Đề tài Một số vấn đề cơ bản về kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Một trong những luận điểm rất quan trọng phản ánh tư duy mới của Đảng ta thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI là: chính sách cơ cấu nhiều thành phần.Từ đó, Đảng ta từng bước khẳng định chủ trương xây dựng ở nước ta một nền KTTT theo định hướng XHCN.Đại hội IX của Đảng đã chính thức đưa ra khái niệm KTTT định hướng XHCN.Chính lý luận và thực tiễn đã chứng minh việc phát triển KTTT là một tất yếu kinh tế đối với nước ta một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của nước ta thành nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Như chúng ta đã biết CNTB đã biết sử dụng KTTT để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. KTTTđã đạt được dưới CNTB đó là thành tựu của nền văn minh nhân loại. Nhưng KTTT không phải là sản phẩm riêng có của CNTB. Bên cạnh mặt tích cực nó còn có mặt trái, cái mà CNTB không thể tự giải quyết được, có chăng nó chỉ xoa dịu được phần nào mâu thuẫn mà thôi. Nền KTTT TBCN hiện đại đang ngày càng thể hiện xu hướng tự phủ định và tự tiến hóa để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn hậu công nghiệp theo xu hướng xã hội hóa, đây là tất yếu khách quan. Thứ hai, mô hình CNXH kiểu Xô-Viết ở Liên Xô đã tồn tại hơn 70 năm và đã đạt được nhiều thành tựu nhưng do nôn nóng, làm trái quy định, không năng động, kịp thời điều chỉnh khi cần thiết nên rút cuộc đã không thành công. Thực tiễn ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang vận hành nền KTTT có sự quản lý vĩ mô của nhà nước đã khơi dậy mọi tiềm năng và sức sáng tạo của nhân dân ta, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế (phát triển nhanh sau Trung Quốc). Chuyển sang nền KTTTđã thúc đẩy sự phân công lại lao động xã hội và tạo môi trường cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế. KTTT thúc đẩy xã hội hóa sản xuất và tập trung hóa sản xuất. Tuy nhiên, nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam còn nhiều hạn chế cần được khắc phục, muốn khắc phục ta càng cần phải nghiên cứu tìm hiểu kĩ hơn sự vận động của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Đó là lý do em chọn đề tài này.

doc23 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Một số vấn đề cơ bản về kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM A. BẢN CHẤT KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI Một trong những luận điểm rất quan trọng phản ánh tư duy mới của Đảng ta thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI là: chính sách cơ cấu nhiều thành phần.Từ đó, Đảng ta từng bước khẳng định chủ trương xây dựng ở nước ta một nền KTTT theo định hướng XHCN.Đại hội IX của Đảng đã chính thức đưa ra khái niệm KTTT định hướng XHCN.Chính lý luận và thực tiễn đã chứng minh việc phát triển KTTT là một tất yếu kinh tế đối với nước ta một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của nước ta thành nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Như chúng ta đã biết CNTB đã biết sử dụng KTTT để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. KTTTđã đạt được dưới CNTB đó là thành tựu của nền văn minh nhân loại. Nhưng KTTT không phải là sản phẩm riêng có của CNTB. Bên cạnh mặt tích cực nó còn có mặt trái, cái mà CNTB không thể tự giải quyết được, có chăng nó chỉ xoa dịu được phần nào mâu thuẫn mà thôi. Nền KTTT TBCN hiện đại đang ngày càng thể hiện xu hướng tự phủ định và tự tiến hóa để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn hậu công nghiệp theo xu hướng xã hội hóa, đây là tất yếu khách quan. Thứ hai, mô hình CNXH kiểu Xô-Viết ở Liên Xô đã tồn tại hơn 70 năm và đã đạt được nhiều thành tựu nhưng do nôn nóng, làm trái quy định, không năng động, kịp thời điều chỉnh khi cần thiết nên rút cuộc đã không thành công. Thực tiễn ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang vận hành nền KTTT có sự quản lý vĩ mô của nhà nước đã khơi dậy mọi tiềm năng và sức sáng tạo của nhân dân ta, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế (phát triển nhanh sau Trung Quốc). Chuyển sang nền KTTTđã thúc đẩy sự phân công lại lao động xã hội và tạo môi trường cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế. KTTT thúc đẩy xã hội hóa sản xuất và tập trung hóa sản xuất. Tuy nhiên, nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam còn nhiều hạn chế cần được khắc phục, muốn khắc phục ta càng cần phải nghiên cứu tìm hiểu kĩ hơn sự vận động của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Đó là lý do em chọn đề tài này. B. NỘI DUNG I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN 1.1. Quan niệm về KTTT định hướng XHCN 1.1.1. Quan niệm về KTTT Loài người đã trải qua nhiều kiểu kinh tế: kinh tế tư nhân tự cấp tự túc, kinh tế hàng hóa giản đơn,kinh tế hàng hóa tư bản, kinh tế thị trường. Loài người đã chứng kiến KTTTđược phát triển dưới CNTB,chính CNTB lợi dụng KTTTthúc đẩy phát triển kinh tế. KTTT là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó toàn bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường . Kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường gọi KTTT. Xét về mặt lịch sử kinh tế hàng hóa có trước KTTT. Kinh tế hàng hóa ra đời thì thị trường cũng xuất hiện nhưng không có nghĩa là đã có KTTT. KTTT là giai đoạn cao của kinh tế hàng hóa. 1.1.2. Đặc trưng của KTTT KTTT có những đặc trưng của nó, nó chịu sự chi phối của những quy luật vốn có của nó: quy luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh. Sự tác động của các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế. Nếu là KTTT hiện đại thì còn có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hóa, chính sách kinh tế. KTTT là nền kinh tế mở _Tính tự chủ cao của các chủ thể kinh tế mà sự hình thành giá cả thị trường do thị trường quyết định. Trong KTTT cạnh tranh là tất yếu. 1.2. Sự cần thiết khách quan phát triển KTTT định hướng XHCN 1.2.1. Phát triển KTTT là sự lựa chọn đúng đắn _KTTT là một kiểu tổ chức kinh tế phản ánh trình độ phát triển nhất định của văn minh nhân loại. Từ trước đến nay nó tồn tại và phát triển chủ yếu dưới CNTB. CNTB đã biết sử dụng KTTT để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ngày nay, KTTT TBCN đã đạt tới giai đoạn phát triển khá cao và phồn thịnh trong các nước tư bản phát triển. Tuy nhiên, KTTT không phải là sản phẩm riêng có của CNTB. KTTT đã đạt được dưới CNTB là thành tựu của nền văn minh nhân loại. KTTT TBCN bên cạnh mặt tích cực nó còn có mặt hạn chế có khuyết tật từ trong bản chất của nó. Vì thế C.Mac đã phân tích và dự báo CNTB tất yếu nhường chỗ cho một phương thức sản xuất và một chế độ mới văn minh hơn. _KTTT vẫn tồn tại ở Việt Nam, có cơ sở tồn tại ở nước ta đó là : +Phân công lao động xã hội: với tính cách là cơ sở chung của sản xuất hàng hóa chẳng những không mất đi mà sự chuyên môn hóa ngày càng sâu và hơn thế nữa là sự phân công lao động ở trong nước tiến tới sự phân công và hợp tác quốc tế.Sự phát triển của phân công lao động được thể hiện ở tính phong phú,đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi trên thị trường +Có sự tách biệt nhất định về kinh tế giữa các chủ thể kinh tế: Biểu hiện ở quan hệ sở hữu khác nhau. Trong nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu đó là: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân, sở hữu hỗn hợp. Do đó tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập lợi ích riêng cho nên quan hệ giữa họ chỉ có thể thực hiện được bằng quan hệ hàng hóa tiền tệ. +Quan hệ hàng hóa-tiền tệ còn cần thiết trong quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt trong điều kiện phân công lao động quốc tế đang phát triển ngày càng sâu sắcvì mỗi nước là một quốc gia riêng biệt là người chủ sở hữu đối với hàng hóa đưa ra trên thị trường thế giới. Sự trao đổi ở đây phải theo nguyên tắc ngang giá 1.2.2. KTTT không những tồn tại khách quan mà còn cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH: -Trước năm 1986: nền kinh tế nước ta còn mang nặng tính tự túc tự cấp, vận hành theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch mang tính pháp lệnh cho các doanh nghiệp, nhà nước cung cấp vật tư, tiền vốn cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo kế hoạch lãi nhà nước thu, lỗ nhà nước bù làm mất động lực sản xuất kinh doanh. Phân phối bao cấp qua giá từ đó làm nền kinh tế bị hiện vật hóa. Quan hệ hàng hóa-tiền tệ không được sử dụng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế của CNXH. Vì vậy, ở nước ta Đảng và nhà nước đã chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường. -Từ năm 1986 đến nay : +Chuyển sang nền KTTT có sự quản lý vĩ mô của nhà nước đã thúc đẩy sự phân công lao động xã hội. Phân công lao động lao động xã hội là điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa, đến lượt nó sự phát triển kinh tế hàng hóa sẽ thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất. Vì thế, phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng vùng cũng như lợi thế của đất nước có tác dụng mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. + Khơi dậy mọi tiềm năng và sức sáng tạo của nhân dân ta thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế (phát triển nhanh sau Trung Quốc). Sự phát triển của KTTT sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, do đó tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn có xã hội hóa cao. +Chuyển sang KTTT nó chịu sự chi phối của quy luật vốn có của KTTT diễn ra trong môi trường cạnh tranh nên các chủ thể kinh tế phải hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để giảm chi phí sản xuất đến mức tối thiểu. Nhờ đó có thể cạnh tranh được về giá cả, đứng vững trong cạnh tranh. KTTT thúc đẩy xã hội hóa sản xuất và tập trung hóa sản xuất. +Chọn lọc được đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. + Thực tiễn những năm đổi mới đã chứng minh rằng việc chuyển sang nền KTTTnhiều thành phần là hoàn toàn đúng đắn. Nhờ phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần chúng ta đã bước đầu khai thác được tiềm năng trong nước và thu hút được vốn kỹ thuật công nghệ của nước ngoài, giải phóng được năng lực sản xuất. Nhìn lại 5 năm 2001-2005:nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, GDP bình quân 3 năm 2001-2003 tăng 7,1% dự kiến 2 năm còn lại đạt mục tiêu kế hoạch đề ra . Tính chung trong 5 năm 2001-2005 dự báo tốc độ tăng GDP bình quân có thể đạt 7,3%-7,4%. Tổng GDP năm 2005 có khả năng đạt gấp đôi năm 1995, GDP bình quân đầu người đạt 584USD. II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM 2.1. Mô hình KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam: + Lựa chọn mô hình KTTT định hướng XHCN không phải là sự gán ghép chủ quan giữa KTTT và CNXH mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của KTTT trong thời đại ngày nay. KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kì quá độ ở Việt Nam. Đây là một kiểu KTTTmới trong lịch sử phát triển của KTTT. Cũng có thể nói KTTT là cái phổ biến còn KTTT định hướng XHCN là cái đặc thù của Việt Nam. Nói KTTT định hướng XHCN có nghĩa là nền kinh tế của nước ta không phải là kinh tế bao cấp, quản lý theo kiểu tập trung, quan liêu, bao cấp như trước nhưng cũng không phải là nền KTTT tự do theo cách của các nước tư bản, tức là không phải KTTT TBCN cũng chưa hoàn toàn KTTT XHCN. Bởi vì Việt Nam còn đang ở trong thời kì quá độ lên CNXH còn có sự đan xen và đấu tranh giữa cái cũ và mới, vừa có vừa chưa đủ các yếu tố của CNXH . +Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ rõ: KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những qui luật của KTTT vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH thể hiện trên cả 3 mặt: sở hữu, tổ chức quản lý, phân phối. Nói cách khác, KTTT định hướng XHCN là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. +Nó mang những đặc trưng chung của KTTT: -Nền kinh tế vận hành theo những quy luật vốn có của KTTTnhư quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh...sự tác động của các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế. -KTTT là nền kinh tế mở. -Tính tự chủ cao của các chủ thể kinh tế mà sự hình thành giá cả thị trường do thị trường quyết định. Trong KTTT cạnh tranh là tất yếu. -Nếu là kinh tế thị trường hiện đại thì còn có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hóa, các chính sách kinh tế. -Ngoài ra KTTT định hướng XHCN còn có cái đặc thù phát triển theo định hướng XHCN với thành phần kinh tế nhà nước, sự quản lý vĩ mô của nhà nước. 2.2. Hình thức sở hữu trong nền KTTT định hướng XHCN: Nền KTTT định hướng XHCNcó nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nếu KTTTTB cũng dựa trên nhiều quan hệ sở hữu trong đó quan hệ sở hữu tư nhân làm nền tảng còn KTTTVN cũng dựa trên nhiều quan hệ sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân ( gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư nhân tư bản ). Gắn liền với nó là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần: kinh tế nhà nước, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế nói trên tồn tại một cách khách quan và là những bộ phận cần thiết của nền kinh tế trong thời kì quá độ lên CNXH. Vì vậy phát triển nền KTTTnhiều thành phần là một tất yếu đối với nước ta. Chỉ có như vậy chúng ta mới khai thác được mọi tiềm lực kinh tế, nâng cao được hiệu quả kinh tế, do đó không chỉ củng cố và phát triển các thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu là thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể mà còn phải khuyến khích các thành phần kinh tế dựa trên chế độ tư hữu phát triển để hình thành nền KTTT rộng lớn. Trong nền KTTT nhiều thành phần ở nước ta kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Việc xác lập vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc và là sự khác biệt có tính chất bản chất giữa KTTT định hướng XHCN với KTTT TBCN. Tính định hướng XHCN của nền KTTT ở nước ta đã quyết định kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. 2.3. Tăng trưởng và phát triển kinh tế gắn liền thực hiện công bằng xã hội trong nền KTTT định hướng XHCN: Tăng trưởng và phát triển kinh tế gắn liền với việc thực hiện công bằng xã hội trong mỗi bước phát triển, trong đó tăng trưởng và phát triển là điều kiện tiền đề công bằng xã hội là mục tiêu, đích và khi thực hiện nó sẽ trở thành động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong KTTT TBCN khi mâu thuẫn xã hội đã trở nên gay gắt thì nhà nước tư bản cũng có những chính sách để thực thi giải quyết mâu thuẫn xã hội như trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp cho người tàn tật, người già cô đơn. Thực hiện công bằng xã hội phải ngăn chặn việc phân hóa xã hội thành hai cực giàu và nghèo. Năm 19991xóa đói giảm nghèo, năm 2004 còn 10% xóa hơn 2500 hộ nghèo. Phân phối công bằng phải tạo ra điều kiện cho người lao động thực hiện khả năng lao động của mình. 2.4. Cơ chế vận hành nền kinh tế: Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước: Nền KTTT định hướng XHCN cũng vận động theo yêu cầu của những quy luật vốn có của KTTT như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, cạnh tranh... giá cả do thị trường quyết định. Trong điều kiện ngày nay, hầu như tất cả các nền kinh tế của các nước trên thế giới đều có sự quản lý của nhà nước để sửa chữa một mức độ nào đó “ những thất bại của thị trường.” Vai trò quản lý của nhà nước XHCN là hết sức quan trọng. Nó đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả cao, đặc biệt là đảm bảo công bằng xã hội. Không ai ngoài nhà nước có thể giảm bớt sự chênh lệch giữa giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng của đất nước trong điều kiện KTTT. Nhà nước quản lý nền KTTT định hướng XHCN theo nguyên tắc kết hợp kế hoạch và thị trường. Thị trường là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, nó tồn tại khách quan tự vận động theo những quy luật vốn có của nó. Còn kế hoạch hóa là hình thức thực hiện của tính kế hoạch, nó là sản phẩm chủ quan của chủ thể quản lý. Kế hoạch và cơ chế thị trường là hai phương tiện khác nhau để phát triển và điều tiết nền kinh tế. Kế hoạch là sự điều tiết có ý thức của chủ thể quản lý đối với nền kinh tế còn cơ chế thị trường là sự điều tiết của bản thân nền kinh tế. Kế hoạch và thị trường cần được kết hợp với nhau trong cơ chế vận hành nền KTTT định hướng XHCN. Song cơ chế thị trường cũng có khuyết tật của nó. Khuyết tật cơ bản của cơ chế thị trường là tính tự phát nên có thể đưa đến sự mất cân đối gây tổn hại cho nền kinh tế. Vì thế, cần có sự kết hợp kế hoạch với thị trường trong cơ chế vận hành nền kinh tế. Thị trường là căn cứ để xây dựng và kiểm tra các kế hoạch phát triển kinh tế. Những mục tiêu và và biện pháp mà kế hoạch nêu ra muốn được thực hiện có hiệu quả phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường. Mặt khác, muốn cho thị trường hoạt động phù hợp với định hướng XHCN thì nó phải được hướng dẫn và điều tiết của kế hoạch. Sự kết hợp giữa kế hoạch và thị trường được thực hiện ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Ở tầm vi mô thị trường là căn cứ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Thông qua sự biến động của quan hệ cung-cầu và giá cả thị trường, các doanh nghiệp lựa chọn được phương án sản xuất: sản xuất ra sản phẩm gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Còn ở tầm vĩ mô mặc dù thị trường không phải là căn cứ duy nhất có tính quyết định song kế hoạch nhà nước cũng không thể thoát ly khỏi tình hình biến động của thị trường. Thoát ly khỏi thị trường kế hoạch hóa vĩ mô trở thành duy ý chí. Kế hoạch hóa vĩ mô nhằm đảm bảo cân đối lớn tổng thể của nền kinh tế như tổng cung-tổng cầu, sản xuất-tiêu dùng, hàng hóa-tiền tệ. 2.5. Nền KTTT định hướng XHCN cũng là nền kinh tế mở, hội nhập : Đặc điểm này phản ánh sự khác biệt giữa nền KTTT định hướng XHCN mà chúng ta đang xây dựng với nền kinh tế đóng, khép kín trước đổi mới, đồng thời phản ánh xu thế hội nhập của nền kinh tế nước ta trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế. Trong điều kiện ngày nay, sự tác động của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại thúc đẩy sự hợp tác và phân công quốc tế, xu hướng hội nhập hay xu hướng toàn cầu hóa . Vì vậy, mở cửa kinh tế hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới là tất yếu đối nước ta. Chỉ có như vậy mới thu hút được vốn, khoa học công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước để khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta thực hiện phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để xây dựng và phát triển KTTT hiện đại theo kiểu rút ngắn. III. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM 3.1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam. Qua những năm đổi mới nước ta đã thành công trong việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung qua liêu, bao cấp sang nền KTTT có sự quản lý của nhà nước mà vẫn đảm bảo tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân. Tuy vậy, nền KTTT ở nước ta mới chỉ ở giai đoạn sơ khai, ở trình độ kém phát triển thể hiện ở những đặc điểm sau : 3.1.1. Trình độ phát triển nền KTTT ở nước ta còn ở giai đoạn sơ khai. Đó là do các nguyên nhân: +Sự phân công lao động–cơ sở của KTTT chưa phát triển. Nền kinh tế nước ta chưa thoát khỏi nền kinh tế nông nghiệp sản xuẩt nhỏ với gần 80% dân cư sống ở nông thôn, trên 70% số người đang trong độ tuổi lao động làm nghề nông,sản xuất lương thực vẫn là ngành sản xuất chính chiếm đại bộ phận diện tích đất canh tác, tỷ suất hàng hóa lương thực thấp. Chăn nuôi chưa trở thành ngành sản xuất chính, công nghiệp chế biến nông sản còn nhỏ yếu, ở vùng núi và vùng sâu vẫn còn kinh tế tự nhiên. Nông nghiệp sử dụng 70% lực lượng lao động nhưng chỉ sản xuẩt khoảng 26% GDP. +Cơ sở vật chẩt kỹ thuật còn ở trình độ thấp, bên cạnh một số lĩnh vực, một số cơ sở kinh tế đã được trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại, trong nhiều ngành kinh tế, máy móc cũ kỹ, công nghệ lạc hậu. TheoUNDP Việt Nam đang ở trình độ công nghệ lạc hậu 2/7 của thế giới, thiết bị máy móc lạc hậu 2-3 thế hệ (có lĩnh vực 4-5 thế hệ). Lao động thủ công vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động xã hội. Do đó năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất của nước ta còn rất thấp so với khu vực và thế giới, năng suất lao động của nước ta chỉ bằng 30% mức trung bình của thế giới. +Kết cấu hạ tầng như đường giao thông, bến cảng,hệ thống thông tin liên lạc ... còn lạc hậu, kém phát triển ( mật độ đường giao thông /km bằng 1% với mức trung bình của thế giới, tốc độ truyền thông trung bình cả nước chậm hơn thế giới là 30 lần). Hệ thống giao thông kém phát triển làm cho các địa phương, các vùng bị chia cắt, tách biệt nhau do đó làm cho nhiều tiềm năng của các địa phương không thể được khai thác, các địa phương không thể chuyên môn hóa sản xuất phát huy thế mạnh. +Khả năng cạnh tranh của hàng hóa yếu. Do cơ sở vật chất và kỹ thuật lạc hậu nên năng suất lao động thấp do đó khối lượng hàng hóa nhỏ bé, chủng loại hàng hóa còn nghèo nàn, chất lượng hàng hóa thấp, giá cả cao vì thế khả năng cạnh tranh còn yếu. So ngay khu vực con tôm giá cả 3 chìm 7 nổi, gạo giá thua Thái Lan mất 25% giá, cà phê có thời kỳ mất giá nặng. 3.1.2. Thị trường dân tộc thống nhất đang trong quá trình hình thành nhưng chưa đồng bộ. +Thị trường hàng hóa-dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạn hẹp và còn nhiều hiện tượng tiêu cực: hàng giả, hàng nhập lậu, hàng nhái nhãn hiệu vẫn làm rối loạn thị trường khiến người tiêu dùng giảm lòng tin hàng nội vì khó phân biệt được hàng thật hàng giả. +Thị trường hàng hóa sức lao động mới manh nha, một số trung tâm giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động mới xuẩt hiện nhưng đã nảy sinh hiện tượng khủng hoảng. Nét nổi bật của thị trường này là sức cung về lao động lành nghề nhỏ hơn cầu rất nhiều, trong khi đó cung về lao động lại vượt quá xa cầu, nhiều người có sức lao động không tìm được việc làm. +Thị trường tiền tệ, thị trường vốn đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều trắc trở. Nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp tư nhân rất thiếu vốn nhưng không vay được vì vướng mắc thủ tục, trong khi đó nhiều ngân hàng thương mại huy động được tiền gửi mà không thể cho vay để ứ đọng trong két, dư nợ quá hạn trong nhiều ngân hàng thương mại đã đến mức báo động. Ở Hà Nội trong 2 năm 1996-1997 các ngân hàng huy động được 39,575 tỷ đồng nhưng chỉ đầu tư được 28,367 tỷ đồng đạt 71,6% tổng số vốn đã có. + Năm 2000 mới mở thị trường chứng khoán còn non yếu, có rất ít doanh nghiệp đủ điều kiện tham ra thị trường này. 3.1.3. Sự hình thành thị trường trong nước gắn liền mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới trong hoàn cảnh trình độ phát triển kinh tế-kỹ thuật của nước ta thấp xa so với hầu hết các nước khác: Toàn cầu hóa và khu vực hóa về kinh tế đang đặt ra chung cho các nước cũng như nước ta nói riêng những thách thức hểt sức gay gắt. Nhưng nó là xu thế tất yếu khách quan nên không đặt vấn đề tham ra hay không tham gia mà chỉ có thể đặt vấn đề: tìm cách xử sự với xu hướng đó như thế nào? Phải chủ động hội nhập, chuẩn bị tốt để chủ động tham gia vào khu vực hóa và toàn cầu hóa, tìm ra “cái mạnh tương đối” của nước ta, thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa kinh tế đối ngoại, tận dụng ngoại lực để phát huy nội lực nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân định hướng đi nên CNXH. 3.1.4. Quản lý nhà nước về kinh tế–xã hội còn yếu kém: Sau gần 20 năm đổi mới nhất là 5 năm gần đây nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam từng bước được hình thành. Qua đó sự quản lý của nhà nước về kinh tế đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là bước đầu, nhất là sự quản lý của nhà nước về kinh tế còn nhiều yếu kém, hiệu lực và hiệu quả quản lý còn thấp. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta nhận đinh về vấn đề này như sau “hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ và nhất quán, thực hiện chưa nghiêm.” Công tác tài chính, ngân hàng,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111149.doc
Tài liệu liên quan