có thể cạnh tranh được với nam giới trong thị trường lao động, tạo điều kiện để lao động nữ tiến bộ và phát triển. Bộ Luật đã dành một chương, bao gồm 10 điều cho lao động nữ. Để thực hiện Bộ Luật, Chính Phủ còn ban hành Nghị Định 23 và hai Thông Tư hướng dẫn của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội và Bộ Tài Chính, song trong quá trình gần 10 năm thực hiện, các chính sách trên chưa đi vào cuộc sống, do đó làm giảm tính hiệu quả của chính sách trong thực tiễn. Vì vậy việc nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp thực thi chính sách đối với lao động nữ trong nền kinh tế theo những quy định của Bộ Luật lao động là rất cần thiết để nâng cao tính hiệu quả của chính sách, tạo điều kiện cho lao động nữ phát huy hết khả năng của mình tham gia một cách đầy đủ và bình đẳng vào mọi lĩnh vực của kinh tế, góp phần công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên do tính chất bao trùm rộng lớn của Bộ Luật lao động, do những hạn chế về thời gian nên Đề Tài chỉ tập trung nghiên cứu một số chính sách đối với lao động nữ trong Bộ Luật này. Đây là những chính sách đang có những vấn đề nổi cộm trong thực tế đòi hỏi cần đặc biệt được quan tâm. Do vậy sau một thời gian thực tập tại Trung tâm nghiên cứu lao động nữ và giới thuộc Viện khoa học lao động và xã hội em quyết định lựa chọn đề tài “một số giải pháp tăng cường tính thực thi của các chính sách đối với lao động nữ ở Việt Nam”. Chương I: Vai trò của lao động nữ và sự cần thiết phải có chính sách đối với lao động nữ I. Một số khái niệm chung và tiếp cận đối với lao động nữ 1. Giới 1.1.Giới tính: Là khái niệm chỉ sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ. Giới tính còn được gọi là “Giống” để phân biệt giống đực và giống cái về mặt sinh vật học. Do vậy giới tính nói lên tính ổn định, bất biến, tự nhiên và thống nhất. Khi nói đến giới tính là nói đến mặt sinh học của cơ thể sống tồn tại trên trái đất, nhưng do “Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội” cho nên khi đề cập đến sự tồn tại và phát triển của con người thì người ta nhấn mạnh đến khái niệm về giới. 1.2.Giới: Là khái niệm chỉ mối quan hệ xã hội và tương quan giữa địa vị xã hội của nam và nữ trong bối cảnh xã hội cụ thể. Giới là phạm trù được thiết lập qua các đặc trưng văn hóa nhằm xác định các hành vi xã hội của phụ nữ và nam giới và mối quan hệ giữa hai giới tính đó. Giới phản ánh mối quan hệ giữa nam – nữ và cách thức được cấu trúc về mặt xã hội, là một công cụ phân tích để hiểu rõ hơn các tiến trình xã hội. Do vậy giới luôn luôn biến đổi, đa dạng phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, xã hội, phong tục tập quán từng nơi… Phân biệt giới và giới tính nhằm chăm sóc, đối xử và sử dụng lao động nữ và lao động nam một cách phù hợp, hiệu quả nhất, đồng thời đấu tranh cho sự bình đẳng và tiến bộ về giới. 1.3. Công bằng về giới: Là một quá trình mang lại sự công bằng cho cả nam và nữ. Để đảm bảo cho sự công bằng về giới, các tiêu chuẩn đánh giá phải luôn phù hợp để bù lại sự bất lợi về lịch sử và xã hội đã ngăn cản phụ nữ và nam giới từ hoạt động khác trên cùng một mức độ công việc theo cách khác nhau. Sự công bằng dẫn tới bình đẳng. 1.4. Bình đẳng giới: Có nghĩa là phụ nữ và nam giới đều có cùng địa vị như nhau, có các điều kiện như nhau để nhận thức một cách đầy đủ về các quyền của con người và tiềm năng để đóng góp vào sự phát triển chính trị – kinh tế – xã hội và văn hóa…. Của các quốc gia và cùng được thụ hưởng kết quả từ các hành động đó. Thuật ngữ “Giới” được sử dụng khá rộng rãi ở phương Tây từ đầu thế kỷ XX nhằm để thay đổi nhận thức, quan điểm của các nhà nghiên cứu và xã hội khi nghiên cứu về phụ nữ thường biệt lập với nam giới đồng thời còn là vũ khí đấu tranh của phong trào phụ nữ đòi giảm bớt sự bất bình đẳng, sự công bằng về giới. Trên thực tế, nghiên cứu về giới có thể hiểu dưới hai giác độ. Thứ nhất: Nghiên cứu về nữ giới không biệt lập mà trong mối tương quan, so sánh với nam giới. Thứ hai: Đó là nghiên cứu về giới là nghiên cứu mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ vì quyền lợi và sự phát triển của cả hai giới. Quan điểm giới đề cập đến vị trí, vai trò của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống xã hội. Quan điểm này cho rằng, để đạt được bình đẳng nam nữ cần thay đổi cơ chế phân công lao động mà cơ chế này hiện đang quá nhấn mạnh vào sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ. Theo quan điểm giới, để đạt tới sự bình đẳng giữa nam và nữ thì phụ nữ được quyền tham gia vào các hoạt động của đời sống xã hội từ lĩnh vực kinh tế xã hội cho đến lĩnh vực ra quyết định và kiểm soát các nguồn lực của xã hội…. Về thực chất, công bằng xã hội vừa là mục tiêu vừa là phương thức đúng đắn nhất mà căn cứ vào những điều kiện và khả năng hiện thực, Nhà nước và xã hội cần thực hiện để thỏa mãn các nhu cầu của các tầng lớp dân cư, các nhóm xã hội và các cá nhân (cả nam và nữ). Thông qua đánh giá việc thực hiện công bằng xã hội có thể đánh giá được chính sách của một quốc gia đối với phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng. Công bằng xã hội không có nghĩa là sự san bằng, sự chia đều trong phân công lao động và phân phối thu nhập ở xã hội. Vì vậy chính sách xã hội nói riêng và các chính sách kinh tế – xã hội nói chung chỉ được coi là công bằng khi nó tạo điều kiện tốt cho phụ nữ được tham gia vào các hoạt động xã hội và được hưởng thụ những thành quả của mình và của xã hội. Gắn liền với công bằng xã hội là khái niệm bình đẳng xã hội trong đó có bình đẳng giữa nam và nữ. Sự bình đẳng giữa nam và nữ là một trong những biểu hiện cụ thể của công bằng xã hội trong tương quan so sánh giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Dưới giác độ này, bình đẳng nam nữ còn được gọi là bình đẳng giới hay công bằng giới. Công bằng xã hội, bình đẳng xã hội, trong đó có bình đẳng nam nữ được coi là hạt nhân của chính sách xã hội, chỉ có thể đạt được khi phát huy được yếu tố con người, huy động được tài năng, trí tuệ của mọi thành viên trong xã hội, nam cũng như nữ trong các hoạt động của xã hội. Đây chính là cái đích của mọi chính sách và vì vậy sự tác động tích cực hoặc tiêu cực của chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát huy các yếu tố này của nam cũng như nữ mà đặc biệt là nữ giới. 2. Giới và phát triển Sự thay đổi quan niệm về phát triển đã dẫn đến sự thay đổi trong việc hoạch định chính sách phát triển (gắn các mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội)… Đồng thời nó tạo điều kiện thuận lợi cho sự quan tâm hơn đến các vấn đề của phụ nữ. Trong những năm70 đã xuất hiện cụm từ “Phụ nữ trong phát triển”. Điểm đáng chú ý ở đây là người ta đã đưa các vấn đề của phụ nữ vào các chính sách phát triển. Tuy nhiên ban đầu phụ nữ chỉ được coi như đối tượng tác động của chính sách mà chưa thấy hết được vai trò của phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng trong lao động sản xuất và những đóng góp của họ trong nền kinh tế quốc dân. Dần dần vấn đề phụ nữ trong phát triển đã được đề cập một cách toàn diện hơn, nhất là về vai trò, vị trí của họ trong phát triển. Quan điểm “Phụ nữ trong phát triển” đã đạt được những thành công và tiến bộ to lớn trong việc làm cho các chương trình phát triển quan tâm hơn đến vấn đề của phụ nữ. Mặc dầu vậy, quan điểm “Phụ nữ trong phát triển” cũng đã bộc lộ những nhược điểm trong cách tiếp cận của mình: Thứ nhất: Quan điểm “Phụ nữ trong phát triển” đã tiếp cận và đặt vấn đề một cách biệt lập, coi phụ nữ như một nhóm đặc thù. Vì vậy các giải pháp đưa ra trong chính sách phát triển cũng là các giải pháp đặc thù dành riêng cho phụ nữ. Thứ hai: Việc đưa phụ nữ vào phát triển nếu chỉ dừng lại ở các giải pháp thu hút phụ nữ vào trong quá trình phát triển mà không xem xét lại mục đích, nội dung của chính sự phát triển thì lợi ích của người phụ nữ cũng như vai trò của họ chưa chắc đã được nâng cao. Hay nói một cách khác “Phụ nữ trong phát triển” mới chỉ đặt phụ nữ trong khuôn khổ phát triển đã được định sẵn. Điều này thể hiện ở việc vận động, thu hút phụ nữ tham gia vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế. Quan điểm này chưa đặt phụ nữ là chủ thể của quá trình phát triến kinh tế – xã hội. Điều này không chỉ hạn chế khả năng phát huy tính chủ động sáng tạo của phụ nữ mà còn có thể giảm hiệu quả kinh tế - xã hội của quá trình phát triển. Gần đây các nhà nghiên cứu đưa ra cụm từ: “Giới và phát triển” như một cách tiếp cận mới để thay thế cho cụm từ “Phụ nữ trong phát triển”. Quan điểm “Giới và phát triển” đã chú ý đến các quan hệ giới, nghĩa là đã xem xét mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa phụ nữ và nam giới mà không đặt vấn đề xem xét phụ nữ một cách biệt lập. “Giới và phát triển” cũng đã nhấn mạnh đến mô hình phát triển vì lợi ích của cả hai giới, vì mục tiêu công bằng và bền vững của sự phát triển. Hơn nữa quan điểm này còn nhấn mạnh vai trò chủ thể của phụ nữ trong quá trình hoạch định, thực hiện và đánh giá các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội. Quan điểm “Giới và phát triển” đã khẳng định mối quan hệ hữu cơ của phụ nữ nói chung, lao động nữ nói riêng; Tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Chỉ có thể có sự phát triển đầy đủ theo đúng nghĩa của nó nếu như trong xã hội, phụ nữ có cơ hội và điều kiện phát huy khả năng của mình, có điều kiện phát triển một cách toàn diện, hoàn toàn bình đẳng với nam giới. 3. Chính sách lao động nữ - cách tiếp cận giới và phát triển Từ khi con người sinh sống thành cộng đồng thì các quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng cũng được hình thành và phát triển. Xã hội loài người càng phát triển thì mối quan hệ này càng phức tạp và đa dạng. Để giải quyết các mối quan hệ này, một trong những nhiệm vụ cơ bản của mỗi Nhà nước là phải xây đựng được một hệ thống chính sách. Mỗi hệ thống chính sách luôn gắn với một chế độ chính trị – xã hội nhất định, mỗi chế độ chính trị – xã hội đều kế thừa và phát triển những chính sách của chế độ trước nó ở mức độ nhất định, đồng thời bổ xung, hoàn thiện hoặc thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới của lịch sử. Chính sách là sự thể chế hoá, cụ thể hoá tư tưởng, quan điểm của chủ thể lãnh đạo, phù hợp với bản chất chế độ chính trị – xã hội, phản ánh lợi ích và trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng xã hội và từng nhóm xã hội, nhằm tác động trực tiếp vào con người để điều chỉnh các mối quan hệ lợi ích giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, hướng tới mục đích cao nhất là phục vụ con người. Dưới giác độ quản lý Nhà nước, chính sách là công cụ quan trọng để giải quyết các vấn đề của đất nước, điều chỉnh các mối quan hệ chính trị – kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển cụ thể của đất nước. Các chính sách dù có phạm vi và đối tượng tác động khác nhau nhưng đều nhằm mục đích chung là tác động đến con người để hoàn thiện và phát triển đời sống con người. Chính vì vậy, chính sách là sự cần thiết khách quan của mọi xã hội. Đặc trưng cơ bản của chính sách là đều do Nhà nước ban hành và là sản phẩm của quá trình thể chế hoá đường lối, chủ trương của Nhà nước, vì vậy chính sách mang tính chủ quan tích cực của các chủ thể hoạch định chính sách. Để giải quyết các vấn đề xã hội, một trong những nhiệm vụ cơ bản là đề ra các chính sách xã hội. Nói về vị thế của chính sách xã hội trong phát triển kinh tế – xã hội của Đất nước, Nghị Quyết Đảng lần thứ 6 đã nêu rõ “Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hoá, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, dân tộc… Coi nhẹ chính sách xã hội tức là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng CNXH”. Chính sách xã hội tác động và liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động rộng lớn của xã hội, đến những đối tượng khác nhau. Và một trong những đối tượng được thụ hưởng chính sách xã hội chính là lực lượng lao động nữ nói riêng và phụ nữ nói chung. Phụ nữ chiếm một nửa của nhân loại, vì vậy ở mỗi quốc gia, phụ nữ luôn là đối tượng tác động, điều chỉnh của chính sách. Chính sách đối với lao động nữ chủ yếu là chính sách xã hội. Chính sách đối với lao động nữ có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong khuôn khổ đề tài này, em muốn nghiên cứu chính sách lao động nữ dưới góc độ giới và phát triển. Cách tiếp cận giới và phát triển trong thời kỳ đổi mới sẽ dựa trên những quan niệm sau để phân tích và đánh giá tác động: Lao động nữ và nam có những vai trò và nhu cầu khác nhau, do đó tác động của chính sách đối với họ cũng không giống nhau. Vì vậy khi đánh giá tác động cần nhìn nhận xem họ có thể tiếp cận và hưởng lợi đến đâu từ những chính sách chung đó. Lao động nữ cùng một lúc phải đảm nhận nhiều chức năng, nếu các chính sách xã hội chỉ đáp ứng một loại chức năng nào đó thì chưa đủ điều kiện cho họ phát triển nhất là trong điều kiện cạnh tranh của kinh tế thị trường. Lao động nữ không phải là một nhóm đồng nhất, sự khác biệt giữa các nhóm loa động đòi hỏi chính sách phải được xem xét dưới tác động tới từng nhóm đối tượng cụ thể. Dưới góc độ giới và phát triển, chính sách đối với lao động nữ cần được đặt trong tổng thể với các chính sách lao động nói chung trong sự tác động qua lại vì mục tiêu công bằng và phát triển bền vững. II. vai trò của lao động nữ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội 1. Quan niệm về phụ nữ 1.1. Quan niệm xưa về phụ nữ 1.1.1. Quan niệm về phụ nữ thời phong kiến Sau thời kỳ dựng nước đầu tiên từ thế kỷ I trước Công Nguyên đến thế kỷ X, Việt Nam nằm dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Nho giáo cũng đã được du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ này nhưng chỉ ảnh hưởng tới bộ phận nhỏ quan lại thuộc tầng lớp trên. Hầu hết nhân dân Việt Nam sống trong các làng xã vẫn bảo tồn được các giá trị văn hóa truyền thống của mình trong đó có truyền thống tôn trọng phụ nữ. Việc Hai Bà Trưng đứng lên tập hợp nhân dân khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán năm 40 cũng như sự nổi dậy của Triệu Thị Trinh chống lại nhà Ngô năm 248 được sự hưởng ứng nhiệt liệt của toàn thể nhân dân là những minh chứng hùng hồn cho vai trò và vị thế của phụ nữ trong xã hội. Đến thế kỷ XV, Nhà nước Lê sơ đề cao nho giáo làm nền tảng cho việc trị nước và đẩy mạnh giáo dục nho học. Nho giáo lấy thuyết “Tam cương” làm trụ cột trong việc trị nước, thuyết “Tam tòng” ( tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử khi còn ở nhà thì phải theo cha, lấy chồng phải theo chồng, khi chồng chết phải theo con trai ), “Tứ đức” (công dụng, ngôn, hạnh) để ràng buộc người phụ nữ vào gia đình, vào người đàn ông. Người phụ nữ được coi là loại “Tiểu nhân khó dạy” nên không được đi học, đi thi và vì thế không được tham gia vào bộ máy quyền lực cũng như có tiếng nói trong các cuộc thảo luận thậm chí chỉ trong phạm vi làng xã. 1.1.2.Quan niệm về phụ nữ thời thuộc Pháp Năm 1958, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Từ năm 1897, Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa ở Việt Nam. Chương trình khai thác thuộc địa của Pháp đã biến Việt Nam từ một nước phong kiến nông nghiệp tiểu nông trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Để phục vụ cho công cuộc cai trị, người Pháp đã dần dần thay thế nền giáo dục nho học bằng nền giáo dục phương Tây. Lần đầu tiên phụ nữ Việt Nam được đi học với cùng một chương trình giáo dục như nam giới và từ hai năm cuối của bậc tiểu học trở đi, học sinh phải học hoàn toàn bằng tiếng Pháp. ảnh hưởng của những tư tưởng dân chủ Phương Tây và phong trào đòi nữ quyền và phong trào giải phóng phụ nữ trên thế giới đã làm xuất hiện nhiều quan niệm mới về phụ nữ. Người phụ nữ trong giai đoạn này đã đứng nên để thể hiện quyền bình đẳng của mình, họ không những thể hiện là “Những nội tướng trong gia đình” mà còn không thua kém nam giới trong lao động sản xuất, trong chiến đấu. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ khẩu hiệu “Ba sẵn sàng, ba đảm đang”, “Giỏi việc nước đảm việc nhà” luôn là thế mạnh của người phụ nữ Việt Nam. Họ không những chăm lo cho gia đình chu đáo để những người chồng, cha, anh yên tâm chiến đấu mà họ còn tham gia tích cực vào sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu cho tiền phương đồng thời họ còn tham gia vào chiến đấu để: bảo vệ làng xóm ( các đội nữ du kích ), làm công tác liên lạc ( giao liên)…. 1.2. Quan niệm hiện đại về phụ nữ Sự toàn cầu hóa về kinh tế đòi hỏi nước ta nhanh chóng đưa nền kinh tế đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp cận với các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến. Điều này sẽ giúp nhiều khâu lao động chân tay do đông đảo phụ nữ đảm nhiệm dần chuyển sang nửa cơ giới và tự động hóa, chẳng hạn trong các ngành nông lâm nghiệp và tiểu thủ công, trong công nghiệp nhẹ và các ngành dịch vụ. Những yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng kinh tế, văn hóa của đất nước đang đòi hỏi người phụ nữ những phẩm chất mới về chất lượng trí tuệ cao, kỹ năng lao động giỏi, có nhân cách và đạo đức. Trước hết, người phụ nữ Việt Nam thời đại ngày nay cần có trí tuệ, có trình độ học vấn, kiến thức cao để đi vào cơ giới hóa, tự động hóa sản xuất, sử dụng mạng lưới thông tin điện tử. Đi vào hiện đại hóa còn đòi hỏi người nữ lao động có tri thức ở tầm quốc tế để tiếp cận với các thành tựu khoa học thế giới, có kiến thức đa dạng, nhưng lại hướng về mục tiêu thống nhất là công việc chuyên môn mình đang làm. Năng động sáng tạo là một yêu cầu mới trong công việc. Cần cù chịu khó, chịu đựng gian khổ là đức tính truyền thống đáng quý của phụ nữ Việt Nam, nhưng chưa đủ với thời đại mới ở trong nước cũng như quốc tế, nhiều sự kiện, tình huống mới xuất hiện liên tục tác động đến mọi ngành, mọi giới. Do đó, để giải quyết công việc trong điều kiện mới cần năng động sáng tạo, có cách suy nghĩ, cách làm khác trước, không thể theo nếp làm cũ, kinh nghiệm cũ. Là thành viên gia đình và thường gánh vác nhiều trách nhiệm đồng thời là một công dân sống giữa cộng đồng dân cư, người phụ nữ có nhiều quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Họ cần có lối sống văn hóa, sống đẹp, sống tốt, có lòng nhân hậu, quan tâm không chỉ đến lợi ích cá nhân mà cả lợi ích xã hội. Phụ nữ thường gắn với gia đình rất mật thiết, đồng thời phải đảm đương ba chức năng: sản xuất, kinh doanh; sinh con, nuôi con nhỏ; chăm sóc gia đình, nhà cửa làm tròn trách nhiệm với cộng đồng. Như vậy họ cần có sức khỏe dẻo dai mới cáng đáng nổi những công việc đó cùng một lúc. Lòng yêu nước, yêu quê hương, đồng bào, cũng như tình cảm gắn bó với gia đình, dòng họ là động lực, là sức mạnh tự thân thúc đẩy người phụ nữ vươn lên, khắc phục mọi khó khăn, trở ngại để có thể làm giàu kiến thức của mình, trở thành người có trí tuệ, có sức khỏe dẻo dai, có lối sống văn hóa, hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra, cả sự nghiệp và gia đình. 2. Những đặc điểm và lợi thế của lao động nữ 2.1. Những đặc điểm của lao động nữ Con người là một sinh vật sống cao cấp, ngoài những đặc điểm, những nhu cầu để tồn tại và phát triển như những sinh vật sống khác trên trái đất thì con người còn có những đặc điểm cao cấp , tiến bộ mà chỉ riêng ở loài người mới có. Dựa trên quan điểm toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng để đánh giá một sự vật, hiện tượng nên khi xem xét những đặc điểm của lao động nữ ta phải có cái nhìn toàn diện, tổng quát. Với giác độ xem xét người lao động nữ ở phương diện tự nhiên ta quan tâm nhiều đến khía cạnh “con” trong con người. Việc xem xét này được đặt trong mối quan hệ so sánh đối chiếu với lao động nam. 2.1.1. Đặc điểm mang tính tự nhiên Mọi thứ tồn tại trên thế giới này đều được tạo hóa sắp đặt một cách hài hòa. Theo các thuyết cổ của người Trung Hoa về cơ bản mọi loại vật chất tồn tại trên cõi đời này đều là sự tương tác và kết hợp của Âm – Dương. Theo họ, nếu về giới tính mà xét thì âm tượng trưng cho phái nữ còn dương tượng trưng cho phái nam, mà dương luôn thể hiện một sự mạnh mẽ có thể nói là bốc lửa (tất cả những thứ gì rắn chắc, cứng cỏi đều được coi là dương) còn âm thì thể hiện sự mềm mại yếu đuối. Vì vậy, nếu chỉ xét một cách đơn thuần theo cách nhìn nhận của nguời xưa thì phụ nữ là phái yếu, còn nam giới là phái mạnh. Tuy nhiên, cách nhìn nhận này không phải là không có căn cứ, cùng với sự phát triển của tiến trình lịch sử, sự tiến hóa hoàn thiện của con người và với trình độ kỹ thuật này càng cao (đặc biệt là những bước phát triển nhảy vọt của công nghệ sinh học) người ta đã giải thích về mặt khoa học sinh học sự khác biệt về giới tính của con người. Trước hết do tạo hóa sinh ra phụ nữ nhìn chung có cấu tạo hình thể bên ngoài là nhỏ bé hơn nam giới, do đó những công việc đòi hỏi chiều cao, thể hình bên ngoài thì người lao động nam có lợi thế hơn. Hơn thế nữa do cấu tạo sinh học của nam giới với nhiều mô cơ bắp còn phụ nữ có nhiều mô mỡ nên sức mạnh và độ dẻo dai của người lao động nữ kém hơn lao động nam. Thứ hai do chức năng thiên bẩm của phụ nữ là tái sản xuất giống nòi, vì vậy cho nên trong cuộc đời họ cần một khoảng thời gian nhất định để sinh nở, mà trong khoảng thời gian đó đòi hỏi người nam giới phải gánh vác trọng trách nuôi sống gia đình. Có lẽ chính chức năng duy trì nòi giống đó đã tạo cho phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng tính kiên trì, chịu đựng cao. Thứ ba do cấu tạo sinh học, do tự nhiên ban cho phụ nữ chức năng điều hòa cuộc sống gia đình cho nên có lẽ đó họ có tuổi thọ nhìn chung cao hơn nam giới. Những đặc điểm trên nhấn mạnh đến đặc điểm mang tính bản chất, nguyên thủy của người lao động nữ. Mà con người là một cơ thể sống cấp cao, với tư duy, trí tuệ hơn những cơ thể sống khác. ở họ ngoài phần “con” còn có phần “người” mà phần người luôn được đề cao hơn. Do vậy khi xem xét đặc điểm lao động nữ ta phải xem xét khía cạnh về đặc điểm phần “người” hay nói cách khác là khía cạnh mang tính cộng đồng, tính xã hội. 2.1.2. Đặc điểm mang tính xã hội Ngay từ thuở sơ khai của xã hội loài người đã có quan niệm cho rằng người phụ nữ là một phần của nam giới (truyền thuyết ADAM và EVA đó là AVA được sinh ra từ xương sườn của ADAM) cho nên họ quan niệm rằng phụ nữ là một phần tất yếu của nam giới, do đó họ luôn luôn nhỏ bé và yếu đuối hơn nam giới. Như trên đã định nghĩa thì khi nói đến giới là nói đến vị thế và hành vi xã hội của con người, cả người đàn ông và đàn bà trong một hoàn cảnh cụ thể do các điều kiện và các yếu tố xã hội quy định. Chính vì vậy mà vị trí, vai trò, hành vi của nam giới, nữ giới không phải bất biến mà phụ thuộc vào các điều kiện và các yếu tố xã hội, khi các điều kiện và các yếu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100513.doc
Tài liệu liên quan